Thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Vận hành khoa học, bài bản 2 'dây chuyền'
2025/06/18 08:30
GD&TĐ - Năm 2025, Kỳ thi tốt nghiệp THPT tổ chức song song cả học sinh học Chương trình GDPT 2006 và 2018.
Sự khác biệt về đề thi; quy trình tổ chức thi theo hai quy chế, văn bản hướng dẫn khác nhau, đòi hỏi sự chỉ đạo, chuẩn bị, triển khai khoa học, kỹ lưỡng để tránh nhầm lẫn, sai sót.
2 “dây chuyền” tổ chức thi
Tại Bến Tre, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 có 12.421 thí sinh dự thi tại 35 địa điểm thi, với tổng số 562 phòng thi. Ông Võ Văn Bé Hai - Phó Giám đốc sở GD&ĐT cho biết: Công tác chuẩn bị, tổ chức thực hiện các khâu của kỳ thi cho học sinh thi theo Chương trình GDPT 2006 và 2018 diễn ra độc lập, với hai “dây chuyền” thực hiện nhiệm vụ khác nhau, từ thu nhận hồ sơ, đến công tác in sao, coi thi, chấm thi…
Đối với công tác thu hồ sơ, sở GD&ĐT tổ chức điểm tiếp nhận hồ sơ riêng cho thí sinh tự do. Công tác in sao đề thi được thực hiện tách biệt, có quy trình giám sát nghiêm ngặt với từng chương trình; bố trí cán bộ chuyên trách riêng cho mỗi chương trình từ khâu nhận đề, bảo quản, phân phối và sử dụng đề thi. Thí sinh thi theo Chương trình GDPT 2006 được tổ chức tại điểm thi riêng biệt, giúp công tác tổ chức thi thuận tiện, bảo đảm không nhầm lẫn khi thực hiện.
Việc chấm thi, nhập điểm, xét tốt nghiệp được thực hiện theo đúng quy chế tương ứng, tránh áp dụng lẫn lộn giữa hai chương trình. “Sở GD&ĐT không chia thành hai Hội đồng chấm, nhưng sẽ phân chia nhiệm vụ cụ thể, tiến hành chấm lần lượt bài thi theo từng chương trình để tránh nhầm lẫn”, ông Võ Văn Bé Hai cho hay.
Tại TP Huế, thông tin từ ông Nguyễn Tân - Giám đốc sở GD&ĐT, địa phương xây dựng phương án tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 theo hai quy trình độc lập cho hai chương trình GDPT (2006, 2018) theo quy chế thi và các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT. Cụ thể, in sao đề thi theo hai quy trình riêng, việc đóng gói đề thi, túi đề thi được bố trí riêng; in sao đề thi theo Chương trình GDPT 2006 xong mới đến in sao đề thi theo Chương trình GDPT 2018.
Công tác coi thi, sẽ bố trí một điểm thi riêng, độc lập theo Chương trình GDPT 2006. Với chấm thi, sở GD&ĐT bố trí lực lượng chấm môn Ngữ văn riêng cho hai chương trình. Giáo viên chấm bài thi theo Chương trình 2006 sẽ không tham gia chấm bài thi theo Chương trình 2018 và ngược lại.
Công tác chấm bài thi thi trắc nghiệm được thực hiện theo hai quy trình độc lập, với hệ thống phần mềm chấm thi, máy chủ, máy trạm khác nhau và được bố trí ở hai khu vực cho hai tổ chấm. Lực lượng chấm trắc nghiệm Chương trình GDPT 2006 sau khi hoàn thành việc chấm bài thi sẽ bổ sung vào lực lượng chấm bài thi theo Chương trình GDPT 2018. Công tác xét tốt nghiệp được thực hiện theo quy định tại hai quy chế thi khác nhau.
Năm 2025, toàn tỉnh Đắk Nông có 8.540 thí sinh đăng ký dự thi, trong đó có 8.294 thí sinh dự thi theo Chương trình GDPT 2018 thi ở 22 điểm thi; 246 thí sinh dự thi theo Chương trình GDPT 2006 tổ chức ở một điểm thi riêng.
Để tổ chức tốt Kỳ thi tốt nghiệp THPT song song cho hai nhóm thí sinh, sở GD&ĐT chuẩn bị chu đáo từ truyền thông, hướng dẫn và rà soát kỹ thí sinh thi theo hai chương trình, tập huấn quy chế, chuẩn bị nhân lực và cơ sở vật chất, in sao đề, tổ chức coi thi và chấm thi...
Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Đắk Nông Trần Sỹ Thành cho biết: Thí sinh được phổ biến, tư vấn, hỗ trợ để đăng ký dự thi theo chương trình GDPT phù hợp. Việc rà soát thí sinh theo từng chương trình được thực hiện cẩn thận, là cơ sở để in sao đề thi, tổ chức coi thi và chấm thi chính xác, tránh tình trạng nhầm lẫn đáng tiếc. Sở GD&ĐT đồng thời tổ chức tập huấn phổ biến quy chế đến cán bộ coi thi, chấm thi kỹ lưỡng, nhấn mạnh điểm khác biệt giữa hai chương trình.
Đề thi theo mỗi chương trình có cấu trúc, nội dung, cách tiếp cận khác nhau; vì vậy, khâu in sao phải tuyệt đối chính xác trong từng khâu kỹ thuật. Với chấm thi, cán bộ được phân công phù hợp, tránh nhầm lẫn chấm bài thi theo Chương trình 2006 và 2018. Sở GD&ĐT đang đề ra hai phương án: Hoặc bố trí cán bộ chấm thi riêng cho mỗi chương trình, hoặc chấm lần lượt từng chương trình.
“Hiện nay, các điều kiện về cơ sở vật chất cho kỳ thi được chuẩn bị chu đáo; bố trí phòng thi và phương án hỗ trợ để kịp thời xử lý các tình huống bất ngờ có thể xảy ra trong quá trình tổ chức thi. Toàn tỉnh có một điểm thi cho thí sinh thi theo Chương trình GDPT 2006, 22 điểm thi cho thí sinh thi theo Chương trình GDPT 2018”, ông Trần Sỹ Thành thông tin.
Ảnh minh họa INT.
Chú trọng điểm mới
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, tỉnh Hải Dương có trên 200 học sinh dự thi theo Chương trình GDPT 2006, được bố trí thi tập trung tại một điểm thi riêng. Với số lượng thí sinh không nhiều, theo ông Đỗ Duy Hưng - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hải Dương, việc tổ chức thi cho các em không khó khăn.
Điều lo lắng phần nhiều ở công tác tổ chức thi theo Chương trình GDPT 2018, đặc biệt buổi thi thứ 3 (thi các môn lựa chọn), vì việc xếp phòng thi, in sao đề, đóng gói, thu bài… khác biệt so với trước đây. Khi một phòng thi có thể có đến 5 môn thi, đòi hỏi phải vô cùng cẩn trọng, bảo đảm đúng nguyên tắc, đặc biệt khâu in sao đề thi, đóng gói, phát đề…
Với khâu in sao đề thi, bình thường đã dễ phát sinh lỗi (có trường hợp đề khi in sao bị lỗi kỹ thuật, nhưng không phát hiện ra vì số lượng quá lớn); nay số môn trong một phòng thi nhiều, mỗi môn phải đóng thành một bì riêng nên tốn thời gian và dễ nhầm lẫn hơn; việc phát đề cũng phức tạp hơn.
Khâu coi thi, phức tạp nhất vẫn là gian lận thi cử bằng thiết bị công nghệ cao. Bài toán trên mọi năm đã đặt ra và năm nay tiếp tục với mức độ phòng ngừa cao hơn. Riêng khâu chấm thi môn Ngữ văn (tự luận) vẫn quy trình chấm như những năm trước, những môn lựa chọn của buổi thi thứ ba thay đổi về mặt kỹ thuật.
“Trước điểm mới này, Sở GD&ĐT Hải Dương đã tập huấn đầy đủ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên làm thi, quán triệt kỹ những điểm mới và tinh thần cẩn trọng trong mọi khâu. Sở cũng tiến hành tổ chức thi thử bám sát hướng dẫn của Bộ GD&ĐT và có nhờ phần mềm của Bộ để xếp phòng thi. Qua đó, các thầy cô, nhà trường được trải nghiệm thực tế tổ chức coi thi theo phương án mới.
Sở GD&ĐT đã tăng cường cán bộ làm công tác in sao đề thi bảo đảm đối với mỗi điểm thi các bản in sao phải được kiểm tra, ít nhất ở 3 phòng (đầu, giữa, cuối), để nếu có lỗi thì ở phạm vi hẹp và xác định được luôn lỗi ở đâu”, ông Đỗ Duy Hưng cho hay.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 diễn ra ngày 26 - 27/6. Ngày 25/6, thí sinh đến điểm thi trên phiếu báo làm thủ tục dự thi. Theo Bộ GD&ĐT, năm nay có khoảng 25 nghìn thí sinh dự thi theo Chương trình GDPT 2006. Các địa phương tổ chức điểm thi riêng cho các thí sinh dự thi theo chương trình này.
Cô Nguyễn Thị Thảo Trang - giáo viên Tiếng Anh Trường THPT Phú Bài (TP Huế) hướng dẫn học sinh kỹ năng làm bài thi trắc nghiệm. Ảnh: NTCC
Sự khác biệt về đề thi; quy trình tổ chức thi theo hai quy chế, văn bản hướng dẫn khác nhau, đòi hỏi sự chỉ đạo, chuẩn bị, triển khai khoa học, kỹ lưỡng để tránh nhầm lẫn, sai sót.
2 “dây chuyền” tổ chức thi
Tại Bến Tre, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 có 12.421 thí sinh dự thi tại 35 địa điểm thi, với tổng số 562 phòng thi. Ông Võ Văn Bé Hai - Phó Giám đốc sở GD&ĐT cho biết: Công tác chuẩn bị, tổ chức thực hiện các khâu của kỳ thi cho học sinh thi theo Chương trình GDPT 2006 và 2018 diễn ra độc lập, với hai “dây chuyền” thực hiện nhiệm vụ khác nhau, từ thu nhận hồ sơ, đến công tác in sao, coi thi, chấm thi…
Đối với công tác thu hồ sơ, sở GD&ĐT tổ chức điểm tiếp nhận hồ sơ riêng cho thí sinh tự do. Công tác in sao đề thi được thực hiện tách biệt, có quy trình giám sát nghiêm ngặt với từng chương trình; bố trí cán bộ chuyên trách riêng cho mỗi chương trình từ khâu nhận đề, bảo quản, phân phối và sử dụng đề thi. Thí sinh thi theo Chương trình GDPT 2006 được tổ chức tại điểm thi riêng biệt, giúp công tác tổ chức thi thuận tiện, bảo đảm không nhầm lẫn khi thực hiện.
Việc chấm thi, nhập điểm, xét tốt nghiệp được thực hiện theo đúng quy chế tương ứng, tránh áp dụng lẫn lộn giữa hai chương trình. “Sở GD&ĐT không chia thành hai Hội đồng chấm, nhưng sẽ phân chia nhiệm vụ cụ thể, tiến hành chấm lần lượt bài thi theo từng chương trình để tránh nhầm lẫn”, ông Võ Văn Bé Hai cho hay.
Tại TP Huế, thông tin từ ông Nguyễn Tân - Giám đốc sở GD&ĐT, địa phương xây dựng phương án tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 theo hai quy trình độc lập cho hai chương trình GDPT (2006, 2018) theo quy chế thi và các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT. Cụ thể, in sao đề thi theo hai quy trình riêng, việc đóng gói đề thi, túi đề thi được bố trí riêng; in sao đề thi theo Chương trình GDPT 2006 xong mới đến in sao đề thi theo Chương trình GDPT 2018.
Công tác coi thi, sẽ bố trí một điểm thi riêng, độc lập theo Chương trình GDPT 2006. Với chấm thi, sở GD&ĐT bố trí lực lượng chấm môn Ngữ văn riêng cho hai chương trình. Giáo viên chấm bài thi theo Chương trình 2006 sẽ không tham gia chấm bài thi theo Chương trình 2018 và ngược lại.
Công tác chấm bài thi thi trắc nghiệm được thực hiện theo hai quy trình độc lập, với hệ thống phần mềm chấm thi, máy chủ, máy trạm khác nhau và được bố trí ở hai khu vực cho hai tổ chấm. Lực lượng chấm trắc nghiệm Chương trình GDPT 2006 sau khi hoàn thành việc chấm bài thi sẽ bổ sung vào lực lượng chấm bài thi theo Chương trình GDPT 2018. Công tác xét tốt nghiệp được thực hiện theo quy định tại hai quy chế thi khác nhau.
Năm 2025, toàn tỉnh Đắk Nông có 8.540 thí sinh đăng ký dự thi, trong đó có 8.294 thí sinh dự thi theo Chương trình GDPT 2018 thi ở 22 điểm thi; 246 thí sinh dự thi theo Chương trình GDPT 2006 tổ chức ở một điểm thi riêng.
Để tổ chức tốt Kỳ thi tốt nghiệp THPT song song cho hai nhóm thí sinh, sở GD&ĐT chuẩn bị chu đáo từ truyền thông, hướng dẫn và rà soát kỹ thí sinh thi theo hai chương trình, tập huấn quy chế, chuẩn bị nhân lực và cơ sở vật chất, in sao đề, tổ chức coi thi và chấm thi...
Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Đắk Nông Trần Sỹ Thành cho biết: Thí sinh được phổ biến, tư vấn, hỗ trợ để đăng ký dự thi theo chương trình GDPT phù hợp. Việc rà soát thí sinh theo từng chương trình được thực hiện cẩn thận, là cơ sở để in sao đề thi, tổ chức coi thi và chấm thi chính xác, tránh tình trạng nhầm lẫn đáng tiếc. Sở GD&ĐT đồng thời tổ chức tập huấn phổ biến quy chế đến cán bộ coi thi, chấm thi kỹ lưỡng, nhấn mạnh điểm khác biệt giữa hai chương trình.
Đề thi theo mỗi chương trình có cấu trúc, nội dung, cách tiếp cận khác nhau; vì vậy, khâu in sao phải tuyệt đối chính xác trong từng khâu kỹ thuật. Với chấm thi, cán bộ được phân công phù hợp, tránh nhầm lẫn chấm bài thi theo Chương trình 2006 và 2018. Sở GD&ĐT đang đề ra hai phương án: Hoặc bố trí cán bộ chấm thi riêng cho mỗi chương trình, hoặc chấm lần lượt từng chương trình.
“Hiện nay, các điều kiện về cơ sở vật chất cho kỳ thi được chuẩn bị chu đáo; bố trí phòng thi và phương án hỗ trợ để kịp thời xử lý các tình huống bất ngờ có thể xảy ra trong quá trình tổ chức thi. Toàn tỉnh có một điểm thi cho thí sinh thi theo Chương trình GDPT 2006, 22 điểm thi cho thí sinh thi theo Chương trình GDPT 2018”, ông Trần Sỹ Thành thông tin.
Ảnh minh họa INT.
Chú trọng điểm mới
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, tỉnh Hải Dương có trên 200 học sinh dự thi theo Chương trình GDPT 2006, được bố trí thi tập trung tại một điểm thi riêng. Với số lượng thí sinh không nhiều, theo ông Đỗ Duy Hưng - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hải Dương, việc tổ chức thi cho các em không khó khăn.
Điều lo lắng phần nhiều ở công tác tổ chức thi theo Chương trình GDPT 2018, đặc biệt buổi thi thứ 3 (thi các môn lựa chọn), vì việc xếp phòng thi, in sao đề, đóng gói, thu bài… khác biệt so với trước đây. Khi một phòng thi có thể có đến 5 môn thi, đòi hỏi phải vô cùng cẩn trọng, bảo đảm đúng nguyên tắc, đặc biệt khâu in sao đề thi, đóng gói, phát đề…
Với khâu in sao đề thi, bình thường đã dễ phát sinh lỗi (có trường hợp đề khi in sao bị lỗi kỹ thuật, nhưng không phát hiện ra vì số lượng quá lớn); nay số môn trong một phòng thi nhiều, mỗi môn phải đóng thành một bì riêng nên tốn thời gian và dễ nhầm lẫn hơn; việc phát đề cũng phức tạp hơn.
Khâu coi thi, phức tạp nhất vẫn là gian lận thi cử bằng thiết bị công nghệ cao. Bài toán trên mọi năm đã đặt ra và năm nay tiếp tục với mức độ phòng ngừa cao hơn. Riêng khâu chấm thi môn Ngữ văn (tự luận) vẫn quy trình chấm như những năm trước, những môn lựa chọn của buổi thi thứ ba thay đổi về mặt kỹ thuật.
“Trước điểm mới này, Sở GD&ĐT Hải Dương đã tập huấn đầy đủ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên làm thi, quán triệt kỹ những điểm mới và tinh thần cẩn trọng trong mọi khâu. Sở cũng tiến hành tổ chức thi thử bám sát hướng dẫn của Bộ GD&ĐT và có nhờ phần mềm của Bộ để xếp phòng thi. Qua đó, các thầy cô, nhà trường được trải nghiệm thực tế tổ chức coi thi theo phương án mới.
Sở GD&ĐT đã tăng cường cán bộ làm công tác in sao đề thi bảo đảm đối với mỗi điểm thi các bản in sao phải được kiểm tra, ít nhất ở 3 phòng (đầu, giữa, cuối), để nếu có lỗi thì ở phạm vi hẹp và xác định được luôn lỗi ở đâu”, ông Đỗ Duy Hưng cho hay.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 diễn ra ngày 26 - 27/6. Ngày 25/6, thí sinh đến điểm thi trên phiếu báo làm thủ tục dự thi. Theo Bộ GD&ĐT, năm nay có khoảng 25 nghìn thí sinh dự thi theo Chương trình GDPT 2006. Các địa phương tổ chức điểm thi riêng cho các thí sinh dự thi theo chương trình này.
Kiểm soát lây nhiễm COVID-19 trong bệnh viện hiện nay như thế nào?
(CLO) Trước diễn biến dịch COVID-19 vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, Bộ Y tế vừa ban hành Hướng dẫn mới nhất về phòng và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 trong cơ sở khám, chữa bệnh.
2025-07-25 02:23
TPHCM: Đã có 10 ca sốt xuất huyết tử vong
GD&TĐ - Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM phát cảnh báo khi có 10 ca tử vong do sốt xuất huyết, tăng gần 160% so với cùng kỳ năm 2024.
2025-07-25 02:23
Sở Y tế TP HCM kiểm tra đột xuất phòng khám Khang Thịnh, phát hiện dấu hiệu 'vẽ bệnh moi tiền'
(CLO) Ngày 24/7, Sở Y Tế TP HCM cho biết vừa phối hợp kiểm tra đột xuất Phòng khám Đa khoa Khang Thịnh sau phản ánh từ người dân. Qua hồ sơ và dữ liệu nội bộ, lực lượng chức năng phát hiện nhiều dấu hiệu bất thường như lập hồ sơ mập mờ, thu phí không rõ ràng và lưu trữ hàng trăm ảnh bệnh lý không có danh tính.
2025-07-25 02:23
TPHCM ghi nhận ca đầu tiên mắc bệnh ho gà trong năm
GD&TĐ - Ngày 24/7, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM (HCDC), ca bệnh ho gà đầu tiên trong năm là trẻ nhỏ khoảng 1 tháng tuổi.
2025-07-25 02:21
4 ổ dịch sốt xuất huyết chưa được dập tại Hà Nội, nguy cơ bùng phát
(CLO) Tính đến ngày 23/7, Hà Nội ghi nhận 403 ca mắc sốt xuất huyết, giảm gần 69% so với cùng kỳ năm 2024. Tuy nhiên, thành phố vẫn còn 4 ổ dịch đang hoạt động tại Phú Xuyên, Xuân Phương, Hát Môn và Tây Hồ, mỗi nơi từ 5–7 bệnh nhân.
2025-07-24 09:18
Văn học trẻ ‘lên tiếng’ trong Cuộc thi truyện ngắn Báo Văn nghệ 2022–2024
(CLO) Cuộc thi truyện ngắn do Báo Văn nghệ tổ chức giai đoạn 2022 - 2024 đã chính thức khép lại bằng lễ trao giải vào sáng nay 24/7/2025 tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam (Hà Nội), đánh dấu một chặng đường dài và nhiều dấu ấn trong đời sống văn học Việt Nam đương đại.
2025-07-24 09:15
Hoa quả nhiệt đới thơm ngon, nhưng có thể là 'mối nguy' cho làn da trẻ nhỏ
GD&TĐ -Hè đến, những loại trái cây nhiệt đới như sầu riêng, mít, nhãn… ngon miệng nhưng dễ gây hại da, đặc biệt là với làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
2025-07-24 09:06
Đắk Lắk miễn phí bồi dưỡng tiếng Pháp cho học sinh, mở cơ hội du học
GD&TĐ - Đắk Lắk triển khai chương trình bồi dưỡng tiếng Pháp miễn phí cho học sinh và tập huấn giáo viên, giúp lan tỏa cơ hội học tập, du học.
2025-07-24 09:05
Nghệ thuật tri ân
GD&TĐ - Mỗi tháng 7 về, nhiều chương trình nghệ thuật được tổ chức biểu diễn để tri ân các thế hệ cha anh...
2025-07-24 09:02
Hào quang trở lại với nghề giáo, hết thời “chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm”
(NB&CL) Mùa tuyển sinh đại học 2025 đang chứng kiến cuộc bứt phá ngoạn mục, đưa ngành Sư phạm (SP) trở lại vị thế vốn có. Tâm điểm của sự chuyển mình lịch sử này chính là Luật Nhà giáo, cú hích chính sách được chờ đợi suốt nhiều năm, thắp sáng niềm tin và định hình chân dung người thầy trong kỷ nguyên mới.
Thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Vận hành khoa học, bài bản 2 'dây chuyền'