Hà Nội phát triển giáo dục mầm non theo hướng hiện đại, nhân văn, toàn diện
2025/06/03 08:58
GD&TĐ - Chiều 2/6, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức hội nghị tổng kết thực hiện Đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2018-2025.
100% đạt và vượt kế hoạch đề ra
Báo cáo tổng kết Đề án, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương cho biết: Sau 7 năm thực hiện Quyết định 1677 QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đồng bộ từ thành phố đến các quận, huyện, thị xã, cấp học mầm non thành phố Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả nổi bật; 100% các chỉ tiêu đều đạt và vượt kế hoạch đề ra.
Giai đoạn 2018-2025, thành phố đã xây mới 150 trường, hơn 300 điểm trường, bổ sung 1.640 phòng học, xây dựng 1.387 phòng đa năng, 1.604 bếp ăn, 4.451 phòng giáo dục thể chất, nghệ thuật; cải tạo đồng bộ hệ thống nước sạch, chiếu sáng học đường, nhà vệ sinh, nâng cấp bếp ăn và trang thiết bị.
Bổ sung 29.433 bộ thiết bị dạy học; 3.577 bộ đồ chơi ngoài trời, đầu tư bảng tương tác cho 319 trường, màn hình thông minh cho 321 trường, 617 trường có phòng tin học, ngoại ngữ. Tổng kinh phí đầu tư cho giáo dục mầm non đạt 62.057 tỷ đồng. Đến nay, Hà Nội có 686 trường mầm non đạt chuẩn quốc gia (59,1%), vượt 9,1% so với chỉ tiêu Đề án 1677.
Là địa phương triển khai hiệu quả nhiều giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo vệ sức khỏe trẻ mầm non, hướng đến sự phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần cho trẻ, hiện 100% trẻ mầm non Hà Nội được tổ chức ăn bán trú tại trường, 100% trẻ được theo dõi sức khỏe định kỳ, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm rõ rệt, triển khai hiệu quả chương trình “Sữa học đường”…
Quang cảnh hội nghị.
Với định hướng phát triển giáo dục mầm non hiện đại, nhân văn và toàn diện, Hà Nội luôn tiên phong trong đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục mầm non trong giai đoạn mới. 100% trường mầm non xây dựng chương trình giáo dục phù hợp với thực tiễn địa phương, chú trọng giáo dục kỹ năng sống, văn hóa Hà Nội.
Bộ tài liệu “Giáo dục nếp sống văn minh, thanh lịch cho trẻ em 5-6 tuổi” được triển khai hiệu quả, góp phần hình thành nếp sống đẹp cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non. 100% trẻ mẫu giáo hoàn thành chương trình giáo dục mầm. 100% trường đã đổi mới môi trường và phương pháp giáo dục theo hướng mở, hiện đại...
Hà Nội là địa phương duy nhất trong cả nước có mô hình trường mầm non chất lượng cao. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn đào tạo trình độ cao đẳng sư phạm trở lên đạt 94%. 100% cán bộ quản lý đạt chuẩn về quản lý giáo dục, lý luận chính trị, CNTT. Phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” trong cấp học mầm non được đẩy mạnh; chú trọng đẩy mạnh xã hội hóa và hợp tác quốc tế….
Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương, Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam Nguyễn Ngọc Ân trao thưởng cho các đơn vị.
Giữ ổn định chất lượng giáo dục trong bối cảnh mới
Là địa phương có nhiều kết quả trong việc sáp nhập điểm lẻ, tăng cường xây dựng mạng lưới trường lớp, huyện Đông Anh đã chia sẻ kinh nghiệm trong công tác quy hoạch. Theo đó, năm 2018 toàn huyện có 54 trường mầm non với 102 điểm trường, trung bình mỗi trường có 2-4 điểm lẻ, nhiều điểm lẻ nằm rải rác ở thôn, làng, cơ sở vật chất xuống cấp, một số lớp phải học nhờ nhà văn hóa.
Huyện ủy, HĐND, UBND huyện đã ban hành các nghị quyết, đề án, kế hoạch nhằm huy động tối đa nguồn lực đầu tư cho giáo dục mầm non. Công tác rà soát quỹ đất, điều chỉnh quy hoạch, bố trí đất xây dựng trường được chỉ đạo quyết liệt tại các khu vực đông dân cư như Kim Chung, Võng La, Hải Bối, Đại Mạch, khu công nghiệp Bắc Thăng Long và khu đô thị mới.
UBND huyện làm việc trực tiếp với các xã để lựa chọn ô đất, lập dự án đầu tư. Với nhiều giải pháp quyết liệt, đến nay, quy mô giáo dục mầm non huyện Đông Anh tăng 4 trường công lập, giảm 39 điểm trường lẻ so với năm 2018. Tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn quốc gia chiếm 94,8%, trong đó có 21 trường đạt mức độ 2 (56,7%), vượt 44,8% so với chỉ tiêu Đề án.
Hội nghị cũng được nghe chia sẻ kinh nghiệm của một số đơn vị trong việc xây dựng mô hình trường mầm non chất lượng cao; tăng tỷ lệ huy động trẻ ra lớp; nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ; xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia…
Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà biểu dương, ghi nhận sự nỗ lực cố gắng và những kết quả đạt được trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ mầm non nói chung và trong việc thực hiện Đề án “Phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2018-2025” nói riêng.
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà phát triển tại hội nghị.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà trao Bằng khen cho các đơn vị.
Nêu một số nhóm nội dung tồn tại, như: Số trẻ ra lớp một số huyện còn thấp, chất lượng giáo dục giữa khu vực nội thành - ngoại thành còn chênh lệch, thiếu trường lớp cục bộ, cơ sở vật chất tại một số đơn vị chưa đáp ứng yêu cầu..., bà Vũ Thu Hà nhấn mạnh, đây là những nội dung, vấn đề quan trọng đặt ra để quan tâm thực hiện.
Trong bối cảnh sắp xếp, vận hành bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp, các Phòng GD&ĐT không còn, Phó Chủ tịch UBND TP đề nghị Sở GD&ĐT khẩn trương rà soát tổng thể các nội dung, nhiệm vụ, tham mưu TP xây dựng, ban hành văn bản hướng dẫn trách nhiệm của chính quyền cơ sở, của hiệu trưởng các trường để hoạt động giáo dục không bị gián đoạn.
Bên cạnh đó, ngành GD-ĐT Hà Nội cần tập trung hơn nữa hoạt động hợp tác quốc tế, đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích các nguồn lực xã hội phát triển giáo dục mầm non theo hướng chất lượng cao, bền vững; mở rộng hợp tác với các cơ sở giáo dục quốc tế; tăng cường giao lưu chuyên môn, tiếp cận mô hình tiên tiến.
Nhằm biểu dương, ghi nhận nỗ lực của các tập thể, cá nhân, Chủ tịch UBND TP đã quyết định tặng Bằng khen cho 54 tập thể, 51 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ của Đề án.
Chất lượng giáo dục mầm non tại Hà Nội có sự phát triển vượt bậc.
100% đạt và vượt kế hoạch đề ra
Báo cáo tổng kết Đề án, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương cho biết: Sau 7 năm thực hiện Quyết định 1677 QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đồng bộ từ thành phố đến các quận, huyện, thị xã, cấp học mầm non thành phố Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả nổi bật; 100% các chỉ tiêu đều đạt và vượt kế hoạch đề ra.
Giai đoạn 2018-2025, thành phố đã xây mới 150 trường, hơn 300 điểm trường, bổ sung 1.640 phòng học, xây dựng 1.387 phòng đa năng, 1.604 bếp ăn, 4.451 phòng giáo dục thể chất, nghệ thuật; cải tạo đồng bộ hệ thống nước sạch, chiếu sáng học đường, nhà vệ sinh, nâng cấp bếp ăn và trang thiết bị.
Bổ sung 29.433 bộ thiết bị dạy học; 3.577 bộ đồ chơi ngoài trời, đầu tư bảng tương tác cho 319 trường, màn hình thông minh cho 321 trường, 617 trường có phòng tin học, ngoại ngữ. Tổng kinh phí đầu tư cho giáo dục mầm non đạt 62.057 tỷ đồng. Đến nay, Hà Nội có 686 trường mầm non đạt chuẩn quốc gia (59,1%), vượt 9,1% so với chỉ tiêu Đề án 1677.
Là địa phương triển khai hiệu quả nhiều giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo vệ sức khỏe trẻ mầm non, hướng đến sự phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần cho trẻ, hiện 100% trẻ mầm non Hà Nội được tổ chức ăn bán trú tại trường, 100% trẻ được theo dõi sức khỏe định kỳ, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm rõ rệt, triển khai hiệu quả chương trình “Sữa học đường”…
Quang cảnh hội nghị.
Với định hướng phát triển giáo dục mầm non hiện đại, nhân văn và toàn diện, Hà Nội luôn tiên phong trong đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục mầm non trong giai đoạn mới. 100% trường mầm non xây dựng chương trình giáo dục phù hợp với thực tiễn địa phương, chú trọng giáo dục kỹ năng sống, văn hóa Hà Nội.
Bộ tài liệu “Giáo dục nếp sống văn minh, thanh lịch cho trẻ em 5-6 tuổi” được triển khai hiệu quả, góp phần hình thành nếp sống đẹp cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non. 100% trẻ mẫu giáo hoàn thành chương trình giáo dục mầm. 100% trường đã đổi mới môi trường và phương pháp giáo dục theo hướng mở, hiện đại...
Hà Nội là địa phương duy nhất trong cả nước có mô hình trường mầm non chất lượng cao. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn đào tạo trình độ cao đẳng sư phạm trở lên đạt 94%. 100% cán bộ quản lý đạt chuẩn về quản lý giáo dục, lý luận chính trị, CNTT. Phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” trong cấp học mầm non được đẩy mạnh; chú trọng đẩy mạnh xã hội hóa và hợp tác quốc tế….
Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương, Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam Nguyễn Ngọc Ân trao thưởng cho các đơn vị.
Giữ ổn định chất lượng giáo dục trong bối cảnh mới
Là địa phương có nhiều kết quả trong việc sáp nhập điểm lẻ, tăng cường xây dựng mạng lưới trường lớp, huyện Đông Anh đã chia sẻ kinh nghiệm trong công tác quy hoạch. Theo đó, năm 2018 toàn huyện có 54 trường mầm non với 102 điểm trường, trung bình mỗi trường có 2-4 điểm lẻ, nhiều điểm lẻ nằm rải rác ở thôn, làng, cơ sở vật chất xuống cấp, một số lớp phải học nhờ nhà văn hóa.
Huyện ủy, HĐND, UBND huyện đã ban hành các nghị quyết, đề án, kế hoạch nhằm huy động tối đa nguồn lực đầu tư cho giáo dục mầm non. Công tác rà soát quỹ đất, điều chỉnh quy hoạch, bố trí đất xây dựng trường được chỉ đạo quyết liệt tại các khu vực đông dân cư như Kim Chung, Võng La, Hải Bối, Đại Mạch, khu công nghiệp Bắc Thăng Long và khu đô thị mới.
UBND huyện làm việc trực tiếp với các xã để lựa chọn ô đất, lập dự án đầu tư. Với nhiều giải pháp quyết liệt, đến nay, quy mô giáo dục mầm non huyện Đông Anh tăng 4 trường công lập, giảm 39 điểm trường lẻ so với năm 2018. Tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn quốc gia chiếm 94,8%, trong đó có 21 trường đạt mức độ 2 (56,7%), vượt 44,8% so với chỉ tiêu Đề án.
Hội nghị cũng được nghe chia sẻ kinh nghiệm của một số đơn vị trong việc xây dựng mô hình trường mầm non chất lượng cao; tăng tỷ lệ huy động trẻ ra lớp; nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ; xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia…
Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà biểu dương, ghi nhận sự nỗ lực cố gắng và những kết quả đạt được trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ mầm non nói chung và trong việc thực hiện Đề án “Phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2018-2025” nói riêng.
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà phát triển tại hội nghị.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà trao Bằng khen cho các đơn vị.
Nêu một số nhóm nội dung tồn tại, như: Số trẻ ra lớp một số huyện còn thấp, chất lượng giáo dục giữa khu vực nội thành - ngoại thành còn chênh lệch, thiếu trường lớp cục bộ, cơ sở vật chất tại một số đơn vị chưa đáp ứng yêu cầu..., bà Vũ Thu Hà nhấn mạnh, đây là những nội dung, vấn đề quan trọng đặt ra để quan tâm thực hiện.
Trong bối cảnh sắp xếp, vận hành bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp, các Phòng GD&ĐT không còn, Phó Chủ tịch UBND TP đề nghị Sở GD&ĐT khẩn trương rà soát tổng thể các nội dung, nhiệm vụ, tham mưu TP xây dựng, ban hành văn bản hướng dẫn trách nhiệm của chính quyền cơ sở, của hiệu trưởng các trường để hoạt động giáo dục không bị gián đoạn.
Bên cạnh đó, ngành GD-ĐT Hà Nội cần tập trung hơn nữa hoạt động hợp tác quốc tế, đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích các nguồn lực xã hội phát triển giáo dục mầm non theo hướng chất lượng cao, bền vững; mở rộng hợp tác với các cơ sở giáo dục quốc tế; tăng cường giao lưu chuyên môn, tiếp cận mô hình tiên tiến.
Nhằm biểu dương, ghi nhận nỗ lực của các tập thể, cá nhân, Chủ tịch UBND TP đã quyết định tặng Bằng khen cho 54 tập thể, 51 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ của Đề án.
Khai mạc Hội thi tiếng hát chú ve con cho học sinh, học viên TPHCM năm 2025
GD&TĐ - Ngày 24/7, Sở GD&ĐT TPHCM và Công viên nước Đầm Sen tổ chức khai mạc Hội thi “Tiếng hát chú ve con học sinh, học viên thành phố năm 2025”.
2025-07-24 08:59
Hà Tĩnh tăng cường công tác tuyên truyền phòng, chống đuối nước cho học sinh
GD&TĐ - Các trường học trên địa bàn Hà Tĩnh đẩy mạnh tuyên truyền, trang bị cơ sở vật chất và giảng dạy kỹ năng phòng, chống đuối nước cho học sinh.
2025-07-24 08:55
Ở đâu có quyết tâm, ở đó có ánh sáng của tri thức
GD&TĐ - Vượt qua núi cao, qua suối sâu, những lớp học xóa mù chữ ở xã Thiện Thuật, tỉnh Lạng Sơn vẫn đều đặn sáng đèn mỗi tối.
2025-07-24 08:54
Đặng Thuỳ Trâm và cuốn nhật ký thứ ba: Lý tưởng và tình yêu thắp lửa…
(NB&CL) Cuốn sách “Đặng Thùy Trâm và Cuốn nhật ký thứ ba” được xuất bản, là dịp nhìn lại trọn vẹn câu chuyện đặc biệt của một con người – chiến sĩ bình dị trong chiến tranh, giúp chúng ta biết thêm về chân dung liệt sĩ Đặng Thùy Trâm. Và trong những ngày tháng 7 này, chúng tôi lại nhớ về một con người như rất nhiều người Việt Nam khác, đã hy sinh vì Tổ quốc, vì hòa bình, với trọn vẹn lý tưởng và tình yêu của tuổi thanh xuân bất diệt…
2025-07-24 08:51
Ngành học 'hiếm có khó vào' điểm sàn cao nhất Học viện Hàng không 2025
(CLO) Ngành Quản lý hoạt động bay là ngành học hiếm, có điểm sàn xét tuyển cao nhất Học viện Hàng không Việt Nam ở tất cả phương thức xét tuyển năm 2025, vừa được công bố với số lượng tuyển chỉ 277 chỉ tiêu, bao gồm cả chương trình đào tạo bằng tiếng Anh.
2025-07-24 08:49
Tái cấu trúc hệ thống giáo dục vùng khó
GD&TĐ - Sau sáp nhập, một số địa phương bắt đầu giải quyết bài toán thiếu giáo viên vùng khó, nâng cao chất lượng giáo dục, đảm bảo duy trì chế độ chính sách cho học sinh - giáo viên vùng đồng bào dân tộc.
2025-07-24 08:47
Điểm sàn Trường Đại học Khoa học Sức khỏe 17-20,5
GD&TĐ - Sáng 24/7, trường thành viên Đại học Quốc gia TPHCM công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào với mức cao nhất ở ngành Y khoa và Răng Hàm Mặt.
2025-07-24 08:44
Xót xa tiếng thét gào "Mẹ ơi con chết mất" của nữ nhân viên thư viện trường học
GD&TĐ - Mang thân thể tiều tụy vì bệnh, suy kiệt giờ chỉ còn da bọc xương, chị Minh nằm co quắp một chỗ trên giường, van khóc vật vã trong nỗi đau đớn.
2025-07-24 08:40
Đại học Giao thông vận tải công bố điểm sàn từ 15–20 điểm: Logistics, Công nghệ thông tin giữ ngôi đầu
(CLO) Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, cùng nhóm ngành công nghệ – kỹ thuật, tiếp tục khẳng định sức hút khi đạt điểm sàn cao nhất 20 điểm tại Trường Đại học Giao thông vận tải năm nay.
2025-07-24 08:26
Đại học Luật Hà Nội: Chênh lệch tổ hợp xét tuyển lên tới hơn 3 điểm, điểm sàn đồng loạt từ 18 trở lên
(CLO) Trường Đại học Luật Hà Nội vừa công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) năm 2025 với điểm tối thiểu là 18 điểm cho tất cả các ngành, áp dụng cho cả hai phương thức: xét kết quả thi tốt nghiệp THPT và xét học bạ. Tuy nhiên, điểm đáng chú ý là độ chênh đáng kể giữa các tổ hợp xét tuyển, đặc biệt tổ hợp C00 (Văn, Sử, Địa) cao hơn tổ hợp D01 (Toán, Văn, Anh) tới 3,24 điểm.
Hà Nội phát triển giáo dục mầm non theo hướng hiện đại, nhân văn, toàn diện