GD&TĐ - Ẩn sâu trong những quyết định lựa chọn ngành học, nghề nghiệp tương lai là cuộc đấu tranh thầm lặng với những định kiến giới đã ăn sâu vào tiềm thức xã hội.
Câu chuyện “con trai phải học kỹ thuật, con gái nên theo sư phạm mầm non” trở thành “khuôn mẫu” vô hình, tạo ra rào cản và nỗi lo cho cả học sinh và phụ huynh, làm mất đi sự đa dạng cần thiết cho thị trường lao động.
"Chiếc hộp" định kiến
Mùa tuyển sinh đại học, cao đẳng đến, bên cạnh việc tìm hiểu về chương trình đào tạo, cơ hội việc làm, không ít học sinh và phụ huynh phải đối mặt với một câu hỏi mang nặng tính xã hội: “Ngành này có hợp với giới tính của con không?”. Nỗi lo này không phải vô căn cứ. Nó xuất phát từ quan niệm đã tồn tại qua nhiều thế hệ có những công việc được “mặc định” dành riêng cho nam giới và ngược lại.
Đối với nam sinh có nguyện vọng theo đuổi các ngành học được cho là “nữ tính” như giáo dục mầm non, công tác xã hội hay tâm lý học, rào cản đầu tiên và lớn nhất thường đến từ chính gia đình và bạn bè.
Chị Mai Lan, phụ huynh ngụ tỉnh Tây Ninh chia sẻ, con trai chị thích trẻ con, có năng khiếu văn nghệ, kể chuyện và tính cách kiên nhẫn nên mong muốn trở thành giáo viên mầm non. Tuy nhiên, khi họ hàng biết thì đều gạt đi và nói nghề này vất vả, lương thấp và không phù hợp với đàn ông. “Tôi luôn ủng hộ con nhưng tâm lý chung như bao phụ huynh khác, tôi sợ con mình bị dị nghị, khó xin việc”, chị Mai Lan tâm sự.
Ngược lại, các nữ sinh đam mê lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học không tránh khỏi những định kiến tương tự. Những ngành như cơ khí, điện tử, công nghệ thông tin, xây dựng từ lâu đã được xem là “thế giới của đàn ông”. Các bạn nữ yêu thích những lĩnh vực này thường phải nghe những lời can ngăn như: “Con gái học kỹ thuật vất vả lắm”, “nghề này khô khan, suốt ngày máy móc, không hợp với con gái” hay “làm sao cạnh tranh lại với các bạn nam”.
Áp lực này khiến nhiều nữ sinh tài năng, có tư duy logic tốt phải chùn bước, lựa chọn những ngành nghề được cho là “an toàn” và “nhẹ nhàng” hơn như khối ngành về kinh tế, ngôn ngữ hay quản trị.
Nỗi lo của học sinh và phụ huynh không chỉ dừng lại ở việc chọn sai ngành, mà còn là tương lai bấp bênh khi phải làm một công việc không có đam mê, dẫn đến hiệu suất thấp, dễ chán nản và không có cơ hội thăng tiến. Áp lực từ định kiến giới đang vô hình tạo ra một thế hệ lao động đi theo những lối mòn có sẵn, thay vì bứt phá và tạo ra những giá trị mới.
Theo các chuyên gia giáo dục nghề nghiệp, thực tế, sự mất cân bằng giới tính nghiêm trọng trong các ngành nghề không chỉ giới hạn cơ hội phát triển của cá nhân mà còn tạo ra những hệ lụy lâu dài cho xã hội. Nó làm lãng phí nguồn nhân lực chất lượng cao, khi những người có năng lực và đam mê không được làm công việc phù hợp chỉ vì giới tính của họ.
Sinh viên tại Phân hiệu Học viện Phụ nữ Việt Nam (TPHCM). Ảnh: Lâm Ngọc
Phá rào cản, mở rộng cơ hội
Trước thực trạng đáng báo động về định kiến giới trong định hướng nghề nghiệp, các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục, tâm lý và giới đã lên tiếng mạnh mẽ, khẳng định việc lựa chọn ngành nghề cần dựa trên năng lực, sở thích và đam mê của mỗi cá nhân, thay vì những khuôn mẫu giới tính lỗi thời.
Bà Nguyễn Thị Oanh - Phó Giám đốc Phân hiệu Học viện Phụ nữ Việt Nam, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xóa bỏ rào cản giới trong giáo dục. Việc học ngành gì hay làm nghề gì là sở thích và khả năng của mỗi người, hoàn toàn không phụ thuộc vào giới tính. Việc áp đặt khuôn mẫu chính là giới hạn quyền tự do của con người, kìm hãm sự sáng tạo và cống hiến của mỗi giới cho sự phát triển của cộng đồng.
Theo bà Oanh, định kiến này không chỉ gây hại cho cá nhân mà còn cho cả nền kinh tế. “Để khắc phục, tôi đề xuất cần có những biện pháp đồng bộ từ việc tuyên truyền luật pháp, chính sách về bình đẳng giới, rà soát và cải tiến sách giáo khoa theo hướng nhạy cảm giới, cho đến việc có những chính sách ưu tiên cụ thể để thu hút cả nam và nữ vào những ngành nghề vốn bị mất cân bằng giới”, bà Oanh cho hay.
Đồng quan điểm, bà Nguyễn Thị Kim Hoa - Quản lý Trường Mầm non Ngôi Sao Sáng (Linh Xuân, TPHCM) chia sẻ, thực tế có những tranh cãi trong xã hội khi trường đại học thưởng tiền cho nam sinh học ngành mầm non, cho thấy định kiến về giới còn rất lớn. Nhiều phụ huynh mang tâm lý e ngại, cho rằng thầy giáo không thể chăm sóc trẻ khéo léo, kiên nhẫn bằng cô giáo, đặc biệt với các bé gái.
Tuy nhiên, bà Hoa khẳng định đây là quan niệm sai lầm. Nam giới hoàn toàn có những thế mạnh riêng khi làm giáo viên mầm non. Các thầy giáo có thể mang đến cho trẻ, đặc biệt các bé trai, một hình mẫu để học hỏi. Sự năng động, mạnh mẽ của các thầy trong các hoạt động thể chất, các trò chơi sáng tạo sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện hơn.
“Việc thiếu vắng hình mẫu nam giới trong môi trường giáo dục đầu đời là thiệt thòi cho trẻ. Tôi ủng hộ mạnh mẽ việc các bạn nam vượt qua định kiến để theo đuổi đam mê, bởi cơ hội nghề nghiệp cho các thầy giáo mầm non là rất rộng mở và họ được các cơ sở giáo dục uy tín săn đón”, bà Hoa nhấn mạnh.
Về phía các ngành kỹ thuật, TS Phan Thanh Minh - Trưởng khoa Khai thác Hàng không, Học viện Hàng không Việt Nam cho rằng, quan niệm “phụ nữ không hợp với máy móc” là điều đã lỗi thời. Trong thời đại công nghiệp 4.0, kỹ thuật không còn là cuộc chơi của sức mạnh, mà trở thành sân khấu của tư duy logic, sự tỉ mỉ, sáng tạo - những điểm mạnh mà nữ sinh hoàn toàn có thể phát huy.
“Tại Học viện Hàng không Việt Nam, chúng tôi luôn khuyến khích nữ sinh theo học ngành kỹ thuật bằng môi trường học tập cởi mở, bởi sự đa dạng nhằm mang lại những góc nhìn khác biệt, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu. Điều quan trọng nhất, chính các bạn trẻ phải đủ dũng cảm bước ra khỏi định kiến. Chọn nghề không phải vì giới tính, mà vì đam mê, năng lực và lòng kiên trì”, TS Minh nhấn mạnh.
Theo Báo cáo quốc gia đầu tiên về đăng ký và thống kê hộ tịch giai đoạn 2021 - 2024, tỷ số giới tính khi sinh, vốn phản ánh sự cân bằng tự nhiên giữa trẻ trai và trẻ gái khi ra đời, theo chuẩn mực sinh học ở mức 104 - 106 bé trai/100 bé gái. Khi tỷ số này vượt quá 106, cho thấy có sự khác biệt với mức sinh học bình thường và phản ánh những can thiệp có chủ ý trên khía cạnh về giới. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến sự mất cân bằng tự nhiên, đe dọa sự ổn định dân số của quốc gia và toàn cầu.
Sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam (TPHCM). Ảnh: Lâm Ngọc
Câu chuyện “con trai phải học kỹ thuật, con gái nên theo sư phạm mầm non” trở thành “khuôn mẫu” vô hình, tạo ra rào cản và nỗi lo cho cả học sinh và phụ huynh, làm mất đi sự đa dạng cần thiết cho thị trường lao động.
"Chiếc hộp" định kiến
Mùa tuyển sinh đại học, cao đẳng đến, bên cạnh việc tìm hiểu về chương trình đào tạo, cơ hội việc làm, không ít học sinh và phụ huynh phải đối mặt với một câu hỏi mang nặng tính xã hội: “Ngành này có hợp với giới tính của con không?”. Nỗi lo này không phải vô căn cứ. Nó xuất phát từ quan niệm đã tồn tại qua nhiều thế hệ có những công việc được “mặc định” dành riêng cho nam giới và ngược lại.
Đối với nam sinh có nguyện vọng theo đuổi các ngành học được cho là “nữ tính” như giáo dục mầm non, công tác xã hội hay tâm lý học, rào cản đầu tiên và lớn nhất thường đến từ chính gia đình và bạn bè.
Chị Mai Lan, phụ huynh ngụ tỉnh Tây Ninh chia sẻ, con trai chị thích trẻ con, có năng khiếu văn nghệ, kể chuyện và tính cách kiên nhẫn nên mong muốn trở thành giáo viên mầm non. Tuy nhiên, khi họ hàng biết thì đều gạt đi và nói nghề này vất vả, lương thấp và không phù hợp với đàn ông. “Tôi luôn ủng hộ con nhưng tâm lý chung như bao phụ huynh khác, tôi sợ con mình bị dị nghị, khó xin việc”, chị Mai Lan tâm sự.
Ngược lại, các nữ sinh đam mê lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học không tránh khỏi những định kiến tương tự. Những ngành như cơ khí, điện tử, công nghệ thông tin, xây dựng từ lâu đã được xem là “thế giới của đàn ông”. Các bạn nữ yêu thích những lĩnh vực này thường phải nghe những lời can ngăn như: “Con gái học kỹ thuật vất vả lắm”, “nghề này khô khan, suốt ngày máy móc, không hợp với con gái” hay “làm sao cạnh tranh lại với các bạn nam”.
Áp lực này khiến nhiều nữ sinh tài năng, có tư duy logic tốt phải chùn bước, lựa chọn những ngành nghề được cho là “an toàn” và “nhẹ nhàng” hơn như khối ngành về kinh tế, ngôn ngữ hay quản trị.
Nỗi lo của học sinh và phụ huynh không chỉ dừng lại ở việc chọn sai ngành, mà còn là tương lai bấp bênh khi phải làm một công việc không có đam mê, dẫn đến hiệu suất thấp, dễ chán nản và không có cơ hội thăng tiến. Áp lực từ định kiến giới đang vô hình tạo ra một thế hệ lao động đi theo những lối mòn có sẵn, thay vì bứt phá và tạo ra những giá trị mới.
Theo các chuyên gia giáo dục nghề nghiệp, thực tế, sự mất cân bằng giới tính nghiêm trọng trong các ngành nghề không chỉ giới hạn cơ hội phát triển của cá nhân mà còn tạo ra những hệ lụy lâu dài cho xã hội. Nó làm lãng phí nguồn nhân lực chất lượng cao, khi những người có năng lực và đam mê không được làm công việc phù hợp chỉ vì giới tính của họ.
Sinh viên tại Phân hiệu Học viện Phụ nữ Việt Nam (TPHCM). Ảnh: Lâm Ngọc
Phá rào cản, mở rộng cơ hội
Trước thực trạng đáng báo động về định kiến giới trong định hướng nghề nghiệp, các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục, tâm lý và giới đã lên tiếng mạnh mẽ, khẳng định việc lựa chọn ngành nghề cần dựa trên năng lực, sở thích và đam mê của mỗi cá nhân, thay vì những khuôn mẫu giới tính lỗi thời.
Bà Nguyễn Thị Oanh - Phó Giám đốc Phân hiệu Học viện Phụ nữ Việt Nam, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xóa bỏ rào cản giới trong giáo dục. Việc học ngành gì hay làm nghề gì là sở thích và khả năng của mỗi người, hoàn toàn không phụ thuộc vào giới tính. Việc áp đặt khuôn mẫu chính là giới hạn quyền tự do của con người, kìm hãm sự sáng tạo và cống hiến của mỗi giới cho sự phát triển của cộng đồng.
Theo bà Oanh, định kiến này không chỉ gây hại cho cá nhân mà còn cho cả nền kinh tế. “Để khắc phục, tôi đề xuất cần có những biện pháp đồng bộ từ việc tuyên truyền luật pháp, chính sách về bình đẳng giới, rà soát và cải tiến sách giáo khoa theo hướng nhạy cảm giới, cho đến việc có những chính sách ưu tiên cụ thể để thu hút cả nam và nữ vào những ngành nghề vốn bị mất cân bằng giới”, bà Oanh cho hay.
Đồng quan điểm, bà Nguyễn Thị Kim Hoa - Quản lý Trường Mầm non Ngôi Sao Sáng (Linh Xuân, TPHCM) chia sẻ, thực tế có những tranh cãi trong xã hội khi trường đại học thưởng tiền cho nam sinh học ngành mầm non, cho thấy định kiến về giới còn rất lớn. Nhiều phụ huynh mang tâm lý e ngại, cho rằng thầy giáo không thể chăm sóc trẻ khéo léo, kiên nhẫn bằng cô giáo, đặc biệt với các bé gái.
Tuy nhiên, bà Hoa khẳng định đây là quan niệm sai lầm. Nam giới hoàn toàn có những thế mạnh riêng khi làm giáo viên mầm non. Các thầy giáo có thể mang đến cho trẻ, đặc biệt các bé trai, một hình mẫu để học hỏi. Sự năng động, mạnh mẽ của các thầy trong các hoạt động thể chất, các trò chơi sáng tạo sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện hơn.
“Việc thiếu vắng hình mẫu nam giới trong môi trường giáo dục đầu đời là thiệt thòi cho trẻ. Tôi ủng hộ mạnh mẽ việc các bạn nam vượt qua định kiến để theo đuổi đam mê, bởi cơ hội nghề nghiệp cho các thầy giáo mầm non là rất rộng mở và họ được các cơ sở giáo dục uy tín săn đón”, bà Hoa nhấn mạnh.
Về phía các ngành kỹ thuật, TS Phan Thanh Minh - Trưởng khoa Khai thác Hàng không, Học viện Hàng không Việt Nam cho rằng, quan niệm “phụ nữ không hợp với máy móc” là điều đã lỗi thời. Trong thời đại công nghiệp 4.0, kỹ thuật không còn là cuộc chơi của sức mạnh, mà trở thành sân khấu của tư duy logic, sự tỉ mỉ, sáng tạo - những điểm mạnh mà nữ sinh hoàn toàn có thể phát huy.
“Tại Học viện Hàng không Việt Nam, chúng tôi luôn khuyến khích nữ sinh theo học ngành kỹ thuật bằng môi trường học tập cởi mở, bởi sự đa dạng nhằm mang lại những góc nhìn khác biệt, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu. Điều quan trọng nhất, chính các bạn trẻ phải đủ dũng cảm bước ra khỏi định kiến. Chọn nghề không phải vì giới tính, mà vì đam mê, năng lực và lòng kiên trì”, TS Minh nhấn mạnh.
Theo Báo cáo quốc gia đầu tiên về đăng ký và thống kê hộ tịch giai đoạn 2021 - 2024, tỷ số giới tính khi sinh, vốn phản ánh sự cân bằng tự nhiên giữa trẻ trai và trẻ gái khi ra đời, theo chuẩn mực sinh học ở mức 104 - 106 bé trai/100 bé gái. Khi tỷ số này vượt quá 106, cho thấy có sự khác biệt với mức sinh học bình thường và phản ánh những can thiệp có chủ ý trên khía cạnh về giới. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến sự mất cân bằng tự nhiên, đe dọa sự ổn định dân số của quốc gia và toàn cầu.
Tuyển sinh Đại học năm 2025: Cân não chọn ngành học, đăng ký xét tuyển
GD&TĐ - Để tăng cơ hội trúng tuyển vào ngành học, trường đại học mong muốn, thí sinh cần hiểu rõ nguyên tắc đăng ký, điều chỉnh và bổ sung nguyện vọng, tránh những sai lầm.
42 minutes ago
Vở kịch 'Đối mặt' lay động người xem bằng những thông điệp nhân văn
(CLO) Vở kịch "Đối mặt" không phải là một bản anh hùng ca hào nhoáng, mà lay động người xem bằng những câu chuyện nhỏ nhưng giàu chất nhân văn.
42 minutes ago
Nữ sinh lớp 11 ở Hưng Yên bị đánh hội đồng, nhập viện trong hoảng loạn
(CLO) Một vụ bạo lực học đường nghiêm trọng xảy ra tại phường Phố Hiến, TP Hưng Yên khiến em Bùi Trà M. (học sinh lớp 11, sinh năm 2008) phải nhập viện trong tình trạng đa chấn thương và rối loạn tâm lý.
43 minutes ago
Quy định về liên kết giáo dục đối với trường công lập tại Hà Nội
GD&TĐ - Quy định chương trình giáo dục, việc cấp văn bằng, chứng chỉ thực hiện liên kết giáo dục, giảng dạy chương trình giáo dục tích hợp.
43 minutes ago
Niềm tin lớn về Luật Nhà giáo sẽ phát huy giá trị trong thực tiễn
GD&TĐ - Chiều 17/7, Bộ GD&ĐT tổ chức hội nghị tổng kết quá trình xây dựng, công bố và triển khai thi hành Luật Nhà giáo.
44 minutes ago
Điện Biên bứt phá với số điểm 10 tăng mạnh trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025
GD&TĐ - Dù điểm trung bình Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm nhẹ, Điện Biên vẫn ghi nhận 118 điểm 10, tăng gần gấp đôi so với kỳ thi năm 2024.
an hour ago
Sở GD&ĐT TP Cần Thơ kiện toàn công tác cán bộ các đơn vị trực thuộc
GD&TĐ - Chiều 17/7, Sở GD&ĐT TP Cần Thơ tổ chức Hội nghị triển khai công tác cán bộ các đơn vị trực thuộc Sở.
an hour ago
Bé trai TP HCM chào đời khoẻ mạnh bằng can thiệp bào thai
(CLO) Sau ca can thiệp bào thai thứ 8, một bé trai nặng 3250g, khóc thật to, chào đời khoẻ mạnh ở Bệnh viện Từ Dũ, TP HCM.
an hour ago
Điểm sàn của nhiều trường đại học ở TPHCM giảm mạnh
GD&TĐ - So với năm ngoái, điểm sàn xét tuyển nhiều trường đại học tại TPHCM giảm mạnh, có trường giảm đến 4 điểm.
an hour ago
Hơn 3.400 cán bộ trường học TPHCM được tập huấn đảm bảo an toàn thực phẩm
GD&TĐ - Ngày 17/7, Sở An toàn thực phẩm phối hợp với Sở GD&ĐT TPHCM triển khai 7 lớp tập huấn an toàn thực phẩm với 3.460 cán bộ trường học.