Lai Châu biến khó khăn thành động lực phát triển giáo dục
2025/07/21 14:36
GD&TĐ - Với điều kiện đầu tư còn hạn chế, việc phát triển giáo dục toàn diện tại Lai Châu gặp nhiều gian khó.
Tuy nhiên, ngành GD&ĐT tỉnh đã và đang nỗ lực không ngừng, lấy khó khăn làm động lực để rút ngắn khoảng cách với miền xuôi.
Nỗ lực nâng cao chất lượng
Là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, Lai Châu thường xuyên thiếu giáo viên, đặc biệt tại các địa phương vùng sâu, xa và với các môn học mới theo Chương trình GDPT 2018. Nguồn tuyển giáo viên càng hạn chế hơn ở các môn như Tiếng Anh, Tin học, Mỹ thuật, Âm nhạc.
Tỷ lệ học sinh bỏ học cấp THCS vẫn cao hơn so với mục tiêu đề ra (1,1%, vượt 0,6% chỉ tiêu). Nguyên nhân một phần do phụ huynh chưa quan tâm đúng mức đến việc học của con em, nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn khiến học sinh bỏ học để lao động kiếm sống.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học một số trường còn thiếu thốn do nguồn vốn đầu tư hạn hẹp, nhiều thiết bị cũ, không còn phù hợp. Hạ tầng công nghệ thông tin nhiều trường thiếu, chưa đồng bộ; một số điểm trường vùng sâu, vùng xa có tín hiệu mạng Internet không ổn định, ảnh hưởng đến công tác quản lý, giảng dạy và học tập.
Theo ông Mạc Quang Dũng - Giám đốc Sở GD&ĐT Lai Châu, những khó khăn đó là thách thức lớn với công tác phát triển giáo dục của địa phương. Tuy nhiên, bằng nhiều nỗ lực, ngành giáo dục tỉnh đã và đang từng bước khắc phục để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Năm học 2024 - 2025, với chủ đề “Đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng, đoàn kết kỷ cương”, ngành GD&ĐT Lai Châu đã triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm và cơ bản hoàn thành tốt các mục tiêu năm học.
Ngành tiếp tục rà soát, sắp xếp trường lớp theo hướng tinh gọn, phù hợp với thực tế địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho người học, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Toàn tỉnh hiện có 336 trường, gần 5.200 lớp với khoảng 150.000 học sinh.
“Ngành GD&ĐT phối hợp với địa phương triển khai các giải pháp đồng bộ để bảo đảm đội ngũ đáp ứng yêu cầu dạy học; đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về giáo dục; thực hiện công bằng trong tiếp cận giáo dục, đặc biệt quan tâm đến người dân tộc thiểu số, vùng sâu, xa…”, ông Dũng cho biết.
Với trên 80% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, công tác giáo dục dân tộc luôn được chú trọng. Tỉnh tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô các trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT), nâng cao chất lượng các trường nội trú, bán trú nhằm tạo nguồn cán bộ có chất lượng, đặc biệt là cán bộ người dân tộc thiểu số phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội.
Lai Châu duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, tiểu học mức độ 3, THCS mức độ 2 và xóa mù chữ mức độ 1.
Ngành Giáo dục tiếp tục thực hiện hiệu quả Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017 - 2025”; đồng thời xây dựng lộ trình tham gia các chương trình đánh giá chất lượng giáo dục quốc tế, từng bước tiếp cận chuẩn mực quốc tế.
“Chất lượng giáo dục đại trà và giáo dục mũi nhọn tiếp tục được nâng lên. Ngành tổ chức tốt các phong trào thi đua, đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số; phối hợp truyền thông để nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận trong toàn xã hội”, ông Dũng nhấn mạnh.
Cô, trò Trường Mầm non Nùng Nàng (Tân Phong, Lai Châu)
Rút ngắn khoảng cách giáo dục
Từ nỗ lực vượt khó, ngành GD&ĐT Lai Châu đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm, từng bước rút ngắn khoảng cách giáo dục so với các vùng thuận lợi.
Ông Mạc Quang Dũng cho rằng: “Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh là yếu tố then chốt. Các chính sách, nghị quyết đúng đắn và nguồn lực đầu tư kịp thời đã tạo nền tảng vững chắc cho mọi hoạt động giáo dục”.
Đội ngũ nhà giáo được xác định là yếu tố quyết định chất lượng. Ngành luôn chú trọng xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đủ về số lượng, đạt chuẩn trình độ chuyên môn, có đạo đức nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm và tận tâm với nghề, đặc biệt người đứng đầu đơn vị.
“Người đứng đầu cần không ngừng học hỏi để nâng cao năng lực quản lý, đổi mới tư duy, làm việc khoa học, gương mẫu nhằm khơi dậy sức mạnh tập thể, cùng hoàn thành nhiệm vụ”, ông Dũng chia sẻ.
Ngành GD&ĐT cũng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm để nâng cao hiệu quả quản lý, đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục.
Trong năm học tới và những năm tiếp theo, ngành tiếp tục đặt mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Để thực hiện hiệu quả mục tiêu, ngành Giáo dục tỉnh đề ra 11 nhóm giải pháp trọng tâm, trong đó chú trọng hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước; cụ thể hóa các nhiệm vụ trong Kết luận của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29.
Ngành cũng tập trung đổi mới quản trị nhà trường theo hướng tăng quyền tự chủ, nâng cao trách nhiệm giải trình, phát huy dân chủ trong cơ sở giáo dục; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với trách nhiệm thực thi; xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đạt chuẩn, đủ số lượng, đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình GDPT 2018.
Bên cạnh đó, ngành tiếp tục triển khai chương trình giáo dục với các giải pháp bền vững, nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, giáo dục mũi nhọn và hiệu quả các kỳ thi.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện chương trình giáo dục đảm bảo chất lượng, chiều sâu; tăng cường bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đội ngũ cho năm học mới. Cùng với đó, đẩy mạnh cải cách hành chính và chuyển đổi số trong giáo dục. Tiếp tục vận hành ổn định cơ sở dữ liệu ngành GD&ĐT, đảm bảo ‘đúng, đủ, sạch, sống’, kết nối liên thông, chia sẻ dữ liệu hiệu quả với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các hệ thống khác”, ông Mạc Quang Dũng cho biết.
Giáo dục Lai Châu từng bước nỗ lực chuyển đổi số.
Tuy nhiên, ngành GD&ĐT tỉnh đã và đang nỗ lực không ngừng, lấy khó khăn làm động lực để rút ngắn khoảng cách với miền xuôi.
Nỗ lực nâng cao chất lượng
Là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, Lai Châu thường xuyên thiếu giáo viên, đặc biệt tại các địa phương vùng sâu, xa và với các môn học mới theo Chương trình GDPT 2018. Nguồn tuyển giáo viên càng hạn chế hơn ở các môn như Tiếng Anh, Tin học, Mỹ thuật, Âm nhạc.
Tỷ lệ học sinh bỏ học cấp THCS vẫn cao hơn so với mục tiêu đề ra (1,1%, vượt 0,6% chỉ tiêu). Nguyên nhân một phần do phụ huynh chưa quan tâm đúng mức đến việc học của con em, nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn khiến học sinh bỏ học để lao động kiếm sống.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học một số trường còn thiếu thốn do nguồn vốn đầu tư hạn hẹp, nhiều thiết bị cũ, không còn phù hợp. Hạ tầng công nghệ thông tin nhiều trường thiếu, chưa đồng bộ; một số điểm trường vùng sâu, vùng xa có tín hiệu mạng Internet không ổn định, ảnh hưởng đến công tác quản lý, giảng dạy và học tập.
Theo ông Mạc Quang Dũng - Giám đốc Sở GD&ĐT Lai Châu, những khó khăn đó là thách thức lớn với công tác phát triển giáo dục của địa phương. Tuy nhiên, bằng nhiều nỗ lực, ngành giáo dục tỉnh đã và đang từng bước khắc phục để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Năm học 2024 - 2025, với chủ đề “Đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng, đoàn kết kỷ cương”, ngành GD&ĐT Lai Châu đã triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm và cơ bản hoàn thành tốt các mục tiêu năm học.
Ngành tiếp tục rà soát, sắp xếp trường lớp theo hướng tinh gọn, phù hợp với thực tế địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho người học, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Toàn tỉnh hiện có 336 trường, gần 5.200 lớp với khoảng 150.000 học sinh.
“Ngành GD&ĐT phối hợp với địa phương triển khai các giải pháp đồng bộ để bảo đảm đội ngũ đáp ứng yêu cầu dạy học; đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về giáo dục; thực hiện công bằng trong tiếp cận giáo dục, đặc biệt quan tâm đến người dân tộc thiểu số, vùng sâu, xa…”, ông Dũng cho biết.
Với trên 80% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, công tác giáo dục dân tộc luôn được chú trọng. Tỉnh tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô các trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT), nâng cao chất lượng các trường nội trú, bán trú nhằm tạo nguồn cán bộ có chất lượng, đặc biệt là cán bộ người dân tộc thiểu số phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội.
Lai Châu duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, tiểu học mức độ 3, THCS mức độ 2 và xóa mù chữ mức độ 1.
Ngành Giáo dục tiếp tục thực hiện hiệu quả Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017 - 2025”; đồng thời xây dựng lộ trình tham gia các chương trình đánh giá chất lượng giáo dục quốc tế, từng bước tiếp cận chuẩn mực quốc tế.
“Chất lượng giáo dục đại trà và giáo dục mũi nhọn tiếp tục được nâng lên. Ngành tổ chức tốt các phong trào thi đua, đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số; phối hợp truyền thông để nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận trong toàn xã hội”, ông Dũng nhấn mạnh.
Cô, trò Trường Mầm non Nùng Nàng (Tân Phong, Lai Châu)
Rút ngắn khoảng cách giáo dục
Từ nỗ lực vượt khó, ngành GD&ĐT Lai Châu đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm, từng bước rút ngắn khoảng cách giáo dục so với các vùng thuận lợi.
Ông Mạc Quang Dũng cho rằng: “Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh là yếu tố then chốt. Các chính sách, nghị quyết đúng đắn và nguồn lực đầu tư kịp thời đã tạo nền tảng vững chắc cho mọi hoạt động giáo dục”.
Đội ngũ nhà giáo được xác định là yếu tố quyết định chất lượng. Ngành luôn chú trọng xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đủ về số lượng, đạt chuẩn trình độ chuyên môn, có đạo đức nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm và tận tâm với nghề, đặc biệt người đứng đầu đơn vị.
“Người đứng đầu cần không ngừng học hỏi để nâng cao năng lực quản lý, đổi mới tư duy, làm việc khoa học, gương mẫu nhằm khơi dậy sức mạnh tập thể, cùng hoàn thành nhiệm vụ”, ông Dũng chia sẻ.
Ngành GD&ĐT cũng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm để nâng cao hiệu quả quản lý, đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục.
Trong năm học tới và những năm tiếp theo, ngành tiếp tục đặt mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Để thực hiện hiệu quả mục tiêu, ngành Giáo dục tỉnh đề ra 11 nhóm giải pháp trọng tâm, trong đó chú trọng hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước; cụ thể hóa các nhiệm vụ trong Kết luận của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29.
Ngành cũng tập trung đổi mới quản trị nhà trường theo hướng tăng quyền tự chủ, nâng cao trách nhiệm giải trình, phát huy dân chủ trong cơ sở giáo dục; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với trách nhiệm thực thi; xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đạt chuẩn, đủ số lượng, đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình GDPT 2018.
Bên cạnh đó, ngành tiếp tục triển khai chương trình giáo dục với các giải pháp bền vững, nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, giáo dục mũi nhọn và hiệu quả các kỳ thi.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện chương trình giáo dục đảm bảo chất lượng, chiều sâu; tăng cường bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đội ngũ cho năm học mới. Cùng với đó, đẩy mạnh cải cách hành chính và chuyển đổi số trong giáo dục. Tiếp tục vận hành ổn định cơ sở dữ liệu ngành GD&ĐT, đảm bảo ‘đúng, đủ, sạch, sống’, kết nối liên thông, chia sẻ dữ liệu hiệu quả với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các hệ thống khác”, ông Mạc Quang Dũng cho biết.
Trước giờ bão Wipha đổ bộ: Bộ Y tế yêu cầu trực 24/24, không để dân thiếu thuốc
(CLO) Trước nguy cơ bão số 3 (tên quốc tế Wipha) gây mưa lớn, lũ quét, sạt lở tại nhiều tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, Bộ Y tế vừa phát công điện khẩn yêu cầu các địa phương và đơn vị trực thuộc kích hoạt toàn bộ hệ thống ứng trực y tế, chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, vật tư, nhân lực, sẵn sàng cấp cứu người dân khi bão đổ bộ.
2025-07-21 07:23
‘Conan 28’ gây địa chấn phòng vé Việt, hai ngày càn quét gần 50 tỷ đồng
(CLO) Theo thống kê từ Box Office Vietnam, tính đến sáng 21/7, "Thám tử lừng danh Conan: Dư ảnh của độc nhãn" (tức Movie 28) đã chính thức ra rạp và thu về 48,5 tỷ đồng. Doanh thu này đến từ các suất chiếu sớm trong hai ngày cuối tuần cùng lượng vé đặt trước, cho thấy sức hút mạnh mẽ của bộ phim tại thị trường Việt Nam.
2025-07-21 07:22
Nóng trong tuần: Phổ điểm thi tốt nghiệp THPT; triển khai thi hành Luật Nhà giáo
GD&TĐ - Phổ điểm thi tốt nghiệp THPT, triển khai thi hành Luật Nhà giáo, kết quả Olympic Toán quốc tế là thông tin giáo dục nổi bật tuần qua.
2025-07-21 07:19
Trợ thủ của cha mẹ trong hành trình nuôi dạy con thời hiện đại
GD&TĐ - TikToker triệu view “Sếp An Nhàn” ra mắt sách nuôi dạy con với tên gọi độc đáo “Tình huống khó - gặp bố mẹ cao thủ”.
2025-07-21 07:16
Tư vấn tuyển sinh trực tuyến 2025: Chọn nghề vững chắc, không lo thất nghiệp
GD&TĐ - Chương trình tư vấn tuyển sinh trực tuyến do Báo Giáo dục và Thời đại tổ chức sẽ mang đến thông tin thiết thực về lựa chọn nghề nghiệp.
2025-07-21 07:15
Nam sinh điểm tổ hợp A00 cao nhất tỉnh Lạng Sơn chia sẻ bí quyết 'vừa học vừa chơi'
GD&TĐ - Đi thi với tâm lý thoải mái, không đặt nặng kết quả, Nguyễn Danh Nhân “ẵm” danh hiệu thí sinh cao điểm nhất khối A00 tỉnh Lạng Sơn với 29 điểm.
2025-07-21 07:14
Ngành GD&ĐT Ninh Bình sẵn sàng phương án phòng, chống bão số 3
GD&TĐ - Sở GD&ĐT Ninh Bình vừa có văn bản hỏa tốc gửi các trường, cơ sở giáo dục về việc chủ động ứng phó với cơn bão số 3 (bão WIPHA).
2025-07-21 07:13
Thí sinh không phải tự quy đổi điểm tương đương trúng tuyển
GD&TĐ - Theo ông Nguyễn Ngọc Hà, thí sinh không phải tự quy đổi điểm tương đương trúng tuyển nhưng bắt buộc đăng ký trực tuyến các nguyện vọng xét tuyển.
2025-07-21 07:12
Cú hích cho chất lượng và công bằng giáo dục
GD&TĐ - Thực hiện sáp nhập và chính quyền địa phương 2 cấp được xem như “cú hích” nâng cao chất lượng giáo dục, đảm bảo công bằng trong tiếp cận giáo dục.
2025-07-21 06:57
Điểm chuẩn khối Sức khỏe 2025 sẽ “hạ nhiệt”?
(CLO) Trong khi tỷ lệ điểm dưới trung bình môn Sinh học tăng vọt, số bài thi đạt 7 điểm trở lên lại tụt sâu, khiến cánh cửa vào những ngành học danh giá này trở nên thách thức hơn bao giờ hết. Liệu điểm chuẩn ngành Sức khỏe 2025 có "hạ nhiệt"?
Lai Châu biến khó khăn thành động lực phát triển giáo dục