ĐH Thái Nguyên: Phát triển bền vững, hội nhập sâu rộng, nỗ lực vươn tầm quốc tế
2025/06/30 08:34
GD&TĐ - Ngày 29/6, Đại học Thái Nguyên tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ nhiệm kỳ 2025–2030.
Dự đại hội có Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng, đại diện lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên, nguyên lãnh đạo Đại học Thái Nguyên qua các thời kỳ và đại biểu tiêu biểu đại diện cho đảng viên toàn Đảng bộ.
Kiên định sứ mệnh – nâng tầm vị thế
Trong suốt nhiệm kỳ 2020–2025, Đại học Thái Nguyên đã khẳng định vai trò một đại học vùng trọng điểm quốc gia, vững vàng vượt qua thử thách của đại dịch, nêu cao tinh thần đoàn kết, đổi mới và sáng tạo. Những kết quả đạt được là minh chứng rõ nét cho việc tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng bộ.
Điểm nhấn nổi bật là công tác đổi mới đào tạo, gắn với chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông minh, phát triển các không gian học tập mở, hiện đại và kết nối toàn cầu.
Đại học Thái Nguyên hiện có 35 chương trình đạt chuẩn chất lượng quốc tế AUN-QA, hàng chục chương trình liên kết với các trường đại học danh tiếng trên thế giới và thu hút gần 1.000 lưu học sinh quốc tế đang học tập tại trường.
Trong nhiệm kỳ qua, hoạt động nghiên cứu khoa học – công nghệ có bước tiến vượt bậc cả về số lượng, chất lượng lẫn quy mô hợp tác. Đại học Thái Nguyên đã triển khai 90 đề tài cấp Nhà nước, 359 đề tài cấp tỉnh và 129 đề tài cấp cơ sở. Đặc biệt, hơn 2.166 bài báo đã được công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế uy tín.
Đại biểu tham dự Đại hội.
Cùng với đó, Đại học Thái Nguyên đã thành lập 4 trung tâm ươm tạo, 3 doanh nghiệp khoa học công nghệ, xây dựng 50 nhóm nghiên cứu mạnh, trong đó 1 nhóm đạt chuẩn quốc gia.
Đáng chú ý, 30 sản phẩm trí tuệ được đăng ký, trong đó 15 sản phẩm đã được thương mại hóa, góp phần khẳng định vai trò tiên phong của Đại học Thái Nguyên trong việc đưa nghiên cứu vào thực tiễn phục vụ phát triển vùng.
Không chỉ dừng lại ở đó, Đại học còn thu hút hơn 3,5 triệu USD từ hợp tác nghiên cứu quốc tế, một con số cho thấy năng lực hội nhập và phát triển nghiên cứu đã đạt tới tầm khu vực.
Đảng bộ Đại học Thái Nguyên luôn xác định công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, góp phần định hướng và nâng cao chất lượng phát triển toàn diện. Trong nhiệm kỳ, Đảng bộ đã tổ chức 41 hội nghị học tập, quán triệt các nghị quyết của Trung ương, tỉnh và ngành, với hơn 10.000 lượt đảng viên tham dự.
Toàn bộ 100% tổ chức cơ sở Đảng đã đưa nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào sinh hoạt định kỳ. Công tác kiểm tra, giám sát cũng được thực hiện nghiêm túc với 127 cuộc kiểm tra, hơn 700 chi bộ trực thuộc được giám sát, đảm bảo thực hiện tốt các quy định của Đảng.
Đại hội Đại biểu Đảng bộ Đại học Thái Nguyên lần thứ VII nhiệm kỳ 2025 - 2030 là sự kiện chính trị quan trọng.
Hội nhập quốc tế sâu rộng
Đội ngũ cấp ủy có trình độ cao: 98% có trình độ chuyên môn từ thạc sĩ trở lên, 100% đạt trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên, trong đó 83% có trình độ cao cấp lý luận chính trị – đây là nền tảng vững chắc để lãnh đạo toàn diện các mặt công tác trong trường.
Chất lượng đội ngũ giảng viên tiếp tục được chú trọng nâng cao. Tính đến nay, Đại học Thái Nguyên có hơn 1.000 giảng viên có học vị tiến sĩ, tăng thêm 250 người so với đầu nhiệm kỳ. 41,4% giảng viên có học vị tiến sĩ, gần 200 người là giáo sư và phó giáo sư, chiếm tỷ lệ 7,61%, là lực lượng nòng cốt trong phát triển chuyên môn và nghiên cứu.
Hạ tầng cơ sở vật chất và công nghệ thông tin cũng được đầu tư đồng bộ. Dự án xây dựng giai đoạn III với tổng vốn đầu tư trên 320 tỷ đồng được khởi công đúng dịp kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam – là cột mốc quan trọng trong hiện đại hóa cơ sở phục vụ giảng dạy và nghiên cứu.
Các đại biểu tham gia biểu quyết.
Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ quản trị hiện đại như hệ thống ERP, phần mềm đào tạo thông minh, cùng với hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại hóa, giúp Đại học Thái Nguyên cơ bản hoàn thành giai đoạn 1 trong lộ trình trở thành đại học số vào tháng 6/2025.
Đại học Thái Nguyên ngày càng khẳng định vị thế trong khu vực và quốc tế thông qua mạng lưới hợp tác với các nền giáo dục tiên tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Pháp…. Trường đã tổ chức 35 hội thảo quốc tế, 117 hội nghị chuyên đề với sự tham gia của các học giả quốc tế và mở mới 15 chương trình liên kết đào tạo quốc tế.
Đây là tiền đề quan trọng để hiện thực hóa Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Đại biểu tham gia bỏ phiếu.
Tại Đại hội, các đại biểu đã nghe trình bày các báo cáo chính trị, báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành Đảng bộ nhiệm kỳ 2020–2025 và đóng góp ý kiến vào dự thảo văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV. Đại hội đã bầu Ban chấp hành Đảng bộ và 60 đại biểu đi dự Đại hội cấp trên.
Với nền tảng đã được tạo dựng vững chắc trong nhiệm kỳ vừa qua, cùng với quyết tâm chính trị và tinh thần đoàn kết, Đại học Thái Nguyên đang sẵn sàng bước vào nhiệm kỳ 2025–2030 với khát vọng phát triển bền vững, hội nhập sâu rộng và vươn tầm quốc tế.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng tặng hoa chúc mừng Đại hội.
Dự đại hội có Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng, đại diện lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên, nguyên lãnh đạo Đại học Thái Nguyên qua các thời kỳ và đại biểu tiêu biểu đại diện cho đảng viên toàn Đảng bộ.
Kiên định sứ mệnh – nâng tầm vị thế
Trong suốt nhiệm kỳ 2020–2025, Đại học Thái Nguyên đã khẳng định vai trò một đại học vùng trọng điểm quốc gia, vững vàng vượt qua thử thách của đại dịch, nêu cao tinh thần đoàn kết, đổi mới và sáng tạo. Những kết quả đạt được là minh chứng rõ nét cho việc tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng bộ.
Điểm nhấn nổi bật là công tác đổi mới đào tạo, gắn với chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông minh, phát triển các không gian học tập mở, hiện đại và kết nối toàn cầu.
Đại học Thái Nguyên hiện có 35 chương trình đạt chuẩn chất lượng quốc tế AUN-QA, hàng chục chương trình liên kết với các trường đại học danh tiếng trên thế giới và thu hút gần 1.000 lưu học sinh quốc tế đang học tập tại trường.
Trong nhiệm kỳ qua, hoạt động nghiên cứu khoa học – công nghệ có bước tiến vượt bậc cả về số lượng, chất lượng lẫn quy mô hợp tác. Đại học Thái Nguyên đã triển khai 90 đề tài cấp Nhà nước, 359 đề tài cấp tỉnh và 129 đề tài cấp cơ sở. Đặc biệt, hơn 2.166 bài báo đã được công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế uy tín.
Đại biểu tham dự Đại hội.
Cùng với đó, Đại học Thái Nguyên đã thành lập 4 trung tâm ươm tạo, 3 doanh nghiệp khoa học công nghệ, xây dựng 50 nhóm nghiên cứu mạnh, trong đó 1 nhóm đạt chuẩn quốc gia.
Đáng chú ý, 30 sản phẩm trí tuệ được đăng ký, trong đó 15 sản phẩm đã được thương mại hóa, góp phần khẳng định vai trò tiên phong của Đại học Thái Nguyên trong việc đưa nghiên cứu vào thực tiễn phục vụ phát triển vùng.
Không chỉ dừng lại ở đó, Đại học còn thu hút hơn 3,5 triệu USD từ hợp tác nghiên cứu quốc tế, một con số cho thấy năng lực hội nhập và phát triển nghiên cứu đã đạt tới tầm khu vực.
Đảng bộ Đại học Thái Nguyên luôn xác định công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, góp phần định hướng và nâng cao chất lượng phát triển toàn diện. Trong nhiệm kỳ, Đảng bộ đã tổ chức 41 hội nghị học tập, quán triệt các nghị quyết của Trung ương, tỉnh và ngành, với hơn 10.000 lượt đảng viên tham dự.
Toàn bộ 100% tổ chức cơ sở Đảng đã đưa nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào sinh hoạt định kỳ. Công tác kiểm tra, giám sát cũng được thực hiện nghiêm túc với 127 cuộc kiểm tra, hơn 700 chi bộ trực thuộc được giám sát, đảm bảo thực hiện tốt các quy định của Đảng.
Đại hội Đại biểu Đảng bộ Đại học Thái Nguyên lần thứ VII nhiệm kỳ 2025 - 2030 là sự kiện chính trị quan trọng.
Hội nhập quốc tế sâu rộng
Đội ngũ cấp ủy có trình độ cao: 98% có trình độ chuyên môn từ thạc sĩ trở lên, 100% đạt trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên, trong đó 83% có trình độ cao cấp lý luận chính trị – đây là nền tảng vững chắc để lãnh đạo toàn diện các mặt công tác trong trường.
Chất lượng đội ngũ giảng viên tiếp tục được chú trọng nâng cao. Tính đến nay, Đại học Thái Nguyên có hơn 1.000 giảng viên có học vị tiến sĩ, tăng thêm 250 người so với đầu nhiệm kỳ. 41,4% giảng viên có học vị tiến sĩ, gần 200 người là giáo sư và phó giáo sư, chiếm tỷ lệ 7,61%, là lực lượng nòng cốt trong phát triển chuyên môn và nghiên cứu.
Hạ tầng cơ sở vật chất và công nghệ thông tin cũng được đầu tư đồng bộ. Dự án xây dựng giai đoạn III với tổng vốn đầu tư trên 320 tỷ đồng được khởi công đúng dịp kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam – là cột mốc quan trọng trong hiện đại hóa cơ sở phục vụ giảng dạy và nghiên cứu.
Các đại biểu tham gia biểu quyết.
Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ quản trị hiện đại như hệ thống ERP, phần mềm đào tạo thông minh, cùng với hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại hóa, giúp Đại học Thái Nguyên cơ bản hoàn thành giai đoạn 1 trong lộ trình trở thành đại học số vào tháng 6/2025.
Đại học Thái Nguyên ngày càng khẳng định vị thế trong khu vực và quốc tế thông qua mạng lưới hợp tác với các nền giáo dục tiên tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Pháp…. Trường đã tổ chức 35 hội thảo quốc tế, 117 hội nghị chuyên đề với sự tham gia của các học giả quốc tế và mở mới 15 chương trình liên kết đào tạo quốc tế.
Đây là tiền đề quan trọng để hiện thực hóa Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Đại biểu tham gia bỏ phiếu.
Tại Đại hội, các đại biểu đã nghe trình bày các báo cáo chính trị, báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành Đảng bộ nhiệm kỳ 2020–2025 và đóng góp ý kiến vào dự thảo văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV. Đại hội đã bầu Ban chấp hành Đảng bộ và 60 đại biểu đi dự Đại hội cấp trên.
Với nền tảng đã được tạo dựng vững chắc trong nhiệm kỳ vừa qua, cùng với quyết tâm chính trị và tinh thần đoàn kết, Đại học Thái Nguyên đang sẵn sàng bước vào nhiệm kỳ 2025–2030 với khát vọng phát triển bền vững, hội nhập sâu rộng và vươn tầm quốc tế.
LogicLab nhận thẩm định chương trình học từ Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
GD&TĐ -Trong khuôn khổ Ngày hội Sáng tạo 2025, LogicLab đã ký kết hợp tác chiến lược với Bricks 4 Kidz® Hoa Kỳ.
2025-07-23 09:28
Trường Đại học Bình Dương lấy điểm sàn 15 cho hầu hết các ngành
GD&TĐ - Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu (điểm sàn) của Trường Đại học Bình Dương (TPHCM) dao động từ 15 - 19 điểm tùy ngành, phương thức.
2025-07-23 09:27
Bê bối giáo dục y khoa chấn động Ấn Độ
GD&TĐ - Đối với công chúng Ấn Độ, vụ bê bối này đã để lại một vết nhơ sâu sắc về sự xuống cấp đạo đức trong hệ thống giáo dục.
2025-07-23 09:25
Điểm sàn nhóm ngành đào tạo giáo viên năm 2025: Bảo đảm đủ nguồn tuyển, chất lượng
GD&TĐ - Đại diện các trường ghi nhận, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) nhóm ngành đào tạo giáo viên năm 2025 phù hợp với thực tiễn; vừa bảo đảm đủ nguồn tuyển, vừa giữ được chất lượng cho nhóm ngành này.
2025-07-23 09:23
Bí quyết học tập của các thí sinh đạt 10 điểm môn Toán
GD&TĐ - Để đạt kết quả ấn tượng tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, các thí sinh đều có cho mình chiến lược học tập và kế hoạch ôn luyện rõ ràng.
2025-07-23 08:48
TPHCM xử lý phòng khám có dấu hiệu ‘vẽ bệnh, moi tiền’ tại phường Thủ Đức
GD&TĐ - Sở Y tế TPHCM kiểm tra và phát hiện Phòng khám Đa khoa Việt Khang thuộc Công ty TNHH Phòng khám Đa khoa Việt Khang Thủ Đức có dấu hiệu “vẽ bệnh, moi tiền”.
2025-07-23 08:47
Chọn ngành bền vững giữa kỷ nguyên AI: Quản trị Nhân lực tại HSU - 95% sinh viên có việc làm trước khi ra trường
Khi doanh nghiệp cần những người không chỉ hiểu con người mà còn biết kết nối con người với công nghệ để thúc đẩy hiệu suất, giữ chân nhân tài và xây dựng tổ chức phát triển bền vững, vai trò của ngành Nhân sự ngày càng trở nên thiết yếu. Tại Trường Đại học Hoa Sen (HSU), sinh viên ngành Quản trị Nhân lực được đào tạo theo chuẩn quốc tế, phát triển năng lực toàn diện và bám sát nhu cầu thực tiễn.
2025-07-23 08:39
Thí sinh không nên đặt tất cả nguyện vọng vào một trường
GD&TĐ - Theo bà Phạm Thanh Hà - Trường ĐH Ngoại thương, thí sinh không nên đặt tất cả nguyện vọng vào một trường.
2025-07-23 08:37
Trường Đại học Tân Tạo lấy điểm sàn cao nhất 20,5
GD&TĐ - Trường Đại học Tân Tạo công bố điểm sàn khối ngành sức khỏe từ 17 đến 20,5 điểm, các ngành còn lại từ 15 điểm.
2025-07-23 08:36
Ngành giáo dục 34 tỉnh, thành sau sáp nhập: Quyết tâm giữ vững chất lượng
GD&TĐ - Ngành GD-ĐT các tỉnh, thành sau sáp nhập đã chủ động, quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp với quyết tâm giữ vững chất lượng giáo dục và đảm bảo thông suốt trong công tác quản lý.
ĐH Thái Nguyên: Phát triển bền vững, hội nhập sâu rộng, nỗ lực vươn tầm quốc tế