Học kỳ trong quân đội ở Thanh Hóa giúp học sinh trưởng thành từ những ngày đầu xa nhà
2025/07/09 11:07
GD&TĐ - 'Học kỳ trong Quân đội' đã mang lại những bài học đầu đời sâu sắc cho hàng trăm học sinh nhỏ tuổi. Đó là tính kỷ luật, tình đồng đội và yêu thương.
Mười ngày bước qua sợ hãi để lớn lên
Trung tâm Thanh thiếu nhi tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức Lễ bế giảng Chương trình “Học kỳ trong Quân đội” đợt 2 năm 2025, diễn ra trong không khí trang nghiêm và xúc động.
Ông Nguyễn Anh Tuấn – Giám đốc Trung tâm Thanh thiếu nhi tỉnh Thanh Hóa cho biết: Chương trình "Học kỳ trong Quân đội" năm 2025 thu hút gần 500 "chiến sĩ nhí" tham gia, chia thành 2 đợt, mỗi đợt 10 ngày. Đa số học viên đến từ Thanh Hóa và một số ở các tỉnh, thành khác như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Nghệ An, Hà Tĩnh...
“Điểm mới của chương trình năm nay là sự điều chỉnh về nội dung huấn luyện. Dựa trên mong muốn của phụ huynh về việc tăng cường kỹ năng sống và trải nghiệm thực tế cho con em. Theo đó, thời lượng dành cho các hoạt động rèn luyện kỹ năng sống như chăm sóc bản thân, sinh tồn, làm việc nhóm được tăng lên, trong khi giảm bớt một phần nội dung quân sự. Sự thay đổi này nhằm mang lại cho các em một khóa học hè đầy thiết thực, bổ ích và phù hợp”, ông Tuấn chia sẻ.
Các “chiến sĩ nhí” được tham gia học huấn luyện trong quân đội. Ảnh: Hữu Hảo.
Sau khóa học, các “chiến sĩ nhí” không còn là những học sinh rụt rè, bỡ ngỡ. Dáng đứng ngay ngắn, ánh mắt sáng ngời và tác phong dứt khoát cho thấy sự trưởng thành rõ rệt.
Tại môi trường huấn luyện nghiêm túc của Trung đoàn 266, các em đã có một cuộc sống hoàn toàn khác biệt so với thường ngày. Cùng nhau bước vào một môi trường mới, có tính kỷ luật cao, quy củ và xa rời những tiện nghi thường nhật như tivi, điện thoại...
Từ 5h30’ sáng, các “chiến sĩ nhí” bắt đầu một ngày với tiếng kẻng báo thức. Các em được rèn luyện từ những việc nhỏ như gấp chăn vuông vức, sắp xếp nội vụ gọn gàng, tham gia huấn luyện thể lực, kỹ năng quân sự, đến ăn cơm đúng giờ, đúng quy định, sinh hoạt tập thể và các nội dung giáo dục kỹ năng sống, tự lo các công việc cá nhân... Những điều ấy tưởng chừng như đơn giản, nhưng lại là bài học đầu tiên về tính kỷ luật và trách nhiệm đối với bản thân.
Chia sẻ tại buổi lễ, em Nguyễn Hoàng Trang (10 tuổi, phường Hàm Rồng - Thanh Hóa) nói: “Hai ngày đầu, con rất nhớ nhà, sợ hãi và đêm không ngủ được. Nhưng nhờ sự động viên của các anh tiểu đội trưởng, các chị phụ trách và bạn bè, con đã quen dần. Con biết tự giặt quần áo, tắm gội, và con hiểu rằng, lao động tuy vất vả nhưng đã giúp con nhận ra tình yêu thương của bố mẹ dành cho con. Con sẽ không bao giờ quên những ngày này”.
Lời tâm sự mộc mạc ấy đã phần nào thể hiện hiệu quả của chương trình đối với việc rèn luyện tính tự lập, trách nhiệm và tinh thần đoàn kết trong mỗi “chiến sĩ nhí”. Đó là những giá trị giáo dục quan trọng mà gia đình và nhà trường đều mong muốn xây dựng.
Khơi dậy bản lĩnh và lòng biết ơn
Khóa học tuy chưa dài, nhưng chương trình đã lồng ghép các chuyên đề kỹ năng sống thiết thực, như phòng cháy chữa cháy, phòng chống đuối nước, sơ cấp cứu, kỹ năng giao tiếp và sinh hoạt nhóm. Trong đó, hoạt động “Viết thư gửi gia đình” được xem là dấu ấn cảm xúc đặc biệt, khi các em có cơ hội bày tỏ lòng biết ơn và tình cảm với cha mẹ - điều mà trong cuộc sống thường ngày nhiều em chưa từng làm.
Mẹ con ôm nhau sau 10 ngày xa cách. Ảnh: Hữu Hảo
Ở lễ bế giảng, các em đã tự tin biểu diễn võ thuật, dân vũ và các tiết mục văn nghệ do chính mình luyện tập. Không đơn thuần là phần tổng kết, đó còn là minh chứng sống động cho sự trưởng thành, tinh thần trách nhiệm, khả năng hòa nhập, phối hợp tập thể... Đó là những kỹ năng quan trọng đối với thế hệ học sinh trong xã hội hiện đại.
Khoảnh khắc được chờ đợi nhất là khi các em trở về trong vòng tay gia đình. Những cái ôm siết chặt, những giọt nước mắt hạnh phúc của phụ huynh và con trẻ là minh chứng cho một hành trình thành công.
Anh Trần Việt Anh, bố của em Trần Minh An, chia sẻ: “Nhìn con chững chạc, chủ động chào hỏi trong bộ quân phục, tôi thật sự xúc động. Trong 10 ngày ngắn ngủi, cháu đã thay đổi nhiều đến mức khiến cả gia đình bất ngờ. Đây là chương trình thực sự đáng quý, không chỉ giúp các cháu rèn luyện mà còn gắn kết gia đình với con cái hơn”.
Đồng cảm với niềm vui ấy, chị Hoàng Thị Huệ, là phụ huynh “chiến sĩ nhí” Nguyễn Hoàng Trang (10 tuổi) nói: “Gia đình chỉ mong con học được tính tự lập, nhưng sau chương trình, cháu trở nên lễ phép, biết quan tâm và chủ động hơn trong mọi việc. Tôi tin đây sẽ là mùa hè đáng nhớ nhất của con gái mình”.
Ông Lê Văn Châu - Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh - Bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa, cho biết: “Học kỳ trong Quân đội” không chỉ là một chương trình dành cho mùa hè mà còn là một mô hình giáo dục toàn diện, giúp học sinh rèn luyện thể lực, kỹ năng và nhân cách sống.
Theo ông Châu, chương trình đã mang đến trải nghiệm toàn diện, giúp các em rèn luyện kỷ luật, tác phong như một người lính thông qua các bài huấn luyện quân sự cơ bản và tìm hiểu truyền thống. Bên cạnh đó, các em còn được trang bị kỹ năng sống thiết yếu về làm việc nhóm, sinh tồn, quản lý cảm xúc, và tiếp cận các chuyên đề hiện đại về an toàn mạng hay lòng biết ơn.
Hàng trăm học sinh chụp ảnh lưu niệm khi kết thúc khóa học. Ảnh: Hữu Hảo
Các hoạt động tập thể sôi nổi như team building, văn nghệ, trò chơi… không chỉ giúp gắn kết tình bạn mà còn khơi dậy sự sáng tạo, bồi đắp lòng tự tin và bản lĩnh để các em vững vàng vượt qua thử thách.
Khóa học cũng đã giúp các em học cách tuân theo kỷ luật, biết sẻ chia, trưởng thành và trân trọng những giá trị giản đơn. Tỉnh đoàn Thanh Hóa cam kết tiếp tục tổ chức thường xuyên hơn, để ngày càng nhiều bạn trẻ được trải nghiệm, tôi luyện trong môi trường chân thật, kỷ luật và đầy nhân văn này.
“Chương trình “Học kỳ trong Quân đội” có thể chưa dài, nhưng đủ để gieo mầm những giá trị cốt lõi trong quá trình giáo dục về tính kỷ luật, trách nhiệm, tình yêu thương và sự trưởng thành. Đó là hành trang vô giá mà các em sẽ mang theo trong suốt cuộc đời học tập và phát triển”, ông Lê Văn Châu - Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh - Bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa.
Hàng trăm “chiến sĩ nhí” ở thao trường của Trung đoàn 266 tại Thanh Hóa. Ảnh: Hữu Hảo
Mười ngày bước qua sợ hãi để lớn lên
Trung tâm Thanh thiếu nhi tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức Lễ bế giảng Chương trình “Học kỳ trong Quân đội” đợt 2 năm 2025, diễn ra trong không khí trang nghiêm và xúc động.
Ông Nguyễn Anh Tuấn – Giám đốc Trung tâm Thanh thiếu nhi tỉnh Thanh Hóa cho biết: Chương trình "Học kỳ trong Quân đội" năm 2025 thu hút gần 500 "chiến sĩ nhí" tham gia, chia thành 2 đợt, mỗi đợt 10 ngày. Đa số học viên đến từ Thanh Hóa và một số ở các tỉnh, thành khác như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Nghệ An, Hà Tĩnh...
“Điểm mới của chương trình năm nay là sự điều chỉnh về nội dung huấn luyện. Dựa trên mong muốn của phụ huynh về việc tăng cường kỹ năng sống và trải nghiệm thực tế cho con em. Theo đó, thời lượng dành cho các hoạt động rèn luyện kỹ năng sống như chăm sóc bản thân, sinh tồn, làm việc nhóm được tăng lên, trong khi giảm bớt một phần nội dung quân sự. Sự thay đổi này nhằm mang lại cho các em một khóa học hè đầy thiết thực, bổ ích và phù hợp”, ông Tuấn chia sẻ.
Các “chiến sĩ nhí” được tham gia học huấn luyện trong quân đội. Ảnh: Hữu Hảo.
Sau khóa học, các “chiến sĩ nhí” không còn là những học sinh rụt rè, bỡ ngỡ. Dáng đứng ngay ngắn, ánh mắt sáng ngời và tác phong dứt khoát cho thấy sự trưởng thành rõ rệt.
Tại môi trường huấn luyện nghiêm túc của Trung đoàn 266, các em đã có một cuộc sống hoàn toàn khác biệt so với thường ngày. Cùng nhau bước vào một môi trường mới, có tính kỷ luật cao, quy củ và xa rời những tiện nghi thường nhật như tivi, điện thoại...
Từ 5h30’ sáng, các “chiến sĩ nhí” bắt đầu một ngày với tiếng kẻng báo thức. Các em được rèn luyện từ những việc nhỏ như gấp chăn vuông vức, sắp xếp nội vụ gọn gàng, tham gia huấn luyện thể lực, kỹ năng quân sự, đến ăn cơm đúng giờ, đúng quy định, sinh hoạt tập thể và các nội dung giáo dục kỹ năng sống, tự lo các công việc cá nhân... Những điều ấy tưởng chừng như đơn giản, nhưng lại là bài học đầu tiên về tính kỷ luật và trách nhiệm đối với bản thân.
Chia sẻ tại buổi lễ, em Nguyễn Hoàng Trang (10 tuổi, phường Hàm Rồng - Thanh Hóa) nói: “Hai ngày đầu, con rất nhớ nhà, sợ hãi và đêm không ngủ được. Nhưng nhờ sự động viên của các anh tiểu đội trưởng, các chị phụ trách và bạn bè, con đã quen dần. Con biết tự giặt quần áo, tắm gội, và con hiểu rằng, lao động tuy vất vả nhưng đã giúp con nhận ra tình yêu thương của bố mẹ dành cho con. Con sẽ không bao giờ quên những ngày này”.
Lời tâm sự mộc mạc ấy đã phần nào thể hiện hiệu quả của chương trình đối với việc rèn luyện tính tự lập, trách nhiệm và tinh thần đoàn kết trong mỗi “chiến sĩ nhí”. Đó là những giá trị giáo dục quan trọng mà gia đình và nhà trường đều mong muốn xây dựng.
Khơi dậy bản lĩnh và lòng biết ơn
Khóa học tuy chưa dài, nhưng chương trình đã lồng ghép các chuyên đề kỹ năng sống thiết thực, như phòng cháy chữa cháy, phòng chống đuối nước, sơ cấp cứu, kỹ năng giao tiếp và sinh hoạt nhóm. Trong đó, hoạt động “Viết thư gửi gia đình” được xem là dấu ấn cảm xúc đặc biệt, khi các em có cơ hội bày tỏ lòng biết ơn và tình cảm với cha mẹ - điều mà trong cuộc sống thường ngày nhiều em chưa từng làm.
Mẹ con ôm nhau sau 10 ngày xa cách. Ảnh: Hữu Hảo
Ở lễ bế giảng, các em đã tự tin biểu diễn võ thuật, dân vũ và các tiết mục văn nghệ do chính mình luyện tập. Không đơn thuần là phần tổng kết, đó còn là minh chứng sống động cho sự trưởng thành, tinh thần trách nhiệm, khả năng hòa nhập, phối hợp tập thể... Đó là những kỹ năng quan trọng đối với thế hệ học sinh trong xã hội hiện đại.
Khoảnh khắc được chờ đợi nhất là khi các em trở về trong vòng tay gia đình. Những cái ôm siết chặt, những giọt nước mắt hạnh phúc của phụ huynh và con trẻ là minh chứng cho một hành trình thành công.
Anh Trần Việt Anh, bố của em Trần Minh An, chia sẻ: “Nhìn con chững chạc, chủ động chào hỏi trong bộ quân phục, tôi thật sự xúc động. Trong 10 ngày ngắn ngủi, cháu đã thay đổi nhiều đến mức khiến cả gia đình bất ngờ. Đây là chương trình thực sự đáng quý, không chỉ giúp các cháu rèn luyện mà còn gắn kết gia đình với con cái hơn”.
Đồng cảm với niềm vui ấy, chị Hoàng Thị Huệ, là phụ huynh “chiến sĩ nhí” Nguyễn Hoàng Trang (10 tuổi) nói: “Gia đình chỉ mong con học được tính tự lập, nhưng sau chương trình, cháu trở nên lễ phép, biết quan tâm và chủ động hơn trong mọi việc. Tôi tin đây sẽ là mùa hè đáng nhớ nhất của con gái mình”.
Ông Lê Văn Châu - Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh - Bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa, cho biết: “Học kỳ trong Quân đội” không chỉ là một chương trình dành cho mùa hè mà còn là một mô hình giáo dục toàn diện, giúp học sinh rèn luyện thể lực, kỹ năng và nhân cách sống.
Theo ông Châu, chương trình đã mang đến trải nghiệm toàn diện, giúp các em rèn luyện kỷ luật, tác phong như một người lính thông qua các bài huấn luyện quân sự cơ bản và tìm hiểu truyền thống. Bên cạnh đó, các em còn được trang bị kỹ năng sống thiết yếu về làm việc nhóm, sinh tồn, quản lý cảm xúc, và tiếp cận các chuyên đề hiện đại về an toàn mạng hay lòng biết ơn.
Hàng trăm học sinh chụp ảnh lưu niệm khi kết thúc khóa học. Ảnh: Hữu Hảo
Các hoạt động tập thể sôi nổi như team building, văn nghệ, trò chơi… không chỉ giúp gắn kết tình bạn mà còn khơi dậy sự sáng tạo, bồi đắp lòng tự tin và bản lĩnh để các em vững vàng vượt qua thử thách.
Khóa học cũng đã giúp các em học cách tuân theo kỷ luật, biết sẻ chia, trưởng thành và trân trọng những giá trị giản đơn. Tỉnh đoàn Thanh Hóa cam kết tiếp tục tổ chức thường xuyên hơn, để ngày càng nhiều bạn trẻ được trải nghiệm, tôi luyện trong môi trường chân thật, kỷ luật và đầy nhân văn này.
“Chương trình “Học kỳ trong Quân đội” có thể chưa dài, nhưng đủ để gieo mầm những giá trị cốt lõi trong quá trình giáo dục về tính kỷ luật, trách nhiệm, tình yêu thương và sự trưởng thành. Đó là hành trang vô giá mà các em sẽ mang theo trong suốt cuộc đời học tập và phát triển”, ông Lê Văn Châu - Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh - Bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa.
Hà Nội tuyển bổ sung 1.132 học sinh vào lớp 10 trường công lập
GD&TĐ - Tổng số học sinh được tuyển vào các trường theo thông báo của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội là 1.132 học sinh.
2025-07-25 02:25
Tuyển sinh đầu cấp tại Đà Nẵng: Áp lực dồn về khu đô thị mới
GD&TĐ - “Điểm nóng” tuyển sinh đầu cấp của TP Đà Nẵng có sự dịch chuyển từ các trường ở trung tâm sang trường học ở khu đô thị mới.
2025-07-25 02:24
Niềm vui của thầy và trò trường vùng khó Đắk Lắk trước thềm năm học mới
GD&TĐ - Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc (xã Dray Bhăng, tỉnh Đắk Lắk) vừa được tài trợ sửa chữa, bổ sung thiết bị dạy học thiết yếu.
2025-07-25 02:24
Cẩm nang định hình bản sắc văn hóa Việt trong thời đại số
GD&TĐ - “Nhận diện văn hóa trong không gian số” là một trong những công trình đầu tiên tại Việt Nam tiếp cận chuyên sâu về văn hóa trong môi trường số.
2025-07-25 02:23
Kiểm soát lây nhiễm COVID-19 trong bệnh viện hiện nay như thế nào?
(CLO) Trước diễn biến dịch COVID-19 vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, Bộ Y tế vừa ban hành Hướng dẫn mới nhất về phòng và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 trong cơ sở khám, chữa bệnh.
2025-07-25 02:23
TPHCM: Đã có 10 ca sốt xuất huyết tử vong
GD&TĐ - Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM phát cảnh báo khi có 10 ca tử vong do sốt xuất huyết, tăng gần 160% so với cùng kỳ năm 2024.
2025-07-25 02:23
Sở Y tế TP HCM kiểm tra đột xuất phòng khám Khang Thịnh, phát hiện dấu hiệu 'vẽ bệnh moi tiền'
(CLO) Ngày 24/7, Sở Y Tế TP HCM cho biết vừa phối hợp kiểm tra đột xuất Phòng khám Đa khoa Khang Thịnh sau phản ánh từ người dân. Qua hồ sơ và dữ liệu nội bộ, lực lượng chức năng phát hiện nhiều dấu hiệu bất thường như lập hồ sơ mập mờ, thu phí không rõ ràng và lưu trữ hàng trăm ảnh bệnh lý không có danh tính.
2025-07-25 02:23
TPHCM ghi nhận ca đầu tiên mắc bệnh ho gà trong năm
GD&TĐ - Ngày 24/7, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM (HCDC), ca bệnh ho gà đầu tiên trong năm là trẻ nhỏ khoảng 1 tháng tuổi.
2025-07-25 02:21
4 ổ dịch sốt xuất huyết chưa được dập tại Hà Nội, nguy cơ bùng phát
(CLO) Tính đến ngày 23/7, Hà Nội ghi nhận 403 ca mắc sốt xuất huyết, giảm gần 69% so với cùng kỳ năm 2024. Tuy nhiên, thành phố vẫn còn 4 ổ dịch đang hoạt động tại Phú Xuyên, Xuân Phương, Hát Môn và Tây Hồ, mỗi nơi từ 5–7 bệnh nhân.
2025-07-24 09:18
Văn học trẻ ‘lên tiếng’ trong Cuộc thi truyện ngắn Báo Văn nghệ 2022–2024
(CLO) Cuộc thi truyện ngắn do Báo Văn nghệ tổ chức giai đoạn 2022 - 2024 đã chính thức khép lại bằng lễ trao giải vào sáng nay 24/7/2025 tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam (Hà Nội), đánh dấu một chặng đường dài và nhiều dấu ấn trong đời sống văn học Việt Nam đương đại.
Học kỳ trong quân đội ở Thanh Hóa giúp học sinh trưởng thành từ những ngày đầu xa nhà