Đại học Đà Nẵng: Đột phá trong nghiên cứu và đổi mới sáng tạo vì cộng đồng
2025/06/19 11:16
GD&TĐ - Nghị quyết số 57-NQ/TW tạo cơ hội lớn cho thầy và trò ĐH Đà Nẵng phát huy tiềm năng, trí tuệ, đóng góp vì sự phát triển các vùng và đất nước.
Đột phá trong NCKH và ĐMST
Với vai trò, vị thế của một ĐH vùng, đa lĩnh vực, đa ngành được cộng hưởng bởi truyền thống 50 năm của các trường thành viên, ĐH Đà Nẵng đang nỗ lực lớn, quyết tâm cao để thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, qua đó khẳng định năng lực, trách nhiệm xã hội của một trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học (NCKH) hàng đầu bằng đột phá trong đổi mới sáng tạo (ĐMST), chuyển giao, ứng dụng hiệu quả hướng đến phục vụ cộng đồng.
Thời gian qua, Đại học Đà Nẵng tập trung chỉ đạo, định hướng để các trường thành viên quyết liệt trong tổ chức thực hiện Nghị quyết bằng các kế hoạch, chương trình hành động cụ thể; chú trọng kết nối tri thức liên ngành, xuyên ngành nhằm tạo sự đồng bộ và hiệu quả.
Đặc biệt, trong bối cảnh được mở rộng không gian kinh tế của các địa phương trong khu vực miền Trung - Tây Nguyên cũng như cả nước, Đại học Đà Nẵng động viên, khuyến khích đội ngũ trí thức tham gia góp ý, xây dựng và tham vấn chính sách; đồng thời chủ động tăng cường gắn kết với các địa phương, doanh nghiệp trong đào tạo và nghiên cứu, tham gia giải quyết các vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa thực tiễn, nhất là để phát triển các ngành mũi nhọn như: Vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, công nghệ tài chính, phát triển năng lượng xanh...
Giảng viên Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng nhận Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam năm 2025
Một trong những điển hình từ hoạt động NCKH và ĐMST của Đại học Đà Nẵng trong thời gian qua là Dự án Công nghệ tái chế pin năng lượng mặt trời phế thải do nhóm nghiên cứu Viện Công nghệ quốc tế Đà Nẵng (DNIIT) - Đại học Đà Nẵng (GS.TSKH Lê Thành Nhân, TS Đỗ Thế Cần và cộng sự) thực hiện. Đây là 1 trong 3 dự án tiêu biểu của khu vực Đông Nam Á đã tham dự và được giới thiệu tại Hội nghị Thượng đỉnh đầu tư Hoa Kỳ - 2025 (SelectUSA Investment Summit).
Theo GS.TSKH Lê Thành Nhân - Viện trưởng Viện DNIIT- Đại học Đà Nẵng, đây cũng là 1 trong 9 dự án được đánh giá cao tại Cuộc thi Sáng kiến Khoa học năm 2025 (do Bộ Khoa học và Công nghệ và Báo điện tử VNExpress tổ chức). Dự án này từng được ươm tạo thành công và đã chuyển giao, phát triển thành doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST (tại Khu Công nghệ cao thành phố Đà Nẵng); được Tổ chức đối tác thành phố thông minh Hoa Kỳ - ASEAN hỗ trợ triển khai thực tế, nằm trong nhóm 6 dự án của Châu Á được nhận mức tài trợ cao nhất.
TS Đỗ Thế Cần, giảng viên Trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng, đồng thời thành viên nhóm nghiên cứu và là đồng sáng lập doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ này cho biết, Dự án sử dụng công nghệ 5R-Tech để tái chế các tấm pin phế phẩm thành vật liệu đầu vào của các sản phẩm mới.
Nhờ đó, Dự án góp phần giải quyết thách thức khi ngày càng có nhiều tấm pin mặt trời đã hết vòng đời sử dụng, có nguy cơ trở thành rác thải; tận dụng được các phế thải tái chế (tỷ lệ tái chế đạt khoảng 90%) nhằm kéo dài vòng đời các tấm pin, góp phần bảo vệ môi trường.
Khi cây trái đã cho mùa quả ngọt
Cùng với đẩy mạnh NCKH trong cán bộ, giảng viên, Đại học Đà Nẵng luôn quan tâm, tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ, thúc đẩy sinh viên NCKH như: Tổ chức các hội nghị và Giải thưởng Sinh viên NCKH thường niên, phát triển các câu lạc bộ học thuật và triển khai nhiều cuộc thi về học thuật, khởi nghiệp ĐMST.
Nhóm BINKS sinh viên Đại học Đà Nẵng đạt giải Nhất, được nhận vốn mồi từ Chương trình Hỗ trợ sinh viên tăng tốc khởi nghiệp tạo tác động xã hội của Bộ GD&ĐT
Điển hình nhóm BINKS của sinh viên Đại học Đà Nẵng (Trần Nhân Kiệt, Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt - Anh; Đinh Trà Giang, Nguyễn Trần Trân Châu, cùng đến từ Trường Đại học Kinh tế) vừa đạt giải Nhất, được hỗ trợ “vốn mồi” (50 triệu đồng) từ Chương trình Hỗ trợ sinh viên tăng tốc khởi nghiệp tạo tác động xã hội do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Quỹ The Happiness, Tập đoàn SK (Hàn Quốc) triển khai.
Với sản phẩm sáng tạo mực viết, màu vẽ từ anthocyanin chiết xuất từ thực vật (có độ bền màu cao, khả năng khô nhanh, chi phí thấp hơn so với sản phẩm công nghiệp hiện có), BINKS được đánh giá là mô hình khởi nghiệp ĐMST vì cộng đồng hiệu quả. Đây cũng là Dự án từng đạt giải Nhất Cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp học sinh, sinh viên SV-Startup toàn quốc năm 2024 do Bộ GD&ĐT tổ chức.
Với những khởi sắc, đột phá trong NCKH, các nhóm nghiên cứu của Đại học Đà Nẵng đã gặt hái nhiều “quả ngọt”, có thể kể đến như: Giải Nhì Giải thưởng Sáng tạo KHCN Việt Nam năm 2025 (Vifotech) trao cho TS Ngô Đình Thanh, Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng (đồng chủ nhiệm và cộng sự) với công trình "Hệ thống giám sát và cảnh báo ngập lụt tự động Vfass"; 4 nhóm tác giả có các sáng chế, giải pháp hữu ích (được cấp văn bằng bảo hộ) và 25 tác giả với 38 bài báo khoa học được công bố trên các tạp chí quốc tế uy tín (chiếm tỷ lệ gần 72%) đã được Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng khen thưởng nhân Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
5 năm qua, Đại học Đà Nẵng đã công bố hơn 8.000 bài báo khoa học, trong đó có hơn 2.000 công trình trên tạp chí uy tín thế giới (WoS, Scopus). Kết quả nghiên cứu, công bố quốc tế của các nhà khoa học và giảng viên Đại học Đà Nẵng đã tạo mức độ ảnh hưởng khoa học đáng kể trong cộng đồng học thuật. Kết quả nghiên cứu còn được ứng dụng, chuyển giao hiệu quả cho các địa phương, doanh nghiệp với gần 1.000 đề tài, dự án được triển khai, góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội của khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước.
Nhóm nghiên cứu Viện DNIIT-Đại học Đà Nẵng với Dự án Công nghệ tái chế pin năng lượng mặt trời phế thải đã được phát triển thành Doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST.
Đột phá trong NCKH và ĐMST
Với vai trò, vị thế của một ĐH vùng, đa lĩnh vực, đa ngành được cộng hưởng bởi truyền thống 50 năm của các trường thành viên, ĐH Đà Nẵng đang nỗ lực lớn, quyết tâm cao để thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, qua đó khẳng định năng lực, trách nhiệm xã hội của một trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học (NCKH) hàng đầu bằng đột phá trong đổi mới sáng tạo (ĐMST), chuyển giao, ứng dụng hiệu quả hướng đến phục vụ cộng đồng.
Thời gian qua, Đại học Đà Nẵng tập trung chỉ đạo, định hướng để các trường thành viên quyết liệt trong tổ chức thực hiện Nghị quyết bằng các kế hoạch, chương trình hành động cụ thể; chú trọng kết nối tri thức liên ngành, xuyên ngành nhằm tạo sự đồng bộ và hiệu quả.
Đặc biệt, trong bối cảnh được mở rộng không gian kinh tế của các địa phương trong khu vực miền Trung - Tây Nguyên cũng như cả nước, Đại học Đà Nẵng động viên, khuyến khích đội ngũ trí thức tham gia góp ý, xây dựng và tham vấn chính sách; đồng thời chủ động tăng cường gắn kết với các địa phương, doanh nghiệp trong đào tạo và nghiên cứu, tham gia giải quyết các vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa thực tiễn, nhất là để phát triển các ngành mũi nhọn như: Vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, công nghệ tài chính, phát triển năng lượng xanh...
Giảng viên Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng nhận Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam năm 2025
Một trong những điển hình từ hoạt động NCKH và ĐMST của Đại học Đà Nẵng trong thời gian qua là Dự án Công nghệ tái chế pin năng lượng mặt trời phế thải do nhóm nghiên cứu Viện Công nghệ quốc tế Đà Nẵng (DNIIT) - Đại học Đà Nẵng (GS.TSKH Lê Thành Nhân, TS Đỗ Thế Cần và cộng sự) thực hiện. Đây là 1 trong 3 dự án tiêu biểu của khu vực Đông Nam Á đã tham dự và được giới thiệu tại Hội nghị Thượng đỉnh đầu tư Hoa Kỳ - 2025 (SelectUSA Investment Summit).
Theo GS.TSKH Lê Thành Nhân - Viện trưởng Viện DNIIT- Đại học Đà Nẵng, đây cũng là 1 trong 9 dự án được đánh giá cao tại Cuộc thi Sáng kiến Khoa học năm 2025 (do Bộ Khoa học và Công nghệ và Báo điện tử VNExpress tổ chức). Dự án này từng được ươm tạo thành công và đã chuyển giao, phát triển thành doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST (tại Khu Công nghệ cao thành phố Đà Nẵng); được Tổ chức đối tác thành phố thông minh Hoa Kỳ - ASEAN hỗ trợ triển khai thực tế, nằm trong nhóm 6 dự án của Châu Á được nhận mức tài trợ cao nhất.
TS Đỗ Thế Cần, giảng viên Trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng, đồng thời thành viên nhóm nghiên cứu và là đồng sáng lập doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ này cho biết, Dự án sử dụng công nghệ 5R-Tech để tái chế các tấm pin phế phẩm thành vật liệu đầu vào của các sản phẩm mới.
Nhờ đó, Dự án góp phần giải quyết thách thức khi ngày càng có nhiều tấm pin mặt trời đã hết vòng đời sử dụng, có nguy cơ trở thành rác thải; tận dụng được các phế thải tái chế (tỷ lệ tái chế đạt khoảng 90%) nhằm kéo dài vòng đời các tấm pin, góp phần bảo vệ môi trường.
Khi cây trái đã cho mùa quả ngọt
Cùng với đẩy mạnh NCKH trong cán bộ, giảng viên, Đại học Đà Nẵng luôn quan tâm, tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ, thúc đẩy sinh viên NCKH như: Tổ chức các hội nghị và Giải thưởng Sinh viên NCKH thường niên, phát triển các câu lạc bộ học thuật và triển khai nhiều cuộc thi về học thuật, khởi nghiệp ĐMST.
Nhóm BINKS sinh viên Đại học Đà Nẵng đạt giải Nhất, được nhận vốn mồi từ Chương trình Hỗ trợ sinh viên tăng tốc khởi nghiệp tạo tác động xã hội của Bộ GD&ĐT
Điển hình nhóm BINKS của sinh viên Đại học Đà Nẵng (Trần Nhân Kiệt, Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt - Anh; Đinh Trà Giang, Nguyễn Trần Trân Châu, cùng đến từ Trường Đại học Kinh tế) vừa đạt giải Nhất, được hỗ trợ “vốn mồi” (50 triệu đồng) từ Chương trình Hỗ trợ sinh viên tăng tốc khởi nghiệp tạo tác động xã hội do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Quỹ The Happiness, Tập đoàn SK (Hàn Quốc) triển khai.
Với sản phẩm sáng tạo mực viết, màu vẽ từ anthocyanin chiết xuất từ thực vật (có độ bền màu cao, khả năng khô nhanh, chi phí thấp hơn so với sản phẩm công nghiệp hiện có), BINKS được đánh giá là mô hình khởi nghiệp ĐMST vì cộng đồng hiệu quả. Đây cũng là Dự án từng đạt giải Nhất Cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp học sinh, sinh viên SV-Startup toàn quốc năm 2024 do Bộ GD&ĐT tổ chức.
Với những khởi sắc, đột phá trong NCKH, các nhóm nghiên cứu của Đại học Đà Nẵng đã gặt hái nhiều “quả ngọt”, có thể kể đến như: Giải Nhì Giải thưởng Sáng tạo KHCN Việt Nam năm 2025 (Vifotech) trao cho TS Ngô Đình Thanh, Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng (đồng chủ nhiệm và cộng sự) với công trình "Hệ thống giám sát và cảnh báo ngập lụt tự động Vfass"; 4 nhóm tác giả có các sáng chế, giải pháp hữu ích (được cấp văn bằng bảo hộ) và 25 tác giả với 38 bài báo khoa học được công bố trên các tạp chí quốc tế uy tín (chiếm tỷ lệ gần 72%) đã được Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng khen thưởng nhân Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
5 năm qua, Đại học Đà Nẵng đã công bố hơn 8.000 bài báo khoa học, trong đó có hơn 2.000 công trình trên tạp chí uy tín thế giới (WoS, Scopus). Kết quả nghiên cứu, công bố quốc tế của các nhà khoa học và giảng viên Đại học Đà Nẵng đã tạo mức độ ảnh hưởng khoa học đáng kể trong cộng đồng học thuật. Kết quả nghiên cứu còn được ứng dụng, chuyển giao hiệu quả cho các địa phương, doanh nghiệp với gần 1.000 đề tài, dự án được triển khai, góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội của khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước.
Kiểm soát lây nhiễm COVID-19 trong bệnh viện hiện nay như thế nào?
(CLO) Trước diễn biến dịch COVID-19 vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, Bộ Y tế vừa ban hành Hướng dẫn mới nhất về phòng và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 trong cơ sở khám, chữa bệnh.
2025-07-25 02:23
TPHCM: Đã có 10 ca sốt xuất huyết tử vong
GD&TĐ - Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM phát cảnh báo khi có 10 ca tử vong do sốt xuất huyết, tăng gần 160% so với cùng kỳ năm 2024.
2025-07-25 02:23
Sở Y tế TP HCM kiểm tra đột xuất phòng khám Khang Thịnh, phát hiện dấu hiệu 'vẽ bệnh moi tiền'
(CLO) Ngày 24/7, Sở Y Tế TP HCM cho biết vừa phối hợp kiểm tra đột xuất Phòng khám Đa khoa Khang Thịnh sau phản ánh từ người dân. Qua hồ sơ và dữ liệu nội bộ, lực lượng chức năng phát hiện nhiều dấu hiệu bất thường như lập hồ sơ mập mờ, thu phí không rõ ràng và lưu trữ hàng trăm ảnh bệnh lý không có danh tính.
2025-07-25 02:23
TPHCM ghi nhận ca đầu tiên mắc bệnh ho gà trong năm
GD&TĐ - Ngày 24/7, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM (HCDC), ca bệnh ho gà đầu tiên trong năm là trẻ nhỏ khoảng 1 tháng tuổi.
2025-07-25 02:21
4 ổ dịch sốt xuất huyết chưa được dập tại Hà Nội, nguy cơ bùng phát
(CLO) Tính đến ngày 23/7, Hà Nội ghi nhận 403 ca mắc sốt xuất huyết, giảm gần 69% so với cùng kỳ năm 2024. Tuy nhiên, thành phố vẫn còn 4 ổ dịch đang hoạt động tại Phú Xuyên, Xuân Phương, Hát Môn và Tây Hồ, mỗi nơi từ 5–7 bệnh nhân.
2025-07-24 09:18
Văn học trẻ ‘lên tiếng’ trong Cuộc thi truyện ngắn Báo Văn nghệ 2022–2024
(CLO) Cuộc thi truyện ngắn do Báo Văn nghệ tổ chức giai đoạn 2022 - 2024 đã chính thức khép lại bằng lễ trao giải vào sáng nay 24/7/2025 tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam (Hà Nội), đánh dấu một chặng đường dài và nhiều dấu ấn trong đời sống văn học Việt Nam đương đại.
2025-07-24 09:15
Hoa quả nhiệt đới thơm ngon, nhưng có thể là 'mối nguy' cho làn da trẻ nhỏ
GD&TĐ -Hè đến, những loại trái cây nhiệt đới như sầu riêng, mít, nhãn… ngon miệng nhưng dễ gây hại da, đặc biệt là với làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
2025-07-24 09:06
Đắk Lắk miễn phí bồi dưỡng tiếng Pháp cho học sinh, mở cơ hội du học
GD&TĐ - Đắk Lắk triển khai chương trình bồi dưỡng tiếng Pháp miễn phí cho học sinh và tập huấn giáo viên, giúp lan tỏa cơ hội học tập, du học.
2025-07-24 09:05
Nghệ thuật tri ân
GD&TĐ - Mỗi tháng 7 về, nhiều chương trình nghệ thuật được tổ chức biểu diễn để tri ân các thế hệ cha anh...
2025-07-24 09:02
Hào quang trở lại với nghề giáo, hết thời “chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm”
(NB&CL) Mùa tuyển sinh đại học 2025 đang chứng kiến cuộc bứt phá ngoạn mục, đưa ngành Sư phạm (SP) trở lại vị thế vốn có. Tâm điểm của sự chuyển mình lịch sử này chính là Luật Nhà giáo, cú hích chính sách được chờ đợi suốt nhiều năm, thắp sáng niềm tin và định hình chân dung người thầy trong kỷ nguyên mới.
Đại học Đà Nẵng: Đột phá trong nghiên cứu và đổi mới sáng tạo vì cộng đồng