Cuộc 'cách mạng' AI: Sống sót hay bị đào thải phụ thuộc vào tư duy lãnh đạo
2025/07/02 14:22
GD&TĐ - Ngày 28/6, ông Hoàng Nam Tiến, Phó Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học FPT đã ra mắt cuốn sách “Ứng dụng AI vào doanh nghiệp”.
Ông Hoàng Nam Tiến, nguyên Chủ tịch FPT Software, FPT Telecom, Tập đoàn FPT, hiện là Phó chủ tịch Hội đồng trường - Trường Đại học FPT.
Không chỉ là một tập hợp lý thuyết, tác phẩm 260 trang này được viết như một cẩm nang thực chiến, giúp doanh nghiệp đối diện và tận dụng làn sóng AI đang ngày càng dữ dội.
Theo ông Hoàng Nam Tiến, nguyên Chủ tịch FPT Software, FPT Telecom, Tập đoàn FPT, hiện là Phó chủ tịch Hội đồng trường - Trường Đại học FPT, AI đã trở thành nhân tố xã hội, kinh tế và chiến lược, từ dây chuyền sản xuất tự động, nhân viên số AI Agent, cho đến việc thay đổi cả tư duy lãnh đạo và cấu trúc vận hành doanh nghiệp. Đây không còn là cuộc chơi của những người làm công nghệ, mà là bài toán sống còn cho mọi tổ chức.
Thông điệp nổi bật xuyên suốt cuốn sách là lời nhắc tỉnh táo: AI không thay thế bạn, nhưng người biết dùng AI sẽ làm điều đó. Tác phẩm được kết cấu khoa học qua bảy chương, mang đến một cái nhìn toàn diện và sâu sắc về tác động của trí tuệ nhân tạo đối với con người, doanh nghiệp và xã hội.
Ngay từ chương đầu tiên, tác giả đã ví sự trỗi dậy của AI như một "cơn đại hồng thủy", một sự kiện mang tính bước ngoặt, tương tự các cuộc cách mạng công nghiệp trước kia nhưng vượt trội hơn cả về tốc độ lẫn quy mô. AI đang không chỉ dừng lại ở vai trò công cụ hỗ trợ như ChatGPT mà còn tiến hóa thành các AI Agent, những "nhân viên số" tự chủ, có thể thay thế nhiều vị trí trong bộ máy lao động, thậm chí là các vị trí lãnh đạo. Cơn sóng lớn này đang càn quét khắp mọi lĩnh vực, từ sản xuất, y tế cho tới những ngành yêu cầu tư duy phức tạp như lập trình.
Thông điệp nổi bật xuyên suốt cuốn sách là lời nhắc tỉnh táo: AI không thay thế bạn, nhưng người biết dùng AI sẽ làm điều đó.
Chương 2 đi sâu vào khái niệm AI Agent, những hệ thống có khả năng phân tích, lập kế hoạch và thực thi nhiệm vụ như một nhân viên thực thụ. AI Agent làm việc không ngừng nghỉ, không cảm xúc, không sai sót, và đang dần xâm nhập vào mọi khâu của hoạt động kinh doanh: từ bán hàng, marketing, nhân sự cho đến tài chính, vận hành và cả văn hóa doanh nghiệp. Sự hiện diện ngày một rõ nét của AI đặt ra yêu cầu cấp thiết cho các doanh nghiệp trong việc tái cấu trúc thị trường lao động và tư duy quản trị.
Tác giả không né tránh những hệ lụy mà AI có thể mang lại. Chương ba cảnh báo về sự xuất hiện của một "tầng lớp vô dụng" mới, những người lao động phổ thông lẫn trí thức văn phòng có thể bị thay thế nếu không thích ứng kịp thời. Đây không còn là viễn cảnh xa vời, mà đang dần trở thành thực tế khi AI chứng minh khả năng vượt trội trong nhiều tác vụ vốn được coi là độc quyền của con người.
Trước làn sóng này, chương bốn nhấn mạnh vai trò then chốt của lãnh đạo. Những bài học từ sự sụp đổ của Nokia hay khó khăn của Intel cho thấy: sự bảo thủ và chậm thích nghi có thể giết chết cả những tập đoàn từng hùng mạnh. Lãnh đạo trong thời đại AI cần có tư duy đổi mới, sẵn sàng "un-learn to re-learn", quên đi cái cũ để học cái mới, và dám "nghĩ khác, làm khác" để dẫn dắt tổ chức bứt phá.
Chương năm chỉ ra rằng rào cản lớn nhất không nằm ở công nghệ, mà chính là tâm lý sợ hãi và ngại thay đổi. AI càng mạnh mẽ thì sự hoài nghi và lo lắng trong doanh nghiệp càng lớn. Để biến rào cản này thành cơ hội, doanh nghiệp cần vượt qua tâm lý phòng vệ, đón nhận AI như một cú hích để tái tạo năng lực cạnh tranh, chứ không phải mối đe dọa cần né tránh.
Từ đó, chương sáu vạch ra một lộ trình cụ thể để đưa AI vào tổ chức. Tác giả nhấn mạnh rằng AI không chỉ là một công cụ, mà là một phần của văn hóa đổi mới. Để triển khai hiệu quả, doanh nghiệp cần bắt đầu từ việc đào tạo nội bộ, xây dựng quy tắc ứng xử với AI, đưa AI vào KPI và xem nó như một "co-pilot" đồng hành. Ba giai đoạn chuyển hóa văn hóa "AI First" được đề xuất gồm: Chấp nhận - Tận dụng - Ưu tiên AI. Một công cụ hỗ trợ đi kèm là AI Playbook, cẩm nang nội bộ hướng dẫn cách sử dụng AI một cách chuẩn hóa, linh hoạt và cập nhật liên tục.
Khép lại tác phẩm, chương bảy quay về với câu chuyện người Việt Nam trong thời đại số. Tác giả đánh giá cao những phẩm chất như linh hoạt, lạc quan, kiên cường, vốn là lợi thế cạnh tranh khi đối diện với biến động. Tuy nhiên, để thực sự bắt kịp thời đại, người Việt cần khắc phục điểm yếu về kỷ luật và tâm lý ngại thay đổi. Cuối cùng, dù AI có phát triển đến đâu, vẫn luôn tồn tại những giá trị con người cốt lõi, như sự đồng cảm, trực giác hay tính sáng tạo, mà công nghệ không thể thay thế hoàn toàn.
Tác phẩm là sự kết hợp giữa dữ liệu thực tiễn và tầm nhìn chiến lược, không chỉ mô tả xu hướng mà còn đưa ra giải pháp cụ thể. Đây là tài liệu giá trị cho các lãnh đạo, doanh nghiệp và cả người lao động đang tìm cách thích ứng, chuyển mình trong kỷ nguyên AI đầy biến động nhưng cũng vô cùng hứa hẹn.
Tác giả nhấn mạnh, ở người Việt Nam những phẩm chất rất quý: linh hoạt, lạc quan, kiên cường. Nhưng ông cũng thẳng thắn chỉ ra những điểm yếu, như: thiếu kỷ luật, ngại thay đổi. Tác giả nhấn mạnh: Chỉ khi vượt qua chính mình, chúng ta mới có thể đi xa trong "kỷ nguyên AI".
Chuyển đổi tất yếu kỳ thi dành cho học sinh lớp 12
GD&TĐ - Từ 1975 đến nay, giáo dục Việt Nam đã trải qua gần chục lần cải cách, đổi mới lớn về đánh giá, công nhận tốt nghiệp THPT.
a day ago
Tháo gỡ bất cập, tạo đà đổi mới cho giáo dục đại học
GD&TĐ - Sáng 1/7, Bộ GD&ĐT tổ chức tọa đàm lấy ý kiến dự án Luật Giáo dục đại học (sửa đổi) với sự chủ trì của Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn.
a day ago
Phim 'Love in Vietnam' thắp sáng màn ảnh Đà Nẵng
(CLO) Trong khuôn khổ Liên hoan Phim châu Á Đà Nẵng (DANAFF 2025), tối 1/7/2025, tại Cung hội nghị quốc tế Ariyana Đà Nẵng diễn ra buổi công chiếu đặc biệt bộ phim "Love in Vietnam". Đây là bộ phim hợp tác sản xuất đầu tiên giữa Ấn Độ và Việt Nam, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong quan hệ hợp tác văn hóa giữa hai quốc gia.
a day ago
Nhiều chính sách đột phá từ Luật Nhà giáo
GD&TĐ - Theo đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Phòng), Luật Nhà giáo có nhiều chính sách đột phá, góp phần nâng cao vị thế nhà giáo.
a day ago
Trường Đại học Luật, Đại học Huế quyết tâm trở thành cơ sở đào tạo giáo dục đại học uy tín, thương hiệu quốc tế
Trường Đại học Luật, Đại học Huế không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, phục vụ cộng đồng, cung cấp dịch vụ pháp lý, tư vấn chính sách nhằm hướng đến mục tiêu trở thành một trong những cơ sở giáo dục đại học, trung tâm nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ về lĩnh vực pháp luật của quốc gia.
a day ago
Hà Nội ổn định tuyển sinh đầu cấp trong bối cảnh bộ máy chính quyền mới vận hành
GD&TĐ - Công tác tuyển sinh đầu cấp tại Hà Nội diễn ra thuận lợi, ổn định, dù đơn vị hành chính và cơ cấu quản lý giáo dục đã có sự thay đổi.
a day ago
Hà Nội dự kiến công bố điểm thi và điểm chuẩn vào lớp 10 trong ngày 4/7
GD&TĐ - Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội dự kiến công bố điểm thi và điểm chuẩn kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2025-2026 vào ngày 4/7.
a day ago
Dấu ấn mùa thi
GD&TĐ - Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 khép lại với nhiều cung bậc cảm xúc, nhưng trên hết, kỳ thi được tổ chức an toàn, nghiêm túc, khách quan, gọn nhẹ và hiệu quả.
a day ago
Tân Hoa hậu Việt Nam 2024 tiết lộ lý do rẽ hướng khỏi ngành kiến trúc
(CLO) Trong buổi giao lưu mới đây, Hoa hậu Việt Nam 2024 Hà Trúc Linh thẳng thắn chia sẻ về những áp lực khi kế nhiệm vương miện, hành trình lựa chọn ngành học phù hợp với bản thân và định hướng phát triển trong tương lai.
a day ago
Ra mắt không gian trưng bày về danh hài Charlie Chaplin tại Hà Nội
(CLO) Trưng bày “Charlie Chaplin: Ký ức một huyền thoại” mang đến nhiều kỷ vật, hình ảnh và ấn phẩm hiếm có như các áp phích phim, bản nhạc gốc từ thế kỷ trước.
Cuộc 'cách mạng' AI: Sống sót hay bị đào thải phụ thuộc vào tư duy lãnh đạo