Thầy Hiệu trưởng nhắn gửi hai giá trị cốt lõi cho hành trình của tân cử nhân
2025/07/13 08:32
GD&TĐ - Lòng trắc ẩn và lý tưởng sống sẽ giúp các tân cử nhân giữ được bản chất lương thiện và sự nhất quán nội tâm trong thời đại mới.
Ngày 11/7, Trường Đại học Sư phạm TPHCM tổ chức lễ tốt nghiệp và trao bằng cử nhân cho các tân khoa đạt loại xuất sắc và thủ khoa các ngành đào tạo.
Tuần lễ tốt nghiệp của ngôi trường đào tạo ngành Sư phạm này càng thêm ý nghĩa khi trùng với thời điểm Luật Nhà giáo được công bố.
Những tân khoa trải qua nhiều biến động
Đây là sự kiện mở đầu cho tuần lễ tốt nghiệp năm 2025, kéo dài từ 11/7 đến 18/7, dành cho 3.528 tân cử nhân hệ chính quy toàn trường.
GS.TS Huỳnh Văn Sơn, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm TPHCM phát biểu tại lễ tốt nghiệp và trao bằng cử nhân năm 2025. Ảnh: HCMUE
GS.TS Huỳnh Văn Sơn, Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ, năm 2025 đánh dấu cột mốc quan trọng của ngành Giáo dục nước nhà với việc Quốc hội thông qua Luật Nhà giáo. Luật này xác lập vị trí pháp lý độc lập cho nghề dạy học, khẳng định vai trò đặc thù của nhà giáo.
Đồng thời, Quyết định số 452/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn 2050 nhấn mạnh vai trò then chốt của các trường sư phạm trọng điểm.
"Trong đó, quy hoạch xác định rõ trường chúng ta là một trong hai cơ sở sư phạm trọng điểm quốc gia. Đây là niềm vinh dự, cũng là trách nhiệm lớn mà giảng viên và cả sinh viên, gồm các bạn hôm nay, sẽ cùng nhau gánh vác, hiện thực hóa", GS Sơn chia sẻ.
Lãnh đạo nhà trường và các khoa tại buổi lễ. Ảnh: HCMUE
Khóa 47 (2021–2025) của nhà trường đã trải qua giai đoạn đầy biến động, từ gián đoạn do đại dịch Covid-19, quá trình chuyển đổi số, đến những đổi mới trong chương trình đào tạo tích hợp thực tiễn. Mỗi sinh viên không chỉ vượt qua thách thức học thuật mà còn trưởng thành về tư duy và bản lĩnh nghề nghiệp.
Trong đợt lễ năm nay, 3.528 sinh viên được trao bằng cử nhân, bao gồm 315 sinh viên tốt nghiệp loại Xuất sắc và 34 thủ khoa các ngành đào tạo.
Đặc biệt, tân cử nhân Lâm Tiến - Khoa Giáo dục Tiểu học, với điểm tích lũy (GPA) 3.95/4.0, được vinh danh là thủ khoa toàn trường. Đây là tấm gương tiêu biểu cho sự nỗ lực, đam mê nghề giáo và năng lực học thuật nổi bật trong suốt 4 năm học tại nhà trường.
Hai giá trị làm điểm tựa cho mỗi người
Phát biểu trong lễ tốt nghiệp của Trường Đại học Sư phạm TPHCM, GS Huỳnh Văn Sơn đã gửi gắm thông điệp sâu sắc tới các tân cử nhân.
Ông nhấn mạnh, dù điểm đến của mỗi người có khác nhau, nhưng điều quan trọng là mang theo hai giá trị cốt lõi trên hành trình tương lai: lòng trắc ẩn và lý tưởng sống.
Theo GS Sơn, ở bất kỳ lĩnh vực nào, từ giáo dục, truyền thông đến công nghệ, tham vấn hay quản lý, lòng trắc ẩn luôn là nền tảng gắn kết và lan tỏa giá trị bền vững.
"Trắc ẩn không chỉ là cảm xúc thoáng qua, mà là năng lực đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu, để cảm và để hành động", ông nói.
Trong môi trường giáo dục, lòng trắc ẩn giúp người thầy chạm sâu đến trái tim học trò. Trong các ngành dịch vụ, đây là điều giữ cho công việc luôn mang ý nghĩa nhân văn, tránh rơi vào lối mòn khô cứng hay áp lực thành tích.
Đó cũng chính là yếu tố làm nên sự tử tế và chân thành trong từng hành động, từng quyết định chuyên môn và trong cả lối sống.
Các tân cử nhân có thành tích xuất sắc tại buổi lễ. Ảnh: HCMUE
Hiệu trưởng nhà trường nhấn mạnh tầm quan trọng của lý tưởng sống, điều giúp con người vượt qua thách thức và sống có giá trị lâu dài.
"Kiến thức và kỹ năng có thể đưa bạn đến những thành công trước mắt, nhưng chỉ có lý tưởng mới giữ bạn kiên định, mạnh mẽ và nhất quán với chính mình", ông Sơn nói.
Lý tưởng sống không cần quá cao siêu. Đôi khi, đó chỉ là lời nhắc giản dị với bản thân: sống tử tế, làm việc có ích, và không từ bỏ điều đúng đắn.
Khi có lý tưởng, con người sẽ biết lý do mình bắt đầu và lý do cần tiếp tục - ngay cả khi hành trình trở nên gian nan. Lý tưởng cũng là nền tảng cho sự thích ứng, phát triển và làm chủ trong thời đại biến động không ngừng.
"Chính lòng trắc ẩn và lý tưởng sống là điểm tựa để mỗi người không chỉ sống tốt cho riêng mình, mà còn tạo nên những ảnh hưởng tích cực lên cộng đồng. Trong một thời đại với những thay đổi chóng vánh, hai điều ấy sẽ giúp các bạn giữ được bản chất lương thiện và sự nhất quán nội tâm - điều quý giá hơn bất kỳ tấm bằng nào", Hiệu trưởng nhà trường nhấn mạnh.
3.528 sinh viên được trao bằng cử nhân, bao gồm 315 sinh viên tốt nghiệp loại Xuất sắc và 34 thủ khoa các ngành đào tạo. Ảnh: HCMUE
Kết thúc bài phát biểu, GS Huỳnh Văn Sơn gửi lời chúc mừng đến các tân khoa. Ông ví lễ tốt nghiệp như điểm kết thúc một hành trình và là cánh cửa mở ra nhiều khởi đầu mới.
"Có những hạt giống không nảy mầm giữa mùa xuân, nhưng âm thầm bén rễ trong bão giông để rồi vươn lên kiêu hãnh. Chính các bạn – trong thầm lặng và kiên trì – đã chứng minh điều đó", GS Sơn nhắn nhủ với các tân cử nhân.
Tân cử nhân nhận bằng tại lễ tốt nghiệp và trao bằng cử nhân năm 2025. Ảnh: HCMUE
Ngày 11/7, Trường Đại học Sư phạm TPHCM tổ chức lễ tốt nghiệp và trao bằng cử nhân cho các tân khoa đạt loại xuất sắc và thủ khoa các ngành đào tạo.
Tuần lễ tốt nghiệp của ngôi trường đào tạo ngành Sư phạm này càng thêm ý nghĩa khi trùng với thời điểm Luật Nhà giáo được công bố.
Những tân khoa trải qua nhiều biến động
Đây là sự kiện mở đầu cho tuần lễ tốt nghiệp năm 2025, kéo dài từ 11/7 đến 18/7, dành cho 3.528 tân cử nhân hệ chính quy toàn trường.
GS.TS Huỳnh Văn Sơn, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm TPHCM phát biểu tại lễ tốt nghiệp và trao bằng cử nhân năm 2025. Ảnh: HCMUE
GS.TS Huỳnh Văn Sơn, Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ, năm 2025 đánh dấu cột mốc quan trọng của ngành Giáo dục nước nhà với việc Quốc hội thông qua Luật Nhà giáo. Luật này xác lập vị trí pháp lý độc lập cho nghề dạy học, khẳng định vai trò đặc thù của nhà giáo.
Đồng thời, Quyết định số 452/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn 2050 nhấn mạnh vai trò then chốt của các trường sư phạm trọng điểm.
"Trong đó, quy hoạch xác định rõ trường chúng ta là một trong hai cơ sở sư phạm trọng điểm quốc gia. Đây là niềm vinh dự, cũng là trách nhiệm lớn mà giảng viên và cả sinh viên, gồm các bạn hôm nay, sẽ cùng nhau gánh vác, hiện thực hóa", GS Sơn chia sẻ.
Lãnh đạo nhà trường và các khoa tại buổi lễ. Ảnh: HCMUE
Khóa 47 (2021–2025) của nhà trường đã trải qua giai đoạn đầy biến động, từ gián đoạn do đại dịch Covid-19, quá trình chuyển đổi số, đến những đổi mới trong chương trình đào tạo tích hợp thực tiễn. Mỗi sinh viên không chỉ vượt qua thách thức học thuật mà còn trưởng thành về tư duy và bản lĩnh nghề nghiệp.
Trong đợt lễ năm nay, 3.528 sinh viên được trao bằng cử nhân, bao gồm 315 sinh viên tốt nghiệp loại Xuất sắc và 34 thủ khoa các ngành đào tạo.
Đặc biệt, tân cử nhân Lâm Tiến - Khoa Giáo dục Tiểu học, với điểm tích lũy (GPA) 3.95/4.0, được vinh danh là thủ khoa toàn trường. Đây là tấm gương tiêu biểu cho sự nỗ lực, đam mê nghề giáo và năng lực học thuật nổi bật trong suốt 4 năm học tại nhà trường.
Hai giá trị làm điểm tựa cho mỗi người
Phát biểu trong lễ tốt nghiệp của Trường Đại học Sư phạm TPHCM, GS Huỳnh Văn Sơn đã gửi gắm thông điệp sâu sắc tới các tân cử nhân.
Ông nhấn mạnh, dù điểm đến của mỗi người có khác nhau, nhưng điều quan trọng là mang theo hai giá trị cốt lõi trên hành trình tương lai: lòng trắc ẩn và lý tưởng sống.
Theo GS Sơn, ở bất kỳ lĩnh vực nào, từ giáo dục, truyền thông đến công nghệ, tham vấn hay quản lý, lòng trắc ẩn luôn là nền tảng gắn kết và lan tỏa giá trị bền vững.
"Trắc ẩn không chỉ là cảm xúc thoáng qua, mà là năng lực đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu, để cảm và để hành động", ông nói.
Trong môi trường giáo dục, lòng trắc ẩn giúp người thầy chạm sâu đến trái tim học trò. Trong các ngành dịch vụ, đây là điều giữ cho công việc luôn mang ý nghĩa nhân văn, tránh rơi vào lối mòn khô cứng hay áp lực thành tích.
Đó cũng chính là yếu tố làm nên sự tử tế và chân thành trong từng hành động, từng quyết định chuyên môn và trong cả lối sống.
Các tân cử nhân có thành tích xuất sắc tại buổi lễ. Ảnh: HCMUE
Hiệu trưởng nhà trường nhấn mạnh tầm quan trọng của lý tưởng sống, điều giúp con người vượt qua thách thức và sống có giá trị lâu dài.
"Kiến thức và kỹ năng có thể đưa bạn đến những thành công trước mắt, nhưng chỉ có lý tưởng mới giữ bạn kiên định, mạnh mẽ và nhất quán với chính mình", ông Sơn nói.
Lý tưởng sống không cần quá cao siêu. Đôi khi, đó chỉ là lời nhắc giản dị với bản thân: sống tử tế, làm việc có ích, và không từ bỏ điều đúng đắn.
Khi có lý tưởng, con người sẽ biết lý do mình bắt đầu và lý do cần tiếp tục - ngay cả khi hành trình trở nên gian nan. Lý tưởng cũng là nền tảng cho sự thích ứng, phát triển và làm chủ trong thời đại biến động không ngừng.
"Chính lòng trắc ẩn và lý tưởng sống là điểm tựa để mỗi người không chỉ sống tốt cho riêng mình, mà còn tạo nên những ảnh hưởng tích cực lên cộng đồng. Trong một thời đại với những thay đổi chóng vánh, hai điều ấy sẽ giúp các bạn giữ được bản chất lương thiện và sự nhất quán nội tâm - điều quý giá hơn bất kỳ tấm bằng nào", Hiệu trưởng nhà trường nhấn mạnh.
3.528 sinh viên được trao bằng cử nhân, bao gồm 315 sinh viên tốt nghiệp loại Xuất sắc và 34 thủ khoa các ngành đào tạo. Ảnh: HCMUE
Kết thúc bài phát biểu, GS Huỳnh Văn Sơn gửi lời chúc mừng đến các tân khoa. Ông ví lễ tốt nghiệp như điểm kết thúc một hành trình và là cánh cửa mở ra nhiều khởi đầu mới.
"Có những hạt giống không nảy mầm giữa mùa xuân, nhưng âm thầm bén rễ trong bão giông để rồi vươn lên kiêu hãnh. Chính các bạn – trong thầm lặng và kiên trì – đã chứng minh điều đó", GS Sơn nhắn nhủ với các tân cử nhân.
GD&TĐ - Hà Lan sẽ bỏ Đề thi Giáo dục Ngoại ngữ (TAO), bài kiểm tra yêu cầu các trường chứng minh sự cần thiết khi giảng dạy bằng ngoại ngữ.
2025-07-24 09:02
Hào quang trở lại với nghề giáo, hết thời “chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm”
(NB&CL) Mùa tuyển sinh đại học 2025 đang chứng kiến cuộc bứt phá ngoạn mục, đưa ngành Sư phạm (SP) trở lại vị thế vốn có. Tâm điểm của sự chuyển mình lịch sử này chính là Luật Nhà giáo, cú hích chính sách được chờ đợi suốt nhiều năm, thắp sáng niềm tin và định hình chân dung người thầy trong kỷ nguyên mới.
2025-07-24 09:00
Khai mạc Hội thi tiếng hát chú ve con cho học sinh, học viên TPHCM năm 2025
GD&TĐ - Ngày 24/7, Sở GD&ĐT TPHCM và Công viên nước Đầm Sen tổ chức khai mạc Hội thi “Tiếng hát chú ve con học sinh, học viên thành phố năm 2025”.
2025-07-24 08:59
Hà Tĩnh tăng cường công tác tuyên truyền phòng, chống đuối nước cho học sinh
GD&TĐ - Các trường học trên địa bàn Hà Tĩnh đẩy mạnh tuyên truyền, trang bị cơ sở vật chất và giảng dạy kỹ năng phòng, chống đuối nước cho học sinh.
2025-07-24 08:58
Trường đại học bỏ yêu cầu tối thiểu 8 điểm Toán với chương trình chip bán dẫn
GD&TĐ - Trường ĐH Việt Nhật (ĐH Quốc gia Hà Nội) điều chỉnh điều kiện đầu vào Chương trình công nghệ kỹ thuật chip bán dẫn, hệ đại học chính quy năm 2025.
2025-07-24 08:57
Trường ĐH Tân Trào có yêu cầu cao với ngành Sư phạm, Y dược
GD&TĐ - Trường ĐH Tân Trào (Tuyên Quang) vừa công bố ngưỡng điểm đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) các ngành năm 2025.
2025-07-24 08:56
Trường Đại học Quốc tế Miền Đông công bố điểm sàn từ 15 - 17 điểm
GD&TĐ - Trường Đại học Quốc tế Miền Đông (TPHCM) công bố điểm sàn xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT 2025 từ 15 đến 17 điểm tùy ngành.
2025-07-24 08:54
Đặng Thuỳ Trâm và cuốn nhật ký thứ ba: Lý tưởng và tình yêu thắp lửa…
(NB&CL) Cuốn sách “Đặng Thùy Trâm và Cuốn nhật ký thứ ba” được xuất bản, là dịp nhìn lại trọn vẹn câu chuyện đặc biệt của một con người – chiến sĩ bình dị trong chiến tranh, giúp chúng ta biết thêm về chân dung liệt sĩ Đặng Thùy Trâm. Và trong những ngày tháng 7 này, chúng tôi lại nhớ về một con người như rất nhiều người Việt Nam khác, đã hy sinh vì Tổ quốc, vì hòa bình, với trọn vẹn lý tưởng và tình yêu của tuổi thanh xuân bất diệt…
2025-07-24 08:51
Ngành học 'hiếm có khó vào' điểm sàn cao nhất Học viện Hàng không 2025
(CLO) Ngành Quản lý hoạt động bay là ngành học hiếm, có điểm sàn xét tuyển cao nhất Học viện Hàng không Việt Nam ở tất cả phương thức xét tuyển năm 2025, vừa được công bố với số lượng tuyển chỉ 277 chỉ tiêu, bao gồm cả chương trình đào tạo bằng tiếng Anh.
2025-07-24 08:49
Tái cấu trúc hệ thống giáo dục vùng khó
GD&TĐ - Sau sáp nhập, một số địa phương bắt đầu giải quyết bài toán thiếu giáo viên vùng khó, nâng cao chất lượng giáo dục, đảm bảo duy trì chế độ chính sách cho học sinh - giáo viên vùng đồng bào dân tộc.
Thầy Hiệu trưởng nhắn gửi hai giá trị cốt lõi cho hành trình của tân cử nhân