Luật Nhà giáo khẳng định 'giáo dục là quốc sách hàng đầu'
2025/07/05 08:31
GD&TĐ - Luật Nhà giáo khẳng định “giáo dục là quốc sách hàng đầu”, tạo hành lang pháp lý để giáo viên yên tâm, tự tin cống hiến.
Cô trò Trường THPT Lý Nhật Quang (xã Đô Lương, Nghệ An). Ảnh: Hồ Lài
Giáo viên tự tin, yên tâm cống hiến
Cô Phan Thị Phượng, giáo viên Trường THCS Hưng Dũng (phường Trường Vinh, Nghệ An) chia sẻ, bản thân đã theo dõi và vui mừng khi Quốc hội chính thức thông qua Luật Nhà giáo. Với 451/460 đại biểu có mặt tán thành, đạt tỷ lệ 94.35%, chứng tỏ nhà giáo nhận được quan tâm rất lớn từ nhân dân, xã hội, các cấp chính quyền.
Theo cô Phượng, nội dung đầu tiên trong Luật Nhà giáo được cô và nhiều đồng nghiệp chú ý là lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Đồng thời giữ nguyên các phụ cấp ưu đãi nghề, thâm niên công tác. Điều này giúp giáo viên đảm bảo cuộc sống, yên tâm công tác, gắn bó và cống hiến lâu dài với nghề.
Thực tế, trước đây, khi chưa có Luật Nhà giáo, bản thân cô Phương vẫn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, dạy học, tâm huyết với học sinh. Cô có nhiều năm bồi dưỡng học sinh giỏi, ôn thi cuối cấp, học sinh ôn thi vào trường chuyên Phan Bội Châu. Năm học 2024-2025, tác động bởi Thông tư 29 không dạy thêm học thêm có thu tiền trong trường học, cô Phan Thị Phượng cũng tham gia công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, ôn thi cuối cấp… miễn phí. Nhờ nỗ lực của cô lẫn trò, cô có 6 học sinh trúng tuyển vào lớp chuyên Ngữ văn, chuyên Lịch sử của Trường THPT chuyên Phan Bội Châu.
Cô Phan Thị Phượng - giáo viên Ngữ văn Trường THCS Hưng Dũng (phường Trường Vinh, Nghệ An). Ảnh: Hồ Lài
“Bên cạnh nhiệm vụ chính của một giáo viên, trong các năm học, tôi còn kiêm nhiệm tổ phó chuyên môn, tổ trưởng bộ môn Ngữ văn và thực hiện một số hoạt động khác khi nhà trường yêu cầu. Dù vất vả, nhưng với tinh thần, trách nhiệm và lòng yêu nghề, tôi vẫn luôn nỗ lực hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Vì thế, khi Luật Nhà giáo được ban hành và lương nhà giáo xếp cao nhất, chính là sự ghi nhận, tôn vinh xứng đáng với công việc của người giáo viên. Đó chính là điều mà các nhà giáo cảm thấy vui mừng, phấn khởi nhất", cô Phượng chia sẻ.
Cô Phan Thị Phượng cũng quan tâm đến những điều khoản liên quan đến công tác dạy thêm học thêm trong Luật Nhà giáo. Theo đó, Luật Nhà giáo không cấm giáo viên dạy thêm, mà chỉ quy định giáo viên không được ép buộc học sinh tham gia học thêm dưới mọi hình thức. Cô chia sẻ, cần phải nhìn nhận rằng, dạy thêm và học thêm là nhu cầu của học sinh, phụ huynh.
Nhiều năm gắn bó với công tác ôn thi, bồi dưỡng học sinh, cô Phượng cho rằng: “Một giáo viên chân chính, không bao giờ ép buộc và thực tế cũng không thể ép buộc học sinh học thêm. Các em cảm thấy giáo viên nào dạy hợp với mình, tiếp thu hiệu quả, thì sẽ tìm đến đề nghị được học thêm. Các em có thể xin học thêm với giáo viên trong trường, ở trường học khác, địa phương khác và kể cả học trực tuyến với giáo viên trong nước, người nước ngoài”. Với các điều khoản của Luật Nhà giáo, sẽ làm rõ hơn và định hướng cho hoạt động dạy học thêm của giáo viên đúng quy định, được sự thừa nhận của cộng đồng, xã hội, và được bảo vệ bởi hành lang pháp lý.
Trả lại cho ngành giáo dục thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo
Ông Nguyễn Văn Hào – Hiệu trưởng Trường THCS Yên Khê (xã Con Cuông, Nghệ An) cũng bày tỏ phấn khởi khi Luật Nhà giáo được Quốc hội thông qua và sẽ có hiệu lực từ 1/1/2026. Trong đó, những quy định mới về bậc lương, sắp xếp vị trí việc làm, chế độ phụ cấp… giúp tâm tư giáo viên tốt hơn, yên tâm cống hiến với nghề, với trò. Nhất là đối với giáo viên vùng cao vốn nhiều vất vả trong dạy học.
Với cương vị một cán bộ quản lý, ông Nguyễn Văn Hào cũng chia sẻ sự quan tâm đến chính sách mới trong giáo dục, nhất là tuyển dụng giáo viên. Trước đây, ngành giáo dục đưa ra định mức tiết dạy, tỷ lệ giáo viên/lớp nhưng ngành nội vụ giao biên chế, và việc tuyển dụng, chi trả lương, quản lý về mặt nhân sự đối với giáo viên cấp mầm non, tiểu học, THCS lại thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện.
Ông Nguyễn Văn Hào cho rằng, cùng với việc thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp, trường học do cấp xã quản lý về mặt nhà nước, còn trao lại quyền tuyển dụng giáo viên cho ngành giáo dục là phù hợp, đúng với chức năng nhiệm vụ.
“Tôi tin rằng, giao việc tuyển dụng giáo viên cho Sở GD&ĐT các địa phương, sẽ lựa chọn bổ sung được đội ngũ đảm bảo yêu cầu cũng như phù hợp với thực tiễn, với cơ cấu hợp lý, nhất là trong bối cảnh thực hiện Chương trình GDPT 2018”, - Hiệu trưởng Trường THCS Yên Khê bày tỏ.
Giáo viên và học sinh Trường THPT Diễn Châu 3 (xã Minh Châu, Nghệ An). Ảnh: Hồ Lài
Cùng quan điểm, ông Phan Trọng Đông – Hiệu trưởng Trường THPT Diễn Châu 3 (xã Minh Châu, Nghệ An) cho rằng, một nội dung trong Luật Nhà giáo tác động mạnh mẽ đến thực tiễn giáo dục chính là quy định về thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo. Theo đó, đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, cơ sở giáo dục đại học công lập, việc tuyển dụng nhà giáo do người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện. Đối với cơ sở giáo dục ngoài công lập, việc tuyển dụng nhà giáo do người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện theo quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục.
Điều khoản này đã trả lại cho ngành giáo dục một vai trò, chức năng quan trọng, mà nói theo cách gần gũi là “ai làm việc nấy”. Trước đây, đối với cấp THPT, giáo viên do Sở GD&ĐT tuyển dụng, còn ở các cấp học khác việc tuyển dụng có sự tham mưu, đề xuất, tham gia của Phòng GD&ĐT nhưng quyết định cao nhất là chính quyền địa phương cấp huyện.
“Khi thẩm quyền tuyển dụng được trao lại cho ngành giáo dục, tôi tin rằng sẽ tuyển dụng đúng người, sát chuyên môn, vị trí việc làm theo yêu cầu thực tiễn. Đồng thời với phạm vi quản lý nhà giáo toàn tỉnh, Sở GD&ĐT sẽ có cái nhìn bao quát, tổng thể và điều hòa đội ngũ trong thực tiễn”, ông Phan Trọng Đông nhận định.
Theo ông Phan Trọng Đông – Hiệu trưởng Trường THPT Diễn Châu 3 (xã Minh Châu, Nghệ An), từ trước đến nay, Đảng và Nhà nước luôn xem “giáo dục là quốc sách hàng đầu”, dân tộc ta có truyền thống tôn sư trọng đạo. Nhưng với việc Luật Nhà giáo được thông qua, sự quan tâm, đầu tư cho giáo dục cũng như nhà giáo đã được luật hóa. Nhà giáo được khẳng định giá trị và bảo vệ bởi hành lang pháp lý, nên yên tâm, tin tưởng cống hiến, đóng góp lâu dài cho sự nghiệp trồng người.
Những cơn đau bụng bất thường, tiết lộ bạn đang gặp phải vấn đề sức khỏe gì?
GD&TĐ - Nếu bạn bị đau nhẹ ở vùng bụng, thì có thể là do một trong những bệnh phổ biến gây ra.
10 hours ago
VNVC ra mắt vắc xin não mô cầu thế hệ mới, bảo vệ trẻ em và người lớn trước “bệnh tử”
Từ ngày 5/7, Hệ thống Tiêm chủng VNVC bắt đầu triển khai tiêm vắc xin não mô cầu thế hệ mới với công nghệ đột phá, tăng cường và duy trì miễn dịch lâu dài cho trẻ em và người lớn, người cao tuổi trên toàn quốc.
10 hours ago
Giữ hồn dân tộc bằng tình yêu
GD&TĐ - Giữa nhịp sống hiện đại, những câu lạc bộ văn hóa dân gian ở vùng cao Quảng Ngãi vẫn đều đặn duy trì tiếng chiêng, điệu xoang, lời dân ca mộc mạc.
10 hours ago
Sở GD&ĐT Hà Nội công bố kết quả thi và điểm chuẩn vào lớp 10
GD&TĐ - Tối 4/7, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội công bố điểm bài thi các môn của thí sinh thi vào lớp 10 cùng điểm chuẩn tuyển sinh của từng trường.
10 hours ago
Gấp rút điều chỉnh chương trình, sửa sách giáo khoa sau sáp nhập
GD&TĐ - Từ 1/7, thực hiện chính quyền hai cấp, nhiều ngữ liệu trong các bộ sách từ lớp 1 đến lớp 12 của một số nhà xuất bản như: Giáo dục Việt Nam, ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Sư phạm TPHCM sẽ có những điều chỉnh.
10 hours ago
Hà Nội công bố điểm chuẩn trúng tuyển vào lớp 10 chuyên năm học 2025-2026
GD&TĐ - Lớp chuyên Vật lý Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam dẫn đầu về điểm chuẩn tuyển sinh trường chuyên tại Hà Nội năm 2025.
10 hours ago
Hà Nội ra đề thi vào lớp 10 phù hợp với Chương trình GDPT mới
GD&TĐ - Theo các giáo viên, điểm thi vào lớp 10 năm 2025 của Hà Nội phản ánh sự phù hợp giữa việc ra đề và sự lựa chọn ở thí sinh khi học chương trình mới.
10 hours ago
Học nghề tuổi trung niên: Liều lĩnh hay khởi đầu mới?
GD&TĐ - Làn sóng người trung niên tìm đến các trường nghề đang âm thầm dấy lên, phá vỡ định kiến “già rồi còn học”.
10 hours ago
Lộ diện thủ khoa 13 môn chuyên vào lớp 10 tại Hà Nội: Điểm số ấn tượng lên tới 48/50
(CLO) Tối 4/7, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chính thức công bố điểm thi và điểm chuẩn vào lớp 10 các trường THPT chuyên năm học 2025–2026. Đáng chú ý, thủ khoa của 13 môn chuyên đều có mức điểm xét tuyển rất cao, dao động từ 43,75 đến 48 điểm.
10 hours ago
Thủ khoa kép chuyên Anh Hà Nội: “Con thích học, mẹ không bao giờ cần nhắc”
(CLO) Khi biết tin mình đỗ thủ khoa cả hai trường chuyên hàng đầu Hà Nội, Hứa Quỳnh Bảo, cô học trò lớp 9 trường THCS Cầu Giấy chỉ biết ôm chặt mẹ và khóc trong hạnh phúc. Nhưng đằng sau những điểm số ấn tượng là hành trình bền bỉ với tinh thần tự học và một trái tim luôn rực cháy tình yêu dành cho tiếng Anh.
Luật Nhà giáo khẳng định 'giáo dục là quốc sách hàng đầu'