Ngành giáo dục 34 tỉnh, thành sau sáp nhập: Quyết tâm giữ vững chất lượng
2025/07/23 15:36
GD&TĐ - Ngành GD-ĐT các tỉnh, thành sau sáp nhập đã chủ động, quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp với quyết tâm giữ vững chất lượng giáo dục và đảm bảo thông suốt trong công tác quản lý.
Chuyển tiếp linh hoạt, đồng bộ
Ngày 12/6/2025, Quốc hội thông qua nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, theo đó, toàn bộ diện tích, dân số của thành phố Hải Phòng và tỉnh Hải Dương được hợp nhất thành thành phố Hải Phòng mới.
Sự kiện này không chỉ mang ý nghĩa chiến lược đối với phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng, mà còn đặt ra yêu cầu cấp thiết trong việc tái cấu trúc bộ máy, đặc biệt với ngành GD-ĐT, lĩnh vực có quy mô lớn, phức tạp, nhiều đặc thù và chịu tác động sâu rộng.
Lãnh đạo Sở GD&ĐT Hải Phòng cho biết: Thực hiện chỉ đạo của Trung ương và các bộ, ngành liên quan, Sở GD&ĐT Hải Phòng và Hải Dương (cũ) đã chủ động tiến hành các bước hợp nhất về tổ chức, bộ máy, chức năng, nhiệm vụ. Quá trình này không phải là phép cộng cơ học, mà đòi hỏi sự chuyển tiếp linh hoạt, đồng bộ, có trách nhiệm, đảm bảo xuyên suốt công tác quản lý Nhà nước về giáo dục.
Hiện nay, quy mô giáo dục toàn thành phố Hải Phòng gồm 1.632 cơ sở giáo dục (1.420 cơ sở giáo dục công lập, 212 cơ sở giáo dục tư thục); 8 trường đại học; 652 trung tâm ngoại ngữ, cơ sở ngoại ngữ, tin học, kỹ năng sống, hoạt động ngoài giờ chính khóa, tư vấn du học; 424 trung tâm học tập cộng đồng. Ngoài ra, thành phố đang quản lý 78 cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các doanh nghiệp tham gia hoạt động này, gồm 21 trường cao đẳng, 15 trường trung cấp, cùng các trung tâm và cơ sở khác.
Đây là nền tảng quan trọng giúp thành phố đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho giai đoạn phát triển mới. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Bộ GD&ĐT, Thành ủy, UBND thành phố, cùng sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị và nhân dân, ngành Giáo dục Hải Phòng cơ bản duy trì ổn định hoạt động.
“Việc sáp nhập tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long thành một đơn vị hành chính mới là chủ trương lớn của Trung ương, đặt ra cho ngành Giáo dục nhiều cơ hội lớn đồng thời không ít thách thức. Sở GD&ĐT đã và đang làm việc với tinh thần khẩn trương, trách nhiệm cao nhất để đảm bảo sự ổn định, kế thừa, phát triển, xứng đáng với niềm tin của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh”.
Chia sẻ điều này, bà La Thị Thúy - Giám đốc Sở GD&ĐT Vĩnh Long cho biết: Sau khi sáp nhập, tỉnh Vĩnh Long mới đã trở thành một trong những trung tâm GD-ĐT lớn nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Quy mô mạng lưới trường lớp, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và số lượng học sinh, sinh viên đã tăng lên đáng kể (tăng gấp 3 lần).
Cụ thể, toàn tỉnh có khoảng hơn 1.400 cơ sở giáo dục từ mầm non đến phổ thông và giáo dục thường xuyên. Tổng số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong toàn ngành lên đến 41.472 người. Đây là nguồn nhân lực vô cùng to lớn, yếu tố then chốt để nâng cao chất lượng giáo dục.
Về giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp: Tỉnh Vĩnh Long (mới) có nhiều trường đại học, cao đẳng có uy tín như Trường Đại học Trà Vinh, Trường Đại học Vĩnh Long, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long và các trường cao đẳng khác. Điều này tạo ra một hệ sinh thái giáo dục hoàn chỉnh, có khả năng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao tại chỗ, phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và khu vực.
“Quy mô lớn này vừa là tiềm lực, vừa là thách thức, đòi hỏi công tác quản lý Nhà nước phải có tầm nhìn bao quát, chiến lược và khoa học hơn”, bà La Thị Thúy chia sẻ.
Tỉnh Đồng Tháp (mới), hợp nhất từ hai tỉnh Tiền Giang và Đồng Tháp (cũ). Theo thông tin từ Giám đốc Sở GD&ĐT Lê Quang Trí, do hai sở GD&ĐT đã có chuẩn bị, tích cực phối hợp từ sớm, xây dựng đề án hợp nhất nên đến nay mọi việc đều thuận lợi. Cán bộ, công chức, viên chức đã ổn định chỗ ở và tinh thần thoải mái trong công việc.
Sở GD&ĐT tập huấn sớm cho cán bộ phụ trách giáo dục ở xã/phường; yêu cầu các cơ sở giáo dục rà soát cơ sở vật chất và đội ngũ; lập kế hoạch tuyển dụng, sửa chữa cơ sở vật chất xuống cấp; đảm bảo mọi điều kiện cho năm học mới 2025 - 2026.
Học sinh Trường THPT Ngô Quyền (Hải Phòng) tổng kết sinh hoạt chi đoàn.
Nhận diện khó khăn
Nhận diện một số khó khăn sau sáp nhập, Giám đốc Sở GD&ĐT Vĩnh Long nhắc đến sự thiếu đồng bộ về hệ thống quản lý và văn hóa công tác; khó khăn trong sắp xếp, kiện toàn bộ máy nhân sự; quy mô quản lý lớn và khoảng cách địa lý; thống nhất các cơ chế, chính sách đặc thù của địa phương.
Theo đó, mỗi sở GD&ĐT trước đây đều có một hệ thống văn bản quản lý, quy trình làm việc, phần mềm quản lý (quản lý nhân sự, điểm số, cơ sở dữ liệu ngành...) và cả “văn hóa làm việc” riêng. Việc hợp nhất, chuẩn hóa toàn bộ các hệ thống này để tạo ra một cơ chế vận hành chung, thông suốt đòi hỏi thời gian, nguồn lực và sự thay đổi thói quen làm việc phù hợp với thực tế.
Hợp nhất ba bộ máy quản lý thành một dẫn đến tình trạng dôi dư ở một số vị trí việc làm, đặc biệt ở các phòng ban chuyên môn của sở. Do đó, cần thực hiện công tác sắp xếp, bố trí lại đội ngũ cán bộ quản lý một cách công tâm, minh bạch, hợp tình hợp lý, dựa trên năng lực và yêu cầu công việc, vừa đảm bảo bộ máy tinh gọn, hiệu quả, vừa không làm ảnh hưởng đến tâm tư, tình cảm và sự cống hiến của cán bộ, công chức.
Phạm vi quản lý của sở GD&ĐT tỉnh mới trải dài trên một địa bàn rộng, đa dạng về địa hình (vùng cù lao, ven biển,...), nên gặp một số khó khăn trong tổ chức các hoạt động chuyên môn tập trung, kiểm tra, giám sát và đi lại của công chức, viên chức.
Ngoài các chính sách chung của Trung ương, mỗi tỉnh trước đây có thể có những nghị quyết, chính sách riêng để hỗ trợ giáo dục (ví dụ: Chính sách thu hút giáo viên giỏi, hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, đầu tư cho trường chuyên,...). Do đó, cần rà soát, đánh giá và tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh mới xây dựng các chính sách chung, đảm bảo tính nhất quán, công bằng và phù hợp với thực tiễn phát triển của toàn tỉnh.
“Dù đối mặt với nhiều khó khăn như vậy, chúng tôi xác định đây là những thách thức tất yếu trong giai đoạn đầu của cuộc cách mạng về sắp xếp, tinh gọn bộ máy hành chính. Với sự quan tâm sâu sắc của lãnh đạo tỉnh, đồng lòng của toàn thể đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, cùng lộ trình, kế hoạch khoa học, chúng tôi tin tưởng rằng ngành Giáo dục tỉnh Vĩnh Long (mới) sẽ sớm vượt qua những khó khăn này để ổn định và bước vào một giai đoạn phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”, bà La Thị Thúy chia sẻ.
Quá trình hợp nhất, Lãnh đạo Sở GD&ĐT Hải Phòng cũng nhìn nhận có phát sinh một số khó khăn ban đầu. Theo đó, quy mô giáo dục sau sáp nhập mở rộng nhanh chóng, số lượng cán bộ, giáo viên, học sinh tăng lên đáng kể, dẫn đến áp lực lớn trong công tác quản lý và điều hành.
Biến động trong tổ chức, nhân sự do sáp nhập ít nhiều gây xáo trộn, đòi hỏi phải duy trì công việc một cách liên tục, không gián đoạn. Một số văn bản, hướng dẫn từ các cơ quan cấp trên trong giai đoạn đầu hợp nhất đang trong quá trình hoàn thiện để sát với thực tiễn, do đó ít nhiều tác động đến tiến độ triển khai nhiệm vụ ở địa phương.
Nhóm học sinh Trường THPT Võ Văn Kiệt (Vũng Liêm, Vĩnh Long) trao đổi khi triển khai dự án Máy hút bụi thông minh. Ảnh: NTCC
Giữ vững chất lượng, bảo đảm thông suốt
Xác định rõ khó khăn ban đầu, ngành GD-ĐT thành phố Hải Phòng đã chủ động, quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp với quyết tâm giữ vững chất lượng giáo dục và đảm bảo sự thông suốt trong công tác quản lý. Cụ thể:
Thứ nhất, tiến hành rà soát tổng thể bộ máy, sắp xếp lại tổ chức theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả với phương châm “6 rõ”: Rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm, rõ thẩm quyền.
Thứ hai, đảm bảo công tác chuyển giao nhiệm vụ diễn ra thông suốt, không để khoảng trống quản lý. Đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng chuyển đổi số, kết nối liên thông từ sở đến từng trường, cơ sở giáo dục, giúp duy trì ổn định mọi hoạt động chuyên môn trong toàn ngành.
Thứ ba, tích cực triển khai các hoạt động chuẩn bị cho năm học mới, đặc biệt công tác tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT 2018, bảo đảm các điều kiện tốt nhất khi bước vào năm học mới 2025 - 2026.
Thứ tư, quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên đáp ứng yêu cầu mới, bảo đảm chế độ, chính sách phù hợp.
Ngay từ khi có chủ trương sáp nhập, Giám đốc Sở GD&ĐT Vĩnh Long cho biết, ngành Giáo dục đã xác định nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu là “Ổn định - Kế thừa - Hội nhập - Phát triển”. Để thực hiện mục tiêu này, đồng bộ các giải pháp được chủ động, quyết liệt triển khai. Cụ thể như sau:
Một là, nhanh chóng ổn định tổ chức bộ máy, thống nhất công tác quản lý Nhà nước. Theo đó, xây dựng lộ trình, kế hoạch chi tiết để hợp nhất bộ máy quản lý của 3 sở GD&ĐT cũ. Rà soát, sắp xếp lại cơ cấu tổ chức của sở GD&ĐT tỉnh mới theo hướng tinh gọn, hiệu quả.
Việc bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện công khai, minh bạch, dựa trên năng lực, sở trường và đảm bảo sự đoàn kết, thống nhất trong toàn ngành. Kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nhiệm vụ,... áp dụng chung cho toàn tỉnh, không tạo ra khoảng trống pháp lý trong quản lý.
Hai là, đảm bảo mọi hoạt động chuyên môn diễn ra bình thường và nâng cao chất lượng. Quán triệt tinh thần “tất cả vì học sinh thân yêu”, mọi thay đổi về quản lý tuyệt đối không được làm ảnh hưởng đến việc dạy và học tại các cơ sở giáo dục. Mọi chế độ, chính sách cho học sinh được đảm bảo đầy đủ, kịp thời.
Ngành Giáo dục phối hợp với chính quyền địa phương, kết nối với công chức phụ trách giáo dục kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc ở cơ sở. Các công việc được tiếp tục thực hiện, bảo đảm đúng quy định, như: Kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh đầu cấp; chuẩn bị các điều kiện để khai giảng năm học mới.
Sở GD&ĐT đồng thời tổ chức các hoạt động kết nối để giáo viên có cơ hội giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm, tạo ra không gian chuyên môn chung. Đẩy nhanh việc tích hợp cơ sở dữ liệu ngành của 3 tỉnh cũ thành hệ thống chung để phục vụ công tác quản lý, báo cáo và chỉ đạo điều hành một cách chính xác, nhanh chóng.
Ba là, ổn định tư tưởng và đảm bảo chế độ, chính sách cho đội ngũ nhà giáo với việc quan tâm, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, công chức, kịp thời giải đáp các thắc mắc, tạo sự đồng thuận và yên tâm công tác.
Thực hiện kịp thời, đầy đủ, đúng quy định chính sách của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động không bị gián đoạn, xáo trộn. Đồng thời, rà soát để thống nhất các chính sách đặc thù của địa phương, đảm bảo sự công bằng trong toàn ngành.
Ông Luyện Hữu Chung - Phó Giám đốc phụ trách Sở GD&ĐT Lào Cai cho biết: Sau sáp nhập, Sở GD&ĐT Lào Cai đã nhanh chóng ổn định tổ chức bộ máy, ổn định tư tưởng, bảo đảm chính sách cho đội ngũ.
Các công tác chuyên môn được tiếp tục triển khai, bảo đảm không đứt gãy; trong đó có công tác chấm thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh đầu cấp, chuẩn bị cho hoạt động tổng kết năm học 2024 - 2025 và triển khai nhiệm vụ năm học 2025 - 2026… Riêng bồi dưỡng giáo viên có gặp chút khó khăn vì số lượng cơ sở giáo dục của tỉnh sau sáp nhập lên đến hơn 1.000, với gần 35.000 giáo viên, trong khi không còn cấp phòng GD&ĐT.
Các công tác về thủ tục hành chính cũng cơ bản hoàn tất. Theo đó, sở GD&ĐT đã tham mưu cho tỉnh việc đổi tên, chuyển giao các cơ sở giáo dục về trực thuộc xã/phường, hoặc về sở GD&ĐT theo phân cấp; tham mưu ban hành các quyết định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng loại hình trường học; phối hợp với Sở Nội vụ hướng dẫn cấp xã về phân quyền quản lý Nhà nước của chính quyền địa phương 2 cấp đối với lĩnh vực giáo dục - đào tạo. Cơ bản, các xã, phường trên địa bản tỉnh đã ban hành quy định vị trí, chức năng, quyền hạn của phòng Văn xã - phụ trách lĩnh vực giáo dục, thuộc UBND xã.
“Với quyết tâm chính trị cao nhất và sự đồng lòng của toàn ngành, giáo dục tỉnh Vĩnh Long cam kết vượt qua mọi khó khăn ban đầu, không để xảy ra bất kỳ sự gián đoạn, chia cắt nào trong công tác quản lý và hoạt động giáo dục. Mục tiêu cuối cùng là xây dựng một nền giáo dục tỉnh Vĩnh Long (mới) phát triển đồng đều, bền vững, hiện đại và hội nhập, thực sự là động lực cho sự phát triển chung của tỉnh. - Giám đốc Sở GD&ĐT Vĩnh Long La Thị Thúy
Cô, trò Trường THPT Võ Văn Kiệt (Vũng Liêm, Vĩnh Long). Ảnh: NTCC
Chuyển tiếp linh hoạt, đồng bộ
Ngày 12/6/2025, Quốc hội thông qua nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, theo đó, toàn bộ diện tích, dân số của thành phố Hải Phòng và tỉnh Hải Dương được hợp nhất thành thành phố Hải Phòng mới.
Sự kiện này không chỉ mang ý nghĩa chiến lược đối với phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng, mà còn đặt ra yêu cầu cấp thiết trong việc tái cấu trúc bộ máy, đặc biệt với ngành GD-ĐT, lĩnh vực có quy mô lớn, phức tạp, nhiều đặc thù và chịu tác động sâu rộng.
Lãnh đạo Sở GD&ĐT Hải Phòng cho biết: Thực hiện chỉ đạo của Trung ương và các bộ, ngành liên quan, Sở GD&ĐT Hải Phòng và Hải Dương (cũ) đã chủ động tiến hành các bước hợp nhất về tổ chức, bộ máy, chức năng, nhiệm vụ. Quá trình này không phải là phép cộng cơ học, mà đòi hỏi sự chuyển tiếp linh hoạt, đồng bộ, có trách nhiệm, đảm bảo xuyên suốt công tác quản lý Nhà nước về giáo dục.
Hiện nay, quy mô giáo dục toàn thành phố Hải Phòng gồm 1.632 cơ sở giáo dục (1.420 cơ sở giáo dục công lập, 212 cơ sở giáo dục tư thục); 8 trường đại học; 652 trung tâm ngoại ngữ, cơ sở ngoại ngữ, tin học, kỹ năng sống, hoạt động ngoài giờ chính khóa, tư vấn du học; 424 trung tâm học tập cộng đồng. Ngoài ra, thành phố đang quản lý 78 cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các doanh nghiệp tham gia hoạt động này, gồm 21 trường cao đẳng, 15 trường trung cấp, cùng các trung tâm và cơ sở khác.
Đây là nền tảng quan trọng giúp thành phố đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho giai đoạn phát triển mới. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Bộ GD&ĐT, Thành ủy, UBND thành phố, cùng sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị và nhân dân, ngành Giáo dục Hải Phòng cơ bản duy trì ổn định hoạt động.
“Việc sáp nhập tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long thành một đơn vị hành chính mới là chủ trương lớn của Trung ương, đặt ra cho ngành Giáo dục nhiều cơ hội lớn đồng thời không ít thách thức. Sở GD&ĐT đã và đang làm việc với tinh thần khẩn trương, trách nhiệm cao nhất để đảm bảo sự ổn định, kế thừa, phát triển, xứng đáng với niềm tin của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh”.
Chia sẻ điều này, bà La Thị Thúy - Giám đốc Sở GD&ĐT Vĩnh Long cho biết: Sau khi sáp nhập, tỉnh Vĩnh Long mới đã trở thành một trong những trung tâm GD-ĐT lớn nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Quy mô mạng lưới trường lớp, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và số lượng học sinh, sinh viên đã tăng lên đáng kể (tăng gấp 3 lần).
Cụ thể, toàn tỉnh có khoảng hơn 1.400 cơ sở giáo dục từ mầm non đến phổ thông và giáo dục thường xuyên. Tổng số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong toàn ngành lên đến 41.472 người. Đây là nguồn nhân lực vô cùng to lớn, yếu tố then chốt để nâng cao chất lượng giáo dục.
Về giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp: Tỉnh Vĩnh Long (mới) có nhiều trường đại học, cao đẳng có uy tín như Trường Đại học Trà Vinh, Trường Đại học Vĩnh Long, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long và các trường cao đẳng khác. Điều này tạo ra một hệ sinh thái giáo dục hoàn chỉnh, có khả năng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao tại chỗ, phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và khu vực.
“Quy mô lớn này vừa là tiềm lực, vừa là thách thức, đòi hỏi công tác quản lý Nhà nước phải có tầm nhìn bao quát, chiến lược và khoa học hơn”, bà La Thị Thúy chia sẻ.
Tỉnh Đồng Tháp (mới), hợp nhất từ hai tỉnh Tiền Giang và Đồng Tháp (cũ). Theo thông tin từ Giám đốc Sở GD&ĐT Lê Quang Trí, do hai sở GD&ĐT đã có chuẩn bị, tích cực phối hợp từ sớm, xây dựng đề án hợp nhất nên đến nay mọi việc đều thuận lợi. Cán bộ, công chức, viên chức đã ổn định chỗ ở và tinh thần thoải mái trong công việc.
Sở GD&ĐT tập huấn sớm cho cán bộ phụ trách giáo dục ở xã/phường; yêu cầu các cơ sở giáo dục rà soát cơ sở vật chất và đội ngũ; lập kế hoạch tuyển dụng, sửa chữa cơ sở vật chất xuống cấp; đảm bảo mọi điều kiện cho năm học mới 2025 - 2026.
Học sinh Trường THPT Ngô Quyền (Hải Phòng) tổng kết sinh hoạt chi đoàn.
Nhận diện khó khăn
Nhận diện một số khó khăn sau sáp nhập, Giám đốc Sở GD&ĐT Vĩnh Long nhắc đến sự thiếu đồng bộ về hệ thống quản lý và văn hóa công tác; khó khăn trong sắp xếp, kiện toàn bộ máy nhân sự; quy mô quản lý lớn và khoảng cách địa lý; thống nhất các cơ chế, chính sách đặc thù của địa phương.
Theo đó, mỗi sở GD&ĐT trước đây đều có một hệ thống văn bản quản lý, quy trình làm việc, phần mềm quản lý (quản lý nhân sự, điểm số, cơ sở dữ liệu ngành...) và cả “văn hóa làm việc” riêng. Việc hợp nhất, chuẩn hóa toàn bộ các hệ thống này để tạo ra một cơ chế vận hành chung, thông suốt đòi hỏi thời gian, nguồn lực và sự thay đổi thói quen làm việc phù hợp với thực tế.
Hợp nhất ba bộ máy quản lý thành một dẫn đến tình trạng dôi dư ở một số vị trí việc làm, đặc biệt ở các phòng ban chuyên môn của sở. Do đó, cần thực hiện công tác sắp xếp, bố trí lại đội ngũ cán bộ quản lý một cách công tâm, minh bạch, hợp tình hợp lý, dựa trên năng lực và yêu cầu công việc, vừa đảm bảo bộ máy tinh gọn, hiệu quả, vừa không làm ảnh hưởng đến tâm tư, tình cảm và sự cống hiến của cán bộ, công chức.
Phạm vi quản lý của sở GD&ĐT tỉnh mới trải dài trên một địa bàn rộng, đa dạng về địa hình (vùng cù lao, ven biển,...), nên gặp một số khó khăn trong tổ chức các hoạt động chuyên môn tập trung, kiểm tra, giám sát và đi lại của công chức, viên chức.
Ngoài các chính sách chung của Trung ương, mỗi tỉnh trước đây có thể có những nghị quyết, chính sách riêng để hỗ trợ giáo dục (ví dụ: Chính sách thu hút giáo viên giỏi, hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, đầu tư cho trường chuyên,...). Do đó, cần rà soát, đánh giá và tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh mới xây dựng các chính sách chung, đảm bảo tính nhất quán, công bằng và phù hợp với thực tiễn phát triển của toàn tỉnh.
“Dù đối mặt với nhiều khó khăn như vậy, chúng tôi xác định đây là những thách thức tất yếu trong giai đoạn đầu của cuộc cách mạng về sắp xếp, tinh gọn bộ máy hành chính. Với sự quan tâm sâu sắc của lãnh đạo tỉnh, đồng lòng của toàn thể đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, cùng lộ trình, kế hoạch khoa học, chúng tôi tin tưởng rằng ngành Giáo dục tỉnh Vĩnh Long (mới) sẽ sớm vượt qua những khó khăn này để ổn định và bước vào một giai đoạn phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”, bà La Thị Thúy chia sẻ.
Quá trình hợp nhất, Lãnh đạo Sở GD&ĐT Hải Phòng cũng nhìn nhận có phát sinh một số khó khăn ban đầu. Theo đó, quy mô giáo dục sau sáp nhập mở rộng nhanh chóng, số lượng cán bộ, giáo viên, học sinh tăng lên đáng kể, dẫn đến áp lực lớn trong công tác quản lý và điều hành.
Biến động trong tổ chức, nhân sự do sáp nhập ít nhiều gây xáo trộn, đòi hỏi phải duy trì công việc một cách liên tục, không gián đoạn. Một số văn bản, hướng dẫn từ các cơ quan cấp trên trong giai đoạn đầu hợp nhất đang trong quá trình hoàn thiện để sát với thực tiễn, do đó ít nhiều tác động đến tiến độ triển khai nhiệm vụ ở địa phương.
Nhóm học sinh Trường THPT Võ Văn Kiệt (Vũng Liêm, Vĩnh Long) trao đổi khi triển khai dự án Máy hút bụi thông minh. Ảnh: NTCC
Giữ vững chất lượng, bảo đảm thông suốt
Xác định rõ khó khăn ban đầu, ngành GD-ĐT thành phố Hải Phòng đã chủ động, quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp với quyết tâm giữ vững chất lượng giáo dục và đảm bảo sự thông suốt trong công tác quản lý. Cụ thể:
Thứ nhất, tiến hành rà soát tổng thể bộ máy, sắp xếp lại tổ chức theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả với phương châm “6 rõ”: Rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm, rõ thẩm quyền.
Thứ hai, đảm bảo công tác chuyển giao nhiệm vụ diễn ra thông suốt, không để khoảng trống quản lý. Đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng chuyển đổi số, kết nối liên thông từ sở đến từng trường, cơ sở giáo dục, giúp duy trì ổn định mọi hoạt động chuyên môn trong toàn ngành.
Thứ ba, tích cực triển khai các hoạt động chuẩn bị cho năm học mới, đặc biệt công tác tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT 2018, bảo đảm các điều kiện tốt nhất khi bước vào năm học mới 2025 - 2026.
Thứ tư, quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên đáp ứng yêu cầu mới, bảo đảm chế độ, chính sách phù hợp.
Ngay từ khi có chủ trương sáp nhập, Giám đốc Sở GD&ĐT Vĩnh Long cho biết, ngành Giáo dục đã xác định nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu là “Ổn định - Kế thừa - Hội nhập - Phát triển”. Để thực hiện mục tiêu này, đồng bộ các giải pháp được chủ động, quyết liệt triển khai. Cụ thể như sau:
Một là, nhanh chóng ổn định tổ chức bộ máy, thống nhất công tác quản lý Nhà nước. Theo đó, xây dựng lộ trình, kế hoạch chi tiết để hợp nhất bộ máy quản lý của 3 sở GD&ĐT cũ. Rà soát, sắp xếp lại cơ cấu tổ chức của sở GD&ĐT tỉnh mới theo hướng tinh gọn, hiệu quả.
Việc bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện công khai, minh bạch, dựa trên năng lực, sở trường và đảm bảo sự đoàn kết, thống nhất trong toàn ngành. Kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nhiệm vụ,... áp dụng chung cho toàn tỉnh, không tạo ra khoảng trống pháp lý trong quản lý.
Hai là, đảm bảo mọi hoạt động chuyên môn diễn ra bình thường và nâng cao chất lượng. Quán triệt tinh thần “tất cả vì học sinh thân yêu”, mọi thay đổi về quản lý tuyệt đối không được làm ảnh hưởng đến việc dạy và học tại các cơ sở giáo dục. Mọi chế độ, chính sách cho học sinh được đảm bảo đầy đủ, kịp thời.
Ngành Giáo dục phối hợp với chính quyền địa phương, kết nối với công chức phụ trách giáo dục kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc ở cơ sở. Các công việc được tiếp tục thực hiện, bảo đảm đúng quy định, như: Kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh đầu cấp; chuẩn bị các điều kiện để khai giảng năm học mới.
Sở GD&ĐT đồng thời tổ chức các hoạt động kết nối để giáo viên có cơ hội giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm, tạo ra không gian chuyên môn chung. Đẩy nhanh việc tích hợp cơ sở dữ liệu ngành của 3 tỉnh cũ thành hệ thống chung để phục vụ công tác quản lý, báo cáo và chỉ đạo điều hành một cách chính xác, nhanh chóng.
Ba là, ổn định tư tưởng và đảm bảo chế độ, chính sách cho đội ngũ nhà giáo với việc quan tâm, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, công chức, kịp thời giải đáp các thắc mắc, tạo sự đồng thuận và yên tâm công tác.
Thực hiện kịp thời, đầy đủ, đúng quy định chính sách của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động không bị gián đoạn, xáo trộn. Đồng thời, rà soát để thống nhất các chính sách đặc thù của địa phương, đảm bảo sự công bằng trong toàn ngành.
Ông Luyện Hữu Chung - Phó Giám đốc phụ trách Sở GD&ĐT Lào Cai cho biết: Sau sáp nhập, Sở GD&ĐT Lào Cai đã nhanh chóng ổn định tổ chức bộ máy, ổn định tư tưởng, bảo đảm chính sách cho đội ngũ.
Các công tác chuyên môn được tiếp tục triển khai, bảo đảm không đứt gãy; trong đó có công tác chấm thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh đầu cấp, chuẩn bị cho hoạt động tổng kết năm học 2024 - 2025 và triển khai nhiệm vụ năm học 2025 - 2026… Riêng bồi dưỡng giáo viên có gặp chút khó khăn vì số lượng cơ sở giáo dục của tỉnh sau sáp nhập lên đến hơn 1.000, với gần 35.000 giáo viên, trong khi không còn cấp phòng GD&ĐT.
Các công tác về thủ tục hành chính cũng cơ bản hoàn tất. Theo đó, sở GD&ĐT đã tham mưu cho tỉnh việc đổi tên, chuyển giao các cơ sở giáo dục về trực thuộc xã/phường, hoặc về sở GD&ĐT theo phân cấp; tham mưu ban hành các quyết định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng loại hình trường học; phối hợp với Sở Nội vụ hướng dẫn cấp xã về phân quyền quản lý Nhà nước của chính quyền địa phương 2 cấp đối với lĩnh vực giáo dục - đào tạo. Cơ bản, các xã, phường trên địa bản tỉnh đã ban hành quy định vị trí, chức năng, quyền hạn của phòng Văn xã - phụ trách lĩnh vực giáo dục, thuộc UBND xã.
“Với quyết tâm chính trị cao nhất và sự đồng lòng của toàn ngành, giáo dục tỉnh Vĩnh Long cam kết vượt qua mọi khó khăn ban đầu, không để xảy ra bất kỳ sự gián đoạn, chia cắt nào trong công tác quản lý và hoạt động giáo dục. Mục tiêu cuối cùng là xây dựng một nền giáo dục tỉnh Vĩnh Long (mới) phát triển đồng đều, bền vững, hiện đại và hội nhập, thực sự là động lực cho sự phát triển chung của tỉnh. - Giám đốc Sở GD&ĐT Vĩnh Long La Thị Thúy
LogicLab nhận thẩm định chương trình học từ Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
GD&TĐ -Trong khuôn khổ Ngày hội Sáng tạo 2025, LogicLab đã ký kết hợp tác chiến lược với Bricks 4 Kidz® Hoa Kỳ.
2025-07-23 09:28
Trường Đại học Bình Dương lấy điểm sàn 15 cho hầu hết các ngành
GD&TĐ - Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu (điểm sàn) của Trường Đại học Bình Dương (TPHCM) dao động từ 15 - 19 điểm tùy ngành, phương thức.
2025-07-23 09:27
Bê bối giáo dục y khoa chấn động Ấn Độ
GD&TĐ - Đối với công chúng Ấn Độ, vụ bê bối này đã để lại một vết nhơ sâu sắc về sự xuống cấp đạo đức trong hệ thống giáo dục.
2025-07-23 09:25
Điểm sàn nhóm ngành đào tạo giáo viên năm 2025: Bảo đảm đủ nguồn tuyển, chất lượng
GD&TĐ - Đại diện các trường ghi nhận, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) nhóm ngành đào tạo giáo viên năm 2025 phù hợp với thực tiễn; vừa bảo đảm đủ nguồn tuyển, vừa giữ được chất lượng cho nhóm ngành này.
2025-07-23 09:23
Bí quyết học tập của các thí sinh đạt 10 điểm môn Toán
GD&TĐ - Để đạt kết quả ấn tượng tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, các thí sinh đều có cho mình chiến lược học tập và kế hoạch ôn luyện rõ ràng.
2025-07-23 08:48
TPHCM xử lý phòng khám có dấu hiệu ‘vẽ bệnh, moi tiền’ tại phường Thủ Đức
GD&TĐ - Sở Y tế TPHCM kiểm tra và phát hiện Phòng khám Đa khoa Việt Khang thuộc Công ty TNHH Phòng khám Đa khoa Việt Khang Thủ Đức có dấu hiệu “vẽ bệnh, moi tiền”.
2025-07-23 08:47
Chọn ngành bền vững giữa kỷ nguyên AI: Quản trị Nhân lực tại HSU - 95% sinh viên có việc làm trước khi ra trường
Khi doanh nghiệp cần những người không chỉ hiểu con người mà còn biết kết nối con người với công nghệ để thúc đẩy hiệu suất, giữ chân nhân tài và xây dựng tổ chức phát triển bền vững, vai trò của ngành Nhân sự ngày càng trở nên thiết yếu. Tại Trường Đại học Hoa Sen (HSU), sinh viên ngành Quản trị Nhân lực được đào tạo theo chuẩn quốc tế, phát triển năng lực toàn diện và bám sát nhu cầu thực tiễn.
2025-07-23 08:39
Thí sinh không nên đặt tất cả nguyện vọng vào một trường
GD&TĐ - Theo bà Phạm Thanh Hà - Trường ĐH Ngoại thương, thí sinh không nên đặt tất cả nguyện vọng vào một trường.
2025-07-23 08:37
Trường Đại học Tân Tạo lấy điểm sàn cao nhất 20,5
GD&TĐ - Trường Đại học Tân Tạo công bố điểm sàn khối ngành sức khỏe từ 17 đến 20,5 điểm, các ngành còn lại từ 15 điểm.
2025-07-23 08:36
Ngành giáo dục 34 tỉnh, thành sau sáp nhập: Quyết tâm giữ vững chất lượng
GD&TĐ - Ngành GD-ĐT các tỉnh, thành sau sáp nhập đã chủ động, quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp với quyết tâm giữ vững chất lượng giáo dục và đảm bảo thông suốt trong công tác quản lý.
Ngành giáo dục 34 tỉnh, thành sau sáp nhập: Quyết tâm giữ vững chất lượng