Điểm chuẩn dự kiến của Học viện Tài chính năm nay giảm từ 3-4 điểm
Điểm chuẩn dự kiến của Học viện Tài chính năm nay giảm từ 3-4 điểm
2025/06/30 08:48
GD&TĐ - Theo đại diện Học viện Tài chính, dự kiến điểm chuẩn một số ngành của học viện năm 2025 có thể giảm từ 3-4 điểm so với năm ngoái.
Dự đoán mức điểm chuẩn năm 2025
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 vừa chính thức khép lại, các thí sinh sẽ chờ kết quả thi để xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng. Là người có nhiều năm gắn bó với công tác tuyển sinh, NGƯT.PGS.TS Nguyễn Đào Tùng - Giám đốc Học viện Tài chính có một số chia sẻ về tình hình tuyển sinh năm 2025.
- Theo ông, với thực tế Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 vừa qua sẽ có tác động như thế nào tới công tác xét tuyển của các cơ sở giáo dục đại học?
Dự đoán, năm 2025, phổ điểm bình quân của thí sinh sẽ thấp hơn so với các năm trước, do vậy công tác tuyển sinh ở các cơ sở giáo dục đại học trên cơ sở phương thức xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT có mức điểm chuẩn sẽ giảm.
Đặc biệt, điểm chuẩn trúng tuyển của các trường đại học tốp trên sẽ giảm từ 3 – 5 điểm. Nhiều trường sẽ có điểm chuẩn thấp, các trường tốp giữa dự kiến điểm chuẩn dao động giảm từ 3 – 4 điểm.
- Là đơn vị đào tạo hàng đầu về lĩnh vực Tài chính - Kinh tế của cả nước, Học viện Tài chính có những chiến lược ra sao để tối đa hóa các lợi thế và nâng cao hiệu quả tuyển sinh năm nay?
Năm 2025, Học viện Tài chính có 3 phương thức xét tuyển gồm: Xét tuyển thẳng theo quy chế của Bộ GD&ĐT; xét tuyển kết hợp; xét theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Học viện xét tuyển bằng các phương thức đơn giản, dễ hiểu và áp dụng tiến bộ của công nghệ, cách tính điểm theo hướng tạo thuận lợi tối đa cho thí sinh.
Với lượng thí sinh quan tâm lớn và là địa chỉ đào tạo uy tín thuộc khối ngành kinh tế, tôi tin tưởng Học viện sẽ chọn được thí sinh ưu tú có điểm số phù hợp với các chương trình đào tạo của nhà trường.
Tuy điểm chuẩn có thể giảm, phổ điểm rộng hơn nhưng Học viện vẫn nằm trong tốp 3 các trường trong khối đào tạo về lĩnh vực Tài chính – Kinh tế của cả nước.
Thí sinh không nên hoang mang
Cán bộ giám thị hướng dẫn học sinh điền thông tin vào tờ giấy thi, giấy nháp trước giờ thi môn Ngữ văn năm 2025. Ảnh: Đình Tuệ.
- Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 vừa kết thúc, nhiều ý kiến phản ánh đề Toán, Tiếng Anh quá khó và khiến nhiều thí sinh không làm được. Theo ông, điều này sẽ có những tác động thế nào tới công tác tuyển sinh của nhà trường?
Tôi cho rằng, điều này không ảnh hưởng lớn tới công tác tuyển sinh của các trường trong năm nay.
Đề môn Toán và Tiếng Anh hay, tuy nhiên chưa phù hợp với đại đa số thí sinh trên toàn quốc. Bởi chương trình mới, phương pháp mới, cách thức mới, đề mới nhưng việc truyền tải giữa các trường THPT trên toàn quốc là khác nhau, vừa nghiên cứu vừa giảng dạy… Do vậy, chưa thật sự đồng đều về chất lượng dạy - học trên cả nước.
- Ông có thể đưa ra dự đoán điểm chuẩn các ngành/nhóm ngành đào tạo trong năm nay của Học viện Tài chính?
Dự đoán về công tác tuyển sinh năm 2025, Học viện Tài chính sẽ có dải điểm chuẩn trải rộng có thể từ 22 – 28 điểm, không tập trung như năm 2024 (từ 26,03 – 26,85 thang điểm 30 và 34,35 – 36,15 thang điểm 40).
Như vậy, điểm chuẩn của một số ngành đào tạo của Học viện Tài chính có thể sẽ giảm hơn so với năm ngoái từ 3 – 4 điểm. Phổ điểm rộng sẽ là cơ hội cho thí sinh tự tin đăng ký vào đúng ngành học phù hợp để nâng cao khả năng đỗ vào học viện.
Các thí sinh tại Nam Định thể hiện sự tự tin trước khi vào phòng thi. Ảnh: Đình Tuệ.
Để đồng hành cùng thí sinh, Hội đồng tuyển sinh năm 2025 của Học viện Tài chính dự kiến sẽ giảm ngưỡng điểm đầu vào khoảng 1 điểm.
Năm 2025, Học viện mở thêm 9 chương trình định hướng chứng chỉ quốc tế như: Ngân hàng; Đầu tư tài chính; Thuế và quản trị thuế; Kế toán quản trị và kiểm soát quản lý; Kế toán công; Thẩm định giá và kinh doanh bất động sản; Kinh doanh quốc tế; Quản trị doanh nghiệp; Kinh tế đầu tư.
Ở chương trình chuẩn, nhà trường mở mới các chương trình đào tạo: Kinh tế chính trị - tài chính; Luật Kinh tế; Toán tài chính; Khoa học dữ liệu trong tài chính; Trí tuệ nhân tạo trong tài chính kế toán.
Một số ngành đào tạo mới mở của Học viện dự kiến điểm chuẩn sẽ khá cao, bởi đây đều là những ngành có sức hút lớn với thí sinh và đang có nhu cầu xã hội lớn về nguồn nhân lực chất lượng cao.
- Xin trân trọng cảm ơn ông!
Thí sinh tham dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tại tỉnh Nam Định. Ảnh: Đình Tuệ.
Dự đoán mức điểm chuẩn năm 2025
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 vừa chính thức khép lại, các thí sinh sẽ chờ kết quả thi để xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng. Là người có nhiều năm gắn bó với công tác tuyển sinh, NGƯT.PGS.TS Nguyễn Đào Tùng - Giám đốc Học viện Tài chính có một số chia sẻ về tình hình tuyển sinh năm 2025.
- Theo ông, với thực tế Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 vừa qua sẽ có tác động như thế nào tới công tác xét tuyển của các cơ sở giáo dục đại học?
Dự đoán, năm 2025, phổ điểm bình quân của thí sinh sẽ thấp hơn so với các năm trước, do vậy công tác tuyển sinh ở các cơ sở giáo dục đại học trên cơ sở phương thức xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT có mức điểm chuẩn sẽ giảm.
Đặc biệt, điểm chuẩn trúng tuyển của các trường đại học tốp trên sẽ giảm từ 3 – 5 điểm. Nhiều trường sẽ có điểm chuẩn thấp, các trường tốp giữa dự kiến điểm chuẩn dao động giảm từ 3 – 4 điểm.
- Là đơn vị đào tạo hàng đầu về lĩnh vực Tài chính - Kinh tế của cả nước, Học viện Tài chính có những chiến lược ra sao để tối đa hóa các lợi thế và nâng cao hiệu quả tuyển sinh năm nay?
Năm 2025, Học viện Tài chính có 3 phương thức xét tuyển gồm: Xét tuyển thẳng theo quy chế của Bộ GD&ĐT; xét tuyển kết hợp; xét theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Học viện xét tuyển bằng các phương thức đơn giản, dễ hiểu và áp dụng tiến bộ của công nghệ, cách tính điểm theo hướng tạo thuận lợi tối đa cho thí sinh.
Với lượng thí sinh quan tâm lớn và là địa chỉ đào tạo uy tín thuộc khối ngành kinh tế, tôi tin tưởng Học viện sẽ chọn được thí sinh ưu tú có điểm số phù hợp với các chương trình đào tạo của nhà trường.
Tuy điểm chuẩn có thể giảm, phổ điểm rộng hơn nhưng Học viện vẫn nằm trong tốp 3 các trường trong khối đào tạo về lĩnh vực Tài chính – Kinh tế của cả nước.
Thí sinh không nên hoang mang
Cán bộ giám thị hướng dẫn học sinh điền thông tin vào tờ giấy thi, giấy nháp trước giờ thi môn Ngữ văn năm 2025. Ảnh: Đình Tuệ.
- Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 vừa kết thúc, nhiều ý kiến phản ánh đề Toán, Tiếng Anh quá khó và khiến nhiều thí sinh không làm được. Theo ông, điều này sẽ có những tác động thế nào tới công tác tuyển sinh của nhà trường?
Tôi cho rằng, điều này không ảnh hưởng lớn tới công tác tuyển sinh của các trường trong năm nay.
Đề môn Toán và Tiếng Anh hay, tuy nhiên chưa phù hợp với đại đa số thí sinh trên toàn quốc. Bởi chương trình mới, phương pháp mới, cách thức mới, đề mới nhưng việc truyền tải giữa các trường THPT trên toàn quốc là khác nhau, vừa nghiên cứu vừa giảng dạy… Do vậy, chưa thật sự đồng đều về chất lượng dạy - học trên cả nước.
- Ông có thể đưa ra dự đoán điểm chuẩn các ngành/nhóm ngành đào tạo trong năm nay của Học viện Tài chính?
Dự đoán về công tác tuyển sinh năm 2025, Học viện Tài chính sẽ có dải điểm chuẩn trải rộng có thể từ 22 – 28 điểm, không tập trung như năm 2024 (từ 26,03 – 26,85 thang điểm 30 và 34,35 – 36,15 thang điểm 40).
Như vậy, điểm chuẩn của một số ngành đào tạo của Học viện Tài chính có thể sẽ giảm hơn so với năm ngoái từ 3 – 4 điểm. Phổ điểm rộng sẽ là cơ hội cho thí sinh tự tin đăng ký vào đúng ngành học phù hợp để nâng cao khả năng đỗ vào học viện.
Các thí sinh tại Nam Định thể hiện sự tự tin trước khi vào phòng thi. Ảnh: Đình Tuệ.
Để đồng hành cùng thí sinh, Hội đồng tuyển sinh năm 2025 của Học viện Tài chính dự kiến sẽ giảm ngưỡng điểm đầu vào khoảng 1 điểm.
Năm 2025, Học viện mở thêm 9 chương trình định hướng chứng chỉ quốc tế như: Ngân hàng; Đầu tư tài chính; Thuế và quản trị thuế; Kế toán quản trị và kiểm soát quản lý; Kế toán công; Thẩm định giá và kinh doanh bất động sản; Kinh doanh quốc tế; Quản trị doanh nghiệp; Kinh tế đầu tư.
Ở chương trình chuẩn, nhà trường mở mới các chương trình đào tạo: Kinh tế chính trị - tài chính; Luật Kinh tế; Toán tài chính; Khoa học dữ liệu trong tài chính; Trí tuệ nhân tạo trong tài chính kế toán.
Một số ngành đào tạo mới mở của Học viện dự kiến điểm chuẩn sẽ khá cao, bởi đây đều là những ngành có sức hút lớn với thí sinh và đang có nhu cầu xã hội lớn về nguồn nhân lực chất lượng cao.
LogicLab nhận thẩm định chương trình học từ Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
GD&TĐ -Trong khuôn khổ Ngày hội Sáng tạo 2025, LogicLab đã ký kết hợp tác chiến lược với Bricks 4 Kidz® Hoa Kỳ.
2025-07-23 09:28
Trường Đại học Bình Dương lấy điểm sàn 15 cho hầu hết các ngành
GD&TĐ - Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu (điểm sàn) của Trường Đại học Bình Dương (TPHCM) dao động từ 15 - 19 điểm tùy ngành, phương thức.
2025-07-23 09:27
Bê bối giáo dục y khoa chấn động Ấn Độ
GD&TĐ - Đối với công chúng Ấn Độ, vụ bê bối này đã để lại một vết nhơ sâu sắc về sự xuống cấp đạo đức trong hệ thống giáo dục.
2025-07-23 09:25
Điểm sàn nhóm ngành đào tạo giáo viên năm 2025: Bảo đảm đủ nguồn tuyển, chất lượng
GD&TĐ - Đại diện các trường ghi nhận, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) nhóm ngành đào tạo giáo viên năm 2025 phù hợp với thực tiễn; vừa bảo đảm đủ nguồn tuyển, vừa giữ được chất lượng cho nhóm ngành này.
2025-07-23 09:23
Bí quyết học tập của các thí sinh đạt 10 điểm môn Toán
GD&TĐ - Để đạt kết quả ấn tượng tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, các thí sinh đều có cho mình chiến lược học tập và kế hoạch ôn luyện rõ ràng.
2025-07-23 08:48
TPHCM xử lý phòng khám có dấu hiệu ‘vẽ bệnh, moi tiền’ tại phường Thủ Đức
GD&TĐ - Sở Y tế TPHCM kiểm tra và phát hiện Phòng khám Đa khoa Việt Khang thuộc Công ty TNHH Phòng khám Đa khoa Việt Khang Thủ Đức có dấu hiệu “vẽ bệnh, moi tiền”.
2025-07-23 08:47
Chọn ngành bền vững giữa kỷ nguyên AI: Quản trị Nhân lực tại HSU - 95% sinh viên có việc làm trước khi ra trường
Khi doanh nghiệp cần những người không chỉ hiểu con người mà còn biết kết nối con người với công nghệ để thúc đẩy hiệu suất, giữ chân nhân tài và xây dựng tổ chức phát triển bền vững, vai trò của ngành Nhân sự ngày càng trở nên thiết yếu. Tại Trường Đại học Hoa Sen (HSU), sinh viên ngành Quản trị Nhân lực được đào tạo theo chuẩn quốc tế, phát triển năng lực toàn diện và bám sát nhu cầu thực tiễn.
2025-07-23 08:39
Thí sinh không nên đặt tất cả nguyện vọng vào một trường
GD&TĐ - Theo bà Phạm Thanh Hà - Trường ĐH Ngoại thương, thí sinh không nên đặt tất cả nguyện vọng vào một trường.
2025-07-23 08:37
Trường Đại học Tân Tạo lấy điểm sàn cao nhất 20,5
GD&TĐ - Trường Đại học Tân Tạo công bố điểm sàn khối ngành sức khỏe từ 17 đến 20,5 điểm, các ngành còn lại từ 15 điểm.
2025-07-23 08:36
Ngành giáo dục 34 tỉnh, thành sau sáp nhập: Quyết tâm giữ vững chất lượng
GD&TĐ - Ngành GD-ĐT các tỉnh, thành sau sáp nhập đã chủ động, quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp với quyết tâm giữ vững chất lượng giáo dục và đảm bảo thông suốt trong công tác quản lý.