Lựa chọn nguyện vọng ở ngành vận hành theo logic 'thị trường trước – con người sau'
Lựa chọn nguyện vọng ở ngành vận hành theo logic 'thị trường trước – con người sau'
2025/07/08 15:50
(CLO) Đến cuối năm 2024, Việt Nam có hơn 4.170 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, gần 41.000 hướng dẫn viên và hàng trăm cơ sở lưu trú đạt chuẩn 4-5 sao. Đây là tín hiệu tích cực về nhu cầu nhân lực, nhưng cũng là áp lực cạnh tranh ngày càng lớn.
Trong làn sóng chọn ngành, chọn trường mùa tuyển sinh 2025, Du lịch tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của nhiều thí sinh. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo: đừng để đam mê “chệch hướng” thành phong trào nhất thời, vì Du lịch là ngành nghề đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng, khả năng thích nghi và tính chuyên nghiệp cao.
Không khó để nhận thấy sức hút của ngành Du lịch trong mùa tuyển sinh những năm gần đây. Điểm chuẩn các ngành như Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành hay Quản trị Khách sạn luôn nằm trong nhóm cao. Năm 2024, tổ hợp C00 của ngành Du lịch tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) chạm mốc 28.58 điểm.
Sinh viên ngành Quản trị Khách sạn thực tập môn học tại Khách sạn Melia, Hà Nội.
Dữ liệu 3 năm gần đây cho thấy, điểm chuẩn ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành luôn duy trì ở mức cao, đặc biệt tổ hợp C00 chạm ngưỡng 28.58 điểm năm 2024.
Năm
D01
A01
C00
D78
2022
25.8
25.25
-
26.1
2023
26
25.5
-
26.4
2024
25.99
25.61
28.58
26.74
Ngành Quản trị Khách sạn cũng có mức điểm trúng tuyển tăng , ổn định ở mức 25.71 - 28.26 điểm (tùy tổ hợp xét tuyển).
Năm
D01
A01
C00
D78
2022
25.15
24.75
-
25.25
2023
25.5
25
-
25.5
2024
25.71
25.46
28.26
26.38
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc chọn ngành không nên dựa thuần túy vào “điểm chuẩn cao thì chắc là ngành hot”.
TS. Nguyễn Ngọc Dung, Trưởng Khoa Du lịch học.
TS. Nguyễn Ngọc Dung, Trưởng Khoa Du lịch học, Trường ĐHKHXH&NV (ĐHQGHN) nhấn mạnh:“Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước rất quan tâm tới phát triển du lịch. Theo số liệu của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, hiện nay số lượng sinh viên tốt nghiệp ra trường được đào tạo về ngành du lịch chỉ có thể đáp ứng được 50% nhu cầu nguồn nhân lực của ngành, trong đó đã tính bộ phận các bạn tốt nghiệp trung cấp. Có thể nói rằng, du lịch đang có nhu cầu lớn về nguồn nhân lực và có cơ hội việc làm tốt".
Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết: Người học cần lựa chọn môi trường đào tạo chú trọng thực hành, gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp và thực tiễn nghề nghiệp.
Ngành Du lịch hiện đại không còn bó hẹp trong hình dung “làm hướng dẫn viên, đi khắp nơi”. Đây là ngành kinh tế tổng hợp, đòi hỏi kiến thức liên ngành, tư duy công nghệ, kỹ năng quản trị, marketing số, quản lý điểm đến, tổ chức sự kiện và năng lực ngoại ngữ, giao tiếp trong môi trường đa văn hóa.
Thực tế cho thấy, những cơ sở đào tạo như Trường ĐHKHXH&NV (ĐHQGHN) hay Đại học Mở Hà Nội đang tiên phong trong việc đổi mới chương trình học, thúc đẩy mô hình “học cùng doanh nghiệp”.
Sinh viên Trường Đại học Mở Hà Nội tham gia Lễ đón chính thức Tổng thống LB Nga Vladimir Putin thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam.
Khoa Du lịch, Trường Đại học Mở Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học cấp Khoa.
TS. Nguyễn Thị Thu Mai, Trưởng Khoa Du lịch, Trường Đại học Mở Hà Nội chia sẻ: "Vấn đề không còn nằm ở số lượng người học, mà là chất lượng và khả năng hội nhập. Nhiều sinh viên có bằng cấp nhưng thiếu kỹ năng nghề, ngoại ngữ yếu, khả năng ứng dụng công nghệ thấp".
Để khắc phục tình trạng đó, mô hình “đồng kiến tạo” đã được áp dụng: doanh nghiệp tham gia thiết kế chương trình giảng dạy, sinh viên được đi thực tập tại khách sạn, doanh nghiệp lữ hành ngay từ năm nhất.
Du lịch là ngành “ngược sóng”, nơi thị trường quyết định trước, con người phải bơi theo sau. Ở đó, không chỉ cần chuyên môn vững, mà còn đòi hỏi người làm nghề phải có bản lĩnh thép: tâm lý vững vàng, chịu được áp lực giờ giấc bất định, luôn sẵn sàng xử lý những tình huống “lật kèo” trong tích tắc.
Theo các chuyên gia, trong lĩnh vực dịch vụ, một lời nói thiếu khéo, một ánh mắt không đúng lúc hay chỉ một phản hồi chậm vài giây đều có thể trở thành tâm điểm của khủng hoảng truyền thông. Vì thế, kỹ năng mềm không còn là “điểm cộng”, mà là điều kiện bắt buộc: từ giao tiếp, lắng nghe đến đàm phán, thuyết phục tất cả phải đạt đến mức độ chuyên nghiệp, tinh tế và linh hoạt.
Tính đến cuối năm 2024, Việt Nam đã có hơn 4.170 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, gần 41.000 hướng dẫn viên và hàng trăm khách sạn, resort đạt chuẩn 4-5 sao. Những con số ấn tượng này là minh chứng cho sức sống mạnh mẽ của ngành, nhưng cũng đồng nghĩa với áp lực cạnh tranh khốc liệt hơn bao giờ hết.
Bởi vậy, Du lịch không cần “người làm đông”, mà cần “người làm đúng – làm giỏi”. Những lựa chọn theo phong trào, chọn vì bạn bè chọn, hay vì thấy ngành “đang hot” sẽ dễ khiến người học lạc lối, hụt hơi khi bước vào thực tế.
Trong chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045, nguồn nhân lực chất lượng cao được xác định là một trong ba “trụ cột” then chốt. Điều đó có nghĩa, những ai dấn thân vào ngành này hôm nay không chỉ đơn thuần là chọn một ngành học, mà đang chọn một sứ mệnh: trở thành cầu nối đưa Việt Nam ra thế giới và đưa thế giới đến gần hơn với Việt Nam.
Chọn ngành Du lịch, không phải để theo sóng, mà để làm người cầm lái. Và người cầm lái phải vững tay, vững trí mới đưa được con tàu vượt sóng vươn khơi.
Trong làn sóng chọn ngành, chọn trường mùa tuyển sinh 2025, Du lịch tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của nhiều thí sinh. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo: đừng để đam mê “chệch hướng” thành phong trào nhất thời, vì Du lịch là ngành nghề đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng, khả năng thích nghi và tính chuyên nghiệp cao.
Không khó để nhận thấy sức hút của ngành Du lịch trong mùa tuyển sinh những năm gần đây. Điểm chuẩn các ngành như Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành hay Quản trị Khách sạn luôn nằm trong nhóm cao. Năm 2024, tổ hợp C00 của ngành Du lịch tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) chạm mốc 28.58 điểm.
Sinh viên ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành trong chuyến đi thực tế Kiến tập tổng hợp tại Đại Nội Huế.
Sinh viên ngành Quản trị Khách sạn thực tập môn học tại Khách sạn Melia, Hà Nội.
Dữ liệu 3 năm gần đây cho thấy, điểm chuẩn ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành luôn duy trì ở mức cao, đặc biệt tổ hợp C00 chạm ngưỡng 28.58 điểm năm 2024.
Năm
D01
A01
C00
D78
2022
25.8
25.25
-
26.1
2023
26
25.5
-
26.4
2024
25.99
25.61
28.58
26.74
Ngành Quản trị Khách sạn cũng có mức điểm trúng tuyển tăng , ổn định ở mức 25.71 - 28.26 điểm (tùy tổ hợp xét tuyển).
Năm
D01
A01
C00
D78
2022
25.15
24.75
-
25.25
2023
25.5
25
-
25.5
2024
25.71
25.46
28.26
26.38
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc chọn ngành không nên dựa thuần túy vào “điểm chuẩn cao thì chắc là ngành hot”.
TS. Nguyễn Ngọc Dung, Trưởng Khoa Du lịch học.
TS. Nguyễn Ngọc Dung, Trưởng Khoa Du lịch học, Trường ĐHKHXH&NV (ĐHQGHN) nhấn mạnh:“Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước rất quan tâm tới phát triển du lịch. Theo số liệu của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, hiện nay số lượng sinh viên tốt nghiệp ra trường được đào tạo về ngành du lịch chỉ có thể đáp ứng được 50% nhu cầu nguồn nhân lực của ngành, trong đó đã tính bộ phận các bạn tốt nghiệp trung cấp. Có thể nói rằng, du lịch đang có nhu cầu lớn về nguồn nhân lực và có cơ hội việc làm tốt".
Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết: Người học cần lựa chọn môi trường đào tạo chú trọng thực hành, gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp và thực tiễn nghề nghiệp.
Ngành Du lịch hiện đại không còn bó hẹp trong hình dung “làm hướng dẫn viên, đi khắp nơi”. Đây là ngành kinh tế tổng hợp, đòi hỏi kiến thức liên ngành, tư duy công nghệ, kỹ năng quản trị, marketing số, quản lý điểm đến, tổ chức sự kiện và năng lực ngoại ngữ, giao tiếp trong môi trường đa văn hóa.
Thực tế cho thấy, những cơ sở đào tạo như Trường ĐHKHXH&NV (ĐHQGHN) hay Đại học Mở Hà Nội đang tiên phong trong việc đổi mới chương trình học, thúc đẩy mô hình “học cùng doanh nghiệp”.
Sinh viên Trường Đại học Mở Hà Nội tham gia Lễ đón chính thức Tổng thống LB Nga Vladimir Putin thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam.
Khoa Du lịch, Trường Đại học Mở Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học cấp Khoa.
TS. Nguyễn Thị Thu Mai, Trưởng Khoa Du lịch, Trường Đại học Mở Hà Nội chia sẻ: "Vấn đề không còn nằm ở số lượng người học, mà là chất lượng và khả năng hội nhập. Nhiều sinh viên có bằng cấp nhưng thiếu kỹ năng nghề, ngoại ngữ yếu, khả năng ứng dụng công nghệ thấp".
Để khắc phục tình trạng đó, mô hình “đồng kiến tạo” đã được áp dụng: doanh nghiệp tham gia thiết kế chương trình giảng dạy, sinh viên được đi thực tập tại khách sạn, doanh nghiệp lữ hành ngay từ năm nhất.
Du lịch là ngành “ngược sóng”, nơi thị trường quyết định trước, con người phải bơi theo sau. Ở đó, không chỉ cần chuyên môn vững, mà còn đòi hỏi người làm nghề phải có bản lĩnh thép: tâm lý vững vàng, chịu được áp lực giờ giấc bất định, luôn sẵn sàng xử lý những tình huống “lật kèo” trong tích tắc.
Theo các chuyên gia, trong lĩnh vực dịch vụ, một lời nói thiếu khéo, một ánh mắt không đúng lúc hay chỉ một phản hồi chậm vài giây đều có thể trở thành tâm điểm của khủng hoảng truyền thông. Vì thế, kỹ năng mềm không còn là “điểm cộng”, mà là điều kiện bắt buộc: từ giao tiếp, lắng nghe đến đàm phán, thuyết phục tất cả phải đạt đến mức độ chuyên nghiệp, tinh tế và linh hoạt.
Tính đến cuối năm 2024, Việt Nam đã có hơn 4.170 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, gần 41.000 hướng dẫn viên và hàng trăm khách sạn, resort đạt chuẩn 4-5 sao. Những con số ấn tượng này là minh chứng cho sức sống mạnh mẽ của ngành, nhưng cũng đồng nghĩa với áp lực cạnh tranh khốc liệt hơn bao giờ hết.
Bởi vậy, Du lịch không cần “người làm đông”, mà cần “người làm đúng – làm giỏi”. Những lựa chọn theo phong trào, chọn vì bạn bè chọn, hay vì thấy ngành “đang hot” sẽ dễ khiến người học lạc lối, hụt hơi khi bước vào thực tế.
Trong chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045, nguồn nhân lực chất lượng cao được xác định là một trong ba “trụ cột” then chốt. Điều đó có nghĩa, những ai dấn thân vào ngành này hôm nay không chỉ đơn thuần là chọn một ngành học, mà đang chọn một sứ mệnh: trở thành cầu nối đưa Việt Nam ra thế giới và đưa thế giới đến gần hơn với Việt Nam.
Chọn ngành Du lịch, không phải để theo sóng, mà để làm người cầm lái. Và người cầm lái phải vững tay, vững trí mới đưa được con tàu vượt sóng vươn khơi.
GD&TĐ - Ngành Công nghệ sinh học hứa hẹn tạo ra những đột phá trong lĩnh vực dược, nông nghiệp và môi trường, nhưng ngành này thường gắn liền với nỗi lo khó xin việc hoặc phải làm trái ngành.
2025-07-26 01:47
Bước chuyển rõ nét trong cách đánh giá năng lực học sinh
GD&TĐ - Theo TS Đồng Mạnh Cường, so với hai năm trước, phổ điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 các môn tự nhiên như Toán, Lý, Hóa, Sinh có thay đổi khá đáng kể.
2025-07-26 01:42
Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Toán
GD&TĐ - Trong Chương trình GDPT 2018, môn Toán đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển năng lực, trí tuệ, sự tưởng tượng, rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, tác phong làm việc khoa học...
2025-07-26 01:42
Du lịch Hà Nội ghi nhận mức tăng hơn 10% trong tháng 7/2025
(CLO) Trong tháng 7/2025, Hà Nội ước đón khoảng 2,8 triệu lượt khách du lịch, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, lượng khách quốc tế đạt khoảng 553.190 lượt, tăng mạnh 25,2% so với cùng kỳ năm trước. Riêng số khách quốc tế có lưu trú ước đạt 390.000 lượt.
2025-07-26 01:39
Kể chuyện non sông bằng sơn mài
GD&TĐ - Khi cả dân tộc cùng nhìn về cội nguồn, kỷ niệm những lát cắt lịch sử thì nghệ thuật lặng lẽ nói lên những điều không thể diễn đạt bằng lời.
2025-07-26 01:38
Phụ nữ ở trong phòng máy lạnh lâu ngày dễ mắc 5 rủi ro sức khỏe này
GD&TĐ - Điều hoà là trợ thủ đắc lực của nhiều người trong ngày hè. Tuy nhiên, ở trong phòng điều hòa quá lâu cũng không phải là điều tốt.
2025-07-26 01:37
Công bố Bộ nhận diện tuyên truyền Triển lãm Thành tựu Đất nước
GD&TĐ - Ngày 25/7, Bộ VH,TT&DL cho biết vừa ban hành văn bản công bố và triển khai sử dụng Bộ nhận diện tuyên truyền Triển lãm Thành tựu Đất nước.
2025-07-26 01:37
Cơn ho gà 'tử thần': Trẻ tím tái, ngưng thở chỉ vì cha mẹ chậm một bước
(CLO) Những cơn ho tưởng như vô hại lại trở thành hồi chuông tử thần với trẻ sơ sinh. Ho gà – căn bệnh có vaccine phòng ngừa đang âm thầm quay lại, tấn công vào chính sự chủ quan của người lớn.
2025-07-26 01:36
Hoàn thiện bản thảo cuốn sách '80 năm Giáo dục Việt Nam'
GD&TĐ - Ngày 25/7, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam tổ chức hội thảo góp ý sách '80 năm Giáo dục Việt Nam'.
2025-07-26 01:36
Việt Nam và Lào là hai điểm đến có chi phí rẻ nhất Đông Nam Á
(CLO) Tờ Time Out (Anh) mới đây đã ca ngợi Việt Nam và Lào là hai điểm đến ở Đông Nam Á có chi phí du lịch rẻ mà vẫn "ăn ngon, ngủ thoải mái và khám phá trọn vẹn".