(CLO) Giữa cơn "sốt" tuyển sinh đại học, hàng triệu phụ huynh và thí sinh vẫn đang chênh vênh với câu hỏi cũ kỹ: Liệu tấm bằng cao đẳng có đủ sức mở lối tương lai, hay chỉ là con đường dẫn đến thất nghiệp? Định kiến ăn sâu đang bóp nghẹt những lựa chọn cơ hội việc làm tiềm năng và mức lương hấp dẫn.
TS. Đồng Văn Ngọc, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội đã có những chia sẻ "giải mã" nỗi lo ấy, không chỉ khẳng định giá trị thực của giáo dục nghề nghiệp mà còn hé lộ những ưu đãi "khủng", có thể thay đổi hoàn toàn cách chúng ta nhìn nhận về giáo dục nghề nghiệp.
Theo TS Ngọc, học bậc đại học là một bậc học rất danh giá. Ai trong chúng ta cũng mong muốn đỗ vào một trường đại học tốt nhất, phù hợp nhất. Nhưng ông nhanh chóng bóc tách lớp vỏ bọc của định kiến: "Tuy nhiên, chúng ta phải khẳng định: sự thành công của mỗi con người trong suốt cuộc đời không hề gắn liền với tấm bằng cấp, mà gắn chặt với năng lực, với khả năng phát triển không ngừng của mỗi chúng ta!".
Trong một xã hội nơi "bằng đại học" đôi khi bị coi là thước đo duy nhất của sự thành công, lời khẳng định của thầy Ngọc như một luồng gió mới, nhắc nhở về giá trị cốt lõi của con người.
"Nếu đại học là một lựa chọn đầy danh giá, thì cao đẳng cũng là một con đường hoàn toàn xứng đáng được cân nhắc, đặc biệt với những cá nhân có định hướng rõ ràng và khao khát thực chiến", thầy Ngọc khẳng định.
Thực tế cho thấy, hệ cao đẳng khác biệt hoàn toàn với đại học ở triết lý đào tạo. Thời gian học ngắn hơn, thường chỉ 3 năm (có thể 3,5 năm với một số ngành theo chuẩn quốc tế của Đức), nhưng điểm then chốt là: chương trình đào tạo cao đẳng chú trọng tối đa vào thực hành, với thời lượng chiếm tới 70% trở lên.
Doanh nghiệp tổ chức ngày hội tuyển dụng sinh viên hệ cao đẳng ngay tại nhà trường.
Đây là nơi kiến thức không chỉ nằm trên sách vở, mà được "mài giũa" trực tiếp trên máy móc, tại xưởng, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
TS Ngọc đưa ra một ví dụ vô cùng thuyết phục để minh họa vai trò độc đáo của đào tạo cao đẳng: "Khi phụ huynh muốn con học ngành chip hay bán dẫn ở đại học, đó là ngành thiết kế ra con chip, vi mạch. Đó là nhân lực 'nghĩ', bậc đại học. Nhưng nhân lực 'làm' ấy, chính là cao đẳng!".
Hiện nay, tại các thành phố lớn như Hà Nội, các tỉnh phía Bắc, hay rộng hơn là cả nước đều dày đặc các khu công nghiệp. Trong các khu công nghiệp đó, người ta đang sử dụng rất nhiều nhân lực làm việc trực tiếp ở trình độ cao đẳng trở xuống.
Do đó, thầy Ngọc cho rằng, điều quan trọng nhất là làm thế nào để con em chúng ta lựa chọn bậc học phù hợp với chính mình, đó mới là lựa chọn lý tưởng nhất. Đừng bao giờ mặc định cứ phải học đại học mới thành công, hay cứ phải học cao đẳng là đủ. Chúng ta cần một sự hiểu biết thấu đáo để đưa ra quyết định sáng suốt.
Lời khuyên từ thầy Ngọc là hãy đặt sở thích và đam mê nghề nghiệp lên hàng đầu, sau đó mới chọn trường. Để làm được điều đó, thí sinh cần tự khám phá bản thân, xác định điều mình thực sự khao khát, từ đó xây dựng mục tiêu và chọn ngành, rồi mới tìm kiếm ngôi trường phù hợp dù công lập hay ngoài công lập, miễn sao đáp ứng được cả nguyện vọng cá nhân lẫn điều kiện kinh tế gia đình.
Theo TS Ngọc, học cao đẳng có nhiều ưu thế rõ rệt: thời gian đào tạo ngắn (3–3,5 năm), tỷ lệ thực hành lên tới 70%, học phí thấp hoặc gần như miễn phí ở nhiều ngành
Đại học là bậc học danh giá, nhưng cao đẳng không phải là lựa chọn kém. Nhiều ngành nghề, đặc biệt trong khối kỹ thuật – công nghệ, nhân lực 'làm' đến từ bậc cao đẳng đang được các doanh nghiệp săn đón với mức thu nhập ổn định.
Rất nhiều phụ huynh thì băn khoăn trước nỗi lo tài chính, TS. Đồng Văn Ngọc hào hứng tiết lộ: "Hiện nay, Đảng, Nhà nước và Chính phủ đang có chế độ ưu đãi cực lớn cho rất nhiều ngành nghề trọng điểm, đặc biệt là liên quan đến cơ khí, ô tô, điện, điện lạnh. Các em theo học những ngành này sẽ được Nhà nước cấp 70% học phí! Các em không cần đóng tiền!".
Ông còn lấy ví dụ minh chứng ngay tại Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội: "Nếu nhà trường thu 2 triệu đồng học phí một tháng, Nhà nước sẽ hỗ trợ 70%. Đặc biệt hơn nữa, như Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội của chúng tôi, doanh nghiệp còn đứng ra hỗ trợ thêm 30% còn lại! Như vậy, có thể khẳng định, toàn bộ các em học tại trường chúng tôi là không phải đóng bất kỳ đồng học phí nào!. Đây là chính sách được áp dụng ở nhiều trường công lập trên cả nước, không chỉ riêng trường chúng tôi".
Với những ngành nghề thuộc khối kỹ thuật như cơ khí, điện – điện tử, ô tô…, học sinh được Nhà nước hỗ trợ tới 70% học phí.
Nhiều học sinh lại quan tâm đến nỗi lo "thất nghiệp" – một "bóng ma" thường trực ám ảnh những ai chọn cao đẳng. Ông Ngọc khẳng định mạnh mẽ: "Giờ phút này, các doanh nghiệp ở khắp các tỉnh thành trong cả nước đang rất khát nhân lực từ cao đẳng trở xuống!".
Tuy nhiên, ông Ngọc cũng đặt ra điều kiện tiên quyết: "Chúng ta phải có năng lực học tập thật tốt. Chúng ta không thể học hời hợt, không thành nghề mà lại đòi hỏi có việc làm lương cao. Thay vào đó, chúng ta phải tập trung học tập, xây dựng mục tiêu rõ ràng. Dù lựa chọn đại học hay cao đẳng, đó đều sẽ là con đường tốt nếu chúng ta biết lựa chọn phù hợp với bản thân mình".
TS. Đồng Văn Ngọc, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội đã có những chia sẻ "giải mã" nỗi lo ấy, không chỉ khẳng định giá trị thực của giáo dục nghề nghiệp mà còn hé lộ những ưu đãi "khủng", có thể thay đổi hoàn toàn cách chúng ta nhìn nhận về giáo dục nghề nghiệp.
TS. Đồng Văn Ngọc, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội.
Theo TS Ngọc, học bậc đại học là một bậc học rất danh giá. Ai trong chúng ta cũng mong muốn đỗ vào một trường đại học tốt nhất, phù hợp nhất. Nhưng ông nhanh chóng bóc tách lớp vỏ bọc của định kiến: "Tuy nhiên, chúng ta phải khẳng định: sự thành công của mỗi con người trong suốt cuộc đời không hề gắn liền với tấm bằng cấp, mà gắn chặt với năng lực, với khả năng phát triển không ngừng của mỗi chúng ta!".
Trong một xã hội nơi "bằng đại học" đôi khi bị coi là thước đo duy nhất của sự thành công, lời khẳng định của thầy Ngọc như một luồng gió mới, nhắc nhở về giá trị cốt lõi của con người.
"Nếu đại học là một lựa chọn đầy danh giá, thì cao đẳng cũng là một con đường hoàn toàn xứng đáng được cân nhắc, đặc biệt với những cá nhân có định hướng rõ ràng và khao khát thực chiến", thầy Ngọc khẳng định.
Thực tế cho thấy, hệ cao đẳng khác biệt hoàn toàn với đại học ở triết lý đào tạo. Thời gian học ngắn hơn, thường chỉ 3 năm (có thể 3,5 năm với một số ngành theo chuẩn quốc tế của Đức), nhưng điểm then chốt là: chương trình đào tạo cao đẳng chú trọng tối đa vào thực hành, với thời lượng chiếm tới 70% trở lên.
Doanh nghiệp tổ chức ngày hội tuyển dụng sinh viên hệ cao đẳng ngay tại nhà trường.
Đây là nơi kiến thức không chỉ nằm trên sách vở, mà được "mài giũa" trực tiếp trên máy móc, tại xưởng, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
TS Ngọc đưa ra một ví dụ vô cùng thuyết phục để minh họa vai trò độc đáo của đào tạo cao đẳng: "Khi phụ huynh muốn con học ngành chip hay bán dẫn ở đại học, đó là ngành thiết kế ra con chip, vi mạch. Đó là nhân lực 'nghĩ', bậc đại học. Nhưng nhân lực 'làm' ấy, chính là cao đẳng!".
Hiện nay, tại các thành phố lớn như Hà Nội, các tỉnh phía Bắc, hay rộng hơn là cả nước đều dày đặc các khu công nghiệp. Trong các khu công nghiệp đó, người ta đang sử dụng rất nhiều nhân lực làm việc trực tiếp ở trình độ cao đẳng trở xuống.
Do đó, thầy Ngọc cho rằng, điều quan trọng nhất là làm thế nào để con em chúng ta lựa chọn bậc học phù hợp với chính mình, đó mới là lựa chọn lý tưởng nhất. Đừng bao giờ mặc định cứ phải học đại học mới thành công, hay cứ phải học cao đẳng là đủ. Chúng ta cần một sự hiểu biết thấu đáo để đưa ra quyết định sáng suốt.
Lời khuyên từ thầy Ngọc là hãy đặt sở thích và đam mê nghề nghiệp lên hàng đầu, sau đó mới chọn trường. Để làm được điều đó, thí sinh cần tự khám phá bản thân, xác định điều mình thực sự khao khát, từ đó xây dựng mục tiêu và chọn ngành, rồi mới tìm kiếm ngôi trường phù hợp dù công lập hay ngoài công lập, miễn sao đáp ứng được cả nguyện vọng cá nhân lẫn điều kiện kinh tế gia đình.
Theo TS Ngọc, học cao đẳng có nhiều ưu thế rõ rệt: thời gian đào tạo ngắn (3–3,5 năm), tỷ lệ thực hành lên tới 70%, học phí thấp hoặc gần như miễn phí ở nhiều ngành
Đại học là bậc học danh giá, nhưng cao đẳng không phải là lựa chọn kém. Nhiều ngành nghề, đặc biệt trong khối kỹ thuật – công nghệ, nhân lực 'làm' đến từ bậc cao đẳng đang được các doanh nghiệp săn đón với mức thu nhập ổn định.
Rất nhiều phụ huynh thì băn khoăn trước nỗi lo tài chính, TS. Đồng Văn Ngọc hào hứng tiết lộ: "Hiện nay, Đảng, Nhà nước và Chính phủ đang có chế độ ưu đãi cực lớn cho rất nhiều ngành nghề trọng điểm, đặc biệt là liên quan đến cơ khí, ô tô, điện, điện lạnh. Các em theo học những ngành này sẽ được Nhà nước cấp 70% học phí! Các em không cần đóng tiền!".
Ông còn lấy ví dụ minh chứng ngay tại Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội: "Nếu nhà trường thu 2 triệu đồng học phí một tháng, Nhà nước sẽ hỗ trợ 70%. Đặc biệt hơn nữa, như Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội của chúng tôi, doanh nghiệp còn đứng ra hỗ trợ thêm 30% còn lại! Như vậy, có thể khẳng định, toàn bộ các em học tại trường chúng tôi là không phải đóng bất kỳ đồng học phí nào!. Đây là chính sách được áp dụng ở nhiều trường công lập trên cả nước, không chỉ riêng trường chúng tôi".
Với những ngành nghề thuộc khối kỹ thuật như cơ khí, điện – điện tử, ô tô…, học sinh được Nhà nước hỗ trợ tới 70% học phí.
Nhiều học sinh lại quan tâm đến nỗi lo "thất nghiệp" – một "bóng ma" thường trực ám ảnh những ai chọn cao đẳng. Ông Ngọc khẳng định mạnh mẽ: "Giờ phút này, các doanh nghiệp ở khắp các tỉnh thành trong cả nước đang rất khát nhân lực từ cao đẳng trở xuống!".
Tuy nhiên, ông Ngọc cũng đặt ra điều kiện tiên quyết: "Chúng ta phải có năng lực học tập thật tốt. Chúng ta không thể học hời hợt, không thành nghề mà lại đòi hỏi có việc làm lương cao. Thay vào đó, chúng ta phải tập trung học tập, xây dựng mục tiêu rõ ràng. Dù lựa chọn đại học hay cao đẳng, đó đều sẽ là con đường tốt nếu chúng ta biết lựa chọn phù hợp với bản thân mình".
LogicLab nhận thẩm định chương trình học từ Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
GD&TĐ -Trong khuôn khổ Ngày hội Sáng tạo 2025, LogicLab đã ký kết hợp tác chiến lược với Bricks 4 Kidz® Hoa Kỳ.
2025-07-23 09:33
“Sợ thất nghiệp” vì học cao đẳng
(CLO) Giữa cơn "sốt" tuyển sinh đại học, hàng triệu phụ huynh và thí sinh vẫn đang chênh vênh với câu hỏi cũ kỹ: Liệu tấm bằng cao đẳng có đủ sức mở lối tương lai, hay chỉ là con đường dẫn đến thất nghiệp? Định kiến ăn sâu đang bóp nghẹt những lựa chọn cơ hội việc làm tiềm năng và mức lương hấp dẫn.
2025-07-23 09:27
Bê bối giáo dục y khoa chấn động Ấn Độ
GD&TĐ - Đối với công chúng Ấn Độ, vụ bê bối này đã để lại một vết nhơ sâu sắc về sự xuống cấp đạo đức trong hệ thống giáo dục.
2025-07-23 09:25
Điểm sàn nhóm ngành đào tạo giáo viên năm 2025: Bảo đảm đủ nguồn tuyển, chất lượng
GD&TĐ - Đại diện các trường ghi nhận, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) nhóm ngành đào tạo giáo viên năm 2025 phù hợp với thực tiễn; vừa bảo đảm đủ nguồn tuyển, vừa giữ được chất lượng cho nhóm ngành này.
2025-07-23 09:23
Bí quyết học tập của các thí sinh đạt 10 điểm môn Toán
GD&TĐ - Để đạt kết quả ấn tượng tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, các thí sinh đều có cho mình chiến lược học tập và kế hoạch ôn luyện rõ ràng.
2025-07-23 08:48
TPHCM xử lý phòng khám có dấu hiệu ‘vẽ bệnh, moi tiền’ tại phường Thủ Đức
GD&TĐ - Sở Y tế TPHCM kiểm tra và phát hiện Phòng khám Đa khoa Việt Khang thuộc Công ty TNHH Phòng khám Đa khoa Việt Khang Thủ Đức có dấu hiệu “vẽ bệnh, moi tiền”.
2025-07-23 08:47
Chọn ngành bền vững giữa kỷ nguyên AI: Quản trị Nhân lực tại HSU - 95% sinh viên có việc làm trước khi ra trường
Khi doanh nghiệp cần những người không chỉ hiểu con người mà còn biết kết nối con người với công nghệ để thúc đẩy hiệu suất, giữ chân nhân tài và xây dựng tổ chức phát triển bền vững, vai trò của ngành Nhân sự ngày càng trở nên thiết yếu. Tại Trường Đại học Hoa Sen (HSU), sinh viên ngành Quản trị Nhân lực được đào tạo theo chuẩn quốc tế, phát triển năng lực toàn diện và bám sát nhu cầu thực tiễn.
2025-07-23 08:39
Thí sinh không nên đặt tất cả nguyện vọng vào một trường
GD&TĐ - Theo bà Phạm Thanh Hà - Trường ĐH Ngoại thương, thí sinh không nên đặt tất cả nguyện vọng vào một trường.
2025-07-23 08:37
Trường Đại học Tân Tạo lấy điểm sàn cao nhất 20,5
GD&TĐ - Trường Đại học Tân Tạo công bố điểm sàn khối ngành sức khỏe từ 17 đến 20,5 điểm, các ngành còn lại từ 15 điểm.
2025-07-23 08:36
Ngành giáo dục 34 tỉnh, thành sau sáp nhập: Quyết tâm giữ vững chất lượng
GD&TĐ - Ngành GD-ĐT các tỉnh, thành sau sáp nhập đã chủ động, quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp với quyết tâm giữ vững chất lượng giáo dục và đảm bảo thông suốt trong công tác quản lý.