Lớp học vùng nông thôn có hơn 30 học sinh đỗ trường chuyên
2025/07/23 10:44
GD&TĐ - Lớp 9A - Trường THCS Tôn Quang Phiệt (Đại Đồng, Nghệ An) có hơn 30 học sinh đỗ vào các trường THPT chuyên.
Đây là thành tích chưa từng có của trường, trong đó, có một thủ khoa chuyên Toán, Trường THPT chuyên Phan Bội Châu.
Những gương mặt ấn tượng
Trần Bảo Trang (lớp 9A, Trường THCS Tôn Quang Phiệt) có hành trình đặc biệt từ trường làng đến trường huyện và đỗ đầu môn Toán trường chuyên của tỉnh. Trước đó, em là học sinh Trường Tiểu học và THCS Phong Thịnh (Cát Ngạn, Nghệ An). Bước ngoặt đến với Bảo Trang năm lớp 8, em dự thi và đạt học sinh giỏi huyện 2 môn Toán và Tiếng Anh, trong đó, môn Toán em đạt giải Nhất với số điểm gần tuyệt đối 19,5/20 điểm. Với thành tích này, đầu năm lớp 9, em được chuyển đến Trường THCS Tôn Quang Phiệt - ngôi trường điểm của huyện Thanh Chương cũ.
Bước vào môi trường mới trong năm học quan trọng, cô bé trường làng đã nhanh chóng bắt nhịp. Được thầy cô quan tâm bồi dưỡng, trong tập thể lớp có phong trào học tập sôi nổi, Bảo Trang đã phát huy được năng lực. Tại Kỳ thi học sinh giỏi tỉnh năm lớp 9, em đạt giải Nhì môn Toán; kỳ thi vào Trường THPT chuyên Phan Bội Châu, em xuất sắc giành vị trí thủ khoa lớp chuyên Toán. Chia sẻ bí quyết học tập, Bảo Trang cho biết quan trọng nhất là đam mê và chăm chỉ. Vì yêu Toán nên mỗi khi giải bài toán khó em thấy vui và hào hứng đến với thử thách mới.
Cùng lớp 9A, có chị em sinh đôi Nguyễn Thương Huyền và Nguyễn Thương Hảo xuất sắc trúng tuyển vào lớp chuyên Toán 2 và chuyên Lịch sử, Trường THPT chuyên Phan Bội Châu. Trong khi Thương Huyền là học sinh thiên về các môn xã hội và đỗ vào lớp chuyên Lịch sử thì em gái Thương Hảo lại yêu thích các môn tự nhiên. Năm lớp 9, Huyền đạt giải Nhì học sinh giỏi tỉnh môn Ngữ văn còn Hảo đạt giải Nhì môn Hóa học.
Thương Hảo chia sẻ: “Bình thường em hay nói, hướng ngoại, nhưng trước mỗi kỳ thi lại áp lực, dẫn đến ảnh hưởng sức khỏe, tâm lý làm bài thi. Sau đó, em cố gắng thay đổi bản thân, thay vì quá lo lắng không đạt kết quả như mong muốn, em tập trung học tập, rèn luyện, tìm niềm vui khi giải được bài tập khó. Nếu vướng mắc thì tìm đến thầy cô, bạn bè để được giúp đỡ”.
Còn Thương Huyền tự nhận xét mình không hoạt ngôn, nhưng thích thể hiện suy nghĩ, quan điểm, cảm nhận bằng cách viết trên trang giấy. Em chọn cách học nhẹ nhàng và không áp lực… Dù hơi tiếc nuối khi không được vào lớp chuyên Ngữ văn như mục tiêu ban đầu, nhưng Thương Huyền coi việc đỗ vào lớp Lịch sử là “cơ duyên” mới để thử sức ở ngôi trường chuyên Phan Bội Châu.
Tập thể lớp 9A, Trường THCS Tôn Quang Phiệt (Đại Đồng, Nghệ An). Ảnh:NVCC
Lửa thử vàng
Sau kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, tập thể lớp 9A - Trường THCS Tôn Quang Phiệt có 17 em đỗ vào Trường THPT chuyên Phan Bội Châu và 16 học sinh đỗ vào Trường THPT chuyên Đại học Vinh. Trong đó, có nhiều em cùng lúc trúng tuyển 2 trường chuyên. Không chỉ tập trung vào một số môn, mà kết quả của lớp rất đa dạng, với 7 em đỗ vào các lớp chuyên Toán, còn lại là chuyên Vật lí, Hóa học, Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh, Tiếng Hàn…
Thầy Nguyễn Ngọc Nam - chủ nhiệm lớp 9A chia sẻ, đây là thành tích chưa từng có của Trường THCS Tôn Quang Phiệt cũng như bản thân thầy từ khi làm công tác chủ nhiệm. Trước đó, ở kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh Nghệ An, lớp thầy chủ nhiệm có 20 học sinh đạt giải ở nhiều môn học.
Thực tế, lớp 9A là lớp chọn của Trường THCS Tôn Quang Phiệt, chất lượng đầu vào của học sinh đã sàng lọc, mỗi em cũng có thế mạnh riêng. Chủ nhiệm lớp “mũi nhọn”, nhưng quan điểm trong công tác chủ nhiệm của thầy Nam là “không có ngôi sao nào trong lớp”. Đồng hành với các em từ năm lớp 7, tôi luôn dành sự quan tâm, tìm hiểu hoàn cảnh, tính cách, sở trường mỗi học sinh để các em tự tin bộc lộ năng lực.
Sau này trong quá trình dạy học, giáo viên bộ môn sẽ phát hiện những em có năng lực về môn của mình và bồi dưỡng, ôn tập. Đồng thời phối hợp với giáo viên chủ nhiệm giúp học sinh xây dựng thời gian biểu ôn tập hợp lý, sắp xếp thời gian để vừa học môn chuyên, vừa không bị lệch hoặc bỏ bê môn học khác.
Ông Nguyễn Trọng Đạt - Hiệu trưởng Trường THCS Tôn Quang Phiệt cho biết, năm nay là khóa học sinh đầu tiên học và thi theo Chương trình GDPT 2018. Thực hiện Thông tư 29/2024 về dạy thêm học thêm, từ đầu học kỳ II năm học 2024 - 2025, toàn bộ giáo viên đã tình nguyện dạy thêm miễn phí cho đến sát ngày thi. Thành công của học sinh khối 9 và lớp 9A nói riêng, là món quà lớn của cô thầy, trở thành động lực để các thế hệ học sinh của nhà trường tiếp tục cố gắng, phát huy.
Gia đình hai chị em sinh đôi Thương Huyền, Thương Thảo cùng thầy chủ nhiệm Nguyễn Ngọc Nam. Ảnh: Hồ Lài
Đây là thành tích chưa từng có của trường, trong đó, có một thủ khoa chuyên Toán, Trường THPT chuyên Phan Bội Châu.
Những gương mặt ấn tượng
Trần Bảo Trang (lớp 9A, Trường THCS Tôn Quang Phiệt) có hành trình đặc biệt từ trường làng đến trường huyện và đỗ đầu môn Toán trường chuyên của tỉnh. Trước đó, em là học sinh Trường Tiểu học và THCS Phong Thịnh (Cát Ngạn, Nghệ An). Bước ngoặt đến với Bảo Trang năm lớp 8, em dự thi và đạt học sinh giỏi huyện 2 môn Toán và Tiếng Anh, trong đó, môn Toán em đạt giải Nhất với số điểm gần tuyệt đối 19,5/20 điểm. Với thành tích này, đầu năm lớp 9, em được chuyển đến Trường THCS Tôn Quang Phiệt - ngôi trường điểm của huyện Thanh Chương cũ.
Bước vào môi trường mới trong năm học quan trọng, cô bé trường làng đã nhanh chóng bắt nhịp. Được thầy cô quan tâm bồi dưỡng, trong tập thể lớp có phong trào học tập sôi nổi, Bảo Trang đã phát huy được năng lực. Tại Kỳ thi học sinh giỏi tỉnh năm lớp 9, em đạt giải Nhì môn Toán; kỳ thi vào Trường THPT chuyên Phan Bội Châu, em xuất sắc giành vị trí thủ khoa lớp chuyên Toán. Chia sẻ bí quyết học tập, Bảo Trang cho biết quan trọng nhất là đam mê và chăm chỉ. Vì yêu Toán nên mỗi khi giải bài toán khó em thấy vui và hào hứng đến với thử thách mới.
Cùng lớp 9A, có chị em sinh đôi Nguyễn Thương Huyền và Nguyễn Thương Hảo xuất sắc trúng tuyển vào lớp chuyên Toán 2 và chuyên Lịch sử, Trường THPT chuyên Phan Bội Châu. Trong khi Thương Huyền là học sinh thiên về các môn xã hội và đỗ vào lớp chuyên Lịch sử thì em gái Thương Hảo lại yêu thích các môn tự nhiên. Năm lớp 9, Huyền đạt giải Nhì học sinh giỏi tỉnh môn Ngữ văn còn Hảo đạt giải Nhì môn Hóa học.
Thương Hảo chia sẻ: “Bình thường em hay nói, hướng ngoại, nhưng trước mỗi kỳ thi lại áp lực, dẫn đến ảnh hưởng sức khỏe, tâm lý làm bài thi. Sau đó, em cố gắng thay đổi bản thân, thay vì quá lo lắng không đạt kết quả như mong muốn, em tập trung học tập, rèn luyện, tìm niềm vui khi giải được bài tập khó. Nếu vướng mắc thì tìm đến thầy cô, bạn bè để được giúp đỡ”.
Còn Thương Huyền tự nhận xét mình không hoạt ngôn, nhưng thích thể hiện suy nghĩ, quan điểm, cảm nhận bằng cách viết trên trang giấy. Em chọn cách học nhẹ nhàng và không áp lực… Dù hơi tiếc nuối khi không được vào lớp chuyên Ngữ văn như mục tiêu ban đầu, nhưng Thương Huyền coi việc đỗ vào lớp Lịch sử là “cơ duyên” mới để thử sức ở ngôi trường chuyên Phan Bội Châu.
Tập thể lớp 9A, Trường THCS Tôn Quang Phiệt (Đại Đồng, Nghệ An). Ảnh:NVCC
Lửa thử vàng
Sau kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, tập thể lớp 9A - Trường THCS Tôn Quang Phiệt có 17 em đỗ vào Trường THPT chuyên Phan Bội Châu và 16 học sinh đỗ vào Trường THPT chuyên Đại học Vinh. Trong đó, có nhiều em cùng lúc trúng tuyển 2 trường chuyên. Không chỉ tập trung vào một số môn, mà kết quả của lớp rất đa dạng, với 7 em đỗ vào các lớp chuyên Toán, còn lại là chuyên Vật lí, Hóa học, Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh, Tiếng Hàn…
Thầy Nguyễn Ngọc Nam - chủ nhiệm lớp 9A chia sẻ, đây là thành tích chưa từng có của Trường THCS Tôn Quang Phiệt cũng như bản thân thầy từ khi làm công tác chủ nhiệm. Trước đó, ở kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh Nghệ An, lớp thầy chủ nhiệm có 20 học sinh đạt giải ở nhiều môn học.
Thực tế, lớp 9A là lớp chọn của Trường THCS Tôn Quang Phiệt, chất lượng đầu vào của học sinh đã sàng lọc, mỗi em cũng có thế mạnh riêng. Chủ nhiệm lớp “mũi nhọn”, nhưng quan điểm trong công tác chủ nhiệm của thầy Nam là “không có ngôi sao nào trong lớp”. Đồng hành với các em từ năm lớp 7, tôi luôn dành sự quan tâm, tìm hiểu hoàn cảnh, tính cách, sở trường mỗi học sinh để các em tự tin bộc lộ năng lực.
Sau này trong quá trình dạy học, giáo viên bộ môn sẽ phát hiện những em có năng lực về môn của mình và bồi dưỡng, ôn tập. Đồng thời phối hợp với giáo viên chủ nhiệm giúp học sinh xây dựng thời gian biểu ôn tập hợp lý, sắp xếp thời gian để vừa học môn chuyên, vừa không bị lệch hoặc bỏ bê môn học khác.
Ông Nguyễn Trọng Đạt - Hiệu trưởng Trường THCS Tôn Quang Phiệt cho biết, năm nay là khóa học sinh đầu tiên học và thi theo Chương trình GDPT 2018. Thực hiện Thông tư 29/2024 về dạy thêm học thêm, từ đầu học kỳ II năm học 2024 - 2025, toàn bộ giáo viên đã tình nguyện dạy thêm miễn phí cho đến sát ngày thi. Thành công của học sinh khối 9 và lớp 9A nói riêng, là món quà lớn của cô thầy, trở thành động lực để các thế hệ học sinh của nhà trường tiếp tục cố gắng, phát huy.
GD&TĐ - Đối với công chúng Ấn Độ, vụ bê bối này đã để lại một vết nhơ sâu sắc về sự xuống cấp đạo đức trong hệ thống giáo dục.
2025-07-23 09:25
Điểm sàn nhóm ngành đào tạo giáo viên năm 2025: Bảo đảm đủ nguồn tuyển, chất lượng
GD&TĐ - Đại diện các trường ghi nhận, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) nhóm ngành đào tạo giáo viên năm 2025 phù hợp với thực tiễn; vừa bảo đảm đủ nguồn tuyển, vừa giữ được chất lượng cho nhóm ngành này.
2025-07-23 09:23
Bí quyết học tập của các thí sinh đạt 10 điểm môn Toán
GD&TĐ - Để đạt kết quả ấn tượng tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, các thí sinh đều có cho mình chiến lược học tập và kế hoạch ôn luyện rõ ràng.
2025-07-23 08:48
TPHCM xử lý phòng khám có dấu hiệu ‘vẽ bệnh, moi tiền’ tại phường Thủ Đức
GD&TĐ - Sở Y tế TPHCM kiểm tra và phát hiện Phòng khám Đa khoa Việt Khang thuộc Công ty TNHH Phòng khám Đa khoa Việt Khang Thủ Đức có dấu hiệu “vẽ bệnh, moi tiền”.
2025-07-23 08:47
Chọn ngành bền vững giữa kỷ nguyên AI: Quản trị Nhân lực tại HSU - 95% sinh viên có việc làm trước khi ra trường
Khi doanh nghiệp cần những người không chỉ hiểu con người mà còn biết kết nối con người với công nghệ để thúc đẩy hiệu suất, giữ chân nhân tài và xây dựng tổ chức phát triển bền vững, vai trò của ngành Nhân sự ngày càng trở nên thiết yếu. Tại Trường Đại học Hoa Sen (HSU), sinh viên ngành Quản trị Nhân lực được đào tạo theo chuẩn quốc tế, phát triển năng lực toàn diện và bám sát nhu cầu thực tiễn.
2025-07-23 08:39
Thí sinh không nên đặt tất cả nguyện vọng vào một trường
GD&TĐ - Theo bà Phạm Thanh Hà - Trường ĐH Ngoại thương, thí sinh không nên đặt tất cả nguyện vọng vào một trường.
2025-07-23 08:37
Trường Đại học Tân Tạo lấy điểm sàn cao nhất 20,5
GD&TĐ - Trường Đại học Tân Tạo công bố điểm sàn khối ngành sức khỏe từ 17 đến 20,5 điểm, các ngành còn lại từ 15 điểm.
2025-07-23 08:36
Ngành giáo dục 34 tỉnh, thành sau sáp nhập: Quyết tâm giữ vững chất lượng
GD&TĐ - Ngành GD-ĐT các tỉnh, thành sau sáp nhập đã chủ động, quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp với quyết tâm giữ vững chất lượng giáo dục và đảm bảo thông suốt trong công tác quản lý.
2025-07-23 08:29
Chiêu sinh bằng chính sách học bổng: Nói đi đôi với làm
GD&TĐ - Hàng loạt trường đại học “tung” chính sách học bổng dành cho tân sinh viên. Điều này cần thiết, hướng tới công bằng trong giáo dục và đào tạo.
2025-07-23 08:29
Lâm Đồng xây dựng nền giáo dục thích ứng và hiện đại
GD&TĐ - Tỉnh Lâm Đồng hiện là địa phương có diện tích lớn nhất cả nước với hơn 24.000 km2, quy mô dân số trên 3,8 triệu người, trải dài nhiều vùng địa lý, dân tộc, ngôn ngữ và điều kiện kinh tế - xã hội khác biệt.
Lớp học vùng nông thôn có hơn 30 học sinh đỗ trường chuyên