Tự chủ đại học: Đòn bẩy phát triển hay "bài toán khó" cần lời giải?
2025/07/14 13:49
(CLO) Hơn một thập kỷ kể từ khi "tự chủ đại học" được xác lập là định hướng đột phá trong Nghị quyết 29 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, rồi được cụ thể hóa bằng Nghị quyết 77 của Chính phủ năm 2014, con đường tự chủ của giáo dục đại học Việt Nam vẫn còn lắm gian nan. Cơ hội mở ra là rất lớn, nhưng để biến cơ hội thành động lực thực sự cho phát triển, nhiều rào cản cả về cơ chế lẫn tư duy cần được tháo gỡ.
Tự chủ: Chuyển động chậm, lực cản lớn
Tại tọa đàm “Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?” do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức mới đây, các chuyên gia đã phác họa bức tranh nhiều chiều về giáo dục đại học: nơi có kỳ vọng đổi mới nhưng cũng đối mặt không ít điểm nghẽn và thách thức cần tháo gỡ để mở đường cho sự phát triển.
PGS.TS Lưu Bích Ngọc, Chánh Văn phòng Hội đồng quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực nhìn nhận, 10 năm qua, tự chủ đã góp phần thúc đẩy hệ thống giáo dục đại học Việt Nam phát triển. Tuy nhiên, tốc độ chuyển mình lại chưa đáp ứng kỳ vọng của Đảng, Nhà nước và xã hội.
Theo bà Ngọc, có ba nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng "đi chậm": Thứ nhất là nhận thức chưa đúng về tự chủ. Nhiều người hiểu rằng tự chủ đồng nghĩa với việc Nhà nước rút lui, cắt giảm ngân sách, để các trường “tự bơi”. Trong khi trên thế giới, tự chủ luôn đi kèm với cơ chế hỗ trợ và giám sát phù hợp.
Thứ hai do mâu thuẫn trong quyền lực nội bộ. Sự chồng chéo giữa Hội đồng trường, Đảng uỷ và Ban Giám hiệu tại nhiều cơ sở đào tạo khiến hoạt động điều hành thiếu hiệu quả, khó phát huy sức mạnh tập thể.
Thứ ba là hành lang pháp lý còn vướng mắc. Nhiều luật, văn bản dưới luật thiếu đồng bộ, thậm chí mâu thuẫn nhau, khiến các trường dù được trao quyền vẫn “bó chân bó tay” trong vận hành.
Tự chủ không đồng nghĩa “buông lỏng”
“Tự chủ đại học không phải là tự phát, càng không thể là buông lỏng quản lý,” PGS.TS Lưu Bích Ngọc nhấn mạnh. Theo bà, cần chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm, để Nhà nước thực hiện vai trò kiến tạo xây dựng chuẩn chung, giám sát chất lượng đầu ra, thay vì can thiệp sâu vào quá trình vận hành của từng trường.
Cùng với đó, các trường cần xây dựng văn hóa đảm bảo chất lượng từ bên trong, củng cố mô hình quản trị hiện đại, đẩy mạnh trách nhiệm giải trình với người học và xã hội. Đây cũng là những điểm mới được đề xuất trong dự thảo Luật Giáo dục đại học (sửa đổi), dự kiến trình Quốc hội tại kỳ họp tháng 10/2025.
Nhiều cơ sở giáo dục đại học đã chủ động nâng cao chất lượng đào tạo, từng bước hội nhập quốc tế.
Trường Quản trị và Kinh doanh (HSB), Đại học Quốc gia Hà Nội sắp tròn 30 tuổi là một trong những ví dụ tiêu biểu về thực hành tự chủ đại học một cách toàn diện: từ cơ sở vật chất, nhân sự đến học thuật.
PGS.TS Hoàng Đình Phi, Hiệu trưởng HSB kể lại, trường được thành lập với phương châm "cho tất cả, trừ tiền", theo quyết định của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Nhà trường tự gây dựng mọi thứ từ con số 0: không ngân sách đầu tư, không đội ngũ có sẵn, không chương trình đào tạo mẫu. Tất cả phải tự tìm cách để tồn tại và phát triển.
"Muốn làm tự chủ, nhất là tự chủ toàn diện, không thể chỉ trông chờ vào cơ chế. Phải có khát vọng, có sự đánh đổi, có những người thầy dám nghĩ, dám làm, và sẵn sàng chấp nhận rủi ro", PGS.TS Hoàng Đình Phi chia sẻ.
Sau hơn 5 năm thực hiện các chương trình liên ngành do chính người Việt thiết kế, HSB đã đạt kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn châu Âu (ACQUIN), giảng dạy bằng tiếng Anh, có sinh viên quốc tế theo học. Đây là một trong những bước đệm giúp nhà trường khẳng định chất lượng theo chuẩn toàn cầu.
Không chỉ vậy, HSB còn xây dựng hệ thống đánh giá minh bạch: sau mỗi học phần, sinh viên sẽ chấm điểm giảng viên trên hệ thống phần mềm. Nếu điểm trung bình không đạt 80/100, giảng viên có thể bị dừng dạy học phần đó. Chất lượng giờ giảng từ nội dung đến trải nghiệm được đặt lên hàng đầu.
Kiểm định và giám sát: Cốt lõi của tự chủ bền vững
Theo PGS.TS Hoàng Đình Phi, việc kiểm định chất lượng cả trong nước và quốc tế sẽ là “tấm gương” phản ánh đúng thực trạng các cơ sở giáo dục đại học. Chất lượng được đánh giá dựa trên đội ngũ giảng viên, tỷ lệ giảng viên/sinh viên, số lượng bài báo khoa học quốc tế, tỉ lệ sinh viên quốc tế, khả năng tìm được việc làm...
“Cần phân cấp kiểm định theo từng mục tiêu: kiểm định chương trình, kiểm định cơ sở, kiểm định quốc tế… Mỗi mức độ đều giúp minh bạch hóa và thúc đẩy các trường nâng cao năng lực tự chủ”, ông Phi nói.
Đặc biệt, ông nhấn mạnh vai trò giám sát của người học, phụ huynh và xã hội. Trong thời đại số, tiếng nói của cộng đồng có thể góp phần quan trọng vào việc cải thiện và duy trì chất lượng đại học.
Việc đảm bảo chất lượng và tăng cường giám sát là yếu tố then chốt trong quá trình thực hiện tự chủ đại học.
Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu, cuộc chơi giáo dục đại học đang thay đổi nhanh chóng. Việt Nam không thể đứng ngoài xu hướng tự chủ nhưng muốn tự chủ thực chất, cần cả tầm nhìn chiến lược, thể chế đồng bộ và hành động quyết liệt từ các cơ sở giáo dục.
Tự chủ không phải đích đến cuối cùng, mà là con đường gian nan để nâng tầm giáo dục đại học Việt Nam. Đã đến lúc chúng ta không chỉ nói về tự chủ, mà phải hành động để tự chủ thực sự trở thành động lực đổi mới, chứ không phải là một "bài toán khó" kéo dài mãi không lời giải.
Tự chủ: Chuyển động chậm, lực cản lớn
Tại tọa đàm “Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?” do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức mới đây, các chuyên gia đã phác họa bức tranh nhiều chiều về giáo dục đại học: nơi có kỳ vọng đổi mới nhưng cũng đối mặt không ít điểm nghẽn và thách thức cần tháo gỡ để mở đường cho sự phát triển.
PGS.TS Lưu Bích Ngọc, Chánh Văn phòng Hội đồng quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực nhìn nhận, 10 năm qua, tự chủ đã góp phần thúc đẩy hệ thống giáo dục đại học Việt Nam phát triển. Tuy nhiên, tốc độ chuyển mình lại chưa đáp ứng kỳ vọng của Đảng, Nhà nước và xã hội.
Tự chủ đại học đang được xem là động lực đổi mới trong giáo dục đại học Việt Nam.
Theo bà Ngọc, có ba nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng "đi chậm": Thứ nhất là nhận thức chưa đúng về tự chủ. Nhiều người hiểu rằng tự chủ đồng nghĩa với việc Nhà nước rút lui, cắt giảm ngân sách, để các trường “tự bơi”. Trong khi trên thế giới, tự chủ luôn đi kèm với cơ chế hỗ trợ và giám sát phù hợp.
Thứ hai do mâu thuẫn trong quyền lực nội bộ. Sự chồng chéo giữa Hội đồng trường, Đảng uỷ và Ban Giám hiệu tại nhiều cơ sở đào tạo khiến hoạt động điều hành thiếu hiệu quả, khó phát huy sức mạnh tập thể.
Thứ ba là hành lang pháp lý còn vướng mắc. Nhiều luật, văn bản dưới luật thiếu đồng bộ, thậm chí mâu thuẫn nhau, khiến các trường dù được trao quyền vẫn “bó chân bó tay” trong vận hành.
Tự chủ không đồng nghĩa “buông lỏng”
“Tự chủ đại học không phải là tự phát, càng không thể là buông lỏng quản lý,” PGS.TS Lưu Bích Ngọc nhấn mạnh. Theo bà, cần chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm, để Nhà nước thực hiện vai trò kiến tạo xây dựng chuẩn chung, giám sát chất lượng đầu ra, thay vì can thiệp sâu vào quá trình vận hành của từng trường.
Cùng với đó, các trường cần xây dựng văn hóa đảm bảo chất lượng từ bên trong, củng cố mô hình quản trị hiện đại, đẩy mạnh trách nhiệm giải trình với người học và xã hội. Đây cũng là những điểm mới được đề xuất trong dự thảo Luật Giáo dục đại học (sửa đổi), dự kiến trình Quốc hội tại kỳ họp tháng 10/2025.
Nhiều cơ sở giáo dục đại học đã chủ động nâng cao chất lượng đào tạo, từng bước hội nhập quốc tế.
Trường Quản trị và Kinh doanh (HSB), Đại học Quốc gia Hà Nội sắp tròn 30 tuổi là một trong những ví dụ tiêu biểu về thực hành tự chủ đại học một cách toàn diện: từ cơ sở vật chất, nhân sự đến học thuật.
PGS.TS Hoàng Đình Phi, Hiệu trưởng HSB kể lại, trường được thành lập với phương châm "cho tất cả, trừ tiền", theo quyết định của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Nhà trường tự gây dựng mọi thứ từ con số 0: không ngân sách đầu tư, không đội ngũ có sẵn, không chương trình đào tạo mẫu. Tất cả phải tự tìm cách để tồn tại và phát triển.
"Muốn làm tự chủ, nhất là tự chủ toàn diện, không thể chỉ trông chờ vào cơ chế. Phải có khát vọng, có sự đánh đổi, có những người thầy dám nghĩ, dám làm, và sẵn sàng chấp nhận rủi ro", PGS.TS Hoàng Đình Phi chia sẻ.
Sau hơn 5 năm thực hiện các chương trình liên ngành do chính người Việt thiết kế, HSB đã đạt kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn châu Âu (ACQUIN), giảng dạy bằng tiếng Anh, có sinh viên quốc tế theo học. Đây là một trong những bước đệm giúp nhà trường khẳng định chất lượng theo chuẩn toàn cầu.
Không chỉ vậy, HSB còn xây dựng hệ thống đánh giá minh bạch: sau mỗi học phần, sinh viên sẽ chấm điểm giảng viên trên hệ thống phần mềm. Nếu điểm trung bình không đạt 80/100, giảng viên có thể bị dừng dạy học phần đó. Chất lượng giờ giảng từ nội dung đến trải nghiệm được đặt lên hàng đầu.
Kiểm định và giám sát: Cốt lõi của tự chủ bền vững
Theo PGS.TS Hoàng Đình Phi, việc kiểm định chất lượng cả trong nước và quốc tế sẽ là “tấm gương” phản ánh đúng thực trạng các cơ sở giáo dục đại học. Chất lượng được đánh giá dựa trên đội ngũ giảng viên, tỷ lệ giảng viên/sinh viên, số lượng bài báo khoa học quốc tế, tỉ lệ sinh viên quốc tế, khả năng tìm được việc làm...
“Cần phân cấp kiểm định theo từng mục tiêu: kiểm định chương trình, kiểm định cơ sở, kiểm định quốc tế… Mỗi mức độ đều giúp minh bạch hóa và thúc đẩy các trường nâng cao năng lực tự chủ”, ông Phi nói.
Đặc biệt, ông nhấn mạnh vai trò giám sát của người học, phụ huynh và xã hội. Trong thời đại số, tiếng nói của cộng đồng có thể góp phần quan trọng vào việc cải thiện và duy trì chất lượng đại học.
Việc đảm bảo chất lượng và tăng cường giám sát là yếu tố then chốt trong quá trình thực hiện tự chủ đại học.
Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu, cuộc chơi giáo dục đại học đang thay đổi nhanh chóng. Việt Nam không thể đứng ngoài xu hướng tự chủ nhưng muốn tự chủ thực chất, cần cả tầm nhìn chiến lược, thể chế đồng bộ và hành động quyết liệt từ các cơ sở giáo dục.
Tự chủ không phải đích đến cuối cùng, mà là con đường gian nan để nâng tầm giáo dục đại học Việt Nam. Đã đến lúc chúng ta không chỉ nói về tự chủ, mà phải hành động để tự chủ thực sự trở thành động lực đổi mới, chứ không phải là một "bài toán khó" kéo dài mãi không lời giải.
Kiểm soát lây nhiễm COVID-19 trong bệnh viện hiện nay như thế nào?
(CLO) Trước diễn biến dịch COVID-19 vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, Bộ Y tế vừa ban hành Hướng dẫn mới nhất về phòng và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 trong cơ sở khám, chữa bệnh.
2025-07-25 02:23
TPHCM: Đã có 10 ca sốt xuất huyết tử vong
GD&TĐ - Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM phát cảnh báo khi có 10 ca tử vong do sốt xuất huyết, tăng gần 160% so với cùng kỳ năm 2024.
2025-07-25 02:23
Sở Y tế TP HCM kiểm tra đột xuất phòng khám Khang Thịnh, phát hiện dấu hiệu 'vẽ bệnh moi tiền'
(CLO) Ngày 24/7, Sở Y Tế TP HCM cho biết vừa phối hợp kiểm tra đột xuất Phòng khám Đa khoa Khang Thịnh sau phản ánh từ người dân. Qua hồ sơ và dữ liệu nội bộ, lực lượng chức năng phát hiện nhiều dấu hiệu bất thường như lập hồ sơ mập mờ, thu phí không rõ ràng và lưu trữ hàng trăm ảnh bệnh lý không có danh tính.
2025-07-25 02:23
TPHCM ghi nhận ca đầu tiên mắc bệnh ho gà trong năm
GD&TĐ - Ngày 24/7, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM (HCDC), ca bệnh ho gà đầu tiên trong năm là trẻ nhỏ khoảng 1 tháng tuổi.
2025-07-25 02:21
4 ổ dịch sốt xuất huyết chưa được dập tại Hà Nội, nguy cơ bùng phát
(CLO) Tính đến ngày 23/7, Hà Nội ghi nhận 403 ca mắc sốt xuất huyết, giảm gần 69% so với cùng kỳ năm 2024. Tuy nhiên, thành phố vẫn còn 4 ổ dịch đang hoạt động tại Phú Xuyên, Xuân Phương, Hát Môn và Tây Hồ, mỗi nơi từ 5–7 bệnh nhân.
2025-07-24 09:18
Văn học trẻ ‘lên tiếng’ trong Cuộc thi truyện ngắn Báo Văn nghệ 2022–2024
(CLO) Cuộc thi truyện ngắn do Báo Văn nghệ tổ chức giai đoạn 2022 - 2024 đã chính thức khép lại bằng lễ trao giải vào sáng nay 24/7/2025 tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam (Hà Nội), đánh dấu một chặng đường dài và nhiều dấu ấn trong đời sống văn học Việt Nam đương đại.
2025-07-24 09:15
Hoa quả nhiệt đới thơm ngon, nhưng có thể là 'mối nguy' cho làn da trẻ nhỏ
GD&TĐ -Hè đến, những loại trái cây nhiệt đới như sầu riêng, mít, nhãn… ngon miệng nhưng dễ gây hại da, đặc biệt là với làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
2025-07-24 09:06
Đắk Lắk miễn phí bồi dưỡng tiếng Pháp cho học sinh, mở cơ hội du học
GD&TĐ - Đắk Lắk triển khai chương trình bồi dưỡng tiếng Pháp miễn phí cho học sinh và tập huấn giáo viên, giúp lan tỏa cơ hội học tập, du học.
2025-07-24 09:05
Nghệ thuật tri ân
GD&TĐ - Mỗi tháng 7 về, nhiều chương trình nghệ thuật được tổ chức biểu diễn để tri ân các thế hệ cha anh...
2025-07-24 09:02
Hào quang trở lại với nghề giáo, hết thời “chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm”
(NB&CL) Mùa tuyển sinh đại học 2025 đang chứng kiến cuộc bứt phá ngoạn mục, đưa ngành Sư phạm (SP) trở lại vị thế vốn có. Tâm điểm của sự chuyển mình lịch sử này chính là Luật Nhà giáo, cú hích chính sách được chờ đợi suốt nhiều năm, thắp sáng niềm tin và định hình chân dung người thầy trong kỷ nguyên mới.
Tự chủ đại học: Đòn bẩy phát triển hay "bài toán khó" cần lời giải?