Gặp gỡ thi ca Việt - Hàn 2025: Khi thơ mở cửa ra thế giới
2025/07/19 08:44
GD&TĐ - Sự kiện “Gặp gỡ thi ca Việt - Hàn 2025” kết nối nhà văn, nhà thơ, dịch giả hai nước, thúc đẩy giao lưu và hội nhập văn chương quốc tế.
Chiều 18/7, sự kiện “Giao lưu văn học Việt - Hàn 2025” với chủ đề Gặp gỡ thi ca Việt – Hàn khai mạc tại Hội trường Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật TPHCM.
Chương trình do Hội Nhà văn TPHCM phối hợp cùng Trường ĐH Văn Lang và Viện Dịch thuật Văn học Hàn Quốc (KLTI) tổ chức, nhằm thúc đẩy giao lưu văn chương quốc tế, đặc biệt giữa Việt Nam và Hàn Quốc.
Chủ tịch Hội Nhà văn TPHCM, nhà văn Trịnh Bích Ngân phát biểu tại sự kiện. Ảnh: H.P
Sự kiện quy tụ các gương mặt tiêu biểu như nhà thơ Nguyễn Khánh Chi (Việt Nam), nhà thơ - nhà văn Ra Hee Duk (Hàn Quốc), dịch giả - TS Nguyễn Thị Hiền và nhà thơ Lê Thiếu Nhơn.
Các diễn giả chia sẻ về hành trình sáng tác, môi trường thi ca và vai trò của dịch thuật trong việc đưa tác phẩm vượt qua rào cản ngôn ngữ để đến với bạn đọc quốc tế.
Đặc biệt, sự kiện có sự tham dự và chúc mừng của bà Choi Kyung Ju - đại diện Tổng Lãnh sự quán Hàn Quốc tại TPHCM, cùng đại diện các nhà xuất bản, cơ quan báo chí, giảng viên, sinh viên ngành văn học và ngôn ngữ Hàn Quốc.
Phát biểu khai mạc, nhà văn Trịnh Bích Ngân, Chủ tịch Hội Nhà văn TPHCM khẳng định vai trò của văn học như một cầu nối văn hóa trong thời đại toàn cầu hóa.
Bà bày tỏ niềm vui khi sự hợp tác giữa các đơn vị đã mang lại hiệu quả thiết thực trong ba năm qua, đặc biệt là Workshop Dịch thuật Văn học Hàn Quốc - dự án do KLTI tài trợ đang góp phần đào tạo đội ngũ dịch giả và quảng bá văn học hai nước ra thế giới.
Các ấn phẩm Việt - Hàn được giới thiệu tại sự kiện giao lưu văn học. Ảnh: T.A
Nhà thơ Nguyễn Khánh Chi, người từng được mệnh danh là “thần đồng thơ” với tập “Gửi gió về cho nội” chia sẻ: “Thơ ca Việt Nam đang khẳng định tiếng nói riêng trong bối cảnh toàn cầu hóa, nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận độc giả thế giới.”
Trong khi đó, nhà thơ Ra Hee Duk, một trong những cây bút nữ nổi bật của văn đàn Hàn Quốc, nhấn mạnh vai trò giáo dục của thơ ca: “Văn học không chỉ dành cho giới hàn lâm mà còn nuôi dưỡng lòng nhân ái qua từng bài thơ đi vào sách giáo khoa”.
TS Nguyễn Thị Hiền, người đào tạo các thế hệ dịch giả trẻ và là cầu nối trong giao lưu văn học Việt - Hàn, cho rằng dịch thơ là một thách thức lớn. Bởi lẽ, dịch giả không chỉ chuyển ngữ mà còn phải giữ được tinh thần và nhịp điệu thi ca. Cùng các học viên, bà đang nỗ lực đưa thơ Hàn đến gần độc giả Việt và giới thiệu thơ Việt ra thế giới.
Các nhà văn, nhà thơ Việt - Hàn và dịch giả trao đổi về hành trình sáng tác, dịch thuật và những thách thức trong giao lưu văn học giữa hai nền văn hóa. Ảnh: H.P
Không dừng lại ở khuôn khổ một sự kiện trao đổi học thuật, chương trình năm nay còn đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ trong chiến lược đưa văn học TPHCM và Việt Nam ra thế giới.
Với vai trò Chủ tịch Hội đồng Thơ TPHCM, nhà thơ Lê Thiếu Nhơn cho biết, Hội đang tích cực thúc đẩy các hoạt động hợp tác quốc tế, đặc biệt với khu vực châu Á - nơi có nhiều điểm tương đồng về văn hóa và cảm hứng thi ca.
Chủ tịch Hội Nhà văn TPHCM, bà Trịnh Bích Ngân trao tặng hoa cho bà Choi Kyung Ju - đại diện Tổng Lãnh sự quán Hàn Quốc tại TPHCM. Ảnh: H.P
Chiều 18/7, sự kiện “Giao lưu văn học Việt - Hàn 2025” với chủ đề Gặp gỡ thi ca Việt – Hàn khai mạc tại Hội trường Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật TPHCM.
Chương trình do Hội Nhà văn TPHCM phối hợp cùng Trường ĐH Văn Lang và Viện Dịch thuật Văn học Hàn Quốc (KLTI) tổ chức, nhằm thúc đẩy giao lưu văn chương quốc tế, đặc biệt giữa Việt Nam và Hàn Quốc.
Chủ tịch Hội Nhà văn TPHCM, nhà văn Trịnh Bích Ngân phát biểu tại sự kiện. Ảnh: H.P
Sự kiện quy tụ các gương mặt tiêu biểu như nhà thơ Nguyễn Khánh Chi (Việt Nam), nhà thơ - nhà văn Ra Hee Duk (Hàn Quốc), dịch giả - TS Nguyễn Thị Hiền và nhà thơ Lê Thiếu Nhơn.
Các diễn giả chia sẻ về hành trình sáng tác, môi trường thi ca và vai trò của dịch thuật trong việc đưa tác phẩm vượt qua rào cản ngôn ngữ để đến với bạn đọc quốc tế.
Đặc biệt, sự kiện có sự tham dự và chúc mừng của bà Choi Kyung Ju - đại diện Tổng Lãnh sự quán Hàn Quốc tại TPHCM, cùng đại diện các nhà xuất bản, cơ quan báo chí, giảng viên, sinh viên ngành văn học và ngôn ngữ Hàn Quốc.
Phát biểu khai mạc, nhà văn Trịnh Bích Ngân, Chủ tịch Hội Nhà văn TPHCM khẳng định vai trò của văn học như một cầu nối văn hóa trong thời đại toàn cầu hóa.
Bà bày tỏ niềm vui khi sự hợp tác giữa các đơn vị đã mang lại hiệu quả thiết thực trong ba năm qua, đặc biệt là Workshop Dịch thuật Văn học Hàn Quốc - dự án do KLTI tài trợ đang góp phần đào tạo đội ngũ dịch giả và quảng bá văn học hai nước ra thế giới.
Các ấn phẩm Việt - Hàn được giới thiệu tại sự kiện giao lưu văn học. Ảnh: T.A
Nhà thơ Nguyễn Khánh Chi, người từng được mệnh danh là “thần đồng thơ” với tập “Gửi gió về cho nội” chia sẻ: “Thơ ca Việt Nam đang khẳng định tiếng nói riêng trong bối cảnh toàn cầu hóa, nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận độc giả thế giới.”
Trong khi đó, nhà thơ Ra Hee Duk, một trong những cây bút nữ nổi bật của văn đàn Hàn Quốc, nhấn mạnh vai trò giáo dục của thơ ca: “Văn học không chỉ dành cho giới hàn lâm mà còn nuôi dưỡng lòng nhân ái qua từng bài thơ đi vào sách giáo khoa”.
TS Nguyễn Thị Hiền, người đào tạo các thế hệ dịch giả trẻ và là cầu nối trong giao lưu văn học Việt - Hàn, cho rằng dịch thơ là một thách thức lớn. Bởi lẽ, dịch giả không chỉ chuyển ngữ mà còn phải giữ được tinh thần và nhịp điệu thi ca. Cùng các học viên, bà đang nỗ lực đưa thơ Hàn đến gần độc giả Việt và giới thiệu thơ Việt ra thế giới.
Các nhà văn, nhà thơ Việt - Hàn và dịch giả trao đổi về hành trình sáng tác, dịch thuật và những thách thức trong giao lưu văn học giữa hai nền văn hóa. Ảnh: H.P
Không dừng lại ở khuôn khổ một sự kiện trao đổi học thuật, chương trình năm nay còn đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ trong chiến lược đưa văn học TPHCM và Việt Nam ra thế giới.
Với vai trò Chủ tịch Hội đồng Thơ TPHCM, nhà thơ Lê Thiếu Nhơn cho biết, Hội đang tích cực thúc đẩy các hoạt động hợp tác quốc tế, đặc biệt với khu vực châu Á - nơi có nhiều điểm tương đồng về văn hóa và cảm hứng thi ca.
Đắk Lắk có 36 trường THPT, trung tâm GDNN-GDTX đỗ tốt nghiệp 100%
GD&TĐ - Chiều 18/7, Sở GD&ĐT Đắk Lắk công bố kết quả tốt nghiệp THPT năm 2025 đối với các trường học trên địa bàn tỉnh.
2025-07-19 01:59
Sôi động những khóa học mùa hè khám phá công nghệ
GD&TĐ - Nhiều trường đại học tổ chức các khóa học khám phá công nghệ trong dịp hè, góp phần định hướng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông trong thời đại số.
2025-07-19 01:57
Từ năm 2026, nhân viên y tế trường học không qua đào tạo sẽ bị “chốt cửa” hành nghề
(CLO) Những người chưa qua đào tạo theo yêu cầu sẽ không được thực hiện các hoạt động liên quan đến khám, chữa bệnh trong môi trường giáo dục.
2025-07-19 01:51
Thúc đẩy kỹ năng tự chủ cho học sinh gắn với Chương trình GDPT 2018
GD&TĐ - Hỗ trợ phát triển sự tự chủ của học sinh - kỹ năng quan trọng để thích ứng với thế giới đang thay đổi nhanh chóng.
2025-07-19 01:50
Điều chỉnh đào tạo sinh viên sát thực tiễn từ góp ý doanh nghiệp
GD&TĐ - Trường cao đẳng Công nghiệp Bắc Ninh hợp tác chặt chẽ với doanh nghiệp, điều chỉnh chương trình sát với nhu cầu thực tiễn.
2025-07-19 01:44
Gặp gỡ thi ca Việt - Hàn 2025: Khi thơ mở cửa ra thế giới
GD&TĐ - Sự kiện “Gặp gỡ thi ca Việt - Hàn 2025” kết nối nhà văn, nhà thơ, dịch giả hai nước, thúc đẩy giao lưu và hội nhập văn chương quốc tế.
2025-07-19 01:43
Hà Nội hạ điểm chuẩn 8 trường, tuyển sinh 'tràn tuyến' 4 trường
GD&TĐ - Ngày 18/7, Sở GD&ĐT Hà Nội công bố điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung (đợt 2) vào lớp 10 của các trường công lập năm học 2025-2026.
2025-07-19 01:43
Ngôi trường sát biên giới Việt-Lào lần đầu tiên có học sinh đậu tốt nghiệp 100%
GD&TĐ - Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 vừa qua, học sinh Trường THPT Lao Bảo (Quảng Trị) gặt hái được những thành tích nổi bật, ấn tượng.
2025-07-19 01:42
Ra mắt Câu lạc bộ Nhà báo bảo vệ quyền trẻ em
GD&TĐ - Câu lạc bộ Nhà báo bảo vệ quyền trẻ em được ra mắt ngày 18/7, do Hội Bảo vệ Quyền trẻ em Việt Nam đã tổ chức tại Hà Nội.
2025-07-19 01:42
Dự thảo Chương trình giáo dục nâng cao dành cho môn chuyên
GD&TĐ - Bộ GD&ĐT công bố dự thảo Chương trình giáo dục nâng cao dành cho môn chuyên trong trường THPT chuyên xin ý kiến góp ý rộng rãi.
Gặp gỡ thi ca Việt - Hàn 2025: Khi thơ mở cửa ra thế giới