GD&TĐ - Thực hiện chính quyền 2 cấp, ngành Giáo dục và Đào tạo Nghệ An từng bước sắp xếp mạng lưới trường, lớp và phân cấp quản lý đội ngũ nhà giáo phù hợp.
Đồng thời đẩy mạnh chuyển đổi số hướng tới mục tiêu kép: Vừa thay đổi hình thức hoạt động quản lý, quản trị, dạy học, vừa đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao, hình thành chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
Quy hoạch, sắp xếp mạng lưới trường lớp
Toàn tỉnh Nghệ An hiện có 1.507 trường phổ thông và mầm non (trong đó, có 84 trường ngoài công lập); 19 trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX); 1 trung tâm GDTX - hướng nghiệp; 1 trung tâm GDTX tỉnh; 412 trung tâm học tập cộng đồng cấp xã. Có 6 trường đại học và 35 cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Trong giai đoạn năm học 2020 - 2021 đến 2024 - 2025, Nghệ An đã sáp nhập, giảm 31 trường công lập; 200 điểm trường công lập mầm non và phổ thông; giảm 1 trung tâm tỉnh; giảm 13 cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Sáp nhập Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An vào Trường Đại học Kinh tế Nghệ An và đổi tên thành Trường Đại học Nghệ An.
Dù có nhiều nỗ lực sắp xếp, hiện trên địa bàn tỉnh còn nhiều điểm trường lẻ mầm non và tiểu học. Mạng lưới trường lớp manh mún sẽ ảnh hưởng đến đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và môi trường giáo dục hạn chế, nhất là ở vùng cao. Chất lượng giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nhất là môn Tiếng Anh, Tin học theo đó gặp nhiều hạn chế…
Ông Thái Văn Thành - Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An cho hay, trong thời gian tới, ngành Giáo dục phối hợp với chính quyền các xã phường tiếp tục rà soát, bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện việc quy hoạch mạng lưới trường, lớp học hệ thống trường phổ thông và mầm non, giáo dục nghề nghiệp, đại học.
Trong đó, đối với giáo dục mầm non và phổ thông, việc quy hoạch sắp xếp mạng lưới trường lớp cần tính đến yếu tố đặc thù của giáo dục. Đảm bảo quyền tiếp cận giáo dục của người học ở vùng sâu, xa cũng như việc đáp ứng về giáo viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị.
Việc quy hoạch mạng lưới trường lớp, hệ thống cơ sở giáo dục - đào tạo cần huy động tối đa các nguồn lực từ chính sách đặc thù của Trung ương dành cho Nghệ An. Đồng thời, lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, nguồn xã hội hoá, nhằm hiện thực hóa các quy hoạch theo hướng lựa chọn đầu tư có trọng tâm, trọng điểm.
Giờ học của cô và trò Trường THCS Trà Lân (Con Cuông, Nghệ An). Ảnh: Hồ Lài.
Giữ vững và phát huy chất lượng
Trong giai đoạn 2020 - 2025, chất lượng giáo dục toàn diện của Nghệ An có bước tiến bộ vượt bậc, đã khẳng định được vị thế trong tốp đầu của cả nước; tạo nguồn đào tạo nhân lực chất lượng cao cho phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập quốc tế. Tỷ lệ trường học đang đạt chuẩn quốc gia đến 2025 là trên 80%.
Về chất lượng đại trà ngày càng được nâng cao. Kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, Nghệ An vượt bậc xếp thứ 12/63 tỉnh thành, tăng 22 bậc so với năm 2021. Đối với giáo dục mũi nhọn, Nghệ An luôn duy trì xếp tốp 3 - 5 đơn vị dẫn đầu cả nước về chất lượng học sinh giỏi quốc gia, khu vực và quốc tế hàng năm.
Chất lượng đội ngũ nhà giáo từng bước đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, 100% giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn. Sở GD&ĐT cũng tham mưu UBND tỉnh Nghệ An hỗ trợ ngành tổ chức bồi dưỡng trực tiếp 100% đội ngũ giáo viên dạy học Chương trình GDPT 2018, bên cạnh tham gia bồi dưỡng trực tuyến qua hệ thống LMS của Bộ.
Trong giai đoạn 2020 - 2025, ngành Giáo dục Nghệ An có 98 nhà giáo được phong tặng danh hiệu “Nhà giáo Ưu tú” lần thứ 15 và 16; có 666 sáng kiến được xét công nhận cấp tỉnh; hàng trăm nhà giáo được công nhận danh hiệu dạy giỏi cấp tỉnh, giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp tỉnh… qua mỗi đợt tổ chức hội thi.
Trong bối cảnh mới, ông Thái Văn Thành - Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An cho rằng, ngành Giáo dục tỉnh cần có sự chuyển mình, cơ cấu lại tổ chức bộ máy. Khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp, không còn phòng GD&ĐT, thì vai trò chủ động, tích cực của các nhà trường, đội ngũ nhà giáo phải được nâng cao.
Nhiệm vụ trước mắt đó là tập trung vào đổi mới phương pháp dạy học, phát huy người học là trung tâm, tăng cường giáo dục địa phương, tổ chức dạy học 2 buổi/ngày. Tiếp tục thực hiện Kết luận 91 của Bộ Chính trị về đưa tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai, đẩy mạnh phong trào học tập tiếng Anh trong các nhà trường… Áp dụng chuyển đổi số trong dạy học, nâng cao năng lực chuyên môn, hướng đến chuẩn quốc gia, quốc tế.
Hiện nay, Luật Nhà giáo đã được Quốc hội thông qua - bên cạnh các quy định về chính sách đãi ngộ thì còn có cơ chế, quy định đề cao tính tự chủ, sáng tạo của giáo viên. Các giáo viên, nhà trường cần mạnh dạn xây dựng những mô hình dạy học mới, ứng dụng STEM nhằm phát huy năng lực toàn diện người học, đáp ứng yêu cầu giáo dục, đào tạo công dân toàn cầu trong bối cảnh mới.
Ông Thái Văn Thành - Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An. Ảnh: Hồ Lài
Tích cực chuyển đổi số
Dù đã khẳng định được vị thế trong tốp đầu của cả nước, tuy nhiên, ngành GD&ĐT Nghệ An đang đối mặt không ít thách thức, khó khăn. Chất lượng giáo dục đại trà chưa đồng đều, có khoảng cách ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Đội ngũ giáo viên mầm non, giáo viên phổ thông, giáo viên nghề nghiệp còn thiếu, ảnh hưởng đến việc chuyển giao công nghệ, chất lượng giáo dục và các mục tiêu giáo dục.
Sau khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp, Nghệ An có 130 xã, quản lý về mặt Nhà nước hơn 1.300 trường học. Sở GD&ĐT trực tiếp quản lý chuyên môn và được giao thẩm quyền tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giáo viên.
Theo ông Thái Văn Thành - Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An, khi không còn cấp trung gian phòng GD&ĐT phụ trách chuyên môn, và phân cấp phân quyền trong quản lý giáo dục, thì ngành cần phải tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số.
Hướng tới mục tiêu kép: Vừa thay đổi hình thức hoạt động quản lý, quản trị, dạy học, vừa đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao, hình thành chính quyền số, kinh tế số và xã hội số (theo Kế hoạch 102/KH-UBND ngày 23/2/2023 của UBND tỉnh về chuyển đổi số ngành Giáo dục và Đào tạo Nghệ An đến năm 2025, định hướng đến năm 2030).
Nghệ An là tỉnh đầu tiên của cả nước đào tạo lưu học sinh Lào chương trình THPT tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT số 2 tỉnh. Ảnh: Hồ Lài
Nắm bắt kịp thời và ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI trong quản lý và dạy học, năm học 2024 - 2025, Sở GD&ĐT Nghệ An đã chủ động tổ chức tập huấn bồi dưỡng kiến thức về Chat GPT, tiếp cận Công nghệ AI cho đội ngũ cán bộ công chức viên chức. Chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện cải cách hành chính. Đầu tư đảm bảo các nguồn lực về con người, tài chính, cơ sở vật chất cho phát triển giáo dục.
Hiện ngành Giáo dục Nghệ An đã xây dựng xong giai đoạn 1 và tiến hành xây dựng hệ thống IOC (trung tâm điều hành thông minh) giai đoạn 2. Mục đích tăng cường, nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác quản lý, chỉ đạo điều hành thông minh.
Đổi mới phương thức dạy học, kiểm tra, đánh giá, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Đồng thời, mang lại tiện ích tốt nhất cho giáo viên, phụ huynh, học sinh và nhà quản lý. Đặc biệt là việc tập huấn, sinh hoạt, chỉ đạo chuyên môn từ cấp Sở đến cấp trường và giáo viên.
Nghệ An tổ chức thành công Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 dành cho khóa học sinh đầu tiên theo Chương trình GDPT 2018. Ảnh: Hồ Lài
Đồng thời đẩy mạnh chuyển đổi số hướng tới mục tiêu kép: Vừa thay đổi hình thức hoạt động quản lý, quản trị, dạy học, vừa đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao, hình thành chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
Quy hoạch, sắp xếp mạng lưới trường lớp
Toàn tỉnh Nghệ An hiện có 1.507 trường phổ thông và mầm non (trong đó, có 84 trường ngoài công lập); 19 trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX); 1 trung tâm GDTX - hướng nghiệp; 1 trung tâm GDTX tỉnh; 412 trung tâm học tập cộng đồng cấp xã. Có 6 trường đại học và 35 cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Trong giai đoạn năm học 2020 - 2021 đến 2024 - 2025, Nghệ An đã sáp nhập, giảm 31 trường công lập; 200 điểm trường công lập mầm non và phổ thông; giảm 1 trung tâm tỉnh; giảm 13 cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Sáp nhập Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An vào Trường Đại học Kinh tế Nghệ An và đổi tên thành Trường Đại học Nghệ An.
Dù có nhiều nỗ lực sắp xếp, hiện trên địa bàn tỉnh còn nhiều điểm trường lẻ mầm non và tiểu học. Mạng lưới trường lớp manh mún sẽ ảnh hưởng đến đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và môi trường giáo dục hạn chế, nhất là ở vùng cao. Chất lượng giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nhất là môn Tiếng Anh, Tin học theo đó gặp nhiều hạn chế…
Ông Thái Văn Thành - Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An cho hay, trong thời gian tới, ngành Giáo dục phối hợp với chính quyền các xã phường tiếp tục rà soát, bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện việc quy hoạch mạng lưới trường, lớp học hệ thống trường phổ thông và mầm non, giáo dục nghề nghiệp, đại học.
Trong đó, đối với giáo dục mầm non và phổ thông, việc quy hoạch sắp xếp mạng lưới trường lớp cần tính đến yếu tố đặc thù của giáo dục. Đảm bảo quyền tiếp cận giáo dục của người học ở vùng sâu, xa cũng như việc đáp ứng về giáo viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị.
Việc quy hoạch mạng lưới trường lớp, hệ thống cơ sở giáo dục - đào tạo cần huy động tối đa các nguồn lực từ chính sách đặc thù của Trung ương dành cho Nghệ An. Đồng thời, lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, nguồn xã hội hoá, nhằm hiện thực hóa các quy hoạch theo hướng lựa chọn đầu tư có trọng tâm, trọng điểm.
Giờ học của cô và trò Trường THCS Trà Lân (Con Cuông, Nghệ An). Ảnh: Hồ Lài.
Giữ vững và phát huy chất lượng
Trong giai đoạn 2020 - 2025, chất lượng giáo dục toàn diện của Nghệ An có bước tiến bộ vượt bậc, đã khẳng định được vị thế trong tốp đầu của cả nước; tạo nguồn đào tạo nhân lực chất lượng cao cho phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập quốc tế. Tỷ lệ trường học đang đạt chuẩn quốc gia đến 2025 là trên 80%.
Về chất lượng đại trà ngày càng được nâng cao. Kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, Nghệ An vượt bậc xếp thứ 12/63 tỉnh thành, tăng 22 bậc so với năm 2021. Đối với giáo dục mũi nhọn, Nghệ An luôn duy trì xếp tốp 3 - 5 đơn vị dẫn đầu cả nước về chất lượng học sinh giỏi quốc gia, khu vực và quốc tế hàng năm.
Chất lượng đội ngũ nhà giáo từng bước đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, 100% giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn. Sở GD&ĐT cũng tham mưu UBND tỉnh Nghệ An hỗ trợ ngành tổ chức bồi dưỡng trực tiếp 100% đội ngũ giáo viên dạy học Chương trình GDPT 2018, bên cạnh tham gia bồi dưỡng trực tuyến qua hệ thống LMS của Bộ.
Trong giai đoạn 2020 - 2025, ngành Giáo dục Nghệ An có 98 nhà giáo được phong tặng danh hiệu “Nhà giáo Ưu tú” lần thứ 15 và 16; có 666 sáng kiến được xét công nhận cấp tỉnh; hàng trăm nhà giáo được công nhận danh hiệu dạy giỏi cấp tỉnh, giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp tỉnh… qua mỗi đợt tổ chức hội thi.
Trong bối cảnh mới, ông Thái Văn Thành - Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An cho rằng, ngành Giáo dục tỉnh cần có sự chuyển mình, cơ cấu lại tổ chức bộ máy. Khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp, không còn phòng GD&ĐT, thì vai trò chủ động, tích cực của các nhà trường, đội ngũ nhà giáo phải được nâng cao.
Nhiệm vụ trước mắt đó là tập trung vào đổi mới phương pháp dạy học, phát huy người học là trung tâm, tăng cường giáo dục địa phương, tổ chức dạy học 2 buổi/ngày. Tiếp tục thực hiện Kết luận 91 của Bộ Chính trị về đưa tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai, đẩy mạnh phong trào học tập tiếng Anh trong các nhà trường… Áp dụng chuyển đổi số trong dạy học, nâng cao năng lực chuyên môn, hướng đến chuẩn quốc gia, quốc tế.
Hiện nay, Luật Nhà giáo đã được Quốc hội thông qua - bên cạnh các quy định về chính sách đãi ngộ thì còn có cơ chế, quy định đề cao tính tự chủ, sáng tạo của giáo viên. Các giáo viên, nhà trường cần mạnh dạn xây dựng những mô hình dạy học mới, ứng dụng STEM nhằm phát huy năng lực toàn diện người học, đáp ứng yêu cầu giáo dục, đào tạo công dân toàn cầu trong bối cảnh mới.
Ông Thái Văn Thành - Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An. Ảnh: Hồ Lài
Tích cực chuyển đổi số
Dù đã khẳng định được vị thế trong tốp đầu của cả nước, tuy nhiên, ngành GD&ĐT Nghệ An đang đối mặt không ít thách thức, khó khăn. Chất lượng giáo dục đại trà chưa đồng đều, có khoảng cách ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Đội ngũ giáo viên mầm non, giáo viên phổ thông, giáo viên nghề nghiệp còn thiếu, ảnh hưởng đến việc chuyển giao công nghệ, chất lượng giáo dục và các mục tiêu giáo dục.
Sau khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp, Nghệ An có 130 xã, quản lý về mặt Nhà nước hơn 1.300 trường học. Sở GD&ĐT trực tiếp quản lý chuyên môn và được giao thẩm quyền tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giáo viên.
Theo ông Thái Văn Thành - Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An, khi không còn cấp trung gian phòng GD&ĐT phụ trách chuyên môn, và phân cấp phân quyền trong quản lý giáo dục, thì ngành cần phải tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số.
Hướng tới mục tiêu kép: Vừa thay đổi hình thức hoạt động quản lý, quản trị, dạy học, vừa đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao, hình thành chính quyền số, kinh tế số và xã hội số (theo Kế hoạch 102/KH-UBND ngày 23/2/2023 của UBND tỉnh về chuyển đổi số ngành Giáo dục và Đào tạo Nghệ An đến năm 2025, định hướng đến năm 2030).
Nghệ An là tỉnh đầu tiên của cả nước đào tạo lưu học sinh Lào chương trình THPT tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT số 2 tỉnh. Ảnh: Hồ Lài
Nắm bắt kịp thời và ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI trong quản lý và dạy học, năm học 2024 - 2025, Sở GD&ĐT Nghệ An đã chủ động tổ chức tập huấn bồi dưỡng kiến thức về Chat GPT, tiếp cận Công nghệ AI cho đội ngũ cán bộ công chức viên chức. Chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện cải cách hành chính. Đầu tư đảm bảo các nguồn lực về con người, tài chính, cơ sở vật chất cho phát triển giáo dục.
Hiện ngành Giáo dục Nghệ An đã xây dựng xong giai đoạn 1 và tiến hành xây dựng hệ thống IOC (trung tâm điều hành thông minh) giai đoạn 2. Mục đích tăng cường, nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác quản lý, chỉ đạo điều hành thông minh.
Đổi mới phương thức dạy học, kiểm tra, đánh giá, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Đồng thời, mang lại tiện ích tốt nhất cho giáo viên, phụ huynh, học sinh và nhà quản lý. Đặc biệt là việc tập huấn, sinh hoạt, chỉ đạo chuyên môn từ cấp Sở đến cấp trường và giáo viên.
‘Conan 28’ gây địa chấn phòng vé Việt, hai ngày càn quét gần 50 tỷ đồng
(CLO) Theo thống kê từ Box Office Vietnam, tính đến sáng 21/7, "Thám tử lừng danh Conan: Dư ảnh của độc nhãn" (tức Movie 28) đã chính thức ra rạp và thu về 48,5 tỷ đồng. Doanh thu này đến từ các suất chiếu sớm trong hai ngày cuối tuần cùng lượng vé đặt trước, cho thấy sức hút mạnh mẽ của bộ phim tại thị trường Việt Nam.
2025-07-21 07:23
Cao Bằng nỗ lực xóa mù chữ, mở đường cho phát triển bền vững
GD&TĐ - Những năm qua, tỉnh Cao Bằng luôn nỗ lực đẩy mạnh công tác xóa mù chữ và phổ cập giáo dục cho đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt tại vùng khó.
2025-07-21 07:22
Nóng trong tuần: Phổ điểm thi tốt nghiệp THPT; triển khai thi hành Luật Nhà giáo
GD&TĐ - Phổ điểm thi tốt nghiệp THPT, triển khai thi hành Luật Nhà giáo, kết quả Olympic Toán quốc tế là thông tin giáo dục nổi bật tuần qua.
2025-07-21 07:19
Trợ thủ của cha mẹ trong hành trình nuôi dạy con thời hiện đại
GD&TĐ - TikToker triệu view “Sếp An Nhàn” ra mắt sách nuôi dạy con với tên gọi độc đáo “Tình huống khó - gặp bố mẹ cao thủ”.
2025-07-21 07:16
Tư vấn tuyển sinh trực tuyến 2025: Chọn nghề vững chắc, không lo thất nghiệp
GD&TĐ - Chương trình tư vấn tuyển sinh trực tuyến do Báo Giáo dục và Thời đại tổ chức sẽ mang đến thông tin thiết thực về lựa chọn nghề nghiệp.
2025-07-21 07:15
Nam sinh điểm tổ hợp A00 cao nhất tỉnh Lạng Sơn chia sẻ bí quyết 'vừa học vừa chơi'
GD&TĐ - Đi thi với tâm lý thoải mái, không đặt nặng kết quả, Nguyễn Danh Nhân “ẵm” danh hiệu thí sinh cao điểm nhất khối A00 tỉnh Lạng Sơn với 29 điểm.
2025-07-21 07:14
Ngành GD&ĐT Ninh Bình sẵn sàng phương án phòng, chống bão số 3
GD&TĐ - Sở GD&ĐT Ninh Bình vừa có văn bản hỏa tốc gửi các trường, cơ sở giáo dục về việc chủ động ứng phó với cơn bão số 3 (bão WIPHA).
2025-07-21 07:13
Thí sinh không phải tự quy đổi điểm tương đương trúng tuyển
GD&TĐ - Theo ông Nguyễn Ngọc Hà, thí sinh không phải tự quy đổi điểm tương đương trúng tuyển nhưng bắt buộc đăng ký trực tuyến các nguyện vọng xét tuyển.
2025-07-21 07:12
Cú hích cho chất lượng và công bằng giáo dục
GD&TĐ - Thực hiện sáp nhập và chính quyền địa phương 2 cấp được xem như “cú hích” nâng cao chất lượng giáo dục, đảm bảo công bằng trong tiếp cận giáo dục.
2025-07-21 06:57
Điểm chuẩn khối Sức khỏe 2025 sẽ “hạ nhiệt”?
(CLO) Trong khi tỷ lệ điểm dưới trung bình môn Sinh học tăng vọt, số bài thi đạt 7 điểm trở lên lại tụt sâu, khiến cánh cửa vào những ngành học danh giá này trở nên thách thức hơn bao giờ hết. Liệu điểm chuẩn ngành Sức khỏe 2025 có "hạ nhiệt"?