Lâm Đồng xây dựng nền giáo dục thích ứng và hiện đại
2025/07/23 15:29
GD&TĐ - Tỉnh Lâm Đồng hiện là địa phương có diện tích lớn nhất cả nước với hơn 24.000 km2, quy mô dân số trên 3,8 triệu người, trải dài nhiều vùng địa lý, dân tộc, ngôn ngữ và điều kiện kinh tế - xã hội khác biệt.
Điều này cũng đặt ra cho ngành GD&ĐT địa phương những thời cơ và thách thức mới, đòi hỏi cán bộ quản lý, nhà giáo phải đoàn kết, nỗ lực trong thực hiện nhiệm vụ.
Bộ máy lớn nhất cả nước
Sau khi hợp nhất ngành GD&ĐT tỉnh Lâm Đồng chính thức vận hành với quy mô quản lý lớn với hơn 1.600 cơ sở giáo dục, gần 43.000 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, và hơn 845.000 học sinh, học viên.
Cùng với việc tổ chức lại toàn bộ hệ thống đơn vị hành chính, Sở GD&ĐT tỉnh Lâm Đồng đã được kiện toàn với 1 Giám đốc và 10 Phó Giám đốc, đứng đầu là bà Lê Thị Bích Liên - người từng giữ vai trò Giám đốc Sở GD&ĐT Bình Thuận.
10 Phó Giám đốc gồm: Ông Phan Thanh Hải (Phó Giám đốc Thường trực); ông Trần Đức Minh; ông Trần Đức Lợi; ông Phan Đức Thái; ông Nguyễn Văn Thạch; ông Trần Sỹ Thành; bà Nguyễn Thị Thu; bà Nguyễn Thị Phương An; ông Lương Văn Hà và ông Lê Bá Cường.
Sở cũng được tái cấu trúc thành 9 phòng chuyên môn, nghiệp vụ, với tổng cộng 106 công chức, viên chức và người lao động, hoạt động tại tầng 9 - Trung tâm hành chính tỉnh Lâm Đồng (số 36 Trần Phú, phường Xuân Hương - Đà Lạt).
Đây là cơ quan quản lý giáo dục cấp Sở có quy mô lớn nhất cả nước hiện nay. Việc bố trí đội ngũ lãnh đạo này nhằm đảm bảo sự kế thừa, phát huy kinh nghiệm địa phương, đồng thời tạo điều kiện hòa nhập nhanh chóng về cơ chế, chuyên môn, nhân lực sau sáp nhập.
Cùng với đó, Sở đã tham mưu ban hành đầy đủ các văn bản về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng phòng chuyên môn; xây dựng đề án sắp xếp nhân sự theo Phương án số 06/PA-SGDĐT ngày 4/7/2025, đảm bảo công khai, minh bạch, đúng người, đúng việc.
Hướng đến đồng đều và chất lượng
Theo thống kê của Sở GD&ĐT, toàn ngành hiện có 1.605 đơn vị trường học. Trong đó, 529 trường mầm non, 563 trường tiểu học, 365 trường THCS, 121 trường THPT và 26 trung tâm GDNN - GDTX.
Mạng lưới cơ sở giáo dục phủ khắp các vùng miền từ thành thị đến nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo. Đặc biệt, nhiều địa phương ở khu vực trung tâm TP Đà Lạt cũ tiếp nhận số lượng lớn dân cư từ hai tỉnh cũ chuyển về công tác, làm tăng sĩ số học sinh một cách cơ học.
Số liệu thống kê cho thấy có tới 1.305 học sinh mới nhập học tại khu vực trung tâm của tỉnh Lâm Đồng trong quý II - III/2025, chủ yếu là con em công chức từ Đắk Nông và Bình Thuận chuyển công tác.
Để đáp ứng nhu cầu học tập, Sở GD&ĐT phối hợp địa phương ưu tiên bố trí trường học hợp lý, giúp thuận lợi cho học sinh và gia đình. Tuy nhiên, về lâu dài, Sở GD&ĐT đề xuất UBND tỉnh cho phép mở rộng quỹ lớp tại các trường trọng điểm, đồng thời rà soát lại mạng lưới, tận dụng lại cơ sở vật chất của các đơn vị hành chính dôi dư sau sáp nhập.
Theo lãnh đạo Sở GD&ĐT, mặc dù cơ sở giáo dục được trao quyền tự chủ theo quy định: Có tư cách pháp nhân, sử dụng con dấu, tài khoản riêng, và xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn.
Nhưng đến nay, chưa có cơ chế phối hợp và phân định rõ ràng giữa Sở GD&ĐT và UBND cấp xã trong thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về giáo dục. Do đó, dễ dẫn đến tình trạng chồng chéo hoặc bỏ sót nhiệm vụ, ảnh hưởng đến hiệu quả điều hành chung.
Sở GD&ĐT Lâm Đồng nhận Cờ thi đua của Bộ GD&ĐT năm học 2023 - 2024.
Nỗ lực vượt khó, quyết tâm hoàn thành các mục tiêu quốc gia
Bên cạnh những thuận lợi về bộ máy và chủ trương lớn, quá trình vận hành mô hình chính quyền hai cấp và sáp nhập tỉnh cũng đặt ra không ít thách thức cho ngành Giáo dục Lâm Đồng.
Một số khó khăn nổi bật bao gồm: Hệ thống thông tin, liên lạc giữa các đơn vị chưa đồng bộ, gây chậm trễ trong chỉ đạo và phối hợp.
Cán bộ quản lý ở cấp xã/phường còn thiếu kinh nghiệm về triển khai chức năng mới theo cơ chế phân cấp, phân quyền.
Sĩ số học sinh tăng đột biến, trong khi cơ sở vật chất chưa thể mở rộng ngay, gây quá tải tại nhiều trường trung tâm.
Để giải quyết tình trạng này, Sở GD&ĐT đã tổ chức thống kê nhu cầu phòng học, giáo viên; đề xuất bổ sung ngân sách đầu tư xây dựng trường mới; đẩy mạnh công tác tuyên truyền để tạo sự đồng thuận trong xã hội.
Theo báo cáo, từ ngày 1 - 11/7/2025, Sở đã tiếp nhận và xử lý 20 hồ sơ thủ tục hành chính trực tuyến, tất cả đều được giải quyết đúng hạn. Danh mục 158 TTHC trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo đã được công bố công khai, bao gồm: 114 thủ tục cấp tỉnh, 44 thủ tục cấp xã.
Điều này thể hiện nỗ lực rõ ràng của ngành trong cải cách hành chính và tiếp cận dịch vụ công trực tuyến, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong lĩnh vực giáo dục.
Trong định hướng dài hạn, Lâm Đồng đặt mục tiêu đến năm 2030: Phổ cập GDMN cho trẻ từ 3 - 5 tuổi. 100% xã/phường có trường đạt chuẩn quốc gia. Chuyển đổi số toàn diện trong quản lý giáo dục và giảng dạy.
Các nhiệm vụ như tập huấn quản lý Nhà nước, xây dựng quy chế phối hợp giữa các phòng chuyên môn và UBND xã/phường, tăng cường chuyển đổi số, và tổ chức lớp bồi dưỡng công chức cấp xã phụ trách giáo dục đã được đề ra cụ thể trong Kế hoạch 6 tháng cuối năm 2025.
Có thể nói, sau sáp nhập, ngành Giáo dục tỉnh Lâm Đồng không chỉ tiếp nhận khối lượng công việc và dân số lớn nhất trong lịch sử ngành, mà còn là một trong những đơn vị tiên phong triển khai thực hiện thủ tục hành chính theo mô hình mới. Dưới sự lãnh đạo của một bộ máy quy mô nhưng chặt chẽ, ngành đã giữ vững sự ổn định và từng bước chủ động xây dựng một hệ thống giáo dục thích ứng, hiện đại và có chiều sâu.
Sở GD&ĐT Lâm Đồng tuyên dương học sinh xuất sắc năm học 2024 - 2025.
Điều này cũng đặt ra cho ngành GD&ĐT địa phương những thời cơ và thách thức mới, đòi hỏi cán bộ quản lý, nhà giáo phải đoàn kết, nỗ lực trong thực hiện nhiệm vụ.
Bộ máy lớn nhất cả nước
Sau khi hợp nhất ngành GD&ĐT tỉnh Lâm Đồng chính thức vận hành với quy mô quản lý lớn với hơn 1.600 cơ sở giáo dục, gần 43.000 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, và hơn 845.000 học sinh, học viên.
Cùng với việc tổ chức lại toàn bộ hệ thống đơn vị hành chính, Sở GD&ĐT tỉnh Lâm Đồng đã được kiện toàn với 1 Giám đốc và 10 Phó Giám đốc, đứng đầu là bà Lê Thị Bích Liên - người từng giữ vai trò Giám đốc Sở GD&ĐT Bình Thuận.
10 Phó Giám đốc gồm: Ông Phan Thanh Hải (Phó Giám đốc Thường trực); ông Trần Đức Minh; ông Trần Đức Lợi; ông Phan Đức Thái; ông Nguyễn Văn Thạch; ông Trần Sỹ Thành; bà Nguyễn Thị Thu; bà Nguyễn Thị Phương An; ông Lương Văn Hà và ông Lê Bá Cường.
Sở cũng được tái cấu trúc thành 9 phòng chuyên môn, nghiệp vụ, với tổng cộng 106 công chức, viên chức và người lao động, hoạt động tại tầng 9 - Trung tâm hành chính tỉnh Lâm Đồng (số 36 Trần Phú, phường Xuân Hương - Đà Lạt).
Đây là cơ quan quản lý giáo dục cấp Sở có quy mô lớn nhất cả nước hiện nay. Việc bố trí đội ngũ lãnh đạo này nhằm đảm bảo sự kế thừa, phát huy kinh nghiệm địa phương, đồng thời tạo điều kiện hòa nhập nhanh chóng về cơ chế, chuyên môn, nhân lực sau sáp nhập.
Cùng với đó, Sở đã tham mưu ban hành đầy đủ các văn bản về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng phòng chuyên môn; xây dựng đề án sắp xếp nhân sự theo Phương án số 06/PA-SGDĐT ngày 4/7/2025, đảm bảo công khai, minh bạch, đúng người, đúng việc.
Hướng đến đồng đều và chất lượng
Theo thống kê của Sở GD&ĐT, toàn ngành hiện có 1.605 đơn vị trường học. Trong đó, 529 trường mầm non, 563 trường tiểu học, 365 trường THCS, 121 trường THPT và 26 trung tâm GDNN - GDTX.
Mạng lưới cơ sở giáo dục phủ khắp các vùng miền từ thành thị đến nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo. Đặc biệt, nhiều địa phương ở khu vực trung tâm TP Đà Lạt cũ tiếp nhận số lượng lớn dân cư từ hai tỉnh cũ chuyển về công tác, làm tăng sĩ số học sinh một cách cơ học.
Số liệu thống kê cho thấy có tới 1.305 học sinh mới nhập học tại khu vực trung tâm của tỉnh Lâm Đồng trong quý II - III/2025, chủ yếu là con em công chức từ Đắk Nông và Bình Thuận chuyển công tác.
Để đáp ứng nhu cầu học tập, Sở GD&ĐT phối hợp địa phương ưu tiên bố trí trường học hợp lý, giúp thuận lợi cho học sinh và gia đình. Tuy nhiên, về lâu dài, Sở GD&ĐT đề xuất UBND tỉnh cho phép mở rộng quỹ lớp tại các trường trọng điểm, đồng thời rà soát lại mạng lưới, tận dụng lại cơ sở vật chất của các đơn vị hành chính dôi dư sau sáp nhập.
Theo lãnh đạo Sở GD&ĐT, mặc dù cơ sở giáo dục được trao quyền tự chủ theo quy định: Có tư cách pháp nhân, sử dụng con dấu, tài khoản riêng, và xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn.
Nhưng đến nay, chưa có cơ chế phối hợp và phân định rõ ràng giữa Sở GD&ĐT và UBND cấp xã trong thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về giáo dục. Do đó, dễ dẫn đến tình trạng chồng chéo hoặc bỏ sót nhiệm vụ, ảnh hưởng đến hiệu quả điều hành chung.
Sở GD&ĐT Lâm Đồng nhận Cờ thi đua của Bộ GD&ĐT năm học 2023 - 2024.
Nỗ lực vượt khó, quyết tâm hoàn thành các mục tiêu quốc gia
Bên cạnh những thuận lợi về bộ máy và chủ trương lớn, quá trình vận hành mô hình chính quyền hai cấp và sáp nhập tỉnh cũng đặt ra không ít thách thức cho ngành Giáo dục Lâm Đồng.
Một số khó khăn nổi bật bao gồm: Hệ thống thông tin, liên lạc giữa các đơn vị chưa đồng bộ, gây chậm trễ trong chỉ đạo và phối hợp.
Cán bộ quản lý ở cấp xã/phường còn thiếu kinh nghiệm về triển khai chức năng mới theo cơ chế phân cấp, phân quyền.
Sĩ số học sinh tăng đột biến, trong khi cơ sở vật chất chưa thể mở rộng ngay, gây quá tải tại nhiều trường trung tâm.
Để giải quyết tình trạng này, Sở GD&ĐT đã tổ chức thống kê nhu cầu phòng học, giáo viên; đề xuất bổ sung ngân sách đầu tư xây dựng trường mới; đẩy mạnh công tác tuyên truyền để tạo sự đồng thuận trong xã hội.
Theo báo cáo, từ ngày 1 - 11/7/2025, Sở đã tiếp nhận và xử lý 20 hồ sơ thủ tục hành chính trực tuyến, tất cả đều được giải quyết đúng hạn. Danh mục 158 TTHC trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo đã được công bố công khai, bao gồm: 114 thủ tục cấp tỉnh, 44 thủ tục cấp xã.
Điều này thể hiện nỗ lực rõ ràng của ngành trong cải cách hành chính và tiếp cận dịch vụ công trực tuyến, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong lĩnh vực giáo dục.
Trong định hướng dài hạn, Lâm Đồng đặt mục tiêu đến năm 2030: Phổ cập GDMN cho trẻ từ 3 - 5 tuổi. 100% xã/phường có trường đạt chuẩn quốc gia. Chuyển đổi số toàn diện trong quản lý giáo dục và giảng dạy.
Các nhiệm vụ như tập huấn quản lý Nhà nước, xây dựng quy chế phối hợp giữa các phòng chuyên môn và UBND xã/phường, tăng cường chuyển đổi số, và tổ chức lớp bồi dưỡng công chức cấp xã phụ trách giáo dục đã được đề ra cụ thể trong Kế hoạch 6 tháng cuối năm 2025.
Có thể nói, sau sáp nhập, ngành Giáo dục tỉnh Lâm Đồng không chỉ tiếp nhận khối lượng công việc và dân số lớn nhất trong lịch sử ngành, mà còn là một trong những đơn vị tiên phong triển khai thực hiện thủ tục hành chính theo mô hình mới. Dưới sự lãnh đạo của một bộ máy quy mô nhưng chặt chẽ, ngành đã giữ vững sự ổn định và từng bước chủ động xây dựng một hệ thống giáo dục thích ứng, hiện đại và có chiều sâu.
LogicLab nhận thẩm định chương trình học từ Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
GD&TĐ -Trong khuôn khổ Ngày hội Sáng tạo 2025, LogicLab đã ký kết hợp tác chiến lược với Bricks 4 Kidz® Hoa Kỳ.
2025-07-23 09:28
Trường Đại học Bình Dương lấy điểm sàn 15 cho hầu hết các ngành
GD&TĐ - Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu (điểm sàn) của Trường Đại học Bình Dương (TPHCM) dao động từ 15 - 19 điểm tùy ngành, phương thức.
2025-07-23 09:27
Bê bối giáo dục y khoa chấn động Ấn Độ
GD&TĐ - Đối với công chúng Ấn Độ, vụ bê bối này đã để lại một vết nhơ sâu sắc về sự xuống cấp đạo đức trong hệ thống giáo dục.
2025-07-23 09:25
Điểm sàn nhóm ngành đào tạo giáo viên năm 2025: Bảo đảm đủ nguồn tuyển, chất lượng
GD&TĐ - Đại diện các trường ghi nhận, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) nhóm ngành đào tạo giáo viên năm 2025 phù hợp với thực tiễn; vừa bảo đảm đủ nguồn tuyển, vừa giữ được chất lượng cho nhóm ngành này.
2025-07-23 09:23
Bí quyết học tập của các thí sinh đạt 10 điểm môn Toán
GD&TĐ - Để đạt kết quả ấn tượng tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, các thí sinh đều có cho mình chiến lược học tập và kế hoạch ôn luyện rõ ràng.
2025-07-23 08:48
TPHCM xử lý phòng khám có dấu hiệu ‘vẽ bệnh, moi tiền’ tại phường Thủ Đức
GD&TĐ - Sở Y tế TPHCM kiểm tra và phát hiện Phòng khám Đa khoa Việt Khang thuộc Công ty TNHH Phòng khám Đa khoa Việt Khang Thủ Đức có dấu hiệu “vẽ bệnh, moi tiền”.
2025-07-23 08:47
Chọn ngành bền vững giữa kỷ nguyên AI: Quản trị Nhân lực tại HSU - 95% sinh viên có việc làm trước khi ra trường
Khi doanh nghiệp cần những người không chỉ hiểu con người mà còn biết kết nối con người với công nghệ để thúc đẩy hiệu suất, giữ chân nhân tài và xây dựng tổ chức phát triển bền vững, vai trò của ngành Nhân sự ngày càng trở nên thiết yếu. Tại Trường Đại học Hoa Sen (HSU), sinh viên ngành Quản trị Nhân lực được đào tạo theo chuẩn quốc tế, phát triển năng lực toàn diện và bám sát nhu cầu thực tiễn.
2025-07-23 08:39
Thí sinh không nên đặt tất cả nguyện vọng vào một trường
GD&TĐ - Theo bà Phạm Thanh Hà - Trường ĐH Ngoại thương, thí sinh không nên đặt tất cả nguyện vọng vào một trường.
2025-07-23 08:37
Trường Đại học Tân Tạo lấy điểm sàn cao nhất 20,5
GD&TĐ - Trường Đại học Tân Tạo công bố điểm sàn khối ngành sức khỏe từ 17 đến 20,5 điểm, các ngành còn lại từ 15 điểm.
2025-07-23 08:36
Ngành giáo dục 34 tỉnh, thành sau sáp nhập: Quyết tâm giữ vững chất lượng
GD&TĐ - Ngành GD-ĐT các tỉnh, thành sau sáp nhập đã chủ động, quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp với quyết tâm giữ vững chất lượng giáo dục và đảm bảo thông suốt trong công tác quản lý.
Lâm Đồng xây dựng nền giáo dục thích ứng và hiện đại