Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn: Đề cao vai trò kiến tạo
2025/06/20 15:20
GD&TĐ - Để Việt Nam đạt các mục tiêu phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) cần vai trò lớn của các đại học trong nghiên cứu công nghệ, phát triển nhân lực và kết nối doanh nghiệp.
Nơi ươm mầm công nghệ
Tại Hội nghị Thượng đỉnh về biến đổi khí hậu trong khuôn khổ COP26 tại Glasgow, Scotland, Vương quốc Anh, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã công bố những cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu. Theo đó, Việt Nam cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Tuyên bố này là yêu cầu để các cơ quan Nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện các mục tiêu tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn, trong đó có vai trò lớn của trường đại học trong phát triển nhân lực.
Theo PGS.TS Hồ Quốc Bằng - Phó Trưởng ban Đối ngoại và phát triển dự án của Đại học Quốc gia TPHCM, hệ thống đại học này có hơn 100.000 sinh viên, 6.000 chuyên gia, nhà khoa học và hệ thống phòng thí nghiệm nhiều lĩnh vực. Do đó, hoạt động nghiên cứu của nhà trường gắn chặt với thực tế đời sống, trong đó có ngành kinh tế tuần hoàn. Ngoài ra, Đại học Quốc gia TPHCM là đơn vị tham gia xây dựng kế hoạch Net Zero cho TPHCM đến năm 2050, với yêu cầu bắt buộc phải phát triển kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh.
Với lĩnh vực này, các trường, đơn vị thành viên Đại học Quốc gia TPHCM hiện có nhiều nhóm chuyên nghiên cứu phát triển các công nghệ phục vụ lĩnh vực kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và tái chế chất thải. Cụ thể, Trường Đại học Bách khoa có các nghiên cứu liên quan tái chế nhựa PET thành sợi polyester, làm vật liệu siêu nhẹ, siêu bền. Trường cũng có một số nghiên cứu xử lý các chất chuyển qua nhựa sinh học.
Trường Đại học Quốc tế có nhóm nghiên cứu chuyên tái chế phụ phẩm nông nghiệp, phụ phẩm liên quan thủy hải sản như da cá, vỏ tôm... để sản xuất các loại thực phẩm, bào chế băng gạc trong y tế. Viện Môi trường Tài nguyên có nghiên cứu thực hành tại Đồng bằng sông Cửu Long với mô hình VACB (vườn - ao - chuồng - biogas) và mô hình VACBF (Factory) - tức phát triển mô hình nhà xưởng theo quy mô công nghiệp về nền kinh tế tuần hoàn. Mô hình này được chuyển giao cho người dân, doanh nghiệp ở Tây Nam Bộ.
Theo PGS.TS Vũ Hải Quân - Giám đốc Đại học Quốc gia TPHCM, đại học này không chỉ hướng đến phát triển công nghệ mà thúc đẩy các nghiên cứu chính sách liên quan đến thực thi trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, đề xuất mô hình quản lý rác thải phù hợp với thực tiễn Việt Nam và hỗ trợ xây dựng các tiêu chuẩn khoa học cho lĩnh vực tái chế bao bì.
“Chúng tôi cũng sẽ phát huy mạng lưới sinh viên tình nguyện, câu lạc bộ môi trường, các nhóm nghiên cứu trẻ để đưa tri thức ra khỏi khuôn viên trường, đến với cộng đồng và tạo ra tác động thực chất về giáo dục môi trường”, PGS.TS Vũ Hải Quân nói.
Ảnh minh họa INT.
Liên kết để phát triển
Theo PGS.TS Vũ Hải Quân, đổi mới sáng tạo là nền tảng để giải quyết các thách thức môi trường. Với hệ sinh thái nghiên cứu liên ngành mạnh mẽ, từ kỹ thuật, vật liệu, môi trường cho đến kinh tế, chính sách công, Đại học Quốc gia TPHCM sẵn sàng đồng hành cùng các đối tác trong việc nghiên cứu vật liệu bao bì thân thiện, cải tiến quy trình tái chế, xây dựng nền tảng số hỗ trợ phân loại và thu gom thông minh.
“Các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm trọng điểm, trung tâm khởi nghiệp của chúng tôi sẽ là nơi chuyển giao sáng kiến từ phòng lab ra thực tiễn”, ông Quân nói.
Đại học Quốc gia TPHCM sẽ phối hợp với các tổ chức, doanh nghiệp phát triển chương trình đào tạo liên ngành, nhằm cung cấp nguồn nhân lực có hiểu biết toàn diện về môi trường, quản lý chất thải, tái chế bao bì, cũng như kỹ năng vận hành các mô hình kinh tế tuần hoàn. Ông Quân mong muốn sinh viên Đại học Quốc gia TPHCM không chỉ học lý thuyết, mà còn được tiếp cận thực tế thông qua chương trình thực tập, học kỳ doanh nghiệp, dự án cộng đồng.
Hiện, Viện Phát triển Kinh tế tuần hoàn (Đại học Quốc gia TPHCM) có nhiều nghiên cứu liên quan chính sách kết nối doanh nghiệp và viện, trường, nhằm chuyển giao công nghệ và xây dựng các lộ trình giúp địa phương đạt tiêu chí về kinh tế tuần hoàn.
Ông Lê Anh - Giám đốc Phát triển Bền vững Duy Tân Recycling cho biết, đơn vị có gần 40 năm hoạt động trong ngành nhựa, nên hiểu rõ đặc tính vật liệu cũng như thói quen tiêu dùng người dân Việt Nam. Theo ông Anh, công ty đã đầu tư nhiều hệ thống máy móc công nghệ để tái sinh những sản phẩm nhựa, góp phần cho mục tiêu Net Zero của quốc gia.
Về hợp tác với nhà trường, theo ông Lê Anh, công ty nhiều lần hợp tác với các đại học cử sinh viên khoa môi trường, khoa cơ khí đi thực tập, tham gia hoạt động trải nghiệm kinh tế xanh tại doanh nghiệp và sẵn sàng nhận sinh viên vào làm việc. Với hoạt động hợp tác phát triển công nghệ với trường đại học, ông Anh nói đây là hướng tiềm năng nhằm huy động nguồn nhân lực phát triển các nghiên cứu chuyên sâu nhằm tạo ra sản phẩm công nghệ cao từ đặt hàng theo nhu cầu thực tế của doanh nghiệp.
Ông Phạm Phú Ngọc Trai - Chủ tịch Liên minh Tái chế Bao bì Việt Nam đánh giá, doanh nghiệp hợp tác với các trường đại học không chỉ là hợp tác học thuật, mà là xây dựng chương trình nghiên cứu ứng dụng, kết hợp đào tạo chuyên sâu, chuyển giao công nghệ. Quá trình hợp tác phục vụ triển khai hiệu quả chính sách EPR và mô hình kinh tế tuần hoàn bao bì tại Việt Nam theo hướng thực tiễn, bền vững, dựa trên nền tảng khoa học ứng dụng.
Ở góc độ cơ quan quản lý, ông Huỳnh Thành Đạt - Phó ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương cho biết sẽ tiếp tục đồng hành các đối tác, cơ quan, doanh nghiệp xây dựng cơ sở dữ liệu về kinh tế tuần hoàn gắn với chuyển đổi kinh tế số và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Cơ quan Nhà nước cũng sẽ thúc đẩy hợp tác, liên kết giữa các thành phần kinh tế, tổ chức xã hội trong việc phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam; phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương và tổ chức doanh nghiệp để tổng kết thực tiễn, tham vấn với Đảng, Nhà nước tiếp tục hoàn thiện môi trường thể chế, thúc đẩy mạnh mẽ sự kết nối giữa chính sách - doanh nghiệp - khoa học - thực tiễn, nâng cao chất lượng phát triển bền vững.
Theo PGS.TS Hồ Quốc Bằng, với sự ra đời của Nghị quyết 57 về đột phá phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số quốc gia, sự hợp tác giữa Nhà nước - nhà trường - doanh nghiệp diễn ra mạnh mẽ. Đại học Quốc gia TPHCM đã ký kết hợp tác với nhiều doanh nghiệp, mới đây nhất là hợp tác với Liên minh Tái chế Bao bì Việt Nam nhằm phối hợp triển khai các nghiên cứu phát triển.
Sản phẩm tái chế được giới thiệu tại triển lãm ở TPHCM. Ảnh: Hà An
Nơi ươm mầm công nghệ
Tại Hội nghị Thượng đỉnh về biến đổi khí hậu trong khuôn khổ COP26 tại Glasgow, Scotland, Vương quốc Anh, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã công bố những cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu. Theo đó, Việt Nam cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Tuyên bố này là yêu cầu để các cơ quan Nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện các mục tiêu tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn, trong đó có vai trò lớn của trường đại học trong phát triển nhân lực.
Theo PGS.TS Hồ Quốc Bằng - Phó Trưởng ban Đối ngoại và phát triển dự án của Đại học Quốc gia TPHCM, hệ thống đại học này có hơn 100.000 sinh viên, 6.000 chuyên gia, nhà khoa học và hệ thống phòng thí nghiệm nhiều lĩnh vực. Do đó, hoạt động nghiên cứu của nhà trường gắn chặt với thực tế đời sống, trong đó có ngành kinh tế tuần hoàn. Ngoài ra, Đại học Quốc gia TPHCM là đơn vị tham gia xây dựng kế hoạch Net Zero cho TPHCM đến năm 2050, với yêu cầu bắt buộc phải phát triển kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh.
Với lĩnh vực này, các trường, đơn vị thành viên Đại học Quốc gia TPHCM hiện có nhiều nhóm chuyên nghiên cứu phát triển các công nghệ phục vụ lĩnh vực kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và tái chế chất thải. Cụ thể, Trường Đại học Bách khoa có các nghiên cứu liên quan tái chế nhựa PET thành sợi polyester, làm vật liệu siêu nhẹ, siêu bền. Trường cũng có một số nghiên cứu xử lý các chất chuyển qua nhựa sinh học.
Trường Đại học Quốc tế có nhóm nghiên cứu chuyên tái chế phụ phẩm nông nghiệp, phụ phẩm liên quan thủy hải sản như da cá, vỏ tôm... để sản xuất các loại thực phẩm, bào chế băng gạc trong y tế. Viện Môi trường Tài nguyên có nghiên cứu thực hành tại Đồng bằng sông Cửu Long với mô hình VACB (vườn - ao - chuồng - biogas) và mô hình VACBF (Factory) - tức phát triển mô hình nhà xưởng theo quy mô công nghiệp về nền kinh tế tuần hoàn. Mô hình này được chuyển giao cho người dân, doanh nghiệp ở Tây Nam Bộ.
Theo PGS.TS Vũ Hải Quân - Giám đốc Đại học Quốc gia TPHCM, đại học này không chỉ hướng đến phát triển công nghệ mà thúc đẩy các nghiên cứu chính sách liên quan đến thực thi trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, đề xuất mô hình quản lý rác thải phù hợp với thực tiễn Việt Nam và hỗ trợ xây dựng các tiêu chuẩn khoa học cho lĩnh vực tái chế bao bì.
“Chúng tôi cũng sẽ phát huy mạng lưới sinh viên tình nguyện, câu lạc bộ môi trường, các nhóm nghiên cứu trẻ để đưa tri thức ra khỏi khuôn viên trường, đến với cộng đồng và tạo ra tác động thực chất về giáo dục môi trường”, PGS.TS Vũ Hải Quân nói.
Ảnh minh họa INT.
Liên kết để phát triển
Theo PGS.TS Vũ Hải Quân, đổi mới sáng tạo là nền tảng để giải quyết các thách thức môi trường. Với hệ sinh thái nghiên cứu liên ngành mạnh mẽ, từ kỹ thuật, vật liệu, môi trường cho đến kinh tế, chính sách công, Đại học Quốc gia TPHCM sẵn sàng đồng hành cùng các đối tác trong việc nghiên cứu vật liệu bao bì thân thiện, cải tiến quy trình tái chế, xây dựng nền tảng số hỗ trợ phân loại và thu gom thông minh.
“Các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm trọng điểm, trung tâm khởi nghiệp của chúng tôi sẽ là nơi chuyển giao sáng kiến từ phòng lab ra thực tiễn”, ông Quân nói.
Đại học Quốc gia TPHCM sẽ phối hợp với các tổ chức, doanh nghiệp phát triển chương trình đào tạo liên ngành, nhằm cung cấp nguồn nhân lực có hiểu biết toàn diện về môi trường, quản lý chất thải, tái chế bao bì, cũng như kỹ năng vận hành các mô hình kinh tế tuần hoàn. Ông Quân mong muốn sinh viên Đại học Quốc gia TPHCM không chỉ học lý thuyết, mà còn được tiếp cận thực tế thông qua chương trình thực tập, học kỳ doanh nghiệp, dự án cộng đồng.
Hiện, Viện Phát triển Kinh tế tuần hoàn (Đại học Quốc gia TPHCM) có nhiều nghiên cứu liên quan chính sách kết nối doanh nghiệp và viện, trường, nhằm chuyển giao công nghệ và xây dựng các lộ trình giúp địa phương đạt tiêu chí về kinh tế tuần hoàn.
Ông Lê Anh - Giám đốc Phát triển Bền vững Duy Tân Recycling cho biết, đơn vị có gần 40 năm hoạt động trong ngành nhựa, nên hiểu rõ đặc tính vật liệu cũng như thói quen tiêu dùng người dân Việt Nam. Theo ông Anh, công ty đã đầu tư nhiều hệ thống máy móc công nghệ để tái sinh những sản phẩm nhựa, góp phần cho mục tiêu Net Zero của quốc gia.
Về hợp tác với nhà trường, theo ông Lê Anh, công ty nhiều lần hợp tác với các đại học cử sinh viên khoa môi trường, khoa cơ khí đi thực tập, tham gia hoạt động trải nghiệm kinh tế xanh tại doanh nghiệp và sẵn sàng nhận sinh viên vào làm việc. Với hoạt động hợp tác phát triển công nghệ với trường đại học, ông Anh nói đây là hướng tiềm năng nhằm huy động nguồn nhân lực phát triển các nghiên cứu chuyên sâu nhằm tạo ra sản phẩm công nghệ cao từ đặt hàng theo nhu cầu thực tế của doanh nghiệp.
Ông Phạm Phú Ngọc Trai - Chủ tịch Liên minh Tái chế Bao bì Việt Nam đánh giá, doanh nghiệp hợp tác với các trường đại học không chỉ là hợp tác học thuật, mà là xây dựng chương trình nghiên cứu ứng dụng, kết hợp đào tạo chuyên sâu, chuyển giao công nghệ. Quá trình hợp tác phục vụ triển khai hiệu quả chính sách EPR và mô hình kinh tế tuần hoàn bao bì tại Việt Nam theo hướng thực tiễn, bền vững, dựa trên nền tảng khoa học ứng dụng.
Ở góc độ cơ quan quản lý, ông Huỳnh Thành Đạt - Phó ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương cho biết sẽ tiếp tục đồng hành các đối tác, cơ quan, doanh nghiệp xây dựng cơ sở dữ liệu về kinh tế tuần hoàn gắn với chuyển đổi kinh tế số và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Cơ quan Nhà nước cũng sẽ thúc đẩy hợp tác, liên kết giữa các thành phần kinh tế, tổ chức xã hội trong việc phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam; phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương và tổ chức doanh nghiệp để tổng kết thực tiễn, tham vấn với Đảng, Nhà nước tiếp tục hoàn thiện môi trường thể chế, thúc đẩy mạnh mẽ sự kết nối giữa chính sách - doanh nghiệp - khoa học - thực tiễn, nâng cao chất lượng phát triển bền vững.
Theo PGS.TS Hồ Quốc Bằng, với sự ra đời của Nghị quyết 57 về đột phá phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số quốc gia, sự hợp tác giữa Nhà nước - nhà trường - doanh nghiệp diễn ra mạnh mẽ. Đại học Quốc gia TPHCM đã ký kết hợp tác với nhiều doanh nghiệp, mới đây nhất là hợp tác với Liên minh Tái chế Bao bì Việt Nam nhằm phối hợp triển khai các nghiên cứu phát triển.
GD&TĐ - Ngành Công nghệ sinh học hứa hẹn tạo ra những đột phá trong lĩnh vực dược, nông nghiệp và môi trường, nhưng ngành này thường gắn liền với nỗi lo khó xin việc hoặc phải làm trái ngành.
2025-07-26 01:47
Bước chuyển rõ nét trong cách đánh giá năng lực học sinh
GD&TĐ - Theo TS Đồng Mạnh Cường, so với hai năm trước, phổ điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 các môn tự nhiên như Toán, Lý, Hóa, Sinh có thay đổi khá đáng kể.
2025-07-26 01:42
Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Toán
GD&TĐ - Trong Chương trình GDPT 2018, môn Toán đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển năng lực, trí tuệ, sự tưởng tượng, rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, tác phong làm việc khoa học...
2025-07-26 01:42
Du lịch Hà Nội ghi nhận mức tăng hơn 10% trong tháng 7/2025
(CLO) Trong tháng 7/2025, Hà Nội ước đón khoảng 2,8 triệu lượt khách du lịch, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, lượng khách quốc tế đạt khoảng 553.190 lượt, tăng mạnh 25,2% so với cùng kỳ năm trước. Riêng số khách quốc tế có lưu trú ước đạt 390.000 lượt.
2025-07-26 01:39
Kể chuyện non sông bằng sơn mài
GD&TĐ - Khi cả dân tộc cùng nhìn về cội nguồn, kỷ niệm những lát cắt lịch sử thì nghệ thuật lặng lẽ nói lên những điều không thể diễn đạt bằng lời.
2025-07-26 01:38
Phụ nữ ở trong phòng máy lạnh lâu ngày dễ mắc 5 rủi ro sức khỏe này
GD&TĐ - Điều hoà là trợ thủ đắc lực của nhiều người trong ngày hè. Tuy nhiên, ở trong phòng điều hòa quá lâu cũng không phải là điều tốt.
2025-07-26 01:37
Công bố Bộ nhận diện tuyên truyền Triển lãm Thành tựu Đất nước
GD&TĐ - Ngày 25/7, Bộ VH,TT&DL cho biết vừa ban hành văn bản công bố và triển khai sử dụng Bộ nhận diện tuyên truyền Triển lãm Thành tựu Đất nước.
2025-07-26 01:37
Cơn ho gà 'tử thần': Trẻ tím tái, ngưng thở chỉ vì cha mẹ chậm một bước
(CLO) Những cơn ho tưởng như vô hại lại trở thành hồi chuông tử thần với trẻ sơ sinh. Ho gà – căn bệnh có vaccine phòng ngừa đang âm thầm quay lại, tấn công vào chính sự chủ quan của người lớn.
2025-07-26 01:36
Hoàn thiện bản thảo cuốn sách '80 năm Giáo dục Việt Nam'
GD&TĐ - Ngày 25/7, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam tổ chức hội thảo góp ý sách '80 năm Giáo dục Việt Nam'.
2025-07-26 01:36
Việt Nam và Lào là hai điểm đến có chi phí rẻ nhất Đông Nam Á
(CLO) Tờ Time Out (Anh) mới đây đã ca ngợi Việt Nam và Lào là hai điểm đến ở Đông Nam Á có chi phí du lịch rẻ mà vẫn "ăn ngon, ngủ thoải mái và khám phá trọn vẹn".
Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn: Đề cao vai trò kiến tạo