GD&TĐ - Tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị (cũ) có nhiều đặc điểm tương đồng, đều giàu truyền thống cách mạng, chung nền văn hóa và tinh thần hiếu học.
Các thế hệ học sinh nơi đây đều chăm chỉ, chịu khó, luôn cầu tiến, nỗ lực học tập để thay đổi cuộc sống. Sự hợp nhất giữa 2 địa phương sẽ mở ra giai đoạn phát triển mới cho ngành Giáo dục tỉnh Quảng Trị, với nhiều kỳ vọng về sự bứt phá trong chất lượng.
Sức mạnh cộng hưởng từ hai nền giáo dục
Những năm qua, với tinh thần vượt khó, ngành Giáo dục 2 tỉnh từng bước vượt qua khó khăn, không ngừng đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, chăm lo phát triển đội ngũ và đầu tư cơ sở vật chất trường lớp. Nhờ đó, giáo dục Quảng Bình và Quảng Trị có những bước tiến ấn tượng, chất lượng giáo dục hai mặt ngày càng được khẳng định và nâng cao.
Ngành Giáo dục 2 địa phương đã chú trọng tham mưu ban hành các cơ chế, chính sách tạo hành lang pháp lý thúc đẩy phát triển giáo dục. Giai đoạn 2020 - 2025, ngành Giáo dục Quảng Trị (cũ) tham mưu ban hành 22 Nghị quyết liên quan đến quy hoạch ngành, chế độ chính sách cho giáo viên, học sinh, xóa phòng học tạm và các khoản thu chi; cùng hàng chục văn bản chỉ đạo tập trung vào đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo chủ trương Nghị quyết 29, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và mũi nhọn.
Sở GD&ĐT Quảng Bình (cũ) cũng đề xuất ban hành 14 Nghị quyết quan trọng, góp phần tháo gỡ khó khăn, đáp ứng nhu cầu thực tế của học sinh, giáo viên và phụ huynh. Đây là nền tảng pháp lý vững chắc để giáo dục phát triển đúng hướng.
Cùng với đó, ngành Giáo dục tích cực rà soát, sắp xếp mạng lưới giáo dục hợp lý, tinh gọn, hiệu quả, đảm bảo điều kiện thuận lợi cho học sinh đến trường. Sau khi “về chung một nhà”, giáo dục tỉnh Quảng Trị được mở rộng về quy mô trường lớp, lẫn đội ngũ.
Toàn tỉnh có khoảng 938 đơn vị, trường học; đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên khoảng 31.500 người. Việc sáp nhập thành tỉnh Quảng Trị mới tạo điều kiện để hình thành một hệ thống giáo dục lớn hơn, đồng bộ hơn.
Cơ sở vật chất trường lớp, thiết bị giáo dục được quan tâm đầu tư hợp lý, theo hướng chuẩn hóa, đáp ứng yêu cầu dạy học. Tỷ lệ phòng học kiên cố các cấp tăng. Ngành Giáo dục huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, xây dựng trường chuẩn quốc gia.
Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phát triển cả về số lượng, lẫn chất lượng, cơ bản đảm bảo yêu cầu của việc dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục. Tỉnh Quảng Trị (cũ) có hơn 13.170 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và lao động. Tỉnh Quảng Bình (cũ) có gần 18.337 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên. Công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên luôn được ngành Giáo dục 2 tỉnh chú trọng. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn ở mức cao.
Nhiều cán bộ, giáo viên đạt danh hiệu giáo viên giỏi; nhiều tấm gương tận tụy với nghề, sáng tạo trong giảng dạy được tôn vinh. Đây chính là lực lượng nòng cốt giúp giáo dục hai tỉnh không ngừng tiến bộ. Tại các địa bàn miền núi, các giáo viên tâm huyết, bám trường, bám lớp dạy học. Cùng với đó, bao thế hệ học sinh vượt khó đến trường, viết tiếp những câu chuyện cảm động về ý chí học tập trong gian khó.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng và Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Trị Nguyễn Long Hải khen thưởng học sinh Quảng Trị đạt thành tích cao.
Nền tảng nâng cao, chất lượng bền vững
Những năm qua, ngành Giáo dục 2 tỉnh đẩy mạnh các phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; thực hiện hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong các hoạt động quản lý và dạy học. Công tác cải cách hành chính đạt được nhiều kết quả nổi bật.
Ngành Giáo dục chú trọng triển khai Chương trình GDPT 2018 từ lớp 1 đến lớp 12 khá bài bản, với nhiều đổi mới về nội dung và phương pháp giảng dạy. Việc lựa chọn sách giáo khoa, biên soạn tài liệu địa phương thực hiện đúng quy định, kịp thời đưa vào dạy học. Học sinh ngày càng chủ động, tự tin hơn, kết quả học tập cũng có nhiều chuyển biến tích cực.
Trong điều kiện còn khó khăn, nơi thường xuyên hứng chịu ảnh hưởng thiên tai, dịch bệnh, nhưng phát huy truyền thống hiếu học, các thế hệ học sinh 2 địa phương đều chăm chỉ, cần cù, vượt khó vươn lên và đạt thành tích cao trong học tập.
Chất lượng giáo dục toàn diện và mũi nhọn ở Quảng Trị được duy trì và có bước phát triển khởi sắc. Chất lượng giáo dục mầm non có sự chuyển biến mạnh mẽ, tỷ lệ trẻ huy động đến trường tăng cao. Ở cấp THCS và THPT, chất lượng học lực và hạnh kiểm được duy trì vững chắc, đi vào thực chất. Tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT bình quân 5 năm (2020 - 2024) đạt 95,44%.
Hàng ngàn học sinh Quảng Trị đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh, và có 155 học sinh đạt giải quốc gia THPT (năm học 2023 - 2024 đạt 1 giải Nhất, 5 Nhì, 21 Ba, 17 Khuyến khích; năm học 2024 - 2025 đạt 1 giải Nhất, 7 Nhì, 17 Ba, 35 Khuyến khích). Nhiều học sinh đạt giải cao trong Cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc gia. Hai năm liền học sinh Quảng Trị có dự án tham dự Intel ISEF 2024 và 2025. Trong đó, 1 dự án tham dự Intel ISEF 2025 đạt giải Tư quốc tế; 1 học sinh tham gia Olympic Tin học châu Á - Thái Bình Dương đạt Huy chương Đồng.
Thành tích học tập của học sinh Quảng Bình ngày càng tiến bộ rõ rệt. Tỷ lệ tốt nghiệp THPT năm 2024 đạt gần 100%, điểm thi trung bình các môn đều tăng. Thành tích học sinh giỏi các cấp của Quảng Bình liên tục được nâng cao. Số lượng học sinh đạt giải tại kỳ thi học sinh giỏi quốc gia tăng từ 29 giải (năm 2021) lên 55 giải (năm 2024). Các trường như Trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp (Quảng Bình), THPT chuyên Lê Quý Đôn (Quảng Trị) là những điểm sáng trong bồi dưỡng nhân tài.
TS Lê Thị Hương - Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Trị cho biết, sau khi hợp nhất, ngành Giáo dục Quảng Trị có cơ hội tổ chức, sắp xếp lại để phát triển bền vững hơn, từ quy hoạch hệ thống trường lớp, sắp xếp lại đội ngũ, đến chuẩn hóa chương trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ...
Ngành Giáo dục được kế thừa và phát huy những thành quả đạt được của giáo dục 2 địa phương trong những năm qua, cùng sự tận tâm, tận tụy, tâm huyết và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; truyền thống hiếu học, tinh thần vượt khó đã được hun đúc từ nhiều thế hệ. Đó là những nền tảng quan trọng để giáo dục phát triển.
Cùng với những thuận lợi kể trên, việc sáp nhập tỉnh cũng đặt ra không ít thách thức. Tuy nhiên, với quyết tâm chính trị cao và cách làm khoa học, thận trọng, từng bước, ngành Giáo dục Quảng Trị hoàn toàn kỳ vọng sẽ gặt hái nhiều thành tích nổi bật trong tương lai.
Việc hợp nhất Quảng Bình và Quảng Trị không đơn thuần là ghép hai địa giới hành chính, mà là sự dung hòa, cộng hưởng và nâng cấp các giá trị truyền thống để kiến tạo một hệ sinh thái giáo dục mới và nhiều cơ hội hơn. Giáo dục Quảng Trị đang bước vào một chặng đường mới: Hành trình của đổi mới và phát triển.
Tỉnh Quảng Trị (cũ) có 386 trường học công lập; 9 trung tâm GDNN - GDTX và 1 trung tâm GDTX-TH-NN tỉnh. Tổng số học sinh toàn tỉnh hơn 191.000 em. Tỉnh Quảng Bình (cũ) có 552 trường, cơ sở GDMN, GDPT và GDTX.
Giáo dục Quảng Trị đứng trước cơ hội để đổi mới, bứt phá về chất lượng.
Các thế hệ học sinh nơi đây đều chăm chỉ, chịu khó, luôn cầu tiến, nỗ lực học tập để thay đổi cuộc sống. Sự hợp nhất giữa 2 địa phương sẽ mở ra giai đoạn phát triển mới cho ngành Giáo dục tỉnh Quảng Trị, với nhiều kỳ vọng về sự bứt phá trong chất lượng.
Sức mạnh cộng hưởng từ hai nền giáo dục
Những năm qua, với tinh thần vượt khó, ngành Giáo dục 2 tỉnh từng bước vượt qua khó khăn, không ngừng đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, chăm lo phát triển đội ngũ và đầu tư cơ sở vật chất trường lớp. Nhờ đó, giáo dục Quảng Bình và Quảng Trị có những bước tiến ấn tượng, chất lượng giáo dục hai mặt ngày càng được khẳng định và nâng cao.
Ngành Giáo dục 2 địa phương đã chú trọng tham mưu ban hành các cơ chế, chính sách tạo hành lang pháp lý thúc đẩy phát triển giáo dục. Giai đoạn 2020 - 2025, ngành Giáo dục Quảng Trị (cũ) tham mưu ban hành 22 Nghị quyết liên quan đến quy hoạch ngành, chế độ chính sách cho giáo viên, học sinh, xóa phòng học tạm và các khoản thu chi; cùng hàng chục văn bản chỉ đạo tập trung vào đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo chủ trương Nghị quyết 29, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và mũi nhọn.
Sở GD&ĐT Quảng Bình (cũ) cũng đề xuất ban hành 14 Nghị quyết quan trọng, góp phần tháo gỡ khó khăn, đáp ứng nhu cầu thực tế của học sinh, giáo viên và phụ huynh. Đây là nền tảng pháp lý vững chắc để giáo dục phát triển đúng hướng.
Cùng với đó, ngành Giáo dục tích cực rà soát, sắp xếp mạng lưới giáo dục hợp lý, tinh gọn, hiệu quả, đảm bảo điều kiện thuận lợi cho học sinh đến trường. Sau khi “về chung một nhà”, giáo dục tỉnh Quảng Trị được mở rộng về quy mô trường lớp, lẫn đội ngũ.
Toàn tỉnh có khoảng 938 đơn vị, trường học; đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên khoảng 31.500 người. Việc sáp nhập thành tỉnh Quảng Trị mới tạo điều kiện để hình thành một hệ thống giáo dục lớn hơn, đồng bộ hơn.
Cơ sở vật chất trường lớp, thiết bị giáo dục được quan tâm đầu tư hợp lý, theo hướng chuẩn hóa, đáp ứng yêu cầu dạy học. Tỷ lệ phòng học kiên cố các cấp tăng. Ngành Giáo dục huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, xây dựng trường chuẩn quốc gia.
Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phát triển cả về số lượng, lẫn chất lượng, cơ bản đảm bảo yêu cầu của việc dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục. Tỉnh Quảng Trị (cũ) có hơn 13.170 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và lao động. Tỉnh Quảng Bình (cũ) có gần 18.337 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên. Công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên luôn được ngành Giáo dục 2 tỉnh chú trọng. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn ở mức cao.
Nhiều cán bộ, giáo viên đạt danh hiệu giáo viên giỏi; nhiều tấm gương tận tụy với nghề, sáng tạo trong giảng dạy được tôn vinh. Đây chính là lực lượng nòng cốt giúp giáo dục hai tỉnh không ngừng tiến bộ. Tại các địa bàn miền núi, các giáo viên tâm huyết, bám trường, bám lớp dạy học. Cùng với đó, bao thế hệ học sinh vượt khó đến trường, viết tiếp những câu chuyện cảm động về ý chí học tập trong gian khó.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng và Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Trị Nguyễn Long Hải khen thưởng học sinh Quảng Trị đạt thành tích cao.
Nền tảng nâng cao, chất lượng bền vững
Những năm qua, ngành Giáo dục 2 tỉnh đẩy mạnh các phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; thực hiện hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong các hoạt động quản lý và dạy học. Công tác cải cách hành chính đạt được nhiều kết quả nổi bật.
Ngành Giáo dục chú trọng triển khai Chương trình GDPT 2018 từ lớp 1 đến lớp 12 khá bài bản, với nhiều đổi mới về nội dung và phương pháp giảng dạy. Việc lựa chọn sách giáo khoa, biên soạn tài liệu địa phương thực hiện đúng quy định, kịp thời đưa vào dạy học. Học sinh ngày càng chủ động, tự tin hơn, kết quả học tập cũng có nhiều chuyển biến tích cực.
Trong điều kiện còn khó khăn, nơi thường xuyên hứng chịu ảnh hưởng thiên tai, dịch bệnh, nhưng phát huy truyền thống hiếu học, các thế hệ học sinh 2 địa phương đều chăm chỉ, cần cù, vượt khó vươn lên và đạt thành tích cao trong học tập.
Chất lượng giáo dục toàn diện và mũi nhọn ở Quảng Trị được duy trì và có bước phát triển khởi sắc. Chất lượng giáo dục mầm non có sự chuyển biến mạnh mẽ, tỷ lệ trẻ huy động đến trường tăng cao. Ở cấp THCS và THPT, chất lượng học lực và hạnh kiểm được duy trì vững chắc, đi vào thực chất. Tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT bình quân 5 năm (2020 - 2024) đạt 95,44%.
Hàng ngàn học sinh Quảng Trị đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh, và có 155 học sinh đạt giải quốc gia THPT (năm học 2023 - 2024 đạt 1 giải Nhất, 5 Nhì, 21 Ba, 17 Khuyến khích; năm học 2024 - 2025 đạt 1 giải Nhất, 7 Nhì, 17 Ba, 35 Khuyến khích). Nhiều học sinh đạt giải cao trong Cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc gia. Hai năm liền học sinh Quảng Trị có dự án tham dự Intel ISEF 2024 và 2025. Trong đó, 1 dự án tham dự Intel ISEF 2025 đạt giải Tư quốc tế; 1 học sinh tham gia Olympic Tin học châu Á - Thái Bình Dương đạt Huy chương Đồng.
Thành tích học tập của học sinh Quảng Bình ngày càng tiến bộ rõ rệt. Tỷ lệ tốt nghiệp THPT năm 2024 đạt gần 100%, điểm thi trung bình các môn đều tăng. Thành tích học sinh giỏi các cấp của Quảng Bình liên tục được nâng cao. Số lượng học sinh đạt giải tại kỳ thi học sinh giỏi quốc gia tăng từ 29 giải (năm 2021) lên 55 giải (năm 2024). Các trường như Trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp (Quảng Bình), THPT chuyên Lê Quý Đôn (Quảng Trị) là những điểm sáng trong bồi dưỡng nhân tài.
TS Lê Thị Hương - Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Trị cho biết, sau khi hợp nhất, ngành Giáo dục Quảng Trị có cơ hội tổ chức, sắp xếp lại để phát triển bền vững hơn, từ quy hoạch hệ thống trường lớp, sắp xếp lại đội ngũ, đến chuẩn hóa chương trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ...
Ngành Giáo dục được kế thừa và phát huy những thành quả đạt được của giáo dục 2 địa phương trong những năm qua, cùng sự tận tâm, tận tụy, tâm huyết và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; truyền thống hiếu học, tinh thần vượt khó đã được hun đúc từ nhiều thế hệ. Đó là những nền tảng quan trọng để giáo dục phát triển.
Cùng với những thuận lợi kể trên, việc sáp nhập tỉnh cũng đặt ra không ít thách thức. Tuy nhiên, với quyết tâm chính trị cao và cách làm khoa học, thận trọng, từng bước, ngành Giáo dục Quảng Trị hoàn toàn kỳ vọng sẽ gặt hái nhiều thành tích nổi bật trong tương lai.
Việc hợp nhất Quảng Bình và Quảng Trị không đơn thuần là ghép hai địa giới hành chính, mà là sự dung hòa, cộng hưởng và nâng cấp các giá trị truyền thống để kiến tạo một hệ sinh thái giáo dục mới và nhiều cơ hội hơn. Giáo dục Quảng Trị đang bước vào một chặng đường mới: Hành trình của đổi mới và phát triển.
Tỉnh Quảng Trị (cũ) có 386 trường học công lập; 9 trung tâm GDNN - GDTX và 1 trung tâm GDTX-TH-NN tỉnh. Tổng số học sinh toàn tỉnh hơn 191.000 em. Tỉnh Quảng Bình (cũ) có 552 trường, cơ sở GDMN, GDPT và GDTX.
Kiểm soát lây nhiễm COVID-19 trong bệnh viện hiện nay như thế nào?
(CLO) Trước diễn biến dịch COVID-19 vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, Bộ Y tế vừa ban hành Hướng dẫn mới nhất về phòng và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 trong cơ sở khám, chữa bệnh.
2025-07-25 02:23
TPHCM: Đã có 10 ca sốt xuất huyết tử vong
GD&TĐ - Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM phát cảnh báo khi có 10 ca tử vong do sốt xuất huyết, tăng gần 160% so với cùng kỳ năm 2024.
2025-07-25 02:23
Sở Y tế TP HCM kiểm tra đột xuất phòng khám Khang Thịnh, phát hiện dấu hiệu 'vẽ bệnh moi tiền'
(CLO) Ngày 24/7, Sở Y Tế TP HCM cho biết vừa phối hợp kiểm tra đột xuất Phòng khám Đa khoa Khang Thịnh sau phản ánh từ người dân. Qua hồ sơ và dữ liệu nội bộ, lực lượng chức năng phát hiện nhiều dấu hiệu bất thường như lập hồ sơ mập mờ, thu phí không rõ ràng và lưu trữ hàng trăm ảnh bệnh lý không có danh tính.
2025-07-25 02:23
TPHCM ghi nhận ca đầu tiên mắc bệnh ho gà trong năm
GD&TĐ - Ngày 24/7, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM (HCDC), ca bệnh ho gà đầu tiên trong năm là trẻ nhỏ khoảng 1 tháng tuổi.
2025-07-25 02:21
4 ổ dịch sốt xuất huyết chưa được dập tại Hà Nội, nguy cơ bùng phát
(CLO) Tính đến ngày 23/7, Hà Nội ghi nhận 403 ca mắc sốt xuất huyết, giảm gần 69% so với cùng kỳ năm 2024. Tuy nhiên, thành phố vẫn còn 4 ổ dịch đang hoạt động tại Phú Xuyên, Xuân Phương, Hát Môn và Tây Hồ, mỗi nơi từ 5–7 bệnh nhân.
2025-07-24 09:18
Văn học trẻ ‘lên tiếng’ trong Cuộc thi truyện ngắn Báo Văn nghệ 2022–2024
(CLO) Cuộc thi truyện ngắn do Báo Văn nghệ tổ chức giai đoạn 2022 - 2024 đã chính thức khép lại bằng lễ trao giải vào sáng nay 24/7/2025 tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam (Hà Nội), đánh dấu một chặng đường dài và nhiều dấu ấn trong đời sống văn học Việt Nam đương đại.
2025-07-24 09:15
Hoa quả nhiệt đới thơm ngon, nhưng có thể là 'mối nguy' cho làn da trẻ nhỏ
GD&TĐ -Hè đến, những loại trái cây nhiệt đới như sầu riêng, mít, nhãn… ngon miệng nhưng dễ gây hại da, đặc biệt là với làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
2025-07-24 09:06
Đắk Lắk miễn phí bồi dưỡng tiếng Pháp cho học sinh, mở cơ hội du học
GD&TĐ - Đắk Lắk triển khai chương trình bồi dưỡng tiếng Pháp miễn phí cho học sinh và tập huấn giáo viên, giúp lan tỏa cơ hội học tập, du học.
2025-07-24 09:05
Nghệ thuật tri ân
GD&TĐ - Mỗi tháng 7 về, nhiều chương trình nghệ thuật được tổ chức biểu diễn để tri ân các thế hệ cha anh...
2025-07-24 09:02
Hào quang trở lại với nghề giáo, hết thời “chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm”
(NB&CL) Mùa tuyển sinh đại học 2025 đang chứng kiến cuộc bứt phá ngoạn mục, đưa ngành Sư phạm (SP) trở lại vị thế vốn có. Tâm điểm của sự chuyển mình lịch sử này chính là Luật Nhà giáo, cú hích chính sách được chờ đợi suốt nhiều năm, thắp sáng niềm tin và định hình chân dung người thầy trong kỷ nguyên mới.