Nỗ lực dạy tiếng Việt cho trẻ người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1
2025/07/23 16:38
GD&TĐ - Trường TH Phan Thanh 1 (Lâm Đồng) nỗ lực triển khai chương trình dạy chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số, chuẩn bị vào lớp 1.
Kế hoạch cụ thể, tuyển sinh chi tiết
Từ năm học 2025-2026, Trường Tiểu học Phan Thanh 1 (thôn Tịnh Mỹ, xã Hồng Thái, tỉnh Lâm Đồng) triển khai chương trình tổ chức lớp học tiếng Việt chuẩn bị cho học sinh lớp 1, đặc biệt là trẻ em dân tộc thiểu số.
Sáng kiến này dựa trên Đề án “Tăng cường chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng 2025”.
Để thực hiện mục tiêu trên, Trường Tiểu học Phan Thanh 1 đã xây dựng kế hoạch hành động cụ thể, khoa học, hướng đến đối tượng là trẻ sinh năm 2019, chuẩn bị vào lớp 1 năm học 2025-2026.
Khóa học miễn phí kéo dài một tháng, từ 30/6 đến 25/7/2025, với thời lượng một buổi mỗi ngày, từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, đảm bảo các em tiếp thu kiến thức hiệu quả mà không bị quá tải.
Bà Thanh Thị Ngọc Ấn, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phan Thanh 1, cho biết nhà trường tạo mọi điều kiện thuận lợi để phụ huynh nộp hồ sơ nhập học. Chương trình không chỉ dạy đọc, viết mà còn giúp các em xây dựng sự tự tin, vượt qua rào cản ngôn ngữ, giao tiếp bằng tiếng Việt một cách tự nhiên.
Nhà trường tăng cường cơ sở vật chất, bổ sung đồ dùng, đồ chơi và thiết bị dạy học phù hợp.
Đây không chỉ là một hoạt động chuyên môn đơn thuần mà còn là một sứ mệnh nhân văn, nhằm xóa bỏ rào cản ngôn ngữ, một trong những thách thức lớn nhất đối với học sinh dân tộc thiểu số khi bước vào môi trường giáo dục phổ thông.
“Vì vậy, nhà trường đã kêu gọi sự quan tâm và phối hợp chặt chẽ từ phía phụ huynh, để cùng nhau đưa con em đến trường đúng thời gian, tham gia đầy đủ các buổi học, tạo nên một khởi đầu vững chắc nhất cho các em”, bà Ẩn cho hay.
Mục tiêu của nhà trường là làm sao để các em mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp bằng tiếng Việt, chuẩn bị những điều kiện tốt nhất về ngôn ngữ để sẵn sàng bước vào cấp tiểu học. Do đó, việc này sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và quan trọng hơn cả là bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số.
Phương pháp sáng tạo, đội ngũ tận tâm
Theo bà Ẩn, điểm nhấn của chương trình không chỉ nằm ở quy mô và tính nhân văn, mà còn ở phương pháp giảng dạy được đầu tư nghiên cứu kỹ lưỡng. Thay vì các giờ học khô khan, nhà trường chủ trương xây dựng một môi trường học tập sinh động, nơi tiếng Việt được tiếp thu một cách tự nhiên thông qua các hoạt động vui chơi và sinh hoạt hàng ngày. Các hoạt động nghe và nói tiếng Việt được đặc biệt chú trọng.
Chương trình chuẩn bị tiếng Việt cho học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số của Trường Tiểu học Phan Thanh 1 không chỉ thể hiện trách nhiệm của ngành Giáo dục trong việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước mà còn phản ánh tâm huyết và tầm nhìn của đội ngũ giáo dục tại địa phương.
“Bằng những hành động cụ thể, thiết thực, nhà trường và các thầy cô giáo đang cùng nhau thắp lên ngọn lửa tri thức, xóa đi rào cản ngôn ngữ, và quan trọng nhất là mở ra một cánh cửa tương lai rộng lớn hơn cho những mầm non của đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần xây dựng một xã hội học tập bình đẳng và phát triển”, bà Ẩn nói.
Cô Lê Kim Khánh – giáo viên chủ nhiệm lớp 1A, chia sẻ, tất cả giáo viên luôn mong muốn mỗi ngày đến trường của các em là một ngày vui, giúp các em yêu thích việc học, mạnh dạn, tự tin sử dụng tiếng Việt không chỉ với cô giáo, bạn bè mà còn trong sinh hoạt tại gia đình.
Hoạt động nhằm xóa bỏ rào cản ngôn ngữ đối với học sinh dân tộc thiểu số trước khi bước vào môi trường giáo dục phổ thông.
Theo đó, giáo viên được khuyến khích chủ động lựa chọn chủ đề, xây dựng kế hoạch giảng dạy theo tuần, theo ngày, phù hợp với thực tế của lớp học. Môi trường học tập sẽ được trang trí, sắp xếp để phục vụ cho các mục tiêu giáo dục, tăng cường các hoạt động giao lưu, trải nghiệm, hoạt động tập thể.
Các trò chơi có mục đích phát triển ngôn ngữ, các buổi đọc sách, tham quan, dã ngoại sẽ được tổ chức thường xuyên để làm giàu vốn từ vựng và tăng cường khả năng giao tiếp bằng tiếng Việt cho trẻ.
“Để đảm bảo chất lượng giảng dạy, mỗi lớp sẽ có hai giáo viên thay phiên giảng dạy trong suốt 4 tuần của khóa học, đảm bảo sự theo sát và chăm sóc tốt nhất cho từng em”, cô Khánh cho hay.
Lớp học tiếng Việt chuẩn bị vào lớp 1 cho trẻ tại Trường Tiểu học Phan Thanh 1 (thôn Tịnh Mỹ, xã Hồng Thái, tỉnh Lâm Đồng).
Kế hoạch cụ thể, tuyển sinh chi tiết
Từ năm học 2025-2026, Trường Tiểu học Phan Thanh 1 (thôn Tịnh Mỹ, xã Hồng Thái, tỉnh Lâm Đồng) triển khai chương trình tổ chức lớp học tiếng Việt chuẩn bị cho học sinh lớp 1, đặc biệt là trẻ em dân tộc thiểu số.
Sáng kiến này dựa trên Đề án “Tăng cường chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng 2025”.
Để thực hiện mục tiêu trên, Trường Tiểu học Phan Thanh 1 đã xây dựng kế hoạch hành động cụ thể, khoa học, hướng đến đối tượng là trẻ sinh năm 2019, chuẩn bị vào lớp 1 năm học 2025-2026.
Khóa học miễn phí kéo dài một tháng, từ 30/6 đến 25/7/2025, với thời lượng một buổi mỗi ngày, từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, đảm bảo các em tiếp thu kiến thức hiệu quả mà không bị quá tải.
Bà Thanh Thị Ngọc Ấn, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phan Thanh 1, cho biết nhà trường tạo mọi điều kiện thuận lợi để phụ huynh nộp hồ sơ nhập học. Chương trình không chỉ dạy đọc, viết mà còn giúp các em xây dựng sự tự tin, vượt qua rào cản ngôn ngữ, giao tiếp bằng tiếng Việt một cách tự nhiên.
Nhà trường tăng cường cơ sở vật chất, bổ sung đồ dùng, đồ chơi và thiết bị dạy học phù hợp.
Đây không chỉ là một hoạt động chuyên môn đơn thuần mà còn là một sứ mệnh nhân văn, nhằm xóa bỏ rào cản ngôn ngữ, một trong những thách thức lớn nhất đối với học sinh dân tộc thiểu số khi bước vào môi trường giáo dục phổ thông.
“Vì vậy, nhà trường đã kêu gọi sự quan tâm và phối hợp chặt chẽ từ phía phụ huynh, để cùng nhau đưa con em đến trường đúng thời gian, tham gia đầy đủ các buổi học, tạo nên một khởi đầu vững chắc nhất cho các em”, bà Ẩn cho hay.
Mục tiêu của nhà trường là làm sao để các em mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp bằng tiếng Việt, chuẩn bị những điều kiện tốt nhất về ngôn ngữ để sẵn sàng bước vào cấp tiểu học. Do đó, việc này sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và quan trọng hơn cả là bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số.
Phương pháp sáng tạo, đội ngũ tận tâm
Theo bà Ẩn, điểm nhấn của chương trình không chỉ nằm ở quy mô và tính nhân văn, mà còn ở phương pháp giảng dạy được đầu tư nghiên cứu kỹ lưỡng. Thay vì các giờ học khô khan, nhà trường chủ trương xây dựng một môi trường học tập sinh động, nơi tiếng Việt được tiếp thu một cách tự nhiên thông qua các hoạt động vui chơi và sinh hoạt hàng ngày. Các hoạt động nghe và nói tiếng Việt được đặc biệt chú trọng.
Chương trình chuẩn bị tiếng Việt cho học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số của Trường Tiểu học Phan Thanh 1 không chỉ thể hiện trách nhiệm của ngành Giáo dục trong việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước mà còn phản ánh tâm huyết và tầm nhìn của đội ngũ giáo dục tại địa phương.
“Bằng những hành động cụ thể, thiết thực, nhà trường và các thầy cô giáo đang cùng nhau thắp lên ngọn lửa tri thức, xóa đi rào cản ngôn ngữ, và quan trọng nhất là mở ra một cánh cửa tương lai rộng lớn hơn cho những mầm non của đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần xây dựng một xã hội học tập bình đẳng và phát triển”, bà Ẩn nói.
Cô Lê Kim Khánh – giáo viên chủ nhiệm lớp 1A, chia sẻ, tất cả giáo viên luôn mong muốn mỗi ngày đến trường của các em là một ngày vui, giúp các em yêu thích việc học, mạnh dạn, tự tin sử dụng tiếng Việt không chỉ với cô giáo, bạn bè mà còn trong sinh hoạt tại gia đình.
Hoạt động nhằm xóa bỏ rào cản ngôn ngữ đối với học sinh dân tộc thiểu số trước khi bước vào môi trường giáo dục phổ thông.
Theo đó, giáo viên được khuyến khích chủ động lựa chọn chủ đề, xây dựng kế hoạch giảng dạy theo tuần, theo ngày, phù hợp với thực tế của lớp học. Môi trường học tập sẽ được trang trí, sắp xếp để phục vụ cho các mục tiêu giáo dục, tăng cường các hoạt động giao lưu, trải nghiệm, hoạt động tập thể.
Các trò chơi có mục đích phát triển ngôn ngữ, các buổi đọc sách, tham quan, dã ngoại sẽ được tổ chức thường xuyên để làm giàu vốn từ vựng và tăng cường khả năng giao tiếp bằng tiếng Việt cho trẻ.
“Để đảm bảo chất lượng giảng dạy, mỗi lớp sẽ có hai giáo viên thay phiên giảng dạy trong suốt 4 tuần của khóa học, đảm bảo sự theo sát và chăm sóc tốt nhất cho từng em”, cô Khánh cho hay.
Nỗ lực dạy tiếng Việt cho trẻ người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1
GD&TĐ - Trường TH Phan Thanh 1 (Lâm Đồng) nỗ lực triển khai chương trình dạy chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số, chuẩn bị vào lớp 1.
2025-07-23 09:37
LogicLab nhận thẩm định chương trình học từ Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
GD&TĐ -Trong khuôn khổ Ngày hội Sáng tạo 2025, LogicLab đã ký kết hợp tác chiến lược với Bricks 4 Kidz® Hoa Kỳ.
2025-07-23 09:27
Bê bối giáo dục y khoa chấn động Ấn Độ
GD&TĐ - Đối với công chúng Ấn Độ, vụ bê bối này đã để lại một vết nhơ sâu sắc về sự xuống cấp đạo đức trong hệ thống giáo dục.
2025-07-23 09:25
Điểm sàn nhóm ngành đào tạo giáo viên năm 2025: Bảo đảm đủ nguồn tuyển, chất lượng
GD&TĐ - Đại diện các trường ghi nhận, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) nhóm ngành đào tạo giáo viên năm 2025 phù hợp với thực tiễn; vừa bảo đảm đủ nguồn tuyển, vừa giữ được chất lượng cho nhóm ngành này.
2025-07-23 09:23
Bí quyết học tập của các thí sinh đạt 10 điểm môn Toán
GD&TĐ - Để đạt kết quả ấn tượng tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, các thí sinh đều có cho mình chiến lược học tập và kế hoạch ôn luyện rõ ràng.
2025-07-23 08:48
TPHCM xử lý phòng khám có dấu hiệu ‘vẽ bệnh, moi tiền’ tại phường Thủ Đức
GD&TĐ - Sở Y tế TPHCM kiểm tra và phát hiện Phòng khám Đa khoa Việt Khang thuộc Công ty TNHH Phòng khám Đa khoa Việt Khang Thủ Đức có dấu hiệu “vẽ bệnh, moi tiền”.
2025-07-23 08:47
Chọn ngành bền vững giữa kỷ nguyên AI: Quản trị Nhân lực tại HSU - 95% sinh viên có việc làm trước khi ra trường
Khi doanh nghiệp cần những người không chỉ hiểu con người mà còn biết kết nối con người với công nghệ để thúc đẩy hiệu suất, giữ chân nhân tài và xây dựng tổ chức phát triển bền vững, vai trò của ngành Nhân sự ngày càng trở nên thiết yếu. Tại Trường Đại học Hoa Sen (HSU), sinh viên ngành Quản trị Nhân lực được đào tạo theo chuẩn quốc tế, phát triển năng lực toàn diện và bám sát nhu cầu thực tiễn.
2025-07-23 08:39
Thí sinh không nên đặt tất cả nguyện vọng vào một trường
GD&TĐ - Theo bà Phạm Thanh Hà - Trường ĐH Ngoại thương, thí sinh không nên đặt tất cả nguyện vọng vào một trường.
2025-07-23 08:37
Trường Đại học Tân Tạo lấy điểm sàn cao nhất 20,5
GD&TĐ - Trường Đại học Tân Tạo công bố điểm sàn khối ngành sức khỏe từ 17 đến 20,5 điểm, các ngành còn lại từ 15 điểm.
2025-07-23 08:36
Ngành giáo dục 34 tỉnh, thành sau sáp nhập: Quyết tâm giữ vững chất lượng
GD&TĐ - Ngành GD-ĐT các tỉnh, thành sau sáp nhập đã chủ động, quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp với quyết tâm giữ vững chất lượng giáo dục và đảm bảo thông suốt trong công tác quản lý.
Nỗ lực dạy tiếng Việt cho trẻ người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1