GD&TĐ - Luật Nhà giáo quy định, ngành Giáo dục chủ động quyền tuyển dụng, sử dụng giáo viên.
Với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, các chuyên gia, đại biểu Quốc hội gợi mở, công tác này cần được thiết lập phù hợp với thực tiễn, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả.
Cần cơ chế giám sát
Trong bối cảnh sáp nhập địa giới hành chính và thực hiện mô hình chính quyền địa phương hai cấp, ông Phạm Văn Hòa - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp đặt vấn đề, không còn phòng GD&ĐT thì cơ quan quản lý giáo dục hay UBND cấp xã thực hiện nhiệm vụ tuyển dụng giáo viên? Tới đây, sẽ giao quyền cho UBND cấp xã tuyển dụng công chức, viên chức, còn với giáo viên thì sao?
Từ băn khoăn này, ông Phạm Văn Hòa đề xuất, Bộ GD&ĐT cần sớm tham mưu với Chính phủ ban hành các Nghị định quy định chi tiết về vấn đề này; đồng thời xây dựng các thông tư hướng dẫn để cơ quan quản lý giáo dục các địa phương có căn cứ thực hiện, sớm đưa Luật Nhà giáo vào cuộc sống.
Tán thành với quy định giao thẩm quyền tuyển dụng, sử dụng nhà giáo cho ngành Giáo dục, nhưng ông Mai Văn Hải - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa cho rằng, việc này nên giao cho cơ quan quản lý giáo dục, không nên giao cho cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên, trường chuyên biệt công lập.
“Thực tế cho thấy, khả năng tổ chức của các nhà trường để tuyển dụng nhà giáo còn khó khăn. Hơn nữa, các trường càng khó khăn hơn trong tiếp nhận, điều động, thuyên chuyển giáo viên khi xảy ra tình trạng thừa, thiếu giáo viên”, ông Mai Văn Hải phân tích.
Để đảm bảo chặt chẽ về tiêu chuẩn tuyển dụng, bà Nguyễn Thị Lan Anh - đại biểu Quốc hội đoàn Lào Cai đề nghị, cần có cơ chế giám sát, thanh, kiểm tra, tránh tình trạng mỗi nơi một kiểu, thiếu đồng bộ, làm phát sinh bất cập trong chất lượng đội ngũ giáo viên. Bà cũng đề nghị Chính phủ quy định cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện tuyển dụng nhà giáo, xác lập cơ chế thanh, kiểm tra, giám sát đối với việc thực hiện quyền tự chủ tuyển dụng.
“Ngoài ra, cần quy định rõ trách nhiệm giải trình người đứng đầu cơ sở giáo dục, quản lý, cấp trên khi xảy ra sai phạm. Có chế tài xử lý rõ ràng, nghiêm minh với hành vi vi phạm trong tuyển dụng, đặc biệt lạm quyền tuyển dụng không công khai, minh bạch”, bà Nguyễn Thị Lan Anh nhấn mạnh.
Ngành Giáo dục chủ động quyền tuyển dụng, sử dụng giáo viên. Ảnh: Dương Triều
Phân quyền, phân cấp
Trao đổi về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh, ngoài việc tuyển dụng, sử dụng theo quy định Luật Nhà giáo, thì giao cho cấp sở GD&ĐT bổ nhiệm toàn bộ hệ thống lãnh đạo các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Theo đó, Giám đốc sở GD&ĐT có toàn quyền trong việc bổ nhiệm hiệu trưởng, hiệu phó các cơ sở giáo dục trên địa bàn. Khi phân định quyền, ai có quyền thì được phân quyền và ủy quyền tiếp. Trên cơ sở đó, giám đốc sở GD&ĐT có thể ủy quyền cho Chủ tịch UBND xã làm một số công việc như: Bổ nhiệm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường mầm non, tiểu học, THCS trên địa bàn.
Giám đốc sở GD&ĐT có quyền luân chuyển, điều động các hiệu trưởng trong phạm vi toàn tỉnh. Tức là có thể luân chuyển nhà giáo từ xã này sang xã khác. Giám đốc sở GD&ĐT sẽ bổ nhiệm cho các trường THPT, cao đẳng, trung cấp, trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn.
Theo Công văn số 1581/BGD&ĐT-GDPT của Bộ GD&ĐT gửi UBND cấp tỉnh về việc bảo đảm duy trì, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động các cơ sở giáo dục công lập tại các đơn vị hành chính khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp (không còn cấp huyện), việc tuyển dụng giáo viên sẽ có nhiều thay đổi. Các nội dung quản lý cấp huyện đang thực hiện sẽ được chuyển về cơ quan chuyên môn cấp tỉnh và UBND cấp xã khi thực hiện sắp xếp, tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Trong đó, UBND cấp xã sẽ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về giáo dục đối với các trường THCS, tiểu học, mầm non. Còn sở GD&ĐT tham mưu UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về giáo dục đối với các cơ sở giáo dục khác. Ngoài ra, UBND cấp xã có thẩm quyền trực tiếp quản lý về tổ chức, nhân sự của trung tâm học tập cộng đồng; thường xuyên cập nhật đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục thuộc phạm vi quản lý vào cơ sở dữ liệu quốc gia về giáo dục.
Sở GD&ĐT sẽ chủ trì hoặc phân cấp thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, thay đổi chức danh nghề nghiệp, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá đối với nhà giáo, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục ngoài công lập trên địa bàn tỉnh theo quy định. Đồng thời đảm bảo đủ biên chế công chức quản lý giáo dục, số lượng người làm việc theo đề án vị trí việc làm được phê duyệt, đáp ứng các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục, chịu trách nhiệm giải trình về hoạt động giáo dục, chất lượng giáo dục...
Mới đây, Bộ GD&ĐT đã công bố dự thảo Thông tư hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của sở GD&ĐT thuộc UBND tỉnh, thành phố và lĩnh vực giáo dục và đào tạo của phòng chuyên môn thuộc UBND xã, phường để lấy ý kiến.
Theo dự thảo, Sở GD&ĐT được giao nhiệm vụ thực hiện toàn bộ việc tuyển dụng, quản lý, sử dụng, tiếp nhận, điều động, biệt phái, thuyên chuyển, bổ nhiệm, thăng hạng chức danh nghề nghiệp, thay đổi chức danh nghề nghiệp, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá đối với đội ngũ nhà giáo, nhân sự quản lý, viên chức và người lao động trong tất cả cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn quản lý.
Bộ GD&ĐT cũng dự kiến bổ sung hai nhiệm vụ mới cho Chủ tịch UBND cấp xã trong thực hiện các nhiệm vụ quản lý Nhà nước về giáo dục đối với các cơ sở giáo dục trên địa bàn. Thứ nhất, Chủ tịch UBND cấp xã quyết định công nhận, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian công tác đến tuổi nghỉ hưu, miễn nhiệm, thôi giữ chức vụ, biệt phái, thay đổi vị trí việc làm, khen thưởng và kỉ luật đối với người đứng đầu và cấp phó người đứng đầu các cơ sở giáo dục công lập thuộc phạm vi quản lý.
Thứ hai, Chủ tịch UBND cấp xã quyết định thành lập hội đồng trường; công nhận, bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch hội đồng trường. Đồng thời, quyết định công nhận hoặc không công nhận hội đồng trường, Chủ tịch, Phó Chủ tịch hội đồng trường, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng tại các cơ sở giáo dục tư thục.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, dự kiến trong tháng 7 hoặc đầu tháng 8, Bộ GD&ĐT sẽ tổ chức tập huấn cho toàn thể công chức quản lý giáo dục cấp xã trên cả nước về chức năng, nhiệm vụ quản lý giáo dục; trong đó có nội dung liên quan đến tuyển dụng, sử dụng nhà giáo theo thẩm quyền.
Cô và trò Trường Tiểu học Vĩnh Tuy (Vĩnh Hưng, Hà Nội). Ảnh: Sỹ Điền
Với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, các chuyên gia, đại biểu Quốc hội gợi mở, công tác này cần được thiết lập phù hợp với thực tiễn, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả.
Cần cơ chế giám sát
Trong bối cảnh sáp nhập địa giới hành chính và thực hiện mô hình chính quyền địa phương hai cấp, ông Phạm Văn Hòa - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp đặt vấn đề, không còn phòng GD&ĐT thì cơ quan quản lý giáo dục hay UBND cấp xã thực hiện nhiệm vụ tuyển dụng giáo viên? Tới đây, sẽ giao quyền cho UBND cấp xã tuyển dụng công chức, viên chức, còn với giáo viên thì sao?
Từ băn khoăn này, ông Phạm Văn Hòa đề xuất, Bộ GD&ĐT cần sớm tham mưu với Chính phủ ban hành các Nghị định quy định chi tiết về vấn đề này; đồng thời xây dựng các thông tư hướng dẫn để cơ quan quản lý giáo dục các địa phương có căn cứ thực hiện, sớm đưa Luật Nhà giáo vào cuộc sống.
Tán thành với quy định giao thẩm quyền tuyển dụng, sử dụng nhà giáo cho ngành Giáo dục, nhưng ông Mai Văn Hải - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa cho rằng, việc này nên giao cho cơ quan quản lý giáo dục, không nên giao cho cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên, trường chuyên biệt công lập.
“Thực tế cho thấy, khả năng tổ chức của các nhà trường để tuyển dụng nhà giáo còn khó khăn. Hơn nữa, các trường càng khó khăn hơn trong tiếp nhận, điều động, thuyên chuyển giáo viên khi xảy ra tình trạng thừa, thiếu giáo viên”, ông Mai Văn Hải phân tích.
Để đảm bảo chặt chẽ về tiêu chuẩn tuyển dụng, bà Nguyễn Thị Lan Anh - đại biểu Quốc hội đoàn Lào Cai đề nghị, cần có cơ chế giám sát, thanh, kiểm tra, tránh tình trạng mỗi nơi một kiểu, thiếu đồng bộ, làm phát sinh bất cập trong chất lượng đội ngũ giáo viên. Bà cũng đề nghị Chính phủ quy định cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện tuyển dụng nhà giáo, xác lập cơ chế thanh, kiểm tra, giám sát đối với việc thực hiện quyền tự chủ tuyển dụng.
“Ngoài ra, cần quy định rõ trách nhiệm giải trình người đứng đầu cơ sở giáo dục, quản lý, cấp trên khi xảy ra sai phạm. Có chế tài xử lý rõ ràng, nghiêm minh với hành vi vi phạm trong tuyển dụng, đặc biệt lạm quyền tuyển dụng không công khai, minh bạch”, bà Nguyễn Thị Lan Anh nhấn mạnh.
Ngành Giáo dục chủ động quyền tuyển dụng, sử dụng giáo viên. Ảnh: Dương Triều
Phân quyền, phân cấp
Trao đổi về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh, ngoài việc tuyển dụng, sử dụng theo quy định Luật Nhà giáo, thì giao cho cấp sở GD&ĐT bổ nhiệm toàn bộ hệ thống lãnh đạo các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Theo đó, Giám đốc sở GD&ĐT có toàn quyền trong việc bổ nhiệm hiệu trưởng, hiệu phó các cơ sở giáo dục trên địa bàn. Khi phân định quyền, ai có quyền thì được phân quyền và ủy quyền tiếp. Trên cơ sở đó, giám đốc sở GD&ĐT có thể ủy quyền cho Chủ tịch UBND xã làm một số công việc như: Bổ nhiệm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường mầm non, tiểu học, THCS trên địa bàn.
Giám đốc sở GD&ĐT có quyền luân chuyển, điều động các hiệu trưởng trong phạm vi toàn tỉnh. Tức là có thể luân chuyển nhà giáo từ xã này sang xã khác. Giám đốc sở GD&ĐT sẽ bổ nhiệm cho các trường THPT, cao đẳng, trung cấp, trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn.
Theo Công văn số 1581/BGD&ĐT-GDPT của Bộ GD&ĐT gửi UBND cấp tỉnh về việc bảo đảm duy trì, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động các cơ sở giáo dục công lập tại các đơn vị hành chính khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp (không còn cấp huyện), việc tuyển dụng giáo viên sẽ có nhiều thay đổi. Các nội dung quản lý cấp huyện đang thực hiện sẽ được chuyển về cơ quan chuyên môn cấp tỉnh và UBND cấp xã khi thực hiện sắp xếp, tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Trong đó, UBND cấp xã sẽ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về giáo dục đối với các trường THCS, tiểu học, mầm non. Còn sở GD&ĐT tham mưu UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về giáo dục đối với các cơ sở giáo dục khác. Ngoài ra, UBND cấp xã có thẩm quyền trực tiếp quản lý về tổ chức, nhân sự của trung tâm học tập cộng đồng; thường xuyên cập nhật đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục thuộc phạm vi quản lý vào cơ sở dữ liệu quốc gia về giáo dục.
Sở GD&ĐT sẽ chủ trì hoặc phân cấp thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, thay đổi chức danh nghề nghiệp, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá đối với nhà giáo, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục ngoài công lập trên địa bàn tỉnh theo quy định. Đồng thời đảm bảo đủ biên chế công chức quản lý giáo dục, số lượng người làm việc theo đề án vị trí việc làm được phê duyệt, đáp ứng các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục, chịu trách nhiệm giải trình về hoạt động giáo dục, chất lượng giáo dục...
Mới đây, Bộ GD&ĐT đã công bố dự thảo Thông tư hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của sở GD&ĐT thuộc UBND tỉnh, thành phố và lĩnh vực giáo dục và đào tạo của phòng chuyên môn thuộc UBND xã, phường để lấy ý kiến.
Theo dự thảo, Sở GD&ĐT được giao nhiệm vụ thực hiện toàn bộ việc tuyển dụng, quản lý, sử dụng, tiếp nhận, điều động, biệt phái, thuyên chuyển, bổ nhiệm, thăng hạng chức danh nghề nghiệp, thay đổi chức danh nghề nghiệp, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá đối với đội ngũ nhà giáo, nhân sự quản lý, viên chức và người lao động trong tất cả cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn quản lý.
Bộ GD&ĐT cũng dự kiến bổ sung hai nhiệm vụ mới cho Chủ tịch UBND cấp xã trong thực hiện các nhiệm vụ quản lý Nhà nước về giáo dục đối với các cơ sở giáo dục trên địa bàn. Thứ nhất, Chủ tịch UBND cấp xã quyết định công nhận, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian công tác đến tuổi nghỉ hưu, miễn nhiệm, thôi giữ chức vụ, biệt phái, thay đổi vị trí việc làm, khen thưởng và kỉ luật đối với người đứng đầu và cấp phó người đứng đầu các cơ sở giáo dục công lập thuộc phạm vi quản lý.
Thứ hai, Chủ tịch UBND cấp xã quyết định thành lập hội đồng trường; công nhận, bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch hội đồng trường. Đồng thời, quyết định công nhận hoặc không công nhận hội đồng trường, Chủ tịch, Phó Chủ tịch hội đồng trường, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng tại các cơ sở giáo dục tư thục.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, dự kiến trong tháng 7 hoặc đầu tháng 8, Bộ GD&ĐT sẽ tổ chức tập huấn cho toàn thể công chức quản lý giáo dục cấp xã trên cả nước về chức năng, nhiệm vụ quản lý giáo dục; trong đó có nội dung liên quan đến tuyển dụng, sử dụng nhà giáo theo thẩm quyền.
Khắc phục thiệt hại hỏa hoạn tại di tích quốc gia chùa Báo Quốc
Ngày 22/7, Cục Di sản văn hóa cho biết đã nhận được báo cáo của Sở VH,TT&DL Hưng Yên về thiệt hại tại di tích quốc gia chùa Báo Quốc sau vụ cháy.
2025-07-22 07:41
Đêm nhạc ‘Lũy đá bất tử’ tri ân người lính
GD&TĐ - Đêm nhạc "Lũy đá bất tử" sẽ diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội vào tối 27/7 nhằm tri những người lính nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ.
2025-07-22 07:40
Bắc Ninh hướng tới trung tâm giáo dục chất lượng cao
GD&TĐ - Bắc Ninh phát huy thế mạnh và truyền thống khoa bảng đất Kinh Bắc hướng tới trở thành một trong những trung tâm giáo dục chất lượng cao của cả nước.
2025-07-22 07:39
Ngôi sao Hà Nội giữ chuỗi Top các trường có thành tích tốt nhất
GD&TĐ - Trường Ngôi Sao Hà Nội liên tiếp nhiều năm liền nằm trong TOP các trường có thành tích tốt nhất kỳ thi vào lớp 10 THPT tại Hà Nội.
2025-07-22 07:37
Chuyện học xưa & nay: Vị Cử nhân triều Nguyễn cả đời gắn bó với giáo dục
GD&TĐ - Không chỉ là nhà thơ, nhà sử học, nhà thuỷ lợi… Nguyễn Thông còn được biết đến là một nho sĩ gắn bó mật thiết với hoạt động giáo dục, khoa cử triều Nguyễn.
2025-07-22 07:34
Cần Thơ sẽ rạng rỡ ‘Vị thế mới, tầm nhìn mới’ tại Triển lãm 80 năm Quốc khánh
GD&TĐ - Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh, Cần Thơ sẽ tham gia Triển lãm thành tựu Đất nước với chủ đề “Rạng rỡ Cần Thơ - Vị thế mới, tầm nhìn mới”.
2025-07-22 07:33
HS Việt và xu hướng 'ghi chép thông minh': Cây bút Pilot công cụ tư duy hiện đại
GD&TĐ -Bút Pilot – đến từ Nhật Bản – đang trở thành công cụ đồng hành giúp học sinh phát triển tư duy, tổ chức kiến thức hiệu quả và sáng tạo hơn.
2025-07-22 03:33
Lào Cai: Kịp thời nội soi gắp tăm tre trong ống tiêu hóa của bệnh nhi 7 tháng tuổi
(CLO) Sở Y tế tỉnh Lào Cai cho biết, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai vừa thực hiện nội soi can thiệp thành công gắp dị vật tăm tre dài 5 cm trong ống tiêu hóa của bệnh nhi 7 tháng tuổi.
2025-07-22 03:29
Trường hè Toán học 2025 lan tỏa đam mê cho học sinh miền Trung - Tây Nguyên
GD&TĐ - Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán (Bộ GD&ĐT) phối hợp Sở GD&ĐT Đắk Lắk khai mạc Trường hè Toán học năm 2025.
2025-07-22 03:28
Điểm sàn Trường Đại học Kinh tế TP HCM 2025: Đầu vào cao ngất, thí sinh cân não chọn phương thức
(CLO) Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh (UEH) vừa công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) cho các phương thức tuyển sinh năm 2025 tại cả hai cơ sở TP Hồ Chí Minh (KSA) và Vĩnh Long (KSV).