GD&TĐ - Chuyến điền dã của sinh viên ngành Thiết kế thời trang Trường Đại học Nguyễn Tất Thành mang nhiều trải nghiệm thực tế về nghề và văn hóa dân tộc.
Từ ngày 16 đến 21/7, sinh viên ngành Thiết kế thời trang - Trường Đại học Nguyễn Tất Thành hoàn thành chuyến điền dã Dân tộc học tại xã Tà Lài, tỉnh Đồng Nai.
Chuyến đi là hoạt động thực hành học thuật quan trọng trong chương trình đào tạo, giúp sinh viên tiếp cận phương pháp điền dã thực địa, qua đó bổ sung kiến thức thực tiễn khi nghiên cứu về trang phục các dân tộc.
Đồng thời, sinh viên còn được trang bị hiểu biết về môi trường, địa lý, văn hóa và phong tục tập quán, những yếu tố tác động trực tiếp đến sự hình thành và phát triển trang phục của các cộng đồng dân tộc thiểu số, đặc biệt là dân tộc Châu Mạ và S’tiêng tại Tà Lài.
Điểm nhấn của chuyến đi là sự gắn kết giữa sinh viên và cộng đồng bản địa.
Các nghệ nhân dệt truyền thống của dân tộc Châu Mạ, S’tiêng không chỉ hướng dẫn kỹ thuật dệt thổ cẩm mà còn chia sẻ nhiều câu chuyện văn hóa, tập tục đời sống.
Những trải nghiệm này giúp sinh viên không chỉ hiểu về chất liệu và họa tiết, mà còn tiếp cận được chiều sâu văn hóa ẩn sau từng sản phẩm thủ công truyền thống.
"Em học được rất nhiều về kỹ thuật dệt truyền thống để làm bài thu hoạch cho môn học. Bên cạnh đó, em có thêm cơ hội để tìm hiểu về con người, cuộc sống của đồng bào mình. Điều này giúp em hiểu và có cái nhìn sâu sắc hơn về truyền thống đặc trưng của các dân tộc anh em", Nguyễn Diệu Thảo (sinh viên năm nhất, ngành Thiết kế thời trang) chia sẻ sau chuyến đi.
Sinh viên thử sức với kỹ thuật dệt truyền thống.
TS Vũ Huyền Trang (Trưởng ngành Thiết kế thời trang) nhận định, trong bối cảnh toàn cầu hóa, việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trở thành một nhiệm vụ cấp thiết.
"Thông qua hoạt động này, chúng tôi kỳ vọng các em sinh viên được tiếp thêm lửa vào tình yêu đối với nét duyên của dân tộc. Đồng thời, góp phần vào việc giới thiệu, lan tỏa văn hoá dệt vải đa dạng của các dân tộc anh em rộng khắp cộng đồng.
Các em sinh viên cũng chính là thế hệ trẻ, là những người sẽ gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoá, góp phần vào sự phát triển bền vững của quê hương, đất nước", TS Trang nói.
Cũng theo TS Trang, hoạt động điền dã góp phần khẳng định vai trò của nhà trường trong việc đào tạo đội ngũ thiết kế thời trang không chỉ giỏi chuyên môn, mà còn giàu ý thức văn hóa và trách nhiệm xã hội.
Việc được tận mắt chứng kiến, trực tiếp tham gia vào quy trình làm vải truyền thống giúp sinh viên nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, từ đó có thể ứng dụng vào các thiết kế cá nhân mang đậm bản sắc văn hóa.
TS Vũ Huyền Trang (thứ ba từ trái qua) cùng sinh viên chụp ảnh kỷ niệm với nghệ nhân Châu Mạ.
Vòng thổ cẩm với họa tiết bắt mắt.
Sinh viên còn được tự tay học cách dệt thổ cẩm bằng tay - một kỹ thuật thủ công tinh xảo đòi hỏi sự tỉ mỉ và kiên nhẫn, cũng như trải nghiệm làm vòng tay thủ công mang đậm dấu ấn bản địa.
Chuyến điền dã không chỉ là hành trình tìm hiểu văn hóa mà còn là chất liệu nuôi dưỡng đam mê sáng tạo của sinh viên ngành Thiết kế thời trang. Từ đó, sinh viên có thể tạo nên những bộ sưu tập mang đậm bản sắc dân tộc, kết nối truyền thống với thời đại mới.
Nghệ nhân Châu Mạ hướng dẫn sinh viên tìm hiểu chi tiết thổ cẩm dân tộc Châu Mạ. Ảnh: NVCC.
Từ ngày 16 đến 21/7, sinh viên ngành Thiết kế thời trang - Trường Đại học Nguyễn Tất Thành hoàn thành chuyến điền dã Dân tộc học tại xã Tà Lài, tỉnh Đồng Nai.
Chuyến đi là hoạt động thực hành học thuật quan trọng trong chương trình đào tạo, giúp sinh viên tiếp cận phương pháp điền dã thực địa, qua đó bổ sung kiến thức thực tiễn khi nghiên cứu về trang phục các dân tộc.
Đồng thời, sinh viên còn được trang bị hiểu biết về môi trường, địa lý, văn hóa và phong tục tập quán, những yếu tố tác động trực tiếp đến sự hình thành và phát triển trang phục của các cộng đồng dân tộc thiểu số, đặc biệt là dân tộc Châu Mạ và S’tiêng tại Tà Lài.
Điểm nhấn của chuyến đi là sự gắn kết giữa sinh viên và cộng đồng bản địa.
Các nghệ nhân dệt truyền thống của dân tộc Châu Mạ, S’tiêng không chỉ hướng dẫn kỹ thuật dệt thổ cẩm mà còn chia sẻ nhiều câu chuyện văn hóa, tập tục đời sống.
Những trải nghiệm này giúp sinh viên không chỉ hiểu về chất liệu và họa tiết, mà còn tiếp cận được chiều sâu văn hóa ẩn sau từng sản phẩm thủ công truyền thống.
"Em học được rất nhiều về kỹ thuật dệt truyền thống để làm bài thu hoạch cho môn học. Bên cạnh đó, em có thêm cơ hội để tìm hiểu về con người, cuộc sống của đồng bào mình. Điều này giúp em hiểu và có cái nhìn sâu sắc hơn về truyền thống đặc trưng của các dân tộc anh em", Nguyễn Diệu Thảo (sinh viên năm nhất, ngành Thiết kế thời trang) chia sẻ sau chuyến đi.
Sinh viên thử sức với kỹ thuật dệt truyền thống.
TS Vũ Huyền Trang (Trưởng ngành Thiết kế thời trang) nhận định, trong bối cảnh toàn cầu hóa, việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trở thành một nhiệm vụ cấp thiết.
"Thông qua hoạt động này, chúng tôi kỳ vọng các em sinh viên được tiếp thêm lửa vào tình yêu đối với nét duyên của dân tộc. Đồng thời, góp phần vào việc giới thiệu, lan tỏa văn hoá dệt vải đa dạng của các dân tộc anh em rộng khắp cộng đồng.
Các em sinh viên cũng chính là thế hệ trẻ, là những người sẽ gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoá, góp phần vào sự phát triển bền vững của quê hương, đất nước", TS Trang nói.
Cũng theo TS Trang, hoạt động điền dã góp phần khẳng định vai trò của nhà trường trong việc đào tạo đội ngũ thiết kế thời trang không chỉ giỏi chuyên môn, mà còn giàu ý thức văn hóa và trách nhiệm xã hội.
Việc được tận mắt chứng kiến, trực tiếp tham gia vào quy trình làm vải truyền thống giúp sinh viên nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, từ đó có thể ứng dụng vào các thiết kế cá nhân mang đậm bản sắc văn hóa.
TS Vũ Huyền Trang (thứ ba từ trái qua) cùng sinh viên chụp ảnh kỷ niệm với nghệ nhân Châu Mạ.
Vòng thổ cẩm với họa tiết bắt mắt.
Sinh viên còn được tự tay học cách dệt thổ cẩm bằng tay - một kỹ thuật thủ công tinh xảo đòi hỏi sự tỉ mỉ và kiên nhẫn, cũng như trải nghiệm làm vòng tay thủ công mang đậm dấu ấn bản địa.
Chuyến điền dã không chỉ là hành trình tìm hiểu văn hóa mà còn là chất liệu nuôi dưỡng đam mê sáng tạo của sinh viên ngành Thiết kế thời trang. Từ đó, sinh viên có thể tạo nên những bộ sưu tập mang đậm bản sắc dân tộc, kết nối truyền thống với thời đại mới.
Bắc Ninh quyết tâm trở thành "thủ phủ" giáo dục đại học
(CLO) Với tầm nhìn chiến lược về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, tỉnh Bắc Ninh đang tích cực thu hút các trường đại học uy tín đầu tư xây dựng cơ sở tại địa phương. Đây là động thái mạnh mẽ nhằm đưa Bắc Ninh trở thành một trung tâm giáo dục đại học hàng đầu khu vực, đồng thời tạo động lực thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển bền vững.
2025-07-23 03:39
Hành trình tìm lại sự sống kỳ diệu của bé 2 tuổi bị ngưng tim
GD&TĐ - Sau 2 tuần nằm cấp cứu và điều trị tại bệnh viện, bé M., bị ngưng tim đã có thể đi lại, ăn uống bình thường và không để lại di chứng thần kinh.
2025-07-23 03:38
Đại học Huế công bố điểm sàn tuyển sinh đại học năm 2025
GD&TĐ - Ngày 22/7, Hội đồng tuyển sinh Đại học Huế công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2025.
2025-07-23 03:38
Nhật Bản: Trẻ em thiếu dinh dưỡng vì lạm phát
GD&TĐ - Khảo sát mới đây của tổ chức phi lợi nhuận Good Neighbors Japan cho thấy, trẻ em Nhật Bản thiếu ăn trong kỳ nghỉ hè do giá thực phẩm và chi phí sinh hoạt tăng cao, gây nguy cơ suy dinh dưỡng.
2025-07-23 03:35
Vì sao điểm sàn xét tuyển giảm sâu?
GD&TĐ - Nhiều trường đại học, bao gồm trường công lập và tư thục, đã công bố ngưỡng điểm nhận hồ sơ xét tuyển (điểm sàn).
2025-07-23 03:34
Điều kiện để chuyển hạng chức danh sang giáo viên THCS hạng II mới?
GD&TĐ - Độc giả hỏi về điều kiện để chuyển hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS.
2025-07-23 03:33
Trường ĐH Mở Hà Nội quy đổi tương đương điểm trúng tuyển giữa các phương thức
GD&TĐ - Trường ĐH Mở Hà Nội thông báo bảng quy đổi tương đương giữa các phương thức xét tuyển đại học chính quy năm 2025.
2025-07-23 03:32
Đại học Bách Khoa TP Hồ Chí Minh giữ nguyên công thức xét tuyển, không quy đổi giữa các tổ hợp
(CLO) Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh) vừa khẳng định giữ nguyên công thức quy đổi điểm đã công bố trước đó trong phương án tuyển sinh năm 2025.
2025-07-23 03:32
Trường ĐH Mở Hà Nội quy đổi tương đương điểm trúng tuyển giữa các phương
GD&TĐ - Trường ĐH Mở Hà Nội thông báo bảng quy đổi tương đương giữa các phương thức xét tuyển đại học chính quy năm 2025.
2025-07-23 03:31
Học viện Hàng không Việt Nam sẽ mở cơ sở tại Bắc Ninh
GD&TĐ - Ngày 22/7, Học viện Hàng không Việt Nam (TPHCM) làm việc với UBND tỉnh Bắc Ninh, chính thức đề xuất xây dựng cơ sở đào tạo mới tại xã Đại Lai.