Đẩy mạnh kết nối doanh nghiệp, nâng cao cơ hội việc làm cho sinh viên
Đẩy mạnh kết nối doanh nghiệp, nâng cao cơ hội việc làm cho sinh viên
2025/06/20 15:05
GD&TĐ - Trong bối cảnh thị trường lao động ngày càng cạnh tranh, việc đào tạo gắn liền với nhu cầu tuyển dụng trở thành yêu cầu cấp thiết với giáo dục.
Nhận thức rõ điều này, thời gian qua, Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai đã tích cực triển khai nhiều hoạt động hướng nghiệp, xây dựng mạng lưới kết nối doanh nghiệp, tạo bước đệm vững chắc cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Hợp tác thực chất, gắn đào tạo với thực tiễn
Với phương châm "Đào tạo gắn liền thực tiễn – Học để làm việc", Khoa Nông Lâm – Phân Hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai đã chủ động tham mưu và thiết lập mối quan hệ hợp tác chiến lược với gần 20 doanh nghiệp, công ty và đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực nông – lâm nghiệp.
Đây là những đơn vị có nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao, phù hợp với chuyên ngành đào tạo của khoa như: Khoa học cây trồng, Chăn nuôi – Thú y, Quản lý tài nguyên và môi trường...
Các hoạt động hợp tác không chỉ dừng lại ở ký kết biên bản ghi nhớ mà đã đi vào thực tiễn một cách cụ thể, hiệu quả. Sinh viên được tạo điều kiện đến thực tập, thực hành, tham gia nghiên cứu ứng dụng tại doanh nghiệp, đồng thời các chuyên gia từ doanh nghiệp cũng được mời về giảng dạy, chia sẻ kinh nghiệm và góp ý điều chỉnh chương trình đào tạo.
TS. Lê Thị Minh Thảo – Trưởng khoa Nông Lâm chia sẻ: “Chúng tôi luôn đặt sinh viên vào trung tâm của quá trình đào tạo. Vì vậy, việc xây dựng mối quan hệ bền vững với doanh nghiệp không chỉ là định hướng mà còn là trách nhiệm của nhà trường. Thông qua hợp tác, chúng tôi cập nhật nhanh hơn những thay đổi về công nghệ, nhu cầu nhân lực và năng lực nghề nghiệp mà thị trường đòi hỏi.”
Chương trình thu hút sự tham gia đông đảo của sinh viên.
Hướng nghiệp chủ động – Cầu nối đưa sinh viên đến với doanh nghiệp
Nhằm giúp sinh viên sớm định hướng nghề nghiệp, hiểu rõ năng lực bản thân cũng như cơ hội trong ngành học, Khoa Nông Lâm thường xuyên tổ chức các chương trình tư vấn, định hướng nghề nghiệp ngay từ năm nhất.
Đặc biệt, vào giai đoạn cuối khóa, khoa phối hợp cùng các doanh nghiệp tổ chức ngày hội việc làm, hội thảo tuyển dụng, giúp sinh viên có cơ hội gặp gỡ trực tiếp với nhà tuyển dụng, được phỏng vấn, xét tuyển và tiếp cận các vị trí việc làm phù hợp.
Trang Fanpage chính thức của Khoa Nông Lâm cũng trở thành kênh thông tin hữu ích, nơi cập nhật liên tục các thông báo tuyển dụng, cơ hội thực tập, chia sẻ kinh nghiệm xin việc và các hoạt động sinh viên.
Nhờ đó, sinh viên không bị động mà có thể chủ động nắm bắt cơ hội nghề nghiệp phù hợp với năng lực và định hướng cá nhân.
Thông qua những giải pháp đồng bộ và cách tiếp cận phù hợp với xu thế phát triển, nhiều sinh viên của Khoa Nông Lâm đã sớm có việc làm ổn định, thậm chí trước khi tốt nghiệp.
Câu chuyện của em Lý Láo San – sinh viên lớp Khoa học cây trồng K6 là một minh chứng rõ nét. Em chia sẻ: “Sau khi thực tập tại doanh nghiệp do thầy cô giới thiệu, em đã được giữ lại làm việc. Hiện tại, em có thu nhập ổn định và được học hỏi thêm nhiều kỹ năng thực tế.”
Tương tự, em Giàng Xuân Sơn sau khi thực tập tại Công ty CP Musa Golden Lào Cai cũng đã được doanh nghiệp đánh giá cao và nhận vào làm việc chính thức. Sơn chia sẻ: “Nhờ sự định hướng tận tình của thầy cô và cơ hội thực tập tại môi trường chuyên nghiệp, em đã trưởng thành rất nhiều. Công việc hiện tại đúng chuyên ngành, mức thu nhập khá và có nhiều cơ hội phát triển.”
Không dừng lại ở kết quả hiện tại, Khoa Nông Lâm xác định tiếp tục đẩy mạnh hoạt động đổi mới chương trình đào tạo, tăng cường thực hành – thực tế, mở rộng hệ thống đối tác chiến lược.
TS. Lê Thị Minh Thảo nhấn mạnh: “Chúng tôi sẽ tiếp tục rà soát, cập nhật các môn học, đưa kiến thức mới, thực tế vào chương trình, đồng thời tăng cường kỹ năng mềm, kỹ năng nghề cho sinh viên. Mục tiêu là đảm bảo sinh viên không chỉ có việc làm mà còn có thể phát triển bền vững trong nghề nghiệp.”
Trong bối cảnh nguồn nhân lực nông nghiệp chất lượng cao đang được đặc biệt quan tâm tại các tỉnh miền núi phía Bắc, mô hình kết nối giữa nhà trường và doanh nghiệp mà Khoa Nông Lâm đang triển khai không chỉ là giải pháp hiệu quả nâng cao chất lượng đầu ra, mà còn góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Chương trình tư vấn hướng nghiệp và giới thiệu việc làm.
Nhận thức rõ điều này, thời gian qua, Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai đã tích cực triển khai nhiều hoạt động hướng nghiệp, xây dựng mạng lưới kết nối doanh nghiệp, tạo bước đệm vững chắc cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Hợp tác thực chất, gắn đào tạo với thực tiễn
Với phương châm "Đào tạo gắn liền thực tiễn – Học để làm việc", Khoa Nông Lâm – Phân Hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai đã chủ động tham mưu và thiết lập mối quan hệ hợp tác chiến lược với gần 20 doanh nghiệp, công ty và đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực nông – lâm nghiệp.
Đây là những đơn vị có nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao, phù hợp với chuyên ngành đào tạo của khoa như: Khoa học cây trồng, Chăn nuôi – Thú y, Quản lý tài nguyên và môi trường...
Các hoạt động hợp tác không chỉ dừng lại ở ký kết biên bản ghi nhớ mà đã đi vào thực tiễn một cách cụ thể, hiệu quả. Sinh viên được tạo điều kiện đến thực tập, thực hành, tham gia nghiên cứu ứng dụng tại doanh nghiệp, đồng thời các chuyên gia từ doanh nghiệp cũng được mời về giảng dạy, chia sẻ kinh nghiệm và góp ý điều chỉnh chương trình đào tạo.
TS. Lê Thị Minh Thảo – Trưởng khoa Nông Lâm chia sẻ: “Chúng tôi luôn đặt sinh viên vào trung tâm của quá trình đào tạo. Vì vậy, việc xây dựng mối quan hệ bền vững với doanh nghiệp không chỉ là định hướng mà còn là trách nhiệm của nhà trường. Thông qua hợp tác, chúng tôi cập nhật nhanh hơn những thay đổi về công nghệ, nhu cầu nhân lực và năng lực nghề nghiệp mà thị trường đòi hỏi.”
Chương trình thu hút sự tham gia đông đảo của sinh viên.
Hướng nghiệp chủ động – Cầu nối đưa sinh viên đến với doanh nghiệp
Nhằm giúp sinh viên sớm định hướng nghề nghiệp, hiểu rõ năng lực bản thân cũng như cơ hội trong ngành học, Khoa Nông Lâm thường xuyên tổ chức các chương trình tư vấn, định hướng nghề nghiệp ngay từ năm nhất.
Đặc biệt, vào giai đoạn cuối khóa, khoa phối hợp cùng các doanh nghiệp tổ chức ngày hội việc làm, hội thảo tuyển dụng, giúp sinh viên có cơ hội gặp gỡ trực tiếp với nhà tuyển dụng, được phỏng vấn, xét tuyển và tiếp cận các vị trí việc làm phù hợp.
Trang Fanpage chính thức của Khoa Nông Lâm cũng trở thành kênh thông tin hữu ích, nơi cập nhật liên tục các thông báo tuyển dụng, cơ hội thực tập, chia sẻ kinh nghiệm xin việc và các hoạt động sinh viên.
Nhờ đó, sinh viên không bị động mà có thể chủ động nắm bắt cơ hội nghề nghiệp phù hợp với năng lực và định hướng cá nhân.
Thông qua những giải pháp đồng bộ và cách tiếp cận phù hợp với xu thế phát triển, nhiều sinh viên của Khoa Nông Lâm đã sớm có việc làm ổn định, thậm chí trước khi tốt nghiệp.
Câu chuyện của em Lý Láo San – sinh viên lớp Khoa học cây trồng K6 là một minh chứng rõ nét. Em chia sẻ: “Sau khi thực tập tại doanh nghiệp do thầy cô giới thiệu, em đã được giữ lại làm việc. Hiện tại, em có thu nhập ổn định và được học hỏi thêm nhiều kỹ năng thực tế.”
Tương tự, em Giàng Xuân Sơn sau khi thực tập tại Công ty CP Musa Golden Lào Cai cũng đã được doanh nghiệp đánh giá cao và nhận vào làm việc chính thức. Sơn chia sẻ: “Nhờ sự định hướng tận tình của thầy cô và cơ hội thực tập tại môi trường chuyên nghiệp, em đã trưởng thành rất nhiều. Công việc hiện tại đúng chuyên ngành, mức thu nhập khá và có nhiều cơ hội phát triển.”
Không dừng lại ở kết quả hiện tại, Khoa Nông Lâm xác định tiếp tục đẩy mạnh hoạt động đổi mới chương trình đào tạo, tăng cường thực hành – thực tế, mở rộng hệ thống đối tác chiến lược.
TS. Lê Thị Minh Thảo nhấn mạnh: “Chúng tôi sẽ tiếp tục rà soát, cập nhật các môn học, đưa kiến thức mới, thực tế vào chương trình, đồng thời tăng cường kỹ năng mềm, kỹ năng nghề cho sinh viên. Mục tiêu là đảm bảo sinh viên không chỉ có việc làm mà còn có thể phát triển bền vững trong nghề nghiệp.”
Trong bối cảnh nguồn nhân lực nông nghiệp chất lượng cao đang được đặc biệt quan tâm tại các tỉnh miền núi phía Bắc, mô hình kết nối giữa nhà trường và doanh nghiệp mà Khoa Nông Lâm đang triển khai không chỉ là giải pháp hiệu quả nâng cao chất lượng đầu ra, mà còn góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Tuyển sinh đầu cấp tại Đà Nẵng: Áp lực dồn về khu đô thị mới
GD&TĐ - “Điểm nóng” tuyển sinh đầu cấp của TP Đà Nẵng có sự dịch chuyển từ các trường ở trung tâm sang trường học ở khu đô thị mới.
2025-07-25 02:24
Niềm vui của thầy và trò trường vùng khó Đắk Lắk trước thềm năm học mới
GD&TĐ - Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc (xã Dray Bhăng, tỉnh Đắk Lắk) vừa được tài trợ sửa chữa, bổ sung thiết bị dạy học thiết yếu.
2025-07-25 02:24
Cẩm nang định hình bản sắc văn hóa Việt trong thời đại số
GD&TĐ - “Nhận diện văn hóa trong không gian số” là một trong những công trình đầu tiên tại Việt Nam tiếp cận chuyên sâu về văn hóa trong môi trường số.
2025-07-25 02:23
Kiểm soát lây nhiễm COVID-19 trong bệnh viện hiện nay như thế nào?
(CLO) Trước diễn biến dịch COVID-19 vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, Bộ Y tế vừa ban hành Hướng dẫn mới nhất về phòng và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 trong cơ sở khám, chữa bệnh.
2025-07-25 02:23
TPHCM: Đã có 10 ca sốt xuất huyết tử vong
GD&TĐ - Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM phát cảnh báo khi có 10 ca tử vong do sốt xuất huyết, tăng gần 160% so với cùng kỳ năm 2024.
2025-07-25 02:23
Sở Y tế TP HCM kiểm tra đột xuất phòng khám Khang Thịnh, phát hiện dấu hiệu 'vẽ bệnh moi tiền'
(CLO) Ngày 24/7, Sở Y Tế TP HCM cho biết vừa phối hợp kiểm tra đột xuất Phòng khám Đa khoa Khang Thịnh sau phản ánh từ người dân. Qua hồ sơ và dữ liệu nội bộ, lực lượng chức năng phát hiện nhiều dấu hiệu bất thường như lập hồ sơ mập mờ, thu phí không rõ ràng và lưu trữ hàng trăm ảnh bệnh lý không có danh tính.
2025-07-25 02:23
TPHCM ghi nhận ca đầu tiên mắc bệnh ho gà trong năm
GD&TĐ - Ngày 24/7, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM (HCDC), ca bệnh ho gà đầu tiên trong năm là trẻ nhỏ khoảng 1 tháng tuổi.
2025-07-25 02:21
4 ổ dịch sốt xuất huyết chưa được dập tại Hà Nội, nguy cơ bùng phát
(CLO) Tính đến ngày 23/7, Hà Nội ghi nhận 403 ca mắc sốt xuất huyết, giảm gần 69% so với cùng kỳ năm 2024. Tuy nhiên, thành phố vẫn còn 4 ổ dịch đang hoạt động tại Phú Xuyên, Xuân Phương, Hát Môn và Tây Hồ, mỗi nơi từ 5–7 bệnh nhân.
2025-07-24 09:18
Văn học trẻ ‘lên tiếng’ trong Cuộc thi truyện ngắn Báo Văn nghệ 2022–2024
(CLO) Cuộc thi truyện ngắn do Báo Văn nghệ tổ chức giai đoạn 2022 - 2024 đã chính thức khép lại bằng lễ trao giải vào sáng nay 24/7/2025 tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam (Hà Nội), đánh dấu một chặng đường dài và nhiều dấu ấn trong đời sống văn học Việt Nam đương đại.
2025-07-24 09:15
Hoa quả nhiệt đới thơm ngon, nhưng có thể là 'mối nguy' cho làn da trẻ nhỏ
GD&TĐ -Hè đến, những loại trái cây nhiệt đới như sầu riêng, mít, nhãn… ngon miệng nhưng dễ gây hại da, đặc biệt là với làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.