Thí sinh hứng thú chinh phục đề thi chuyên Phan Bội Châu
2025/06/07 08:39
GD&TĐ - Kết thúc kỳ thi vào Trường THPT chuyên Phan Bội Châu, thí sinh nhận định đề các môn chuyên dài, khó nhưng cũng tạo hứng thú chinh phục.
Đề chuyên văn gợi cảm hứng sáng tạo cho thí sinh
Sau buổi thi môn chuyên, nhiều thí sinh thi môn Ngữ văn chia sẻ rất thích đề năm nay vì gợi nhiều cảm hứng sáng tạo cho thí sinh.
Ngữ liệu mà đề văn đưa ra là đoạn trích Lọ Lem xóm Củi của tác giả Vũ Ngọc Giao với nhiều chi tiết, hình ảnh xúc động, lời văn nhẹ nhàng, sâu sắc. “Cô bé Lọ Lem” có tên là Nguyệt Cầm, mẹ mất từ nhỏ, em sống cùng bố trong căn nhà nhỏ ở xóm Củi bên bìa rừng. Cầm được bố đăng ký cho lớp học múa bale – ước mơ dang dở của mẹ.
Quá trình học múa, nhận nhiều lời xì xầm, mỉa mai từ bạn bè vì xuất thân xóm Củi mà đòi học múa. Nhưng sự động viên của cô giáo “em sinh ra để múa”, sự âm thầm ủng hộ của bố đã khiến cô bé gạt hết những lo lắng, mặc cảm. Màn biểu diễn của cô bé mặc chiếc váy xám mốc sau đó đã khiến cả khán đài lặng yên dõi theo rồi vỡ òa xúc động. Cô bé gửi hết khát khao vào trong điệu múa, và nhìn thấy mẹ dưới khán đài đang ngồi cạnh bố kéo vĩ cầm réo rắt...
Thí sinh phấn khởi hoàn thành kỳ thi chuyên khó khăn. Ảnh: Hồ Lài
Em Tâm Như (học sinh Trường THCS Lê Mao, TP Vinh) cho biết, các câu hỏi của phần đọc hiểu không khó để trả lời, nhưng xuyên suốt là nói về việc theo đuổi đam mê. Trong đó có yêu cầu phân tích tâm trạng người bố khi thì thầm với người vợ đã khuất “con đang thực hiện giấc mơ của em”. Đồng thời thí sinh cũng được trình bày suy nghĩ về con đường theo đuổi đam mê của giới trẻ.
Em Thùy Dương cho biết, trong bài làm, em viết rằng con người cần có đam mê, nuôi dưỡng đam mê đó trong cuộc sống. Với người trẻ, khi theo đuổi đam mê, dù có đạt được mục tiêu hay không cũng sẽ thành công theo cách riêng của mình. Từ đó đóng góp cho sự phát triển chung của xã hội. Thùy Dương lấy dẫn chứng chính là cô bé Lọ Lem trong câu chuyện. Bên cạnh đó em còn mở rộng đến những dẫn chứng khác như các nhà khoa học, bác học nổi tiếng.
Trong khi đó, em Thùy Dương (học sinh Trường THCS Lý Nhật Quang) cho biết: đề ra đặt ra vấn đề rất thực tiễn đối với bản thân em các bạn trẻ hiện nay. Khi thực hiện mục tiêu, đam mê nào đó mà vì khó khăn quá, chúng em thường đứng trước việc bỏ cuộc giữa chừng hay tiếp tục nỗ lực. Em nghĩ rằng, khi nỗ lực theo đuổi đam mê, dù mục tiêu dang dở thì vẫn nên cố gắng. Quá trình đó sẽ giúp mình trưởng thành.
Tương tự, trong câu nghị luận xã hội về “tuổi trẻ và những nốt lặng” cũng vậy. Cuộc sống không phải lúc nào cũng thuận lợi, dễ dàng mà có khó khăn, bước lùi. Nhưng từ đó mới giúp chúng ta nhìn lại bản thân, có nốt lặng để tạm nghỉ, lấy động lực, tiếp tục phấn đấu cố gắng.
Đề văn được đánh giá tạo hứng thú sáng tạo của thí sinh. Ảnh: Hồ Lài
Đậu Thùy My (huyện Yên Thành) chia sẻ, đề văn hay nhưng cũng rất khó. Ngữ liệu dài, có liên kết chặt chẽ với các yêu cầu của phần đọc hiểu và phần thi viết. Em ấn tượng với chủ đề “tuổi trẻ và những nốt lặng”. Nếu không có nốt lặng, sẽ chẳng có nốt cao, bản nhạc trở nên trống rỗng. Cũng như tuổi trẻ cần sự trải nghiệm, những “nốt lặng” cho phép được yếu đuối, tự ti, sai lầm để trưởng thành và bồi đắp tâm hồn, tình cảm.
Câu nghị luận văn học từ truyện ngắn Lọ Lem xóm Củi và trải nghiệm văn học của bản thân để nói về vấn đề: văn chương dẫn dắt con người vào những không gian, trải nghiệm khác nhau để nhận thức rõ hơn về thế giới mình đang sống. Em rất đồng tình với quan điểm trên. Đồng thời theo em suy nghĩ bên cạnh những câu chuyện, con người trong sách, giúp chúng ta có trải nghiệm để làm đẹp hơn cuộc sống của mình, viết câu chuyện của riêng mình, theo đuổi đam mê bản thân.
Đề dài và khó, thử thách thí sinh
Em Trần Thu Hà (Trường THCS Lê Mao) dự thi chuyên Lịch sử cũng rất thích đề thi chuyên năm nay. Trong đó câu nhiều điểm nhất là câu hỏi: Vận dụng kiến thức đã học em hay trình bày những khó khăn, thuận lợi của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm đầu sau Cách mạng tháng 8 và phân tích tính chủ động của Đảng, Chính phủ về việc đối phó với cuộc chiến tranh xâm lược trở lại của thực dân Pháp thời điểm đó.
Nhiều thí sinh nán lại sân trường trao đổi về bài làm. Ảnh: Hồ Lài
Dù chủ đề quen thuộc với học sinh lịch sử, nhưng cách đặt vấn đề và trọng tâm câu hỏi mới mẻ. Em đã phân tích sự chủ động bao gồm đường lối chiến lược, sách lược của Đảng, của Chính phủ lâm thời, tổ chức mặt trận. Qua đó huy động toàn lực của nhân dân, về kinh tế, quân sự, đoàn kết quân dân. Bên cạnh đó, em cũng đề cập đến Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước (14/9/1946) như một bước lùi tạm thời để kéo dài thêm thời gian củng cố các lực lượng về mọi mặt chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Pháp.
Tiếng Anh là môn thi có nhiều thí sinh dự thi nhất trong kỳ thi tuyển sinh vào Trường THPT chuyên Phan Bội Châu vì đồng thời được sử dụng để tuyển chọn đầu vào cho 6 lớp chuyên gồm chuyên Anh, chuyên Pháp, chuyên Nga, chuyên Nhật, chuyên Hàn và chuyên Tiếng Trung.
Bước ra khỏi phòng thi, một thí sinh đến từ Trường THCS Đặng Thai Mai (thành phố Vinh) cho biết chưa hài lòng dù rằng em đánh giá mình sẽ được trên 15 điểm: Em đăng ký vào lớp chuyên Anh nên xác định tỷ lệ chọi rất cao. Đề năm nay dài 13 trang, khá dài và em đã phải vận dụng hết 150 phút để làm bài, gần như không còn thời gian để xem lại.
Các thí sinh đã hoàn thành kỳ thi có tính cạnh tranh cao nhất vào lớp 10 tỉnh Nghệ An. Ảnh: Hồ Lài
Đến từ Trường THCS Lý Nhật Quang (Đô Lương), học sinh Hoàng Võ Hiệp cho biết: Em hoàn xong bài thi nhưng không tin vào kết quả, em nghĩ mình chỉ được 8/20 điểm. Khó nhất trong đề thi có lẽ là bài nghe và đọc vì có nhiều từ mới em không xác định chính xác.
Dự thi vào lớp chuyên tiếng Trung, thí sinh Đinh Nguyễn Hà Linh đến từ Trường THCS Quán Hành (huyện Nghi Lộc) chia sẻ: "Em nghĩ là mình không làm ổn đề thi năm nay. Thực tế là em làm hết nhưng em nhiều câu em không kịp thời gian để suy nghĩ nên trả lời theo phán đoán. Trong các câu hỏi, bài nghe rất khó, nhiều âm thanh nhiễu, biến âm nên em dường như không hiểu. Bài đọc, em có hiểu nội dung nhưng em cũng không tự tin vào phần trả lời".
Nói về độ khó của đề thi năm nay, thí sinh này cũng nói rằng: Khi ôn thi, cô giáo nói rằng đề thi chuyên dành cho lớp tiếng Trung chỉ ở trình độ B2. Thế nên khi vừa thấy đề em đã rất bất ngờ, em đã hỏi giám thị liệu có phát nhầm đề của lớp chuyên Anh không. Sau này, em mới biết, tất cả các lớp chuyên ngữ đều chung một đề và vượt quá năng lực của em.
Thí sinh hoàn thành kỳ thi vào Trường THPT chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An). Ảnh: Hồ Lài
Đề chuyên văn gợi cảm hứng sáng tạo cho thí sinh
Sau buổi thi môn chuyên, nhiều thí sinh thi môn Ngữ văn chia sẻ rất thích đề năm nay vì gợi nhiều cảm hứng sáng tạo cho thí sinh.
Ngữ liệu mà đề văn đưa ra là đoạn trích Lọ Lem xóm Củi của tác giả Vũ Ngọc Giao với nhiều chi tiết, hình ảnh xúc động, lời văn nhẹ nhàng, sâu sắc. “Cô bé Lọ Lem” có tên là Nguyệt Cầm, mẹ mất từ nhỏ, em sống cùng bố trong căn nhà nhỏ ở xóm Củi bên bìa rừng. Cầm được bố đăng ký cho lớp học múa bale – ước mơ dang dở của mẹ.
Quá trình học múa, nhận nhiều lời xì xầm, mỉa mai từ bạn bè vì xuất thân xóm Củi mà đòi học múa. Nhưng sự động viên của cô giáo “em sinh ra để múa”, sự âm thầm ủng hộ của bố đã khiến cô bé gạt hết những lo lắng, mặc cảm. Màn biểu diễn của cô bé mặc chiếc váy xám mốc sau đó đã khiến cả khán đài lặng yên dõi theo rồi vỡ òa xúc động. Cô bé gửi hết khát khao vào trong điệu múa, và nhìn thấy mẹ dưới khán đài đang ngồi cạnh bố kéo vĩ cầm réo rắt...
Thí sinh phấn khởi hoàn thành kỳ thi chuyên khó khăn. Ảnh: Hồ Lài
Em Tâm Như (học sinh Trường THCS Lê Mao, TP Vinh) cho biết, các câu hỏi của phần đọc hiểu không khó để trả lời, nhưng xuyên suốt là nói về việc theo đuổi đam mê. Trong đó có yêu cầu phân tích tâm trạng người bố khi thì thầm với người vợ đã khuất “con đang thực hiện giấc mơ của em”. Đồng thời thí sinh cũng được trình bày suy nghĩ về con đường theo đuổi đam mê của giới trẻ.
Em Thùy Dương cho biết, trong bài làm, em viết rằng con người cần có đam mê, nuôi dưỡng đam mê đó trong cuộc sống. Với người trẻ, khi theo đuổi đam mê, dù có đạt được mục tiêu hay không cũng sẽ thành công theo cách riêng của mình. Từ đó đóng góp cho sự phát triển chung của xã hội. Thùy Dương lấy dẫn chứng chính là cô bé Lọ Lem trong câu chuyện. Bên cạnh đó em còn mở rộng đến những dẫn chứng khác như các nhà khoa học, bác học nổi tiếng.
Trong khi đó, em Thùy Dương (học sinh Trường THCS Lý Nhật Quang) cho biết: đề ra đặt ra vấn đề rất thực tiễn đối với bản thân em các bạn trẻ hiện nay. Khi thực hiện mục tiêu, đam mê nào đó mà vì khó khăn quá, chúng em thường đứng trước việc bỏ cuộc giữa chừng hay tiếp tục nỗ lực. Em nghĩ rằng, khi nỗ lực theo đuổi đam mê, dù mục tiêu dang dở thì vẫn nên cố gắng. Quá trình đó sẽ giúp mình trưởng thành.
Tương tự, trong câu nghị luận xã hội về “tuổi trẻ và những nốt lặng” cũng vậy. Cuộc sống không phải lúc nào cũng thuận lợi, dễ dàng mà có khó khăn, bước lùi. Nhưng từ đó mới giúp chúng ta nhìn lại bản thân, có nốt lặng để tạm nghỉ, lấy động lực, tiếp tục phấn đấu cố gắng.
Đề văn được đánh giá tạo hứng thú sáng tạo của thí sinh. Ảnh: Hồ Lài
Đậu Thùy My (huyện Yên Thành) chia sẻ, đề văn hay nhưng cũng rất khó. Ngữ liệu dài, có liên kết chặt chẽ với các yêu cầu của phần đọc hiểu và phần thi viết. Em ấn tượng với chủ đề “tuổi trẻ và những nốt lặng”. Nếu không có nốt lặng, sẽ chẳng có nốt cao, bản nhạc trở nên trống rỗng. Cũng như tuổi trẻ cần sự trải nghiệm, những “nốt lặng” cho phép được yếu đuối, tự ti, sai lầm để trưởng thành và bồi đắp tâm hồn, tình cảm.
Câu nghị luận văn học từ truyện ngắn Lọ Lem xóm Củi và trải nghiệm văn học của bản thân để nói về vấn đề: văn chương dẫn dắt con người vào những không gian, trải nghiệm khác nhau để nhận thức rõ hơn về thế giới mình đang sống. Em rất đồng tình với quan điểm trên. Đồng thời theo em suy nghĩ bên cạnh những câu chuyện, con người trong sách, giúp chúng ta có trải nghiệm để làm đẹp hơn cuộc sống của mình, viết câu chuyện của riêng mình, theo đuổi đam mê bản thân.
Đề dài và khó, thử thách thí sinh
Em Trần Thu Hà (Trường THCS Lê Mao) dự thi chuyên Lịch sử cũng rất thích đề thi chuyên năm nay. Trong đó câu nhiều điểm nhất là câu hỏi: Vận dụng kiến thức đã học em hay trình bày những khó khăn, thuận lợi của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm đầu sau Cách mạng tháng 8 và phân tích tính chủ động của Đảng, Chính phủ về việc đối phó với cuộc chiến tranh xâm lược trở lại của thực dân Pháp thời điểm đó.
Nhiều thí sinh nán lại sân trường trao đổi về bài làm. Ảnh: Hồ Lài
Dù chủ đề quen thuộc với học sinh lịch sử, nhưng cách đặt vấn đề và trọng tâm câu hỏi mới mẻ. Em đã phân tích sự chủ động bao gồm đường lối chiến lược, sách lược của Đảng, của Chính phủ lâm thời, tổ chức mặt trận. Qua đó huy động toàn lực của nhân dân, về kinh tế, quân sự, đoàn kết quân dân. Bên cạnh đó, em cũng đề cập đến Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước (14/9/1946) như một bước lùi tạm thời để kéo dài thêm thời gian củng cố các lực lượng về mọi mặt chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Pháp.
Tiếng Anh là môn thi có nhiều thí sinh dự thi nhất trong kỳ thi tuyển sinh vào Trường THPT chuyên Phan Bội Châu vì đồng thời được sử dụng để tuyển chọn đầu vào cho 6 lớp chuyên gồm chuyên Anh, chuyên Pháp, chuyên Nga, chuyên Nhật, chuyên Hàn và chuyên Tiếng Trung.
Bước ra khỏi phòng thi, một thí sinh đến từ Trường THCS Đặng Thai Mai (thành phố Vinh) cho biết chưa hài lòng dù rằng em đánh giá mình sẽ được trên 15 điểm: Em đăng ký vào lớp chuyên Anh nên xác định tỷ lệ chọi rất cao. Đề năm nay dài 13 trang, khá dài và em đã phải vận dụng hết 150 phút để làm bài, gần như không còn thời gian để xem lại.
Các thí sinh đã hoàn thành kỳ thi có tính cạnh tranh cao nhất vào lớp 10 tỉnh Nghệ An. Ảnh: Hồ Lài
Đến từ Trường THCS Lý Nhật Quang (Đô Lương), học sinh Hoàng Võ Hiệp cho biết: Em hoàn xong bài thi nhưng không tin vào kết quả, em nghĩ mình chỉ được 8/20 điểm. Khó nhất trong đề thi có lẽ là bài nghe và đọc vì có nhiều từ mới em không xác định chính xác.
Dự thi vào lớp chuyên tiếng Trung, thí sinh Đinh Nguyễn Hà Linh đến từ Trường THCS Quán Hành (huyện Nghi Lộc) chia sẻ: "Em nghĩ là mình không làm ổn đề thi năm nay. Thực tế là em làm hết nhưng em nhiều câu em không kịp thời gian để suy nghĩ nên trả lời theo phán đoán. Trong các câu hỏi, bài nghe rất khó, nhiều âm thanh nhiễu, biến âm nên em dường như không hiểu. Bài đọc, em có hiểu nội dung nhưng em cũng không tự tin vào phần trả lời".
Nói về độ khó của đề thi năm nay, thí sinh này cũng nói rằng: Khi ôn thi, cô giáo nói rằng đề thi chuyên dành cho lớp tiếng Trung chỉ ở trình độ B2. Thế nên khi vừa thấy đề em đã rất bất ngờ, em đã hỏi giám thị liệu có phát nhầm đề của lớp chuyên Anh không. Sau này, em mới biết, tất cả các lớp chuyên ngữ đều chung một đề và vượt quá năng lực của em.
Kiểm soát lây nhiễm COVID-19 trong bệnh viện hiện nay như thế nào?
(CLO) Trước diễn biến dịch COVID-19 vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, Bộ Y tế vừa ban hành Hướng dẫn mới nhất về phòng và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 trong cơ sở khám, chữa bệnh.
2025-07-25 02:23
TPHCM: Đã có 10 ca sốt xuất huyết tử vong
GD&TĐ - Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM phát cảnh báo khi có 10 ca tử vong do sốt xuất huyết, tăng gần 160% so với cùng kỳ năm 2024.
2025-07-25 02:23
Sở Y tế TP HCM kiểm tra đột xuất phòng khám Khang Thịnh, phát hiện dấu hiệu 'vẽ bệnh moi tiền'
(CLO) Ngày 24/7, Sở Y Tế TP HCM cho biết vừa phối hợp kiểm tra đột xuất Phòng khám Đa khoa Khang Thịnh sau phản ánh từ người dân. Qua hồ sơ và dữ liệu nội bộ, lực lượng chức năng phát hiện nhiều dấu hiệu bất thường như lập hồ sơ mập mờ, thu phí không rõ ràng và lưu trữ hàng trăm ảnh bệnh lý không có danh tính.
2025-07-25 02:23
TPHCM ghi nhận ca đầu tiên mắc bệnh ho gà trong năm
GD&TĐ - Ngày 24/7, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM (HCDC), ca bệnh ho gà đầu tiên trong năm là trẻ nhỏ khoảng 1 tháng tuổi.
2025-07-25 02:21
4 ổ dịch sốt xuất huyết chưa được dập tại Hà Nội, nguy cơ bùng phát
(CLO) Tính đến ngày 23/7, Hà Nội ghi nhận 403 ca mắc sốt xuất huyết, giảm gần 69% so với cùng kỳ năm 2024. Tuy nhiên, thành phố vẫn còn 4 ổ dịch đang hoạt động tại Phú Xuyên, Xuân Phương, Hát Môn và Tây Hồ, mỗi nơi từ 5–7 bệnh nhân.
2025-07-24 09:18
Văn học trẻ ‘lên tiếng’ trong Cuộc thi truyện ngắn Báo Văn nghệ 2022–2024
(CLO) Cuộc thi truyện ngắn do Báo Văn nghệ tổ chức giai đoạn 2022 - 2024 đã chính thức khép lại bằng lễ trao giải vào sáng nay 24/7/2025 tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam (Hà Nội), đánh dấu một chặng đường dài và nhiều dấu ấn trong đời sống văn học Việt Nam đương đại.
2025-07-24 09:15
Hoa quả nhiệt đới thơm ngon, nhưng có thể là 'mối nguy' cho làn da trẻ nhỏ
GD&TĐ -Hè đến, những loại trái cây nhiệt đới như sầu riêng, mít, nhãn… ngon miệng nhưng dễ gây hại da, đặc biệt là với làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
2025-07-24 09:06
Đắk Lắk miễn phí bồi dưỡng tiếng Pháp cho học sinh, mở cơ hội du học
GD&TĐ - Đắk Lắk triển khai chương trình bồi dưỡng tiếng Pháp miễn phí cho học sinh và tập huấn giáo viên, giúp lan tỏa cơ hội học tập, du học.
2025-07-24 09:05
Nghệ thuật tri ân
GD&TĐ - Mỗi tháng 7 về, nhiều chương trình nghệ thuật được tổ chức biểu diễn để tri ân các thế hệ cha anh...
2025-07-24 09:02
Hào quang trở lại với nghề giáo, hết thời “chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm”
(NB&CL) Mùa tuyển sinh đại học 2025 đang chứng kiến cuộc bứt phá ngoạn mục, đưa ngành Sư phạm (SP) trở lại vị thế vốn có. Tâm điểm của sự chuyển mình lịch sử này chính là Luật Nhà giáo, cú hích chính sách được chờ đợi suốt nhiều năm, thắp sáng niềm tin và định hình chân dung người thầy trong kỷ nguyên mới.
Thí sinh hứng thú chinh phục đề thi chuyên Phan Bội Châu