Bắc Ninh quyết tâm trở thành "thủ phủ" giáo dục đại học
2025/07/23 10:40
(CLO) Với tầm nhìn chiến lược về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, tỉnh Bắc Ninh đang tích cực thu hút các trường đại học uy tín đầu tư xây dựng cơ sở tại địa phương. Đây là động thái mạnh mẽ nhằm đưa Bắc Ninh trở thành một trung tâm giáo dục đại học hàng đầu khu vực, đồng thời tạo động lực thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển bền vững.
Ngày 22/7, đồng chí Vương Quốc Tuấn, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh, đã chủ trì buổi làm việc quan trọng với đại diện lãnh đạo Trường Đại học Văn hóa Hà Nội và Học viện Hàng không Việt Nam. Buổi làm việc còn có sự tham dự của các đồng chí Mai Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Đào Quang Khải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan.
Những "ông lớn" giáo dục tìm kiếm cơ hội tại Bắc Ninh
Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, thành lập năm 1959, là một trong những cái nôi đào tạo nhân lực văn hóa, du lịch hàng đầu Việt Nam. Với hơn 70.000 cử nhân và hàng nghìn thạc sĩ, tiến sĩ đã tốt nghiệp, nhà trường luôn giữ vai trò tiên phong trong việc cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành. Hiện tại, trường đang đào tạo hơn 10.000 sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh ở nhiều hệ đào tạo.
Với nhu cầu mở rộng quy mô, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trương Đại Lượng, Chủ tịch Hội đồng trường, cùng Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đinh Công Tuấn, Phó Hiệu trưởng, đã đề xuất UBND tỉnh Bắc Ninh hỗ trợ lựa chọn vị trí thuận lợi, ưu tiên tại huyện Tiên Du cũ, để xây dựng cơ sở 2. Đồng thời, nhà trường cũng mong muốn nhận được sự hỗ trợ về kinh phí giải phóng mặt bằng, đầu tư hạ tầng kỹ thuật để sớm triển khai dự án.
Trong khi đó, Học viện Hàng không Việt Nam – cơ sở giáo dục đầu ngành về lĩnh vực hàng không dân dụng – cũng thể hiện sự quan tâm đặc biệt tới Bắc Ninh.
Với 45 năm kinh nghiệm đào tạo và cung cấp nhân lực cho ngành hàng không Việt Nam và khu vực, Học viện đặt mục tiêu duy trì ổn định đào tạo 40-60 ngành bậc đại học, 15-20 ngành bậc cao học và 5-10 ngành bậc tiến sĩ, với số lượng tuyển sinh hàng năm từ 5.000-7.000 sinh viên.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Hoài An, Chủ tịch Hội đồng Học viện, và Tiến sĩ Nguyễn Thị Hải Hằng, Giám đốc Học viện, đã đề nghị tỉnh Bắc Ninh bố trí từ 10-20 ha đất quy hoạch giáo dục tại xã Đại Lai để xây dựng cơ sở 2, phục vụ đào tạo các chuyên ngành chiến lược như kỹ thuật hàng không, kinh tế hàng không, logistics, trí tuệ nhân tạo, quản lý hoạt động bay, thiết bị bay không người lái UAV, robotics…
Bắc Ninh cam kết đồng hành cùng các dự án giáo dục trọng điểm
Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Vương Quốc Tuấn bày tỏ sự đánh giá cao về tiềm năng và uy tín của cả Trường Đại học Văn hóa Hà Nội và Học viện Hàng không Việt Nam. Đồng chí khẳng định, việc thu hút các trường đại học uy tín là chủ trương lớn của tỉnh, nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội.
Đặc biệt, bên cạnh các trường khối kinh tế, Bắc Ninh cũng quan tâm thu hút các trường đào tạo về lĩnh vực văn hóa, bởi đây là vùng đất Kinh Bắc giàu truyền thống, với nguồn nhân lực văn hóa dồi dào sẽ là động lực mạnh mẽ cho sự phát triển.
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn phát biểu tại buổi làm việc.
Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, trong thời gian tới, Bắc Ninh sẽ điều chỉnh quy hoạch phát triển tỉnh sau sáp nhập, trong đó ưu tiên phát triển công nghiệp, đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao. Đặc biệt, quy hoạch sẽ bố trí khu vực hành lang văn hóa sinh thái, khu đô thị đại học kết nối với hệ thống hạ tầng giao thông hiện đại. Thông tin đáng chú ý là Cảng hàng không quốc tế Gia Bình cũng sẽ được bố trí quy hoạch trên địa bàn tỉnh, mở ra cơ hội lớn cho các cơ sở đào tạo liên quan đến hàng không.
Đối với đề xuất của Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, đồng chí Vương Quốc Tuấn khẳng định tỉnh tôn trọng ý kiến về lựa chọn vị trí và sẽ giới thiệu địa điểm phù hợp sau khi nhận được văn bản đề xuất chính thức. Về kinh phí hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tỉnh đề nghị nhà trường chủ động đưa vào dự án tổng thể, đồng thời cam kết đồng hành, phối hợp và tạo mọi điều kiện thuận lợi để dự án triển khai nhanh chóng, hiệu quả. Tỉnh cũng sẽ đầu tư hạ tầng khu vực lân cận để đảm bảo không gian phát triển và kết nối thuận lợi.
Với đề xuất của Học viện Hàng không Việt Nam, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết tỉnh sẽ bố trí vị trí thuận lợi để xây dựng cơ sở 2. Lý do là trong quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Gia Bình, sẽ hình thành hệ sinh thái liên kết phục vụ hiệu quả cho việc phát triển nhân lực và dịch vụ hàng không, hỗ trợ đắc lực cho công tác đào tạo của Học viện. Tỉnh cũng cam kết phối hợp chặt chẽ trong công tác giải phóng mặt bằng và các quy trình liên quan sau khi Học viện hoàn thành các thủ tục cần thiết.
Để đảm bảo tiến độ và hiệu quả cao nhất, Chủ tịch UBND tỉnh Vương Quốc Tuấn đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Sơn và Đào Quang Khải trực tiếp chỉ đạo các sở, ngành, địa phương phối hợp chặt chẽ với Trường Đại học Văn hóa Hà Nội và Học viện Hàng không Việt Nam trong quá trình triển khai các bước tiếp theo.
Ngày 22/7, đồng chí Vương Quốc Tuấn, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh, đã chủ trì buổi làm việc quan trọng với đại diện lãnh đạo Trường Đại học Văn hóa Hà Nội và Học viện Hàng không Việt Nam. Buổi làm việc còn có sự tham dự của các đồng chí Mai Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Đào Quang Khải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan.
Những "ông lớn" giáo dục tìm kiếm cơ hội tại Bắc Ninh
Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, thành lập năm 1959, là một trong những cái nôi đào tạo nhân lực văn hóa, du lịch hàng đầu Việt Nam. Với hơn 70.000 cử nhân và hàng nghìn thạc sĩ, tiến sĩ đã tốt nghiệp, nhà trường luôn giữ vai trò tiên phong trong việc cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành. Hiện tại, trường đang đào tạo hơn 10.000 sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh ở nhiều hệ đào tạo.
Với nhu cầu mở rộng quy mô, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trương Đại Lượng, Chủ tịch Hội đồng trường, cùng Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đinh Công Tuấn, Phó Hiệu trưởng, đã đề xuất UBND tỉnh Bắc Ninh hỗ trợ lựa chọn vị trí thuận lợi, ưu tiên tại huyện Tiên Du cũ, để xây dựng cơ sở 2. Đồng thời, nhà trường cũng mong muốn nhận được sự hỗ trợ về kinh phí giải phóng mặt bằng, đầu tư hạ tầng kỹ thuật để sớm triển khai dự án.
Đại diện lãnh đạo Trường Đại học Văn hóa Hà Nội trao đổi tại buổi làm việc.
Trong khi đó, Học viện Hàng không Việt Nam – cơ sở giáo dục đầu ngành về lĩnh vực hàng không dân dụng – cũng thể hiện sự quan tâm đặc biệt tới Bắc Ninh.
Với 45 năm kinh nghiệm đào tạo và cung cấp nhân lực cho ngành hàng không Việt Nam và khu vực, Học viện đặt mục tiêu duy trì ổn định đào tạo 40-60 ngành bậc đại học, 15-20 ngành bậc cao học và 5-10 ngành bậc tiến sĩ, với số lượng tuyển sinh hàng năm từ 5.000-7.000 sinh viên.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Hoài An, Chủ tịch Hội đồng Học viện, và Tiến sĩ Nguyễn Thị Hải Hằng, Giám đốc Học viện, đã đề nghị tỉnh Bắc Ninh bố trí từ 10-20 ha đất quy hoạch giáo dục tại xã Đại Lai để xây dựng cơ sở 2, phục vụ đào tạo các chuyên ngành chiến lược như kỹ thuật hàng không, kinh tế hàng không, logistics, trí tuệ nhân tạo, quản lý hoạt động bay, thiết bị bay không người lái UAV, robotics…
Bắc Ninh cam kết đồng hành cùng các dự án giáo dục trọng điểm
Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Vương Quốc Tuấn bày tỏ sự đánh giá cao về tiềm năng và uy tín của cả Trường Đại học Văn hóa Hà Nội và Học viện Hàng không Việt Nam. Đồng chí khẳng định, việc thu hút các trường đại học uy tín là chủ trương lớn của tỉnh, nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội.
Đặc biệt, bên cạnh các trường khối kinh tế, Bắc Ninh cũng quan tâm thu hút các trường đào tạo về lĩnh vực văn hóa, bởi đây là vùng đất Kinh Bắc giàu truyền thống, với nguồn nhân lực văn hóa dồi dào sẽ là động lực mạnh mẽ cho sự phát triển.
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn phát biểu tại buổi làm việc.
Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, trong thời gian tới, Bắc Ninh sẽ điều chỉnh quy hoạch phát triển tỉnh sau sáp nhập, trong đó ưu tiên phát triển công nghiệp, đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao. Đặc biệt, quy hoạch sẽ bố trí khu vực hành lang văn hóa sinh thái, khu đô thị đại học kết nối với hệ thống hạ tầng giao thông hiện đại. Thông tin đáng chú ý là Cảng hàng không quốc tế Gia Bình cũng sẽ được bố trí quy hoạch trên địa bàn tỉnh, mở ra cơ hội lớn cho các cơ sở đào tạo liên quan đến hàng không.
Đối với đề xuất của Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, đồng chí Vương Quốc Tuấn khẳng định tỉnh tôn trọng ý kiến về lựa chọn vị trí và sẽ giới thiệu địa điểm phù hợp sau khi nhận được văn bản đề xuất chính thức. Về kinh phí hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tỉnh đề nghị nhà trường chủ động đưa vào dự án tổng thể, đồng thời cam kết đồng hành, phối hợp và tạo mọi điều kiện thuận lợi để dự án triển khai nhanh chóng, hiệu quả. Tỉnh cũng sẽ đầu tư hạ tầng khu vực lân cận để đảm bảo không gian phát triển và kết nối thuận lợi.
Với đề xuất của Học viện Hàng không Việt Nam, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết tỉnh sẽ bố trí vị trí thuận lợi để xây dựng cơ sở 2. Lý do là trong quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Gia Bình, sẽ hình thành hệ sinh thái liên kết phục vụ hiệu quả cho việc phát triển nhân lực và dịch vụ hàng không, hỗ trợ đắc lực cho công tác đào tạo của Học viện. Tỉnh cũng cam kết phối hợp chặt chẽ trong công tác giải phóng mặt bằng và các quy trình liên quan sau khi Học viện hoàn thành các thủ tục cần thiết.
Để đảm bảo tiến độ và hiệu quả cao nhất, Chủ tịch UBND tỉnh Vương Quốc Tuấn đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Sơn và Đào Quang Khải trực tiếp chỉ đạo các sở, ngành, địa phương phối hợp chặt chẽ với Trường Đại học Văn hóa Hà Nội và Học viện Hàng không Việt Nam trong quá trình triển khai các bước tiếp theo.
GD&TĐ - Đối với công chúng Ấn Độ, vụ bê bối này đã để lại một vết nhơ sâu sắc về sự xuống cấp đạo đức trong hệ thống giáo dục.
2025-07-23 09:25
Điểm sàn nhóm ngành đào tạo giáo viên năm 2025: Bảo đảm đủ nguồn tuyển, chất lượng
GD&TĐ - Đại diện các trường ghi nhận, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) nhóm ngành đào tạo giáo viên năm 2025 phù hợp với thực tiễn; vừa bảo đảm đủ nguồn tuyển, vừa giữ được chất lượng cho nhóm ngành này.
2025-07-23 09:23
Bí quyết học tập của các thí sinh đạt 10 điểm môn Toán
GD&TĐ - Để đạt kết quả ấn tượng tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, các thí sinh đều có cho mình chiến lược học tập và kế hoạch ôn luyện rõ ràng.
2025-07-23 08:48
TPHCM xử lý phòng khám có dấu hiệu ‘vẽ bệnh, moi tiền’ tại phường Thủ Đức
GD&TĐ - Sở Y tế TPHCM kiểm tra và phát hiện Phòng khám Đa khoa Việt Khang thuộc Công ty TNHH Phòng khám Đa khoa Việt Khang Thủ Đức có dấu hiệu “vẽ bệnh, moi tiền”.
2025-07-23 08:47
Chọn ngành bền vững giữa kỷ nguyên AI: Quản trị Nhân lực tại HSU - 95% sinh viên có việc làm trước khi ra trường
Khi doanh nghiệp cần những người không chỉ hiểu con người mà còn biết kết nối con người với công nghệ để thúc đẩy hiệu suất, giữ chân nhân tài và xây dựng tổ chức phát triển bền vững, vai trò của ngành Nhân sự ngày càng trở nên thiết yếu. Tại Trường Đại học Hoa Sen (HSU), sinh viên ngành Quản trị Nhân lực được đào tạo theo chuẩn quốc tế, phát triển năng lực toàn diện và bám sát nhu cầu thực tiễn.
2025-07-23 08:39
Thí sinh không nên đặt tất cả nguyện vọng vào một trường
GD&TĐ - Theo bà Phạm Thanh Hà - Trường ĐH Ngoại thương, thí sinh không nên đặt tất cả nguyện vọng vào một trường.
2025-07-23 08:37
Trường Đại học Tân Tạo lấy điểm sàn cao nhất 20,5
GD&TĐ - Trường Đại học Tân Tạo công bố điểm sàn khối ngành sức khỏe từ 17 đến 20,5 điểm, các ngành còn lại từ 15 điểm.
2025-07-23 08:36
Ngành giáo dục 34 tỉnh, thành sau sáp nhập: Quyết tâm giữ vững chất lượng
GD&TĐ - Ngành GD-ĐT các tỉnh, thành sau sáp nhập đã chủ động, quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp với quyết tâm giữ vững chất lượng giáo dục và đảm bảo thông suốt trong công tác quản lý.
2025-07-23 08:29
Chiêu sinh bằng chính sách học bổng: Nói đi đôi với làm
GD&TĐ - Hàng loạt trường đại học “tung” chính sách học bổng dành cho tân sinh viên. Điều này cần thiết, hướng tới công bằng trong giáo dục và đào tạo.
2025-07-23 08:29
Lâm Đồng xây dựng nền giáo dục thích ứng và hiện đại
GD&TĐ - Tỉnh Lâm Đồng hiện là địa phương có diện tích lớn nhất cả nước với hơn 24.000 km2, quy mô dân số trên 3,8 triệu người, trải dài nhiều vùng địa lý, dân tộc, ngôn ngữ và điều kiện kinh tế - xã hội khác biệt.
Bắc Ninh quyết tâm trở thành "thủ phủ" giáo dục đại học