Thí sinh cần lưu ý điều gì khi đăng ký xét tuyển đại học?
2025/07/16 16:24
GD&TĐ - Thí sinh cần nắm rõ cách đăng ký, điều chỉnh, bổ sung nguyện vọng, nguyên tắc xét tuyển...để nắm chắc cơ hội trúng vào ngành, trường yêu thích.
Theo quy định của Bộ GD&ĐT, từ ngày 16/7 đến 17h ngày 28/7/2025, thí sinh cả nước chính thức bước vào giai đoạn đăng ký, điều chỉnh và bổ sung nguyện vọng xét tuyển đại học, cao đẳng.
Việc đăng ký thực hiện hoàn toàn trực tuyến trên Hệ thống tuyển sinh hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia, sử dụng tài khoản cá nhân đã được cấp.
Chọn nguyện vọng, cần có chiến lược
ThS Nguyễn Thị Kim Phụng – Phó Trưởng phòng Tuyển sinh và Quan hệ doanh nghiệp, Trường Đại học Tài chính - Marketing khuyến nghị thí sinh phải đặc biệt lưu ý vì năm nay không còn việc xét tuyển sớm.
Tất cả các phương thức xét tuyển, bao gồm xét học bạ, chứng chỉ ngoại ngữ hoặc đánh giá năng lực...đều phải đăng ký nguyện vọng thông qua hệ thống chung của Bộ GD&ĐT trong thời gian nói trên. Nếu bỏ qua bước này, dù có đủ điều kiện, thí sinh vẫn không được xét tuyển.
ThS Nguyễn Thị Kim Phụng - Phó Trưởng phòng Tuyển sinh và Quan hệ doanh nghiệp, Trường Đại học Tài chính - Marketing.
Ngoài ra, một trong những lỗi thường gặp là nhầm mã trường, mã ngành hoặc tên ngành. "Chẳng hạn, Trường Đại học Tài chính - Marketing có tên viết tắt là UFM, nhưng mã trường trên hệ thống là DMS. Nếu nhầm lẫn hai tên này, thí sinh có thể chọn sai trường", ThS Phụng dẫn chứng.
Bên cạnh đó, cùng một ngành nhưng mỗi chương trình (chuẩn, tích hợp, tiếng Anh…) sẽ có mã khác nhau. Thí sinh cần xem kỹ thông tin trên hệ thống, tránh nhầm lẫn dẫn đến mất cơ hội.
Một điểm mới khác, trên hệ thống năm nay, thí sinh không cần chọn phương thức hay tổ hợp xét tuyển.
Các trường tự động xét tất cả các phương thức mà thí sinh đủ điều kiện và ưu tiên xét theo phương thức hoặc tổ hợp có lợi nhất. Vì vậy, thí sinh cần chuẩn bị đầy đủ thông tin và minh chứng đúng yêu cầu từng phương thức.
ThS Phụng cũng lưu ý thêm về chiến lược chọn nguyện vọng: "Nhiều bạn đăng ký quá nhiều như 30, 40, thậm chí 50 nguyện vọng nhưng lại không rõ mình muốn gì. Điều này chỉ khiến các em thêm hoang mang.
Thay vào đó, thí sinh nên chia nguyện vọng thành 2 nhóm: 1–2 nguyện vọng cao hơn điểm thật để nuôi ước mơ; 3- 4 nguyện vọng tương đương với năng lực hiện tại và 2–3 nguyện vọng có điểm chuẩn thấp hơn từ 1 đến 1,5 điểm để làm phương án dự phòng".
Học sinh cần nắm rõ thời gian đăng ký và các quy định mới trong mùa tuyển sinh để không bỏ lỡ cơ hội. Ảnh: Hồng Thương.
Quan trọng hơn, thí sinh cần sắp xếp thứ tự nguyện vọng một cách hợp lý. Một khi trúng tuyển ở nguyện vọng 2 thì nguyện vọng 3, 4, 5… sẽ không còn được xét.
“Nhiều bạn vì sợ không đậu mà đưa ngành yêu thích xuống dưới, đến khi điểm đủ lại tiếc nuối vì không thể đổi nguyện vọng được. Vì vậy, hãy dành thời gian suy nghĩ cẩn trọng, liệt kê danh sách các ngành, trường mình thật sự muốn học, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên và không nên đăng ký quá nhiều, 10 nguyện vọng đã là đủ”, ThS Phụng chia sẻ.
Cuối cùng, để tránh sai sót khi thao tác trên hệ thống, thí sinh nên xem kỹ các clip hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, rà soát dữ liệu cá nhân, thông tin ngành học và ghi chú cẩn thận ra sổ tay.
Với một chiến lược rõ ràng, tâm thế chủ động và sự chuẩn bị chu đáo, thí sinh hoàn toàn có thể biến kỳ đăng ký nguyện vọng thành bước đệm vững chắc cho hành trình vào giảng đường.
Đăng ký, điều chỉnh, bổ sung nguyện vọng xét tuyển
Theo hướng dẫn từ Trường Đại học Công Thương TPHCM, sau khi hoàn tất đăng ký nguyện vọng, thí sinh cần nộp lệ phí xét tuyển theo số lượng nguyện vọng sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT. Thời gian nộp lệ phí từ ngày 29/7 đến 17h ngày 5/8.
Các trường đại học, cao đẳng sẽ công bố kết quả trúng tuyển trước 17h ngày 22/8. Thí sinh tra cứu kết quả tại Cổng tuyển sinh của Bộ GD&ĐT hoặc Cổng thông tin tuyển sinh của các trường đại học.
Sau khi có kết quả trúng tuyển, thí sinh phải xác nhận nhập học trực tuyến trên hệ thống của Bộ GD&ĐT trước 17h ngày 30/8/2025. Nếu không xác nhận nhập học đúng hạn, kết quả trúng tuyển sẽ bị hủy.
Học sinh được chuyên gia hướng dẫn cách đăng ký, sắp xếp nguyện vọng hợp lý. Ảnh: Thùy Linh.
Điểm mới trong xét học bạ THPT là kết quả học tập phải dựa trên cả năm lớp 12, thay vì chỉ sử dụng học kỳ 1 hoặc học kỳ 2 như trước đây. Các trường đại học được phép sử dụng nhiều tổ hợp môn cho mỗi ngành, không còn giới hạn tối đa 4 tổ hợp như các năm trước.
Một thay đổi đáng chú ý khác là quy định minh bạch hóa việc quy đổi điểm. Các trường phải công khai phương thức quy đổi điểm từ học bạ, chứng chỉ ngoại ngữ (như IELTS, TOEFL, SAT...) về thang điểm chung để so sánh công bằng với điểm thi tốt nghiệp THPT. Điểm ưu tiên khu vực hoặc đối tượng không được vượt quá 3 điểm (tương đương 10% thang điểm), nhằm đảm bảo sự công bằng giữa các thí sinh.
Trong tổ hợp điểm xét tuyển, môn Toán hoặc Ngữ văn bắt buộc chiếm ít nhất 25% tổng trọng số. Đây là tiêu chí bắt buộc đối với mọi phương thức xét tuyển, nhằm tăng tính định lượng và giảm lệch điểm ảo.
Tất cả nguyện vọng, dù theo phương thức xét tuyển nào (thi tốt nghiệp THPT, học bạ, đánh giá năng lực...), đều phải đăng ký thông qua hệ thống chung của Bộ GD&ĐT trong thời gian quy định. Việc đăng ký trực tiếp tại trường mà không đăng ký trên hệ thống sẽ không có giá trị xét tuyển.
Các chuyên gia tuyển sinh từ Trường Đại học Công Thương TPHCM cũng đặc biệt lưu ý thí sinh tránh các sai sót dễ dẫn đến mất cơ hội trúng tuyển, bao gồm: quên đăng ký nguyện vọng trên hệ thống chung, không kịp đính chính thông tin học bạ sai, nộp chứng chỉ ngoại ngữ hoặc năng lực trễ hạn hoặc sai định dạng, hiểu sai cách quy đổi điểm dẫn đến chọn sai nguyện vọng, hoặc chọn ngành không phù hợp với điều kiện sức khỏe hay yêu cầu đầu vào của ngành học...
Ngoài ra, nhiều thí sinh chủ quan không kiểm tra kỹ nguyện vọng trước hạn chót, dẫn đến không thể điều chỉnh sau khi hệ thống khóa.
Bộ GD&ĐT lưu ý, các nguyện vọng cần đăng ký theo ngành/chương trình đào tạo, được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên từ nguyện vọng 1 trở đi (nguyện vọng 1 là cao nhất).
Thí sinh có thể điều chỉnh, bổ sung số lượng nguyện vọng không giới hạn trong thời gian quy định, đồng thời phải cung cấp đầy đủ minh chứng tương ứng với từng phương thức xét tuyển theo yêu cầu của các cơ sở đào tạo.
Toàn bộ nguyện vọng sẽ được xử lý trên hệ thống, mỗi thí sinh chỉ được công nhận trúng tuyển ở 1 nguyện vọng cao nhất.
Phụ huynh, học sinh cần cẩn thận khi đăng ký xét tuyển đại học năm 2025. Ảnh: Thùy Linh.
Theo quy định của Bộ GD&ĐT, từ ngày 16/7 đến 17h ngày 28/7/2025, thí sinh cả nước chính thức bước vào giai đoạn đăng ký, điều chỉnh và bổ sung nguyện vọng xét tuyển đại học, cao đẳng.
Việc đăng ký thực hiện hoàn toàn trực tuyến trên Hệ thống tuyển sinh hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia, sử dụng tài khoản cá nhân đã được cấp.
Chọn nguyện vọng, cần có chiến lược
ThS Nguyễn Thị Kim Phụng – Phó Trưởng phòng Tuyển sinh và Quan hệ doanh nghiệp, Trường Đại học Tài chính - Marketing khuyến nghị thí sinh phải đặc biệt lưu ý vì năm nay không còn việc xét tuyển sớm.
Tất cả các phương thức xét tuyển, bao gồm xét học bạ, chứng chỉ ngoại ngữ hoặc đánh giá năng lực...đều phải đăng ký nguyện vọng thông qua hệ thống chung của Bộ GD&ĐT trong thời gian nói trên. Nếu bỏ qua bước này, dù có đủ điều kiện, thí sinh vẫn không được xét tuyển.
ThS Nguyễn Thị Kim Phụng - Phó Trưởng phòng Tuyển sinh và Quan hệ doanh nghiệp, Trường Đại học Tài chính - Marketing.
Ngoài ra, một trong những lỗi thường gặp là nhầm mã trường, mã ngành hoặc tên ngành. "Chẳng hạn, Trường Đại học Tài chính - Marketing có tên viết tắt là UFM, nhưng mã trường trên hệ thống là DMS. Nếu nhầm lẫn hai tên này, thí sinh có thể chọn sai trường", ThS Phụng dẫn chứng.
Bên cạnh đó, cùng một ngành nhưng mỗi chương trình (chuẩn, tích hợp, tiếng Anh…) sẽ có mã khác nhau. Thí sinh cần xem kỹ thông tin trên hệ thống, tránh nhầm lẫn dẫn đến mất cơ hội.
Một điểm mới khác, trên hệ thống năm nay, thí sinh không cần chọn phương thức hay tổ hợp xét tuyển.
Các trường tự động xét tất cả các phương thức mà thí sinh đủ điều kiện và ưu tiên xét theo phương thức hoặc tổ hợp có lợi nhất. Vì vậy, thí sinh cần chuẩn bị đầy đủ thông tin và minh chứng đúng yêu cầu từng phương thức.
ThS Phụng cũng lưu ý thêm về chiến lược chọn nguyện vọng: "Nhiều bạn đăng ký quá nhiều như 30, 40, thậm chí 50 nguyện vọng nhưng lại không rõ mình muốn gì. Điều này chỉ khiến các em thêm hoang mang.
Thay vào đó, thí sinh nên chia nguyện vọng thành 2 nhóm: 1–2 nguyện vọng cao hơn điểm thật để nuôi ước mơ; 3- 4 nguyện vọng tương đương với năng lực hiện tại và 2–3 nguyện vọng có điểm chuẩn thấp hơn từ 1 đến 1,5 điểm để làm phương án dự phòng".
Học sinh cần nắm rõ thời gian đăng ký và các quy định mới trong mùa tuyển sinh để không bỏ lỡ cơ hội. Ảnh: Hồng Thương.
Quan trọng hơn, thí sinh cần sắp xếp thứ tự nguyện vọng một cách hợp lý. Một khi trúng tuyển ở nguyện vọng 2 thì nguyện vọng 3, 4, 5… sẽ không còn được xét.
“Nhiều bạn vì sợ không đậu mà đưa ngành yêu thích xuống dưới, đến khi điểm đủ lại tiếc nuối vì không thể đổi nguyện vọng được. Vì vậy, hãy dành thời gian suy nghĩ cẩn trọng, liệt kê danh sách các ngành, trường mình thật sự muốn học, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên và không nên đăng ký quá nhiều, 10 nguyện vọng đã là đủ”, ThS Phụng chia sẻ.
Cuối cùng, để tránh sai sót khi thao tác trên hệ thống, thí sinh nên xem kỹ các clip hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, rà soát dữ liệu cá nhân, thông tin ngành học và ghi chú cẩn thận ra sổ tay.
Với một chiến lược rõ ràng, tâm thế chủ động và sự chuẩn bị chu đáo, thí sinh hoàn toàn có thể biến kỳ đăng ký nguyện vọng thành bước đệm vững chắc cho hành trình vào giảng đường.
Đăng ký, điều chỉnh, bổ sung nguyện vọng xét tuyển
Theo hướng dẫn từ Trường Đại học Công Thương TPHCM, sau khi hoàn tất đăng ký nguyện vọng, thí sinh cần nộp lệ phí xét tuyển theo số lượng nguyện vọng sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT. Thời gian nộp lệ phí từ ngày 29/7 đến 17h ngày 5/8.
Các trường đại học, cao đẳng sẽ công bố kết quả trúng tuyển trước 17h ngày 22/8. Thí sinh tra cứu kết quả tại Cổng tuyển sinh của Bộ GD&ĐT hoặc Cổng thông tin tuyển sinh của các trường đại học.
Sau khi có kết quả trúng tuyển, thí sinh phải xác nhận nhập học trực tuyến trên hệ thống của Bộ GD&ĐT trước 17h ngày 30/8/2025. Nếu không xác nhận nhập học đúng hạn, kết quả trúng tuyển sẽ bị hủy.
Học sinh được chuyên gia hướng dẫn cách đăng ký, sắp xếp nguyện vọng hợp lý. Ảnh: Thùy Linh.
Điểm mới trong xét học bạ THPT là kết quả học tập phải dựa trên cả năm lớp 12, thay vì chỉ sử dụng học kỳ 1 hoặc học kỳ 2 như trước đây. Các trường đại học được phép sử dụng nhiều tổ hợp môn cho mỗi ngành, không còn giới hạn tối đa 4 tổ hợp như các năm trước.
Một thay đổi đáng chú ý khác là quy định minh bạch hóa việc quy đổi điểm. Các trường phải công khai phương thức quy đổi điểm từ học bạ, chứng chỉ ngoại ngữ (như IELTS, TOEFL, SAT...) về thang điểm chung để so sánh công bằng với điểm thi tốt nghiệp THPT. Điểm ưu tiên khu vực hoặc đối tượng không được vượt quá 3 điểm (tương đương 10% thang điểm), nhằm đảm bảo sự công bằng giữa các thí sinh.
Trong tổ hợp điểm xét tuyển, môn Toán hoặc Ngữ văn bắt buộc chiếm ít nhất 25% tổng trọng số. Đây là tiêu chí bắt buộc đối với mọi phương thức xét tuyển, nhằm tăng tính định lượng và giảm lệch điểm ảo.
Tất cả nguyện vọng, dù theo phương thức xét tuyển nào (thi tốt nghiệp THPT, học bạ, đánh giá năng lực...), đều phải đăng ký thông qua hệ thống chung của Bộ GD&ĐT trong thời gian quy định. Việc đăng ký trực tiếp tại trường mà không đăng ký trên hệ thống sẽ không có giá trị xét tuyển.
Các chuyên gia tuyển sinh từ Trường Đại học Công Thương TPHCM cũng đặc biệt lưu ý thí sinh tránh các sai sót dễ dẫn đến mất cơ hội trúng tuyển, bao gồm: quên đăng ký nguyện vọng trên hệ thống chung, không kịp đính chính thông tin học bạ sai, nộp chứng chỉ ngoại ngữ hoặc năng lực trễ hạn hoặc sai định dạng, hiểu sai cách quy đổi điểm dẫn đến chọn sai nguyện vọng, hoặc chọn ngành không phù hợp với điều kiện sức khỏe hay yêu cầu đầu vào của ngành học...
Ngoài ra, nhiều thí sinh chủ quan không kiểm tra kỹ nguyện vọng trước hạn chót, dẫn đến không thể điều chỉnh sau khi hệ thống khóa.
Bộ GD&ĐT lưu ý, các nguyện vọng cần đăng ký theo ngành/chương trình đào tạo, được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên từ nguyện vọng 1 trở đi (nguyện vọng 1 là cao nhất).
Thí sinh có thể điều chỉnh, bổ sung số lượng nguyện vọng không giới hạn trong thời gian quy định, đồng thời phải cung cấp đầy đủ minh chứng tương ứng với từng phương thức xét tuyển theo yêu cầu của các cơ sở đào tạo.
Toàn bộ nguyện vọng sẽ được xử lý trên hệ thống, mỗi thí sinh chỉ được công nhận trúng tuyển ở 1 nguyện vọng cao nhất.
Vượt hơn 100km cứu sống bé sơ sinh người Lào suy hô hấp
GD&TĐ - Bệnh viện Đại học Y Dược-Hoàng Anh Gia Lai vượt hơn 100km cứu sống bé sơ sinh 35 tuần tuổi người Lào bị suy hô hấp.
10 hours ago
Áp dụng học thông qua chơi vào giáo dục tiểu học
GD&TĐ - Dự án Lồng ghép các hoạt động học thông qua chơi trong giáo dục tiểu học tại Việt Nam do tổ chức VVOB tại Việt Nam triển khai từ năm 2019.
10 hours ago
Thí sinh cần lưu ý điều gì khi đăng ký xét tuyển đại học?
GD&TĐ - Thí sinh cần nắm rõ cách đăng ký, điều chỉnh, bổ sung nguyện vọng, nguyên tắc xét tuyển...để nắm chắc cơ hội trúng vào ngành, trường yêu thích.
10 hours ago
Công trình y tế do Tổng Bí thư trao tặng vùng cao Quản Bạ đã sẵn sàng bàn giao để đưa vào vận hành
Khắc phục những khó khăn trong công tác thi công, công trình xây dựng Khoa khám bệnh và điều trị, Bệnh viện Đa khoa khu vực Quản Bạ (Tuyên Quang) do Tổng Bí thư Tô Lâm trao tặng địa phương đã được Tập đoàn Đèo Cả hoàn thành đáp ứng tiến độ, chất lượng và an toàn, sẵn sàng bàn giao để đưa vào vận hành.
10 hours ago
Sáng đèn lớp học bên sông
GD&TĐ - Những con người đã qua nửa đời người vẫn ngày ngày kiên trì học chữ, vượt sông, vượt núi để mong thoát khỏi bóng tối mù chữ đeo đẳng cả đời.
11 hours ago
Đưa Luật Nhà giáo vào cuộc sống: Triển khai theo tinh thần kiến tạo phát triển
GD&TĐ - Việc Quốc hội thông qua Luật Nhà giáo là minh chứng cho cam kết của Đảng và Nhà nước trong tạo đột phá, nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.
11 hours ago
Giờ học Lịch sử sống động cho học sinh tại bảo tàng
GD&TĐ - Những không gian trưng bày chuyên sâu tại các bảo tàng giúp môn Lịch sử trở nên sống động, gần gũi với học sinh.
16 hours ago
Thanh Hóa có 7 môn thi nhiều điểm 10 nhất cả nước Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025
(CLO) Chiều nay (15/7), Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố phổ điểm thi tốt nghiệp THPT 2025. Theo đó, tỉnh Thanh Hóa có 7 môn thi đạt nhiều điểm 10 nhất cả nước với tổng số 989 điểm 10.
16 hours ago
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 định hình xu hướng mới về giáo dục phổ thông
GD&TĐ - Từ phổ điểm cho thấy, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay đã đạt được các giá trị giáo dục, định hình xu hướng mới về giáo dục phổ thông.
16 hours ago
Đắk Lắk lọt tốp 10 địa phương có nhiều điểm 10 môn Toán nhất cả nước
GD&TĐ - Chiều 15/7, Bộ GD&ĐT công bố điểm Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, trong đó Đắk Lắk lọt top 10 địa phương có nhiều điểm 10 môn Toán.
Thí sinh cần lưu ý điều gì khi đăng ký xét tuyển đại học?