GD&TĐ - Khi trời vừa sập tối cũng là lúc những bước chân lại rộn ràng hướng về lớp học đặc biệt.
Không có tiếng trống trường, không có sân chơi, cũng chẳng có đồng phục học sinh, nhưng nơi đây – lớp học xóa mù chữ ở thôn Khuổi Ún, xã Nghiêm Loan, tỉnh Thái Nguyên đã và đang thắp lên ánh sáng tri thức cho đồng bào dân tộc Dao, giúp họ vững bước hơn trên hành trình thoát nghèo, xây dựng cuộc sống mới.
Hành trình đi tìm con chữ
Dưới ánh đèn trắng, lớp học rộn ràng tiếng cười nói, tiếng đọc bài ê a vang lên giữa núi rừng yên ắng. Không khí học tập sôi nổi, những gương mặt rạng rỡ ánh lên sự quyết tâm.
Trong căn phòng nhỏ ấy, 27 học viên – người già, người trẻ, tất cả đều có chung một ước mơ giản dị: biết đọc, biết viết, biết tính toán để không còn lạc hậu giữa thời đại mới.
Bà Phương Thị Lai (sinh năm 1956), người học viên lớn tuổi nhất lớp, vừa viết xong dòng chữ nguệch ngoạc trên bảng con vừa xúc động chia sẻ: “Ngày xưa, nhà đông con, là con gái lại phải ở nhà trông em, làm rẫy, chẳng được đi học. Giờ đây, được cầm bút, được biết chữ, tôi mừng rơi nước mắt”.
Trong ánh mắt người phụ nữ Dao đã ngoài gần 70 tuổi là sự hạnh phúc khó tả khi nay bà đã có thể viết được tên mình, tên của các thành viên trong gia đình – điều tưởng chừng rất đỗi bình thường, lại là cả một “kỳ tích” đối với bà.
Còn anh Đặng Văn Pham (sinh năm 1974), một trong ba nam học viên của lớp, bày tỏ sự xúc động khi nhắc lại quyết định đi học của mình. “Lúc đầu ngại lắm, vì lớp toàn phụ nữ. Nhưng được cán bộ thôn và gia đình động viên, tôi quyết tâm theo học. Bây giờ tôi biết cộng trừ, đi bán gà, bán lợn không còn sợ bị người ta lừa nữa” – anh cười hiền, ánh mắt ánh lên sự tự tin.
Học viên dù đã lớn tuổi nhưng rất nỗ lực để hoàn thành bài học.
Lớp học “đặc biệt” giữa muôn vàn gian khó
Đứng lớp là cô giáo Hoàng Mùi Muổng, người con của dân tộc Dao, hiện đang công tác tại Trường PTDT Bán trú Tiểu học Nghiên Loan II.
“Dạy học trò nhỏ đã khó, dạy người lớn tuổi còn khó hơn nhiều. Có người không biết cầm bút, có người phát âm sai do ảnh hưởng phương ngữ, nói ngọng, lẫn lộn các dấu... Nhưng mỗi ngày đến lớp, thấy sự cố gắng của các bác, các anh chị là em lại có thêm động lực” – cô chia sẻ.
Là người sinh ra và lớn lên ở vùng khó, cô Muổng rất hiểu những rào cản mà người dân nơi đây gặp phải khi không biết chữ: thiếu tự tin, ngại giao tiếp, khó tiếp cận các chính sách hỗ trợ.
Chính vì thế, cô không chỉ là người thầy mà còn như một người bạn, người thân luôn kiên nhẫn động viên, hướng dẫn từng li từng tí – từ cách cầm bút, phát âm đúng cho đến bài học gắn với thực tiễn cuộc sống như đọc biển báo, tính toán mua bán...
Đặc biệt, với học viên lớn tuổi, cô luôn dành sự quan tâm nhiều hơn. Cô bảo: “Khen ngợi kịp thời, tạo không khí vui vẻ trong lớp học là cách tốt nhất để họ vượt qua mặc cảm, hứng thú học tập hơn mỗi ngày”.
Lớp học xóa mù chữ thôn Khuổi Ún với đa số học viên tham gia là người dân tộc Dao, làm nông nghiệp, điều kiện kinh tế còn nhiều thiếu thốn. Dù vậy, tinh thần học tập luôn được giữ vững, đều đặn từ thứ Hai đến thứ Sáu hằng tuần.
Tuy nhiên, lớp học cũng đối mặt không ít khó khăn. Trước đây, lớp được tổ chức tại hội trường thôn địa điểm gần, thuận tiện đi lại. Nhưng do ảnh hưởng của bão số 3, hội trường bị đất đá vùi lấp, gây nguy hiểm cho cả giáo viên lẫn học viên.
Sau đó, lớp phải mượn tạm một phòng học ở trường tiểu học – cách xa gần 2km. Việc đi lại ban đêm trở nên vất vả, nhất là với người già, đường núi lại hiểm trở, không có đèn chiếu sáng.
“Có bác đi bộ hơn 30 phút mới tới lớp, hôm nào trời mưa là đường trơn trượt, vẫn cố đi học. Nhìn những hình ảnh ấy, tôi càng trân quý hơn hành trình đi tìm ánh sáng con chữ của bà con” – cô Muổng nghẹn ngào chia sẻ.
Không chỉ là nơi dạy chữ, lớp học xóa mù tại Khuổi Ún còn là nơi khơi dậy khát vọng vươn lên trong cộng đồng người dân tộc thiểu số. Từ việc biết đọc, biết viết, biết tính toán, học viên có thêm cơ hội tiếp cận thông tin, chính sách, chủ động trong cuộc sống và sản xuất.
Nhiều người còn mạnh dạn tham gia vào các hoạt động cộng đồng, học nghề, buôn bán nhỏ, từng bước cải thiện kinh tế gia đình.
Lớp học nhỏ nơi rẻo cao này chính là minh chứng rõ ràng cho thành công của chủ trương xóa mù chữ, phổ cập giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Ánh sáng tri thức đang dần thắp lên ở những nơi tưởng như xa xôi nhất, nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự tận tâm của giáo viên và sự đồng lòng từ chính người dân.
Từ lớp học giản dị giữa đại ngàn Khuổi Ún, một hành trình học tập tuy muộn màng nhưng đầy cảm hứng đang được viết tiếp từng ngày. Nơi đó, những con chữ không chỉ đơn thuần là tri thức, mà còn là ánh sáng, là niềm tin, là con đường đưa đồng bào dân tộc đến gần hơn với cuộc sống no đủ, ấm no và văn minh.
Lớp học đặc biệt giữa đại ngàn Khuổi Ún, xã Nghiêm Loan, tỉnh Thái Nguyên.
Không có tiếng trống trường, không có sân chơi, cũng chẳng có đồng phục học sinh, nhưng nơi đây – lớp học xóa mù chữ ở thôn Khuổi Ún, xã Nghiêm Loan, tỉnh Thái Nguyên đã và đang thắp lên ánh sáng tri thức cho đồng bào dân tộc Dao, giúp họ vững bước hơn trên hành trình thoát nghèo, xây dựng cuộc sống mới.
Hành trình đi tìm con chữ
Dưới ánh đèn trắng, lớp học rộn ràng tiếng cười nói, tiếng đọc bài ê a vang lên giữa núi rừng yên ắng. Không khí học tập sôi nổi, những gương mặt rạng rỡ ánh lên sự quyết tâm.
Trong căn phòng nhỏ ấy, 27 học viên – người già, người trẻ, tất cả đều có chung một ước mơ giản dị: biết đọc, biết viết, biết tính toán để không còn lạc hậu giữa thời đại mới.
Bà Phương Thị Lai (sinh năm 1956), người học viên lớn tuổi nhất lớp, vừa viết xong dòng chữ nguệch ngoạc trên bảng con vừa xúc động chia sẻ: “Ngày xưa, nhà đông con, là con gái lại phải ở nhà trông em, làm rẫy, chẳng được đi học. Giờ đây, được cầm bút, được biết chữ, tôi mừng rơi nước mắt”.
Trong ánh mắt người phụ nữ Dao đã ngoài gần 70 tuổi là sự hạnh phúc khó tả khi nay bà đã có thể viết được tên mình, tên của các thành viên trong gia đình – điều tưởng chừng rất đỗi bình thường, lại là cả một “kỳ tích” đối với bà.
Còn anh Đặng Văn Pham (sinh năm 1974), một trong ba nam học viên của lớp, bày tỏ sự xúc động khi nhắc lại quyết định đi học của mình. “Lúc đầu ngại lắm, vì lớp toàn phụ nữ. Nhưng được cán bộ thôn và gia đình động viên, tôi quyết tâm theo học. Bây giờ tôi biết cộng trừ, đi bán gà, bán lợn không còn sợ bị người ta lừa nữa” – anh cười hiền, ánh mắt ánh lên sự tự tin.
Học viên dù đã lớn tuổi nhưng rất nỗ lực để hoàn thành bài học.
Lớp học “đặc biệt” giữa muôn vàn gian khó
Đứng lớp là cô giáo Hoàng Mùi Muổng, người con của dân tộc Dao, hiện đang công tác tại Trường PTDT Bán trú Tiểu học Nghiên Loan II.
“Dạy học trò nhỏ đã khó, dạy người lớn tuổi còn khó hơn nhiều. Có người không biết cầm bút, có người phát âm sai do ảnh hưởng phương ngữ, nói ngọng, lẫn lộn các dấu... Nhưng mỗi ngày đến lớp, thấy sự cố gắng của các bác, các anh chị là em lại có thêm động lực” – cô chia sẻ.
Là người sinh ra và lớn lên ở vùng khó, cô Muổng rất hiểu những rào cản mà người dân nơi đây gặp phải khi không biết chữ: thiếu tự tin, ngại giao tiếp, khó tiếp cận các chính sách hỗ trợ.
Chính vì thế, cô không chỉ là người thầy mà còn như một người bạn, người thân luôn kiên nhẫn động viên, hướng dẫn từng li từng tí – từ cách cầm bút, phát âm đúng cho đến bài học gắn với thực tiễn cuộc sống như đọc biển báo, tính toán mua bán...
Đặc biệt, với học viên lớn tuổi, cô luôn dành sự quan tâm nhiều hơn. Cô bảo: “Khen ngợi kịp thời, tạo không khí vui vẻ trong lớp học là cách tốt nhất để họ vượt qua mặc cảm, hứng thú học tập hơn mỗi ngày”.
Lớp học xóa mù chữ thôn Khuổi Ún với đa số học viên tham gia là người dân tộc Dao, làm nông nghiệp, điều kiện kinh tế còn nhiều thiếu thốn. Dù vậy, tinh thần học tập luôn được giữ vững, đều đặn từ thứ Hai đến thứ Sáu hằng tuần.
Tuy nhiên, lớp học cũng đối mặt không ít khó khăn. Trước đây, lớp được tổ chức tại hội trường thôn địa điểm gần, thuận tiện đi lại. Nhưng do ảnh hưởng của bão số 3, hội trường bị đất đá vùi lấp, gây nguy hiểm cho cả giáo viên lẫn học viên.
Sau đó, lớp phải mượn tạm một phòng học ở trường tiểu học – cách xa gần 2km. Việc đi lại ban đêm trở nên vất vả, nhất là với người già, đường núi lại hiểm trở, không có đèn chiếu sáng.
“Có bác đi bộ hơn 30 phút mới tới lớp, hôm nào trời mưa là đường trơn trượt, vẫn cố đi học. Nhìn những hình ảnh ấy, tôi càng trân quý hơn hành trình đi tìm ánh sáng con chữ của bà con” – cô Muổng nghẹn ngào chia sẻ.
Không chỉ là nơi dạy chữ, lớp học xóa mù tại Khuổi Ún còn là nơi khơi dậy khát vọng vươn lên trong cộng đồng người dân tộc thiểu số. Từ việc biết đọc, biết viết, biết tính toán, học viên có thêm cơ hội tiếp cận thông tin, chính sách, chủ động trong cuộc sống và sản xuất.
Nhiều người còn mạnh dạn tham gia vào các hoạt động cộng đồng, học nghề, buôn bán nhỏ, từng bước cải thiện kinh tế gia đình.
Lớp học nhỏ nơi rẻo cao này chính là minh chứng rõ ràng cho thành công của chủ trương xóa mù chữ, phổ cập giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Ánh sáng tri thức đang dần thắp lên ở những nơi tưởng như xa xôi nhất, nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự tận tâm của giáo viên và sự đồng lòng từ chính người dân.
Từ lớp học giản dị giữa đại ngàn Khuổi Ún, một hành trình học tập tuy muộn màng nhưng đầy cảm hứng đang được viết tiếp từng ngày. Nơi đó, những con chữ không chỉ đơn thuần là tri thức, mà còn là ánh sáng, là niềm tin, là con đường đưa đồng bào dân tộc đến gần hơn với cuộc sống no đủ, ấm no và văn minh.
Không học thêm tràn lan, nam sinh chuyên Anh là thủ khoa kép toàn quốc
(CLO) Nguyễn Việt Hưng, chàng trai đến từ lớp 12 chuyên Anh, Trường THPT Chuyên Chu Văn An (Hà Nội), đã xuất sắc ghi tên mình vào lịch sử mùa thi năm nay khi trở thành thủ khoa kép toàn quốc với thành tích đáng nể: 29,75 điểm khối A01 và 29 điểm khối D01.
11 hours ago
Hà Tĩnh đạt tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT 99,83%
GD&TĐ - Hà Tĩnh đạt tỷ lệ đỗ tốt nghiệp 99,83%, xếp thứ 3 cả nước về điểm thi. 37 trường có tỷ lệ đỗ 100%, 341 bài thi đạt điểm 10.
11 hours ago
Phim 'Mưa đỏ' hé lộ thước phim đầy xúc động về Thành cổ Quảng Trị 1972
(CLO) Phim truyện điện ảnh “Mưa đỏ” vừa chính thức ra mắt teaser trailer và teaser poster đầu tiên, hé lộ những thước phim xúc động về cuộc chiến 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972.
11 hours ago
Ánh sáng con chữ nơi rẻo cao
GD&TĐ - Khi trời vừa sập tối cũng là lúc những bước chân lại rộn ràng hướng về lớp học đặc biệt.
11 hours ago
Chiến thuật đăng ký xét tuyển khi không cần lựa chọn phương thức
GD&TĐ - Năm 2025, thí sinh không cần cân nhắc để lựa chọn phương thức xét tuyển sinh phù hợp mà có thể tham gia đăng ký cùng lúc nhiều phương thức.
11 hours ago
ĐH Cần Thơ có quyết định quan trọng cho sinh viên tại khu vực Sóc Trăng (cũ)
GD&TĐ - Cơ hội học đại học chính quy tại Sóc Trăng (cũ) với chương trình, bằng cấp như tại Cần Thơ, tuyển sinh đến ngày 28/7/2025.
11 hours ago
Giáo dục Cao Bằng thích ứng đổi mới, vun đắp ước mơ vùng cao
GD&TĐ - Báo GD&TĐ phỏng vấn bà Nguyễn Ngọc Thư, Giám đốc Sở GD&ĐT Cao Bằng về định hướng phát triển giáo dục khi vận hành chính quyền 2 cấp.
11 hours ago
Điều kiện cần và đủ để Luật Nhà giáo sớm đi vào cuộc sống
GD&TĐ - Luật Nhà giáo được Quốc hội thông qua là điều kiện cần. Điều kiện đủ là phải xây dựng các nghị định, thông tư hướng dẫn để Luật sớm đi vào cuộc sống.
11 hours ago
Gìn giữ giá trị văn hóa địa phương trong vận hành mô hình chính quyền 2 cấp
(NB&CL) Văn hoá địa phương vốn bám rễ sâu trong cộng đồng làng xã là một lợi thế rất lớn khi vận hành mô hình chính quyền 2 cấp. Một vấn đề đặt ra với chính quyền địa phương hai cấp là làm thế nào để gìn giữ, bảo vệ, phát huy các giá trị văn hoá địa phương khi đơn vị hành chính thay đổi. Câu chuyện giao quyền cho cấp xã, đào tạo cán bộ chuyên trách về vấn đề này… là yêu cầu cấp thiết.
17 hours ago
Hà Nội là điểm đến được tìm kiếm nhiều nhất trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh
(CLO) Bên cạnh những sự kiện hoành tráng, dịp nghỉ lễ Quốc khánh là cơ hội tuyệt vời để khám phá vẻ đẹp vượt thời gian của Thủ đô.