Điểm sàn, bảng quy đổi điểm chuẩn vào Học viện Báo chí và Tuyên truyền
2025/07/22 10:09
(CLO) Học viện Báo chí và Tuyên truyền vừa công bố điểm sàn và bảng quy đổi tương đương mức điểm chuẩn giữa các phương thức xét tuyển năm 2025.
Nhà trường thông tin thêm, điểm trúng tuyển các phương thức được quy đổi sang thang điểm 30 đối với các ngành thuộc nhóm 2 và quy đổi sang thang 40 đối với các ngành thuộc nhóm 1, 3 và 4.
Học viện Báo chí và Tuyên truyền vừa công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào và điều kiện xét tuyển đại học năm 2025 với nhiều điểm mới đáng chú ý.
Theo đó, tất cả thí sinh dự tuyển phải đạt trung bình cộng kết quả học tập các môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và Lịch sử trong 3 năm THPT từ 6,5 trở lên, đồng thời có hạnh kiểm Khá trở lên trong cả ba năm.
Trường tuyển sinh 32 ngành, chuyên ngành đào tạo và được chia làm 4 nhóm ngành: Báo chí và Xuất bản; các ngành lý luận chính trị và công tác xã hội, kinh tế; ngành Lịch sử; các ngành về truyền thông, quảng cáo, quan hệ quốc tế và các ngành khác.
Với phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT, mức điểm sàn cao nhất là 25 điểm – áp dụng cho các ngành thuộc nhóm 1 (Báo chí, Xuất bản), nhóm 3 (Lịch sử) và nhóm 4 (Truyền thông, Quan hệ công chúng, Quan hệ quốc tế...).
Đây là tổng điểm 3 môn trong tổ hợp xét tuyển, trong đó có một môn chính nhân hệ số 2: môn Ngữ văn với nhóm 1, Lịch sử với nhóm 3 và Tiếng Anh với nhóm 4.
Với nhóm 2 – gồm các ngành Lý luận chính trị – mức điểm sàn thấp hơn, chỉ 18 điểm, tính theo tổng điểm 3 môn không nhân hệ số. Điểm ưu tiên khu vực và đối tượng vẫn được cộng vào theo quy định chung.
Ngoài ra, trường áp dụng phương thức xét tuyển kết hợp với yêu cầu cụ thể về điểm trung bình các môn chính trong 6 học kỳ.
Theo đó, thí sinh xét tuyển vào nhóm ngành Báo chí và Xuất bản cần đạt từ 7,0 điểm trở lên môn Ngữ văn, trong khi ở nhóm ngành Truyền thông, Quan hệ công chúng, Quan hệ quốc tế, ngành Xã hội học và chuyên ngành Biên tập xuất bản, điểm trung bình môn Tiếng Anh phải đạt tối thiểu 7,0.
Năm 2025, Học viện tiếp tục sử dụng ba phương thức tuyển sinh: xét điểm thi tốt nghiệp THPT, xét học bạ và xét tuyển kết hợp. Để bảo đảm sự minh bạch và thống nhất, nhà trường quy đổi điểm chuẩn về thang điểm 30 cho nhóm ngành 2, và thang điểm 40 cho các nhóm ngành còn lại (1, 3 và 4).
Đồng thời, trường cũng công bố bảng quy đổi điểm chuẩn tương đương giữa các phương thức xét tuyển.
Tổng chỉ tiêu tuyển sinh năm nay của trường là 2.400, trong đó 2.050 chỉ tiêu cho hệ đại học chính quy cấp bằng thứ nhất và phần còn lại cho hệ văn bằng 2.
Trường hiện đào tạo 32 ngành, chuyên ngành thuộc 4 nhóm lớn: Báo chí – Xuất bản; Lý luận chính trị – Công tác xã hội – Kinh tế; Lịch sử; và nhóm các ngành Truyền thông, Quảng cáo, Quan hệ quốc tế…
Về học phí, năm học trước các chương trình đại trà áp dụng mức 506.900 đồng/tín chỉ. Một số ngành có học phí cao hơn, như Quảng cáo, Quan hệ công chúng chuyên nghiệp, Quan hệ chính trị và Truyền thông quốc tế, Ngôn ngữ Anh, Xã hội học… thu 1.058.200 đồng/tín chỉ.
Đặc biệt, sinh viên theo học các ngành đào tạo giảng viên lý luận chính trị như Triết học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Kinh tế chính trị, Tư tưởng Hồ Chí Minh… sẽ được miễn học phí hoàn toàn.
Điểm chuẩn năm ngoái của trường dao động khá cao. Trong thang điểm 30, ngành Truyền thông đa phương tiện lấy điểm chuẩn cao nhất với 28,25 (tổ hợp C15), tiếp theo là ngành Truyền thông đại chúng với 28,05.
Năm 2025, Học viện Báo chí và Tuyên truyền dự kiến tuyển sinh tổng số 2.400 chỉ tiêu
Ngành Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước có điểm trúng tuyển thấp nhất là 24,68 (tổ hợp A16). Với thang điểm 40, ngành Lịch sử tổ hợp C19 đạt mức cao nhất – 38,12 điểm, trong khi Ngôn ngữ Anh tổ hợp D72 có mức thấp nhất – 34,7 điểm.
Nhà trường thông tin thêm, điểm trúng tuyển các phương thức được quy đổi sang thang điểm 30 đối với các ngành thuộc nhóm 2 và quy đổi sang thang 40 đối với các ngành thuộc nhóm 1, 3 và 4.
Học viện Báo chí và Tuyên truyền vừa công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào và điều kiện xét tuyển đại học năm 2025 với nhiều điểm mới đáng chú ý.
Theo đó, tất cả thí sinh dự tuyển phải đạt trung bình cộng kết quả học tập các môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và Lịch sử trong 3 năm THPT từ 6,5 trở lên, đồng thời có hạnh kiểm Khá trở lên trong cả ba năm.
Trường tuyển sinh 32 ngành, chuyên ngành đào tạo và được chia làm 4 nhóm ngành: Báo chí và Xuất bản; các ngành lý luận chính trị và công tác xã hội, kinh tế; ngành Lịch sử; các ngành về truyền thông, quảng cáo, quan hệ quốc tế và các ngành khác.
Với phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT, mức điểm sàn cao nhất là 25 điểm – áp dụng cho các ngành thuộc nhóm 1 (Báo chí, Xuất bản), nhóm 3 (Lịch sử) và nhóm 4 (Truyền thông, Quan hệ công chúng, Quan hệ quốc tế...).
Đây là tổng điểm 3 môn trong tổ hợp xét tuyển, trong đó có một môn chính nhân hệ số 2: môn Ngữ văn với nhóm 1, Lịch sử với nhóm 3 và Tiếng Anh với nhóm 4.
Với nhóm 2 – gồm các ngành Lý luận chính trị – mức điểm sàn thấp hơn, chỉ 18 điểm, tính theo tổng điểm 3 môn không nhân hệ số. Điểm ưu tiên khu vực và đối tượng vẫn được cộng vào theo quy định chung.
Ngoài ra, trường áp dụng phương thức xét tuyển kết hợp với yêu cầu cụ thể về điểm trung bình các môn chính trong 6 học kỳ.
Theo đó, thí sinh xét tuyển vào nhóm ngành Báo chí và Xuất bản cần đạt từ 7,0 điểm trở lên môn Ngữ văn, trong khi ở nhóm ngành Truyền thông, Quan hệ công chúng, Quan hệ quốc tế, ngành Xã hội học và chuyên ngành Biên tập xuất bản, điểm trung bình môn Tiếng Anh phải đạt tối thiểu 7,0.
Năm 2025, Học viện tiếp tục sử dụng ba phương thức tuyển sinh: xét điểm thi tốt nghiệp THPT, xét học bạ và xét tuyển kết hợp. Để bảo đảm sự minh bạch và thống nhất, nhà trường quy đổi điểm chuẩn về thang điểm 30 cho nhóm ngành 2, và thang điểm 40 cho các nhóm ngành còn lại (1, 3 và 4).
Đồng thời, trường cũng công bố bảng quy đổi điểm chuẩn tương đương giữa các phương thức xét tuyển.
Tổng chỉ tiêu tuyển sinh năm nay của trường là 2.400, trong đó 2.050 chỉ tiêu cho hệ đại học chính quy cấp bằng thứ nhất và phần còn lại cho hệ văn bằng 2.
Trường hiện đào tạo 32 ngành, chuyên ngành thuộc 4 nhóm lớn: Báo chí – Xuất bản; Lý luận chính trị – Công tác xã hội – Kinh tế; Lịch sử; và nhóm các ngành Truyền thông, Quảng cáo, Quan hệ quốc tế…
Về học phí, năm học trước các chương trình đại trà áp dụng mức 506.900 đồng/tín chỉ. Một số ngành có học phí cao hơn, như Quảng cáo, Quan hệ công chúng chuyên nghiệp, Quan hệ chính trị và Truyền thông quốc tế, Ngôn ngữ Anh, Xã hội học… thu 1.058.200 đồng/tín chỉ.
Đặc biệt, sinh viên theo học các ngành đào tạo giảng viên lý luận chính trị như Triết học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Kinh tế chính trị, Tư tưởng Hồ Chí Minh… sẽ được miễn học phí hoàn toàn.
Điểm chuẩn năm ngoái của trường dao động khá cao. Trong thang điểm 30, ngành Truyền thông đa phương tiện lấy điểm chuẩn cao nhất với 28,25 (tổ hợp C15), tiếp theo là ngành Truyền thông đại chúng với 28,05.
Năm 2025, Học viện Báo chí và Tuyên truyền dự kiến tuyển sinh tổng số 2.400 chỉ tiêu
Ngành Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước có điểm trúng tuyển thấp nhất là 24,68 (tổ hợp A16). Với thang điểm 40, ngành Lịch sử tổ hợp C19 đạt mức cao nhất – 38,12 điểm, trong khi Ngôn ngữ Anh tổ hợp D72 có mức thấp nhất – 34,7 điểm.
Khắc phục thiệt hại hỏa hoạn tại di tích quốc gia chùa Báo Quốc
Ngày 22/7, Cục Di sản văn hóa cho biết đã nhận được báo cáo của Sở VH,TT&DL Hưng Yên về thiệt hại tại di tích quốc gia chùa Báo Quốc sau vụ cháy.
2025-07-22 07:41
Đêm nhạc ‘Lũy đá bất tử’ tri ân người lính
GD&TĐ - Đêm nhạc "Lũy đá bất tử" sẽ diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội vào tối 27/7 nhằm tri những người lính nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ.
2025-07-22 07:40
Bắc Ninh hướng tới trung tâm giáo dục chất lượng cao
GD&TĐ - Bắc Ninh phát huy thế mạnh và truyền thống khoa bảng đất Kinh Bắc hướng tới trở thành một trong những trung tâm giáo dục chất lượng cao của cả nước.
2025-07-22 07:39
Ngôi sao Hà Nội giữ chuỗi Top các trường có thành tích tốt nhất
GD&TĐ - Trường Ngôi Sao Hà Nội liên tiếp nhiều năm liền nằm trong TOP các trường có thành tích tốt nhất kỳ thi vào lớp 10 THPT tại Hà Nội.
2025-07-22 07:37
Chuyện học xưa & nay: Vị Cử nhân triều Nguyễn cả đời gắn bó với giáo dục
GD&TĐ - Không chỉ là nhà thơ, nhà sử học, nhà thuỷ lợi… Nguyễn Thông còn được biết đến là một nho sĩ gắn bó mật thiết với hoạt động giáo dục, khoa cử triều Nguyễn.
2025-07-22 07:34
Cần Thơ sẽ rạng rỡ ‘Vị thế mới, tầm nhìn mới’ tại Triển lãm 80 năm Quốc khánh
GD&TĐ - Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh, Cần Thơ sẽ tham gia Triển lãm thành tựu Đất nước với chủ đề “Rạng rỡ Cần Thơ - Vị thế mới, tầm nhìn mới”.
2025-07-22 07:33
HS Việt và xu hướng 'ghi chép thông minh': Cây bút Pilot công cụ tư duy hiện đại
GD&TĐ -Bút Pilot – đến từ Nhật Bản – đang trở thành công cụ đồng hành giúp học sinh phát triển tư duy, tổ chức kiến thức hiệu quả và sáng tạo hơn.
2025-07-22 03:33
Lào Cai: Kịp thời nội soi gắp tăm tre trong ống tiêu hóa của bệnh nhi 7 tháng tuổi
(CLO) Sở Y tế tỉnh Lào Cai cho biết, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai vừa thực hiện nội soi can thiệp thành công gắp dị vật tăm tre dài 5 cm trong ống tiêu hóa của bệnh nhi 7 tháng tuổi.
2025-07-22 03:29
Trường hè Toán học 2025 lan tỏa đam mê cho học sinh miền Trung - Tây Nguyên
GD&TĐ - Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán (Bộ GD&ĐT) phối hợp Sở GD&ĐT Đắk Lắk khai mạc Trường hè Toán học năm 2025.
2025-07-22 03:28
Điểm sàn Trường Đại học Kinh tế TP HCM 2025: Đầu vào cao ngất, thí sinh cân não chọn phương thức
(CLO) Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh (UEH) vừa công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) cho các phương thức tuyển sinh năm 2025 tại cả hai cơ sở TP Hồ Chí Minh (KSA) và Vĩnh Long (KSV).
Điểm sàn, bảng quy đổi điểm chuẩn vào Học viện Báo chí và Tuyên truyền