Miễn phí bữa trưa cho học sinh: Những nỗi lo về chất lượng nhà cung cấp
2025/07/22 09:51
(CLO) Đằng sau chính sách giáo dục nhân văn của TP Hà Nội và sự đồng thuận của phụ huynh thì vẫn còn những băn khoăn về chất lượng và tính minh bạch trong khâu tổ chức, đặc biệt là việc lựa chọn đơn vị cung cấp suất ăn.
Tại kỳ họp HĐND vừa qua, Hà Nội đã thông qua nghị quyết hỗ trợ bữa ăn chính cho học sinh tiểu học đang học bán trú tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn, không bao gồm các trường có vốn đầu tư nước ngoài.
Chính sách áp dụng từ năm học 2025–2026, với mức hỗ trợ 30.000 đồng/ngày cho học sinh ở các xã miền núi và bãi giữa sông Hồng, và 20.000 đồng/ngày cho học sinh ở các khu vực còn lại.
Theo tính toán, hơn 768.000 học sinh sẽ được thụ hưởng chính sách này, với tổng kinh phí dự kiến trên 3.000 tỉ đồng, trong thời gian không quá 9 tháng mỗi năm học.
Chính sách nhân văn cần đi kèm với sự minh bạch
Đối với nhiều gia đình, đây là tin vui đáng kể. Chị Trần Thị Vân (phường Cầu Giấy) chia sẻ: “Miễn phí bữa trưa cho con là điều chúng tôi mong đợi từ lâu. Cả hai vợ chồng đều đi làm cả ngày, con được ăn uống đầy đủ ở trường sẽ giúp gia đình an tâm hơn rất nhiều".
Tuy nhiên, đằng sau sự phấn khởi là những băn khoăn không nhỏ. Bởi suất ăn học đường không chỉ đơn thuần là chuyện no – đó còn là câu chuyện về an toàn thực phẩm, dinh dưỡng hợp lý, và đặc biệt là niềm tin.
Dây chuyền chia cơm cho học sinh.
Anh Tống Thành Đạt (phường Tây Hồ) đặt câu hỏi: “Khi nhà nước hỗ trợ, đồng nghĩa với việc các đơn vị cung cấp suất ăn sẽ được lựa chọn từ ngân sách công. Vậy quy trình đấu thầu, giám sát có công khai không? Ai chịu trách nhiệm nếu xảy ra vi phạm?”.
Thực tế, những vụ việc ngộ độc thực phẩm, phát hiện bếp ăn không đạt chuẩn trong trường học không còn xa lạ. Dù chỉ là những trường hợp cá biệt, nhưng mỗi lần như vậy đều khiến niềm tin của phụ huynh bị lung lay.
Giám sát xã hội: Yêu cầu bắt buộc chứ không phải khuyến khích
Hiện nay, nhiều đơn vị cung cấp suất ăn cho trường học trên địa bàn Hà Nội đều khẳng định tuân thủ quy trình khép kín từ sản xuất thực phẩm, chế biến đến vận chuyển. Một số công ty đầu tư vào trang trại riêng, nhà máy chế biến và áp dụng tiêu chuẩn ISO, VietGAP, 5S...
Tuy nhiên, trong mắt phụ huynh, mọi tuyên bố đều cần được kiểm chứng bằng thực tế. Không ít người mong muốn được trực tiếp tham gia giám sát, từ quy trình giao nhận thực phẩm, lưu mẫu thức ăn cho đến kiểm tra đột xuất bếp ăn.
Chị Phương Anh, phụ huynh có con học tại một trường tiểu học ở phường Bạch Mai cho biết: “Việc nhà trường cho phép đại diện phụ huynh cùng kiểm tra bếp ăn vào đầu giờ sáng khiến chúng tôi yên tâm hơn rất nhiều. Không có gì bằng được chứng kiến tận mắt con mình ăn gì, nấu ra sao".
Một số trường còn tổ chức cho phụ huynh đi tham quan nơi nuôi trồng, sản xuất thực phẩm, tạo thêm kênh giám sát từ cộng đồng. Đây là mô hình được nhiều người đánh giá cao, cần được nhân rộng.
Bà Vũ Lan Sinh, đại diện đơn vị cung cấp bữa ăn học đường lớn nhất hiện nay tại Hà Nội cho biết, công ty hiện sở hữu các chuỗi trang trại tại Bắc Ninh; nhà máy chế biến thực phẩm được chứng nhận OCOP 3 sao, 4 sao của Hà Nội.
Hệ thống vận chuyển gồm gần 40 xe chuyên dụng, các bếp ăn được đầu tư camera giám sát từ xa, thực hiện quy trình lưu mẫu thực phẩm sau chế biến đúng quy định.
Phòng Lab kiểm tra mẫu thức ăn.
Đơn vị cũng áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 do UKAS (Vương quốc Anh) công nhận, thực hành 5S của Nhật Bản trong quản lý, và tiêu chuẩn VietGAP cho sản xuất nông nghiệp. Nhân viên đều được đào tạo định kỳ về vệ sinh an toàn thực phẩm, khám sức khỏe theo quy định.
"Đơn vị cũng đang phối hợp với nhà trường để xây dựng quy trình kiểm soát chất lượng, từ lưu mẫu thức ăn chín, ghi chép sổ tay giao nhận, đến việc lắp đặt camera giám sát bếp ăn. Một số trường hợp có sự tham gia giám sát của đại diện phụ huynh học sinh", bà Sinh cho biết thêm.
Dù vậy, theo chuyên gia dinh dưỡng, để đảm bảo hiệu quả chính sách hỗ trợ bữa ăn học đường, điều quan trọng là cần có quy chuẩn thống nhất về chất lượng thực phẩm, thành phần dinh dưỡng, điều kiện bếp ăn và quy trình giám sát liên ngành.
Việc lựa chọn nhà cung cấp suất ăn cần được đấu thầu minh bạch, có tiêu chí rõ ràng về năng lực, uy tín, chất lượng thực phẩm, và được kiểm tra định kỳ bởi cơ quan chức năng cùng sự tham gia của nhà trường và phụ huynh.
Bữa ăn trưa học đường không chỉ dừng lại ở chuyện ăn uống – đó là một phần trong chiến lược phát triển toàn diện con người. Một bữa ăn sạch, đủ chất, được chế biến an toàn là điều kiện nền tảng để trẻ em học tập, phát triển thể chất và tinh thần.
Và để điều đó thực sự xảy ra, chính sách cần đi đôi với thực tế. Cần sự vào cuộc của cả hệ thống không chỉ là cơ quan quản lý, mà còn là phụ huynh, nhà trường và toàn xã hội. Chính sách đúng là khởi đầu. Nhưng minh bạch, trách nhiệm và giám sát chặt chẽ mới là điều quyết định thành công.
Tại kỳ họp HĐND vừa qua, Hà Nội đã thông qua nghị quyết hỗ trợ bữa ăn chính cho học sinh tiểu học đang học bán trú tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn, không bao gồm các trường có vốn đầu tư nước ngoài.
Phụ huynh kiểm tra bếp ăn.
Chính sách áp dụng từ năm học 2025–2026, với mức hỗ trợ 30.000 đồng/ngày cho học sinh ở các xã miền núi và bãi giữa sông Hồng, và 20.000 đồng/ngày cho học sinh ở các khu vực còn lại.
Theo tính toán, hơn 768.000 học sinh sẽ được thụ hưởng chính sách này, với tổng kinh phí dự kiến trên 3.000 tỉ đồng, trong thời gian không quá 9 tháng mỗi năm học.
Chính sách nhân văn cần đi kèm với sự minh bạch
Đối với nhiều gia đình, đây là tin vui đáng kể. Chị Trần Thị Vân (phường Cầu Giấy) chia sẻ: “Miễn phí bữa trưa cho con là điều chúng tôi mong đợi từ lâu. Cả hai vợ chồng đều đi làm cả ngày, con được ăn uống đầy đủ ở trường sẽ giúp gia đình an tâm hơn rất nhiều".
Tuy nhiên, đằng sau sự phấn khởi là những băn khoăn không nhỏ. Bởi suất ăn học đường không chỉ đơn thuần là chuyện no – đó còn là câu chuyện về an toàn thực phẩm, dinh dưỡng hợp lý, và đặc biệt là niềm tin.
Dây chuyền chia cơm cho học sinh.
Anh Tống Thành Đạt (phường Tây Hồ) đặt câu hỏi: “Khi nhà nước hỗ trợ, đồng nghĩa với việc các đơn vị cung cấp suất ăn sẽ được lựa chọn từ ngân sách công. Vậy quy trình đấu thầu, giám sát có công khai không? Ai chịu trách nhiệm nếu xảy ra vi phạm?”.
Thực tế, những vụ việc ngộ độc thực phẩm, phát hiện bếp ăn không đạt chuẩn trong trường học không còn xa lạ. Dù chỉ là những trường hợp cá biệt, nhưng mỗi lần như vậy đều khiến niềm tin của phụ huynh bị lung lay.
Giám sát xã hội: Yêu cầu bắt buộc chứ không phải khuyến khích
Hiện nay, nhiều đơn vị cung cấp suất ăn cho trường học trên địa bàn Hà Nội đều khẳng định tuân thủ quy trình khép kín từ sản xuất thực phẩm, chế biến đến vận chuyển. Một số công ty đầu tư vào trang trại riêng, nhà máy chế biến và áp dụng tiêu chuẩn ISO, VietGAP, 5S...
Tuy nhiên, trong mắt phụ huynh, mọi tuyên bố đều cần được kiểm chứng bằng thực tế. Không ít người mong muốn được trực tiếp tham gia giám sát, từ quy trình giao nhận thực phẩm, lưu mẫu thức ăn cho đến kiểm tra đột xuất bếp ăn.
Chị Phương Anh, phụ huynh có con học tại một trường tiểu học ở phường Bạch Mai cho biết: “Việc nhà trường cho phép đại diện phụ huynh cùng kiểm tra bếp ăn vào đầu giờ sáng khiến chúng tôi yên tâm hơn rất nhiều. Không có gì bằng được chứng kiến tận mắt con mình ăn gì, nấu ra sao".
Một số trường còn tổ chức cho phụ huynh đi tham quan nơi nuôi trồng, sản xuất thực phẩm, tạo thêm kênh giám sát từ cộng đồng. Đây là mô hình được nhiều người đánh giá cao, cần được nhân rộng.
Bà Vũ Lan Sinh, đại diện đơn vị cung cấp bữa ăn học đường lớn nhất hiện nay tại Hà Nội cho biết, công ty hiện sở hữu các chuỗi trang trại tại Bắc Ninh; nhà máy chế biến thực phẩm được chứng nhận OCOP 3 sao, 4 sao của Hà Nội.
Hệ thống vận chuyển gồm gần 40 xe chuyên dụng, các bếp ăn được đầu tư camera giám sát từ xa, thực hiện quy trình lưu mẫu thực phẩm sau chế biến đúng quy định.
Phòng Lab kiểm tra mẫu thức ăn.
Đơn vị cũng áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 do UKAS (Vương quốc Anh) công nhận, thực hành 5S của Nhật Bản trong quản lý, và tiêu chuẩn VietGAP cho sản xuất nông nghiệp. Nhân viên đều được đào tạo định kỳ về vệ sinh an toàn thực phẩm, khám sức khỏe theo quy định.
"Đơn vị cũng đang phối hợp với nhà trường để xây dựng quy trình kiểm soát chất lượng, từ lưu mẫu thức ăn chín, ghi chép sổ tay giao nhận, đến việc lắp đặt camera giám sát bếp ăn. Một số trường hợp có sự tham gia giám sát của đại diện phụ huynh học sinh", bà Sinh cho biết thêm.
Dù vậy, theo chuyên gia dinh dưỡng, để đảm bảo hiệu quả chính sách hỗ trợ bữa ăn học đường, điều quan trọng là cần có quy chuẩn thống nhất về chất lượng thực phẩm, thành phần dinh dưỡng, điều kiện bếp ăn và quy trình giám sát liên ngành.
Việc lựa chọn nhà cung cấp suất ăn cần được đấu thầu minh bạch, có tiêu chí rõ ràng về năng lực, uy tín, chất lượng thực phẩm, và được kiểm tra định kỳ bởi cơ quan chức năng cùng sự tham gia của nhà trường và phụ huynh.
Bữa ăn trưa học đường không chỉ dừng lại ở chuyện ăn uống – đó là một phần trong chiến lược phát triển toàn diện con người. Một bữa ăn sạch, đủ chất, được chế biến an toàn là điều kiện nền tảng để trẻ em học tập, phát triển thể chất và tinh thần.
Và để điều đó thực sự xảy ra, chính sách cần đi đôi với thực tế. Cần sự vào cuộc của cả hệ thống không chỉ là cơ quan quản lý, mà còn là phụ huynh, nhà trường và toàn xã hội. Chính sách đúng là khởi đầu. Nhưng minh bạch, trách nhiệm và giám sát chặt chẽ mới là điều quyết định thành công.
Kiểm soát lây nhiễm COVID-19 trong bệnh viện hiện nay như thế nào?
(CLO) Trước diễn biến dịch COVID-19 vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, Bộ Y tế vừa ban hành Hướng dẫn mới nhất về phòng và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 trong cơ sở khám, chữa bệnh.
2025-07-25 02:23
TPHCM: Đã có 10 ca sốt xuất huyết tử vong
GD&TĐ - Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM phát cảnh báo khi có 10 ca tử vong do sốt xuất huyết, tăng gần 160% so với cùng kỳ năm 2024.
2025-07-25 02:23
Sở Y tế TP HCM kiểm tra đột xuất phòng khám Khang Thịnh, phát hiện dấu hiệu 'vẽ bệnh moi tiền'
(CLO) Ngày 24/7, Sở Y Tế TP HCM cho biết vừa phối hợp kiểm tra đột xuất Phòng khám Đa khoa Khang Thịnh sau phản ánh từ người dân. Qua hồ sơ và dữ liệu nội bộ, lực lượng chức năng phát hiện nhiều dấu hiệu bất thường như lập hồ sơ mập mờ, thu phí không rõ ràng và lưu trữ hàng trăm ảnh bệnh lý không có danh tính.
2025-07-25 02:23
TPHCM ghi nhận ca đầu tiên mắc bệnh ho gà trong năm
GD&TĐ - Ngày 24/7, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM (HCDC), ca bệnh ho gà đầu tiên trong năm là trẻ nhỏ khoảng 1 tháng tuổi.
2025-07-25 02:21
4 ổ dịch sốt xuất huyết chưa được dập tại Hà Nội, nguy cơ bùng phát
(CLO) Tính đến ngày 23/7, Hà Nội ghi nhận 403 ca mắc sốt xuất huyết, giảm gần 69% so với cùng kỳ năm 2024. Tuy nhiên, thành phố vẫn còn 4 ổ dịch đang hoạt động tại Phú Xuyên, Xuân Phương, Hát Môn và Tây Hồ, mỗi nơi từ 5–7 bệnh nhân.
2025-07-24 09:18
Văn học trẻ ‘lên tiếng’ trong Cuộc thi truyện ngắn Báo Văn nghệ 2022–2024
(CLO) Cuộc thi truyện ngắn do Báo Văn nghệ tổ chức giai đoạn 2022 - 2024 đã chính thức khép lại bằng lễ trao giải vào sáng nay 24/7/2025 tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam (Hà Nội), đánh dấu một chặng đường dài và nhiều dấu ấn trong đời sống văn học Việt Nam đương đại.
2025-07-24 09:15
Hoa quả nhiệt đới thơm ngon, nhưng có thể là 'mối nguy' cho làn da trẻ nhỏ
GD&TĐ -Hè đến, những loại trái cây nhiệt đới như sầu riêng, mít, nhãn… ngon miệng nhưng dễ gây hại da, đặc biệt là với làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
2025-07-24 09:06
Đắk Lắk miễn phí bồi dưỡng tiếng Pháp cho học sinh, mở cơ hội du học
GD&TĐ - Đắk Lắk triển khai chương trình bồi dưỡng tiếng Pháp miễn phí cho học sinh và tập huấn giáo viên, giúp lan tỏa cơ hội học tập, du học.
2025-07-24 09:05
Nghệ thuật tri ân
GD&TĐ - Mỗi tháng 7 về, nhiều chương trình nghệ thuật được tổ chức biểu diễn để tri ân các thế hệ cha anh...
2025-07-24 09:02
Hào quang trở lại với nghề giáo, hết thời “chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm”
(NB&CL) Mùa tuyển sinh đại học 2025 đang chứng kiến cuộc bứt phá ngoạn mục, đưa ngành Sư phạm (SP) trở lại vị thế vốn có. Tâm điểm của sự chuyển mình lịch sử này chính là Luật Nhà giáo, cú hích chính sách được chờ đợi suốt nhiều năm, thắp sáng niềm tin và định hình chân dung người thầy trong kỷ nguyên mới.
Miễn phí bữa trưa cho học sinh: Những nỗi lo về chất lượng nhà cung cấp