Điều chỉnh mức phụ cấp ưu đãi trong Giáo dục: Thêm sức mạnh để vững bước đổi mới
2025/05/21 09:27
GD&TĐ - Theo đánh giá của nhiều giáo viên, nhà quản lý, điều chỉnh mức phụ cấp ưu đãi theo nghề với giáo viên mầm non, nhân viên trường học… là sự ghi nhận cống hiến của đội ngũ với ngành.
Sự quan tâm cần thiết
Gắn bó với nghề giáo gần 20 năm, bà Nguyễn Thị Mai Vân - Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non Hà Trì (Hà Đông, Hà Nội) bày tỏ niềm vui và xúc động khi biết tin dự kiến viên chức cũng như người lao động trong các cơ sở giáo dục công lập được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề như dự thảo Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến.
Bà Mai Vân tâm sự: “Các cô không chỉ dạy chữ, mà còn nuôi dưỡng cảm xúc, chăm lo từng bữa ăn giấc ngủ, vỗ về những ánh mắt thơ ngây bằng cả trái tim, tình yêu thương. Chính sách ưu đãi lần này không chỉ hỗ trợ về thu nhập, mà còn động viên, ghi nhận đầy nhân văn. Đồng thời cho thấy những cống hiến, hy sinh của cô giáo mầm non luôn được Đảng, Nhà nước và các cấp quan tâm, ghi nhận”.
Nữ nhà giáo cũng đánh giá cao việc Bộ GD&ĐT chủ động lấy ý kiến rộng rãi từ cơ sở; đó không chỉ là quy trình kỹ thuật mà còn minh chứng cho nền giáo dục cầu thị, dân chủ, lấy người thầy làm trung tâm của đổi mới.
“Tôi tin rằng, khi nghị định chính thức được ban hành sẽ trở thành nguồn cảm hứng mạnh mẽ, tiếp thêm sức mạnh để mỗi thầy, cô tiếp tục vững bước, đổi mới sáng tạo, giữ trọn lòng yêu nghề và sứ mệnh cao cả của mình. Và hơn hết, chính sách ấy như thông điệp lan tỏa yêu thương, trách nhiệm từ xã hội tới nghề dạy học - nghề của những người gieo hạt cho tương lai”, bà Mai Vân nói.
Hơn 17 năm công tác ở huyện vùng cao, bà Đỗ Thị Loan - Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non Kim Nọi (Mù Cang Chải, Yên Bái) hiểu hơn ai hết những khó khăn, vất vả của giáo viên, nhân viên công tác ở trường mầm non vùng khó.
Đội ngũ công tác trong trường mầm non hầu hết phải thức khuya dậy sớm để đảm bảo yêu cầu của nghề, của trường. Đầu mỗi năm học, để học trò đến trường đầy đủ phải băng rừng, vượt suối đi vận động gia đình đưa trẻ đến trường.
Chưa kể đặc thù công việc đi sớm về muộn, thậm chí nhiều hôm phụ huynh quên đón con, cô trò lại mòn mỏi chờ đợi. Bởi vậy, nghe tin Bộ GD&ĐT công bố dự thảo Nghị định quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức và người lao động trong các cơ sở giáo dục công lập, trong đó điều chỉnh mức phụ cấp ưu đãi theo nghề với giáo viên mầm non, đội ngũ nhân viên trường học ai cũng phấn khởi.
Mặt khác, giáo viên mầm non chỉ dựa vào đồng lương, ít có thời gian làm thêm hay tăng gia sản xuất cùng gia đình nên khi điều chỉnh mức phụ cấp ưu đãi sẽ giúp giáo viên gắn bó hơn nữa với nghề. Đặc biệt với giáo viên trẻ mới ra trường, mức lương khởi điểm chưa cao nhưng khi nhận phụ cấp cao các cô sẽ thêm động lực phấn đấu và toàn tâm toàn ý làm việc.
“Đây cũng được xem như chính sách góp phần hạn chế tình trạng nghỉ việc của giáo viên mầm non, giúp các cô yên tâm cống hiến; mặt khác thu hút những sinh viên có năng lực vào ngành sư phạm để nâng cao chất lượng giáo dục”, bà Loan nói.
Bà Đỗ Thị Loan - Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non Kim Nọi (Lục Yên, Yên Bái) cùng học trò. Ảnh: NVCC
Gửi gắm tâm tư
Công tác tại Trường Mầm non xã Minh Tiến (Hữu Lũng, Lạng Sơn) với vai trò nhân viên nuôi dưỡng, cô Nguyễn Thị Quỳnh Nam cho rằng, chăm sóc và giáo dục là hai lĩnh vực song hành, đóng vai trò quan trọng, không thể thiếu cho sự phát triển toàn diện của trẻ mầm non. Song với đội ngũ nhân viên nuôi dưỡng trường mầm non, đặc thù công việc vất vả, nguy hiểm, độc hại nhưng lại chưa nhận được bất kỳ chế độ phụ cấp nào.
“Khi được tuyển dụng, chúng tôi có đầy đủ bằng cấp đáp ứng yêu cầu, thậm chí trên chuẩn theo yêu cầu của ngành đề ra. Chúng tôi kính mong lãnh đạo các cấp hãy quan tâm đến chế độ phụ cấp dành cho đội ngũ nhân viên nuôi dưỡng trường mầm non công lập thuộc nhóm vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành và được hưởng các chế độ phụ cấp xứng đáng với những gì chúng tôi đã, đang cống hiến để ổn định cuộc sống”, cô Quỳnh Nam bày tỏ.
Đứng ở góc độ nhà quản lý, bà Nguyễn Bích Ngọc - Hiệu trưởng Trường Mầm non Tân Mai (Long Biên, Hà Nội) đánh giá những đề xuất mới trong dự thảo là điểm mới và thực sự vui mừng khi đề cập đến chế độ phụ cấp cho đội ngũ nhân viên trường học (nhân viên kế toán, văn thư, y tế học đường, bảo vệ, cấp dưỡng, tạp vụ...); điều này thể hiện sự ghi nhận trong công việc, những đóng góp của họ vào sự phát triển của nhà trường nói riêng cũng như hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo vệ trẻ nói chung.
Là nhân viên thư viện tại Trường Tiểu học Kim Đồng (TP Thái Bình, Thái Bình), cô Phạm Thị Chiêm cho biết: “Tôi được tuyển dụng vào ngành năm 2008 đến nay gần 18 năm nhưng lương mỗi tháng chỉ 7,2 triệu đồng, không được hưởng bất kỳ loại phụ cấp nào, kể cả chế độ phụ cấp độc hại đã được quy định rõ trong Thông tư số 26/2006/TT-BVHTT ngày 21/2/2006, Thông tư số 20/2023/TT-BGDĐT ngày 30/10/2023”.
Theo cô Chiêm, nhân viên thư viện tại các trường phổ thông còn chịu nhiều thiệt thòi về thu nhập và chế độ đãi ngộ dù làm việc trong cùng môi trường giáo dục, đảm nhiệm nhiệm vụ chuyên môn liên quan trực tiếp đến việc phát triển văn hóa đọc, tổ chức hoạt động tiết đọc thư viện, xây dựng kỹ năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh theo Chương trình GDPT mới.
Nghiên cứu dự thảo Nghị định, cô Chiêm bày tỏ mong muốn cơ quan chức năng bổ sung chức danh nhân viên thư viện trường học vào nhóm được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề với mức 25% hệ số lương. Từ đó, giúp ổn định đời sống, tạo động lực cho đội ngũ thư viện trường học yên tâm công tác; thu hút người có chuyên môn theo đuổi nghề và làm việc tại thư viện học đường.
Bà Bùi Thị Vân - Hiệu trưởng Trường Mầm non An Khánh B (Hoài Đức, Hà Nội): “Dự thảo quy định sẽ tăng phụ cấp từ 35% lên 45% với giáo viên mầm non ở vùng thuận lợi và lên 80% ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nhằm ghi nhận đúng mức độ phức tạp, áp lực công việc, làm ấm lòng đội ngũ giáo viên mầm non bậc học vất vả nhất hiện nay”.
Bà Nguyễn Thị Mai Vân - Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non Hà Trì, (Hà Đông, Hà Nội) và học trò. Ảnh: Đình Tuệ
Sự quan tâm cần thiết
Gắn bó với nghề giáo gần 20 năm, bà Nguyễn Thị Mai Vân - Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non Hà Trì (Hà Đông, Hà Nội) bày tỏ niềm vui và xúc động khi biết tin dự kiến viên chức cũng như người lao động trong các cơ sở giáo dục công lập được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề như dự thảo Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến.
Bà Mai Vân tâm sự: “Các cô không chỉ dạy chữ, mà còn nuôi dưỡng cảm xúc, chăm lo từng bữa ăn giấc ngủ, vỗ về những ánh mắt thơ ngây bằng cả trái tim, tình yêu thương. Chính sách ưu đãi lần này không chỉ hỗ trợ về thu nhập, mà còn động viên, ghi nhận đầy nhân văn. Đồng thời cho thấy những cống hiến, hy sinh của cô giáo mầm non luôn được Đảng, Nhà nước và các cấp quan tâm, ghi nhận”.
Nữ nhà giáo cũng đánh giá cao việc Bộ GD&ĐT chủ động lấy ý kiến rộng rãi từ cơ sở; đó không chỉ là quy trình kỹ thuật mà còn minh chứng cho nền giáo dục cầu thị, dân chủ, lấy người thầy làm trung tâm của đổi mới.
“Tôi tin rằng, khi nghị định chính thức được ban hành sẽ trở thành nguồn cảm hứng mạnh mẽ, tiếp thêm sức mạnh để mỗi thầy, cô tiếp tục vững bước, đổi mới sáng tạo, giữ trọn lòng yêu nghề và sứ mệnh cao cả của mình. Và hơn hết, chính sách ấy như thông điệp lan tỏa yêu thương, trách nhiệm từ xã hội tới nghề dạy học - nghề của những người gieo hạt cho tương lai”, bà Mai Vân nói.
Hơn 17 năm công tác ở huyện vùng cao, bà Đỗ Thị Loan - Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non Kim Nọi (Mù Cang Chải, Yên Bái) hiểu hơn ai hết những khó khăn, vất vả của giáo viên, nhân viên công tác ở trường mầm non vùng khó.
Đội ngũ công tác trong trường mầm non hầu hết phải thức khuya dậy sớm để đảm bảo yêu cầu của nghề, của trường. Đầu mỗi năm học, để học trò đến trường đầy đủ phải băng rừng, vượt suối đi vận động gia đình đưa trẻ đến trường.
Chưa kể đặc thù công việc đi sớm về muộn, thậm chí nhiều hôm phụ huynh quên đón con, cô trò lại mòn mỏi chờ đợi. Bởi vậy, nghe tin Bộ GD&ĐT công bố dự thảo Nghị định quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức và người lao động trong các cơ sở giáo dục công lập, trong đó điều chỉnh mức phụ cấp ưu đãi theo nghề với giáo viên mầm non, đội ngũ nhân viên trường học ai cũng phấn khởi.
Mặt khác, giáo viên mầm non chỉ dựa vào đồng lương, ít có thời gian làm thêm hay tăng gia sản xuất cùng gia đình nên khi điều chỉnh mức phụ cấp ưu đãi sẽ giúp giáo viên gắn bó hơn nữa với nghề. Đặc biệt với giáo viên trẻ mới ra trường, mức lương khởi điểm chưa cao nhưng khi nhận phụ cấp cao các cô sẽ thêm động lực phấn đấu và toàn tâm toàn ý làm việc.
“Đây cũng được xem như chính sách góp phần hạn chế tình trạng nghỉ việc của giáo viên mầm non, giúp các cô yên tâm cống hiến; mặt khác thu hút những sinh viên có năng lực vào ngành sư phạm để nâng cao chất lượng giáo dục”, bà Loan nói.
Bà Đỗ Thị Loan - Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non Kim Nọi (Lục Yên, Yên Bái) cùng học trò. Ảnh: NVCC
Gửi gắm tâm tư
Công tác tại Trường Mầm non xã Minh Tiến (Hữu Lũng, Lạng Sơn) với vai trò nhân viên nuôi dưỡng, cô Nguyễn Thị Quỳnh Nam cho rằng, chăm sóc và giáo dục là hai lĩnh vực song hành, đóng vai trò quan trọng, không thể thiếu cho sự phát triển toàn diện của trẻ mầm non. Song với đội ngũ nhân viên nuôi dưỡng trường mầm non, đặc thù công việc vất vả, nguy hiểm, độc hại nhưng lại chưa nhận được bất kỳ chế độ phụ cấp nào.
“Khi được tuyển dụng, chúng tôi có đầy đủ bằng cấp đáp ứng yêu cầu, thậm chí trên chuẩn theo yêu cầu của ngành đề ra. Chúng tôi kính mong lãnh đạo các cấp hãy quan tâm đến chế độ phụ cấp dành cho đội ngũ nhân viên nuôi dưỡng trường mầm non công lập thuộc nhóm vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành và được hưởng các chế độ phụ cấp xứng đáng với những gì chúng tôi đã, đang cống hiến để ổn định cuộc sống”, cô Quỳnh Nam bày tỏ.
Đứng ở góc độ nhà quản lý, bà Nguyễn Bích Ngọc - Hiệu trưởng Trường Mầm non Tân Mai (Long Biên, Hà Nội) đánh giá những đề xuất mới trong dự thảo là điểm mới và thực sự vui mừng khi đề cập đến chế độ phụ cấp cho đội ngũ nhân viên trường học (nhân viên kế toán, văn thư, y tế học đường, bảo vệ, cấp dưỡng, tạp vụ...); điều này thể hiện sự ghi nhận trong công việc, những đóng góp của họ vào sự phát triển của nhà trường nói riêng cũng như hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo vệ trẻ nói chung.
Là nhân viên thư viện tại Trường Tiểu học Kim Đồng (TP Thái Bình, Thái Bình), cô Phạm Thị Chiêm cho biết: “Tôi được tuyển dụng vào ngành năm 2008 đến nay gần 18 năm nhưng lương mỗi tháng chỉ 7,2 triệu đồng, không được hưởng bất kỳ loại phụ cấp nào, kể cả chế độ phụ cấp độc hại đã được quy định rõ trong Thông tư số 26/2006/TT-BVHTT ngày 21/2/2006, Thông tư số 20/2023/TT-BGDĐT ngày 30/10/2023”.
Theo cô Chiêm, nhân viên thư viện tại các trường phổ thông còn chịu nhiều thiệt thòi về thu nhập và chế độ đãi ngộ dù làm việc trong cùng môi trường giáo dục, đảm nhiệm nhiệm vụ chuyên môn liên quan trực tiếp đến việc phát triển văn hóa đọc, tổ chức hoạt động tiết đọc thư viện, xây dựng kỹ năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh theo Chương trình GDPT mới.
Nghiên cứu dự thảo Nghị định, cô Chiêm bày tỏ mong muốn cơ quan chức năng bổ sung chức danh nhân viên thư viện trường học vào nhóm được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề với mức 25% hệ số lương. Từ đó, giúp ổn định đời sống, tạo động lực cho đội ngũ thư viện trường học yên tâm công tác; thu hút người có chuyên môn theo đuổi nghề và làm việc tại thư viện học đường.
Bà Bùi Thị Vân - Hiệu trưởng Trường Mầm non An Khánh B (Hoài Đức, Hà Nội): “Dự thảo quy định sẽ tăng phụ cấp từ 35% lên 45% với giáo viên mầm non ở vùng thuận lợi và lên 80% ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nhằm ghi nhận đúng mức độ phức tạp, áp lực công việc, làm ấm lòng đội ngũ giáo viên mầm non bậc học vất vả nhất hiện nay”.
Kiểm soát lây nhiễm COVID-19 trong bệnh viện hiện nay như thế nào?
(CLO) Trước diễn biến dịch COVID-19 vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, Bộ Y tế vừa ban hành Hướng dẫn mới nhất về phòng và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 trong cơ sở khám, chữa bệnh.
2025-07-25 02:23
TPHCM: Đã có 10 ca sốt xuất huyết tử vong
GD&TĐ - Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM phát cảnh báo khi có 10 ca tử vong do sốt xuất huyết, tăng gần 160% so với cùng kỳ năm 2024.
2025-07-25 02:23
Sở Y tế TP HCM kiểm tra đột xuất phòng khám Khang Thịnh, phát hiện dấu hiệu 'vẽ bệnh moi tiền'
(CLO) Ngày 24/7, Sở Y Tế TP HCM cho biết vừa phối hợp kiểm tra đột xuất Phòng khám Đa khoa Khang Thịnh sau phản ánh từ người dân. Qua hồ sơ và dữ liệu nội bộ, lực lượng chức năng phát hiện nhiều dấu hiệu bất thường như lập hồ sơ mập mờ, thu phí không rõ ràng và lưu trữ hàng trăm ảnh bệnh lý không có danh tính.
2025-07-25 02:23
TPHCM ghi nhận ca đầu tiên mắc bệnh ho gà trong năm
GD&TĐ - Ngày 24/7, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM (HCDC), ca bệnh ho gà đầu tiên trong năm là trẻ nhỏ khoảng 1 tháng tuổi.
2025-07-25 02:21
4 ổ dịch sốt xuất huyết chưa được dập tại Hà Nội, nguy cơ bùng phát
(CLO) Tính đến ngày 23/7, Hà Nội ghi nhận 403 ca mắc sốt xuất huyết, giảm gần 69% so với cùng kỳ năm 2024. Tuy nhiên, thành phố vẫn còn 4 ổ dịch đang hoạt động tại Phú Xuyên, Xuân Phương, Hát Môn và Tây Hồ, mỗi nơi từ 5–7 bệnh nhân.
2025-07-24 09:18
Văn học trẻ ‘lên tiếng’ trong Cuộc thi truyện ngắn Báo Văn nghệ 2022–2024
(CLO) Cuộc thi truyện ngắn do Báo Văn nghệ tổ chức giai đoạn 2022 - 2024 đã chính thức khép lại bằng lễ trao giải vào sáng nay 24/7/2025 tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam (Hà Nội), đánh dấu một chặng đường dài và nhiều dấu ấn trong đời sống văn học Việt Nam đương đại.
2025-07-24 09:15
Hoa quả nhiệt đới thơm ngon, nhưng có thể là 'mối nguy' cho làn da trẻ nhỏ
GD&TĐ -Hè đến, những loại trái cây nhiệt đới như sầu riêng, mít, nhãn… ngon miệng nhưng dễ gây hại da, đặc biệt là với làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
2025-07-24 09:06
Đắk Lắk miễn phí bồi dưỡng tiếng Pháp cho học sinh, mở cơ hội du học
GD&TĐ - Đắk Lắk triển khai chương trình bồi dưỡng tiếng Pháp miễn phí cho học sinh và tập huấn giáo viên, giúp lan tỏa cơ hội học tập, du học.
2025-07-24 09:05
Nghệ thuật tri ân
GD&TĐ - Mỗi tháng 7 về, nhiều chương trình nghệ thuật được tổ chức biểu diễn để tri ân các thế hệ cha anh...
2025-07-24 09:02
Hào quang trở lại với nghề giáo, hết thời “chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm”
(NB&CL) Mùa tuyển sinh đại học 2025 đang chứng kiến cuộc bứt phá ngoạn mục, đưa ngành Sư phạm (SP) trở lại vị thế vốn có. Tâm điểm của sự chuyển mình lịch sử này chính là Luật Nhà giáo, cú hích chính sách được chờ đợi suốt nhiều năm, thắp sáng niềm tin và định hình chân dung người thầy trong kỷ nguyên mới.
Điều chỉnh mức phụ cấp ưu đãi trong Giáo dục: Thêm sức mạnh để vững bước đổi mới