Bạn trẻ Hà thành biến rác thành tài nguyên tái sinh
Invalid date
TTTĐ - Trạm cứu hộ môi trường Tagom không chỉ tiếp nhận rác tái chế mà còn là nơi bất cứ ai có thể thực hành phân loại rác mỗi ngày. Từ trạm cứu hộ đặc biệt này hàng trăm tấn rác thải đã được thu gom, tái chế đem lại nguồn lợi phục vụ cuộc sống con người.
Thay đổi thói quen
Ba năm nay, căn nhà nhỏ nằm trong một khu tập thể ở quận Thanh Xuân (Hà Nội) đã trở thành điểm đến quen thuộc của nhiều bạn trẻ và người dân trên địa bàn thành phố. Khi đến đây trên tay mỗi người là những chiếc túi, thùng giấy đựng các loại rác có thể tái chế như: Chai nhựa, giấy bìa, ni lông... Hầu hết trong số đó đã được phân loại rõ ràng và để vào những túi riêng.
Chị Nguyễn Thu Hằng (Cầu giấy, Hà Nội) cho biết: “Hằng ngày, mình thu gom rác phân loại ngay tại nhà. Những loại khó phân hủy như vỏ hộp sữa, chai lọ nhựa sẽ được vệ sinh sạch, phơi khô rồi để riêng. Cuối tuần, mình mang đến Tagom để phân loại và xử lý”.
Theo chị Hằng, chị và gia đình đã hình thành thói quen này được hơn một năm từ khi biết đến Tagom. Tại đây, chị được các tình nguyện viên của Tagom hướng dẫn tận tình tỉ mỉ về việc phân loại rác thải. “Ngoài tình nguyện viên, Tagom cũng có bảng hướng dẫn chi tiết và hình ảnh minh họa, giúp mọi người biết phân chia rác đúng cách. Vì thế, mình và các thành viên trong gia đình dễ dàng học được cách phân loại rác”, chị Hằng chia sẻ.
Không chỉ có chị Hằng, nhiều người dân khác cũng đã thay đổi thói quen sau khi biết đến dự án này. Chị Hoàng Thu Huyền (quận Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ: “Trước đây, tôi chỉ gom rác cho các cô đồng nát. Khi biết đến Tagom, tôi mới hiểu rác còn là tài nguyên có thể tái chế và tạo thành những sản phẩm hữu ích”.
Người dân mang rác thải đến trạm cứu hộ Tagom để phân loại và xử lý
Toàn bộ rác sau khi phân loại và thu gom được sẽ được các thành viên của Tagom vận chuyển đến các đơn vị tái chế như: Chai lọ nhựa sẽ đến nhà máy sản xuất nhựa; quần áo cũ sẽ được phân loại chuyển sang nơi sản xuất thời trang tuần hoàn, số không sử dụng được tiêu hủy tạo ra loại phụ gia làm xi măng… Với cách làm này rác thải được sử lý triệt để vừa góp phần bảo vệ môi trường, vừa tạo thành tài nguyên tái chế phục vụ cuộc sống con người.
Tagom ra đời vào năm 2022, từ sự trăn trở của Nguyễn Thùy Linh, cựu sinh viên ngành Môi trường. Linh đã có gần 10 năm lăn lộn với các dự án vì môi trường. Tuy nhiên cô gái trẻ nhận thấy rằng, tại Hà Nội đã có nhiều câu lạc bộ, tổ chức môi trường hoạt động nhưng tần suất vẫn còn ít. Hơn nữa, rác thải thu gom về không được xử lý triệt để.
Từ dự án Tagom nhiều người dân hình thành thói quen phân loại rác thải tại nguồn
Linh ấp ủ cho ra đời dự án với hy vọng sẽ góp phần hỗ trợ giải quyết “bài toán còn bỏ ngỏ” trong công tác thu gom và phân loại rác tại nguồn cho người dân.
Giải bài toán bảo vệ môi trường
“Mình nghĩ hiện nhiều tổ chức môi trường đã làm tốt ở mảng truyền thông và tổ chức sự kiện với các chương trình “đổi rác lấy quà” nhưng vẫn còn thiếu hệ thống hướng dẫn phân loại rác rõ ràng cho người dân. Ngoài ra, hoạt động thu gom rác không thường xuyên khiến nhiều người phải chờ đến đúng dịp mới có thể mang rác đến điểm thu gom. Chúng mình nhận thấy nhu cầu và mong muốn từ phía cộng đồng vẫn chưa được đáp ứng đầy đủ, vì vậy Tagom ra đời”, Linh chia sẻ.
Ý tưởng của Linh nhận được sự ủng hộ của một người bạn là Vũ Đức Chung. Họ trở thành người đồng sáng lập Tagom. Theo Chung cái tên “Tagom” bắt nguồn từ ý tưởng kết hợp hai từ “tái chế” và “thu gom”, đồng thời cũng là những hoạt động mà dự án tập trung theo đuổi.
Sau một thời gian hoạt động, tên gọi này còn được nhiều thành viên và người dân hiểu theo nghĩa khác là “Chúng ta cùng gom”, như một lời kêu gọi cộng đồng chung tay thu gom và phân loại rác thải đúng cách để bảo vệ môi trường.
Các loại rác sau khi thu gom sẽ được phân loại để tái chế
Hiện nay, rác thải rắn (bao bì, chai lọ, đồ dùng sinh hoạt, lỏng: nước thải sinh hoạt, công nghiệp và khí, khí thải từ xe cộ, nhà máy…), loại rác phổ biến trong đời sống hằng ngày, nếu không được phân loại từ đầu sẽ làm giảm khả năng tái chế, gây áp lực lên các bãi chôn lấp vốn đang quá tải. Cuối cùng, nó dẫn đến ô nhiễm đất, nguồn nước ngầm.
Nhận thức rõ điều đó, dự án Tagom đã triển khai mô hình thu gom và phân loại rác sinh hoạt tại nguồn. “Hàng ngày, chúng mình tiếp nhận rác do người dân mang tới trạm, phân loại, đóng gói tại chỗ rồi chuyển về kho tập kết trước khi đưa đến nhà máy tái chế. Tagom đặc biệt chú trọng việc hướng dẫn người dân chủ động và tự giác phân loại rác tại nguồn, tập trung vào nhóm rác thải khó phân hủy để giảm thiểu tác động của chúng tới môi trường”, Chung cho biết.
Dựa trên đặc điểm, tính chất và mức độ gây hại của từng loại, rác tại Tagom sẽ được chia vào gần 20 đầu rác: Giấy, bìa; vỏ hộp đồ uống giấy; kim loại; nhựa dễ tái chế; nhựa khó tái chế; nylon cứng; nylon mềm; pin; rác điện tử; thủy tinh. Từng loại rác được xử lý riêng biệt trước khi chuyển đi. Tagom luôn theo sát toàn bộ quy trình nhằm bảo đảm rác được xử lý đúng chuẩn, đúng nơi và có cơ hội được “tái sinh” thành những sản phẩm hữu ích.
Các thành viên Tagom mong muốn tạo ra giải pháp bền vững góp phần bảo vệ môi trường
Không dừng lại ở các loại rác phổ biến như giấy, nhựa hay kim loại, Tagom còn tiếp nhận cả những loại rác khó tái chế như xốp, bao bì bánh kẹo, túi nylon hay các nhóm rác khó xử lý như pin, rác điện tử… Trong đó, rác điện tử vốn là nhóm rác chứa các thành phần độc hại như chì, thủy ngân, bromua… nếu không được xử lý đúng cách sẽ ảnh hưởng rất xấu đến môi trường. Đối với nhóm rác này, Tagom có quy trình xử lý riêng để bảo đảm xử lý an toàn, giảm thiểu tối đa nguy cơ gây hại cho môi trường.
Hành trình 3 năm không dài nhưng nhóm đã phải vượt qua rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, nhờ kiên trì theo đuổi mục tiêu phân loại rác tại nguồn, Tagom ngày càng mở rộng quy mô. Hiện Tagom đã mở rộng mô hình với các "trạm cứu hộ môi trường" đặt tại nhiều quận, huyện ở Hà Nội như: Gia Lâm, Long Biên, Nam Từ Liêm, Thanh Xuân và Hoàng Mai. Thời gian tới, nhóm sẽ tiếp tục mở rộng các trạm cứu hộ môi trường ở các quận, huyện khác; đồng thời phối hợp với các đơn vị thu mua ve chai để phân loại và xử lý rác đúng cách.
Thay đổi thói quen
Ba năm nay, căn nhà nhỏ nằm trong một khu tập thể ở quận Thanh Xuân (Hà Nội) đã trở thành điểm đến quen thuộc của nhiều bạn trẻ và người dân trên địa bàn thành phố. Khi đến đây trên tay mỗi người là những chiếc túi, thùng giấy đựng các loại rác có thể tái chế như: Chai nhựa, giấy bìa, ni lông... Hầu hết trong số đó đã được phân loại rõ ràng và để vào những túi riêng.
Chị Nguyễn Thu Hằng (Cầu giấy, Hà Nội) cho biết: “Hằng ngày, mình thu gom rác phân loại ngay tại nhà. Những loại khó phân hủy như vỏ hộp sữa, chai lọ nhựa sẽ được vệ sinh sạch, phơi khô rồi để riêng. Cuối tuần, mình mang đến Tagom để phân loại và xử lý”.
Các thành viên Tagom thu gom và phân loại rác thải
Theo chị Hằng, chị và gia đình đã hình thành thói quen này được hơn một năm từ khi biết đến Tagom. Tại đây, chị được các tình nguyện viên của Tagom hướng dẫn tận tình tỉ mỉ về việc phân loại rác thải. “Ngoài tình nguyện viên, Tagom cũng có bảng hướng dẫn chi tiết và hình ảnh minh họa, giúp mọi người biết phân chia rác đúng cách. Vì thế, mình và các thành viên trong gia đình dễ dàng học được cách phân loại rác”, chị Hằng chia sẻ.
Không chỉ có chị Hằng, nhiều người dân khác cũng đã thay đổi thói quen sau khi biết đến dự án này. Chị Hoàng Thu Huyền (quận Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ: “Trước đây, tôi chỉ gom rác cho các cô đồng nát. Khi biết đến Tagom, tôi mới hiểu rác còn là tài nguyên có thể tái chế và tạo thành những sản phẩm hữu ích”.
Người dân mang rác thải đến trạm cứu hộ Tagom để phân loại và xử lý
Toàn bộ rác sau khi phân loại và thu gom được sẽ được các thành viên của Tagom vận chuyển đến các đơn vị tái chế như: Chai lọ nhựa sẽ đến nhà máy sản xuất nhựa; quần áo cũ sẽ được phân loại chuyển sang nơi sản xuất thời trang tuần hoàn, số không sử dụng được tiêu hủy tạo ra loại phụ gia làm xi măng… Với cách làm này rác thải được sử lý triệt để vừa góp phần bảo vệ môi trường, vừa tạo thành tài nguyên tái chế phục vụ cuộc sống con người.
Tagom ra đời vào năm 2022, từ sự trăn trở của Nguyễn Thùy Linh, cựu sinh viên ngành Môi trường. Linh đã có gần 10 năm lăn lộn với các dự án vì môi trường. Tuy nhiên cô gái trẻ nhận thấy rằng, tại Hà Nội đã có nhiều câu lạc bộ, tổ chức môi trường hoạt động nhưng tần suất vẫn còn ít. Hơn nữa, rác thải thu gom về không được xử lý triệt để.
Từ dự án Tagom nhiều người dân hình thành thói quen phân loại rác thải tại nguồn
Linh ấp ủ cho ra đời dự án với hy vọng sẽ góp phần hỗ trợ giải quyết “bài toán còn bỏ ngỏ” trong công tác thu gom và phân loại rác tại nguồn cho người dân.
Giải bài toán bảo vệ môi trường
“Mình nghĩ hiện nhiều tổ chức môi trường đã làm tốt ở mảng truyền thông và tổ chức sự kiện với các chương trình “đổi rác lấy quà” nhưng vẫn còn thiếu hệ thống hướng dẫn phân loại rác rõ ràng cho người dân. Ngoài ra, hoạt động thu gom rác không thường xuyên khiến nhiều người phải chờ đến đúng dịp mới có thể mang rác đến điểm thu gom. Chúng mình nhận thấy nhu cầu và mong muốn từ phía cộng đồng vẫn chưa được đáp ứng đầy đủ, vì vậy Tagom ra đời”, Linh chia sẻ.
Ý tưởng của Linh nhận được sự ủng hộ của một người bạn là Vũ Đức Chung. Họ trở thành người đồng sáng lập Tagom. Theo Chung cái tên “Tagom” bắt nguồn từ ý tưởng kết hợp hai từ “tái chế” và “thu gom”, đồng thời cũng là những hoạt động mà dự án tập trung theo đuổi.
Sau một thời gian hoạt động, tên gọi này còn được nhiều thành viên và người dân hiểu theo nghĩa khác là “Chúng ta cùng gom”, như một lời kêu gọi cộng đồng chung tay thu gom và phân loại rác thải đúng cách để bảo vệ môi trường.
Các loại rác sau khi thu gom sẽ được phân loại để tái chế
Hiện nay, rác thải rắn (bao bì, chai lọ, đồ dùng sinh hoạt, lỏng: nước thải sinh hoạt, công nghiệp và khí, khí thải từ xe cộ, nhà máy…), loại rác phổ biến trong đời sống hằng ngày, nếu không được phân loại từ đầu sẽ làm giảm khả năng tái chế, gây áp lực lên các bãi chôn lấp vốn đang quá tải. Cuối cùng, nó dẫn đến ô nhiễm đất, nguồn nước ngầm.
Nhận thức rõ điều đó, dự án Tagom đã triển khai mô hình thu gom và phân loại rác sinh hoạt tại nguồn. “Hàng ngày, chúng mình tiếp nhận rác do người dân mang tới trạm, phân loại, đóng gói tại chỗ rồi chuyển về kho tập kết trước khi đưa đến nhà máy tái chế. Tagom đặc biệt chú trọng việc hướng dẫn người dân chủ động và tự giác phân loại rác tại nguồn, tập trung vào nhóm rác thải khó phân hủy để giảm thiểu tác động của chúng tới môi trường”, Chung cho biết.
Dựa trên đặc điểm, tính chất và mức độ gây hại của từng loại, rác tại Tagom sẽ được chia vào gần 20 đầu rác: Giấy, bìa; vỏ hộp đồ uống giấy; kim loại; nhựa dễ tái chế; nhựa khó tái chế; nylon cứng; nylon mềm; pin; rác điện tử; thủy tinh. Từng loại rác được xử lý riêng biệt trước khi chuyển đi. Tagom luôn theo sát toàn bộ quy trình nhằm bảo đảm rác được xử lý đúng chuẩn, đúng nơi và có cơ hội được “tái sinh” thành những sản phẩm hữu ích.
Các thành viên Tagom mong muốn tạo ra giải pháp bền vững góp phần bảo vệ môi trường
Không dừng lại ở các loại rác phổ biến như giấy, nhựa hay kim loại, Tagom còn tiếp nhận cả những loại rác khó tái chế như xốp, bao bì bánh kẹo, túi nylon hay các nhóm rác khó xử lý như pin, rác điện tử… Trong đó, rác điện tử vốn là nhóm rác chứa các thành phần độc hại như chì, thủy ngân, bromua… nếu không được xử lý đúng cách sẽ ảnh hưởng rất xấu đến môi trường. Đối với nhóm rác này, Tagom có quy trình xử lý riêng để bảo đảm xử lý an toàn, giảm thiểu tối đa nguy cơ gây hại cho môi trường.
Hành trình 3 năm không dài nhưng nhóm đã phải vượt qua rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, nhờ kiên trì theo đuổi mục tiêu phân loại rác tại nguồn, Tagom ngày càng mở rộng quy mô. Hiện Tagom đã mở rộng mô hình với các "trạm cứu hộ môi trường" đặt tại nhiều quận, huyện ở Hà Nội như: Gia Lâm, Long Biên, Nam Từ Liêm, Thanh Xuân và Hoàng Mai. Thời gian tới, nhóm sẽ tiếp tục mở rộng các trạm cứu hộ môi trường ở các quận, huyện khác; đồng thời phối hợp với các đơn vị thu mua ve chai để phân loại và xử lý rác đúng cách.
Bước chuyển rõ nét trong cách đánh giá năng lực học sinh
GD&TĐ - Theo TS Đồng Mạnh Cường, so với hai năm trước, phổ điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 các môn tự nhiên như Toán, Lý, Hóa, Sinh có thay đổi khá đáng kể.
2025-07-26 01:42
Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Toán
GD&TĐ - Trong Chương trình GDPT 2018, môn Toán đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển năng lực, trí tuệ, sự tưởng tượng, rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, tác phong làm việc khoa học...
2025-07-26 01:42
Du lịch Hà Nội ghi nhận mức tăng hơn 10% trong tháng 7/2025
(CLO) Trong tháng 7/2025, Hà Nội ước đón khoảng 2,8 triệu lượt khách du lịch, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, lượng khách quốc tế đạt khoảng 553.190 lượt, tăng mạnh 25,2% so với cùng kỳ năm trước. Riêng số khách quốc tế có lưu trú ước đạt 390.000 lượt.
2025-07-26 01:39
Kể chuyện non sông bằng sơn mài
GD&TĐ - Khi cả dân tộc cùng nhìn về cội nguồn, kỷ niệm những lát cắt lịch sử thì nghệ thuật lặng lẽ nói lên những điều không thể diễn đạt bằng lời.
2025-07-26 01:38
Phụ nữ ở trong phòng máy lạnh lâu ngày dễ mắc 5 rủi ro sức khỏe này
GD&TĐ - Điều hoà là trợ thủ đắc lực của nhiều người trong ngày hè. Tuy nhiên, ở trong phòng điều hòa quá lâu cũng không phải là điều tốt.
2025-07-26 01:37
Công bố Bộ nhận diện tuyên truyền Triển lãm Thành tựu Đất nước
GD&TĐ - Ngày 25/7, Bộ VH,TT&DL cho biết vừa ban hành văn bản công bố và triển khai sử dụng Bộ nhận diện tuyên truyền Triển lãm Thành tựu Đất nước.
2025-07-26 01:37
Cơn ho gà 'tử thần': Trẻ tím tái, ngưng thở chỉ vì cha mẹ chậm một bước
(CLO) Những cơn ho tưởng như vô hại lại trở thành hồi chuông tử thần với trẻ sơ sinh. Ho gà – căn bệnh có vaccine phòng ngừa đang âm thầm quay lại, tấn công vào chính sự chủ quan của người lớn.
2025-07-26 01:36
Hoàn thiện bản thảo cuốn sách '80 năm Giáo dục Việt Nam'
GD&TĐ - Ngày 25/7, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam tổ chức hội thảo góp ý sách '80 năm Giáo dục Việt Nam'.
2025-07-26 01:36
Việt Nam và Lào là hai điểm đến có chi phí rẻ nhất Đông Nam Á
(CLO) Tờ Time Out (Anh) mới đây đã ca ngợi Việt Nam và Lào là hai điểm đến ở Đông Nam Á có chi phí du lịch rẻ mà vẫn "ăn ngon, ngủ thoải mái và khám phá trọn vẹn".
2025-07-26 01:35
Sụt cân nhanh bất thường, người đàn ông bàng hoàng phát hiện cùng lúc hai loại ung thư hiếm
(CLO) Người đàn ông ở Ninh Bình vừa được phẫu thuật thành công sau khi phát hiện mắc đồng thời ung thư đại tràng và ung thư trực tràng, một tình huống y khoa hiếm gặp, chỉ chiếm 2–5% trong tổng số ca ung thư đại trực tràng.
Bạn trẻ Hà thành biến rác thành tài nguyên tái sinh