GD&TĐ - Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 cận kề, nhưng nhiều học sinh người dân tộc thiểu số vẫn có ý định bỏ học để vào rừng mưu sinh.
Thầy, cô giáo ở huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk) lại lặng lẽ băng rừng, lội suối đi tìm và động viên các em trở lại lớp ôn tập.
Gian nan đường học chữ
Với học sinh cuối cấp THCS, những tuần cuối cùng của tháng 5 là giai đoạn nước rút để ôn luyện cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10. Tuy nhiên, tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện Buôn Đôn, nhiều học sinh dân tộc thiểu số vẫn thờ ơ với việc học, dù được hỗ trợ đầy đủ về ăn, ở và ôn tập. Phần lớn các em đến từ buôn Đrăng Phôk - nơi xa nhất của xã Krông Na, nằm biệt lập trong vùng lõi Vườn Quốc gia Yok Đôn. Các em nghỉ học vì muốn vào rừng bẫy chim, thú rừng bán lấy tiền phụ giúp gia đình.
Ông Nguyễn Phùng Hiền - Phó Hiệu trưởng nhà trường vượt hơn 30km đường rừng, đến buôn Đrăng Phôk vào một buổi trưa oi ả. Sau một vòng tìm kiếm nhưng không gặp, ông Hiền quyết định băng rừng đến rẫy của gia đình chị H’Biar Ksơr - mẹ học sinh Y Rô Bin Ksơr (lớp 9).
Vừa thấy ông Hiền, chị H’Biar và em gái đang cuốc cỏ liền lễ phép cúi chào: “Em chào thầy. Thầy tìm cháu Rô Bin phải không? Cháu đi bẫy chim với bạn, chiều mới về”.
Chị H’Biar từng là học trò cũ của ông Hiền, rất ngoan và lễ phép. Theo chị H’Biar, cuộc sống nơi đây còn khó khăn. Dù được hỗ trợ học tập nhưng việc xa nhà, thiếu người làm rẫy khiến nhiều gia đình không mặn mà chuyện cho con đi học. “Rô Bin mấy tuần nay không chịu đi học, cứ đòi vào rừng bẫy chim với bạn. Thầy cô động viên mãi, cháu chỉ ra lớp vài hôm rồi bỏ về”, chị buồn rầu chia sẻ.
Rời nhà chị H’Biar, ông Hiền tiếp tục hành trình trên chiếc xe máy cũ của anh Y Nê K’nul để tìm con trai anh là Xividi K’nul - học sinh cùng lớp Rô Bin. “Các cháu giờ khó bảo lắm, cứ rủ nhau vào rừng suốt. Hôm trước, thầy cô vào tận nơi thì mấy đứa lại trốn sang rẫy khác. Chiều nay tôi sẽ đi tìm và chở cháu lên trường”, anh Y Nê thở dài.
Học sinh được ôn tập phụ đạo thêm ngoài giờ. Ảnh: Thành Tâm
Giữ học trò bằng tình thương
Gắn bó hơn 20 năm với sự nghiệp giáo dục tại vùng biên giới Buôn Đôn, ông Nguyễn Phùng Hiền hiểu rằng, thay đổi nhận thức với việc học của phụ huynh và học sinh nơi đây là hành trình đầy gian nan. Vì vậy, ông cùng tập thể giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Buôn Đôn luôn nhận thêm trách nhiệm vừa là thầy, vừa là cha, mẹ thứ hai để nâng bước các em đến trường. Tất cả giáo viên nhà trường cũng tự nguyện ôn tập miễn phí cho học sinh, dồn hết tâm huyết trong từng tiết dạy, buổi phụ đạo.
Sau gần một tuần nghỉ học, em Y Khe Ly Niê (lớp 9) đã trở lại lớp. Em chia sẻ: “Nhà em cách trường hơn 30km, đường khó đi. Khi thầy Hiền, thầy Vinh đến tận rẫy gặp cha mẹ nên em thấy mình có lỗi. Em quyết tâm ôn tập để thi vào lớp 10”.
Khi quay lại trường, em được thầy cô kèm cặp từng chút. Với môn Ngữ văn, các thầy cô luyện cho nhóm 4 bạn thường xuyên nghỉ học cách viết đoạn văn, sửa lỗi câu chữ. Với môn Toán, nhà trường tăng cường giải đề theo dạng bài từ dễ đến trung bình. Môn Ngoại ngữ được hỗ trợ cả từ vựng đến kỹ năng làm bài.
Không đăng ký thi vào Trường Phổ thông Dân tộc nội trú N’Trang Lơng, em Y Bịch H’Ra vẫn tham gia lớp phụ đạo. Em cho biết: “Dù được tuyển thẳng vào THPT trên địa bàn huyện, nhưng vì nghỉ học nhiều nên em học thêm để nắm chắc kiến thức. Hơn nữa, thầy cô xem chúng em như con trong nhà, đến lớp thấy thân quen như ở nhà”.
Ông Đỗ Ngọc Anh - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Buôn Đôn nhấn mạnh: “Việc làm của thầy Nguyễn Phùng Hiền và các thầy cô Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Buôn Đôn không chỉ là trách nhiệm nghề nghiệp, mà còn minh chứng cho tình yêu nghề, yêu trò và khát vọng gieo mầm tri thức nơi buôn làng”.
Ông cho biết, phòng sẽ biểu dương, nhân rộng những tấm gương thầy cô tâm huyết, nhằm lan tỏa động lực để giáo viên thêm vững tin gắn bó, học sinh cố gắng vượt khó đến trường vì tương lai tươi sáng.
Trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025 - 2026, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Buôn Đôn có 20/39 học sinh đăng ký thi vào Trường THPT Dân tộc nội trú N’Trang Lơng (TP Buôn Ma Thuột). Số còn lại thuộc đối tượng tuyển thẳng vào Trường THPT Buôn Đôn và THPT Trần Đại Nghĩa. Tuy nhiên, một số em đã đăng ký học nghề vì muốn có điều kiện vừa học, vừa làm để hỗ trợ gia đình.
Buôn Đrăng Phôk có hơn 130 hộ dân với trên 500 nhân khẩu, trong đó chủ yếu đồng bào Ê Đê, M’Nông, Lào, Nùng. Việc học của con em nơi đây vẫn khó khăn khi chỉ có điểm trường tiểu học và mầm non, từ THCS trở lên, các em phải vượt trên 25km để đến trường học tập.
Ông Nguyễn Phùng Hiền động viên chị H’Biar Ksơr sớm đưa con trở lại lớp ôn tập. Ảnh: Thành Tâm
Thầy, cô giáo ở huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk) lại lặng lẽ băng rừng, lội suối đi tìm và động viên các em trở lại lớp ôn tập.
Gian nan đường học chữ
Với học sinh cuối cấp THCS, những tuần cuối cùng của tháng 5 là giai đoạn nước rút để ôn luyện cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10. Tuy nhiên, tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện Buôn Đôn, nhiều học sinh dân tộc thiểu số vẫn thờ ơ với việc học, dù được hỗ trợ đầy đủ về ăn, ở và ôn tập. Phần lớn các em đến từ buôn Đrăng Phôk - nơi xa nhất của xã Krông Na, nằm biệt lập trong vùng lõi Vườn Quốc gia Yok Đôn. Các em nghỉ học vì muốn vào rừng bẫy chim, thú rừng bán lấy tiền phụ giúp gia đình.
Ông Nguyễn Phùng Hiền - Phó Hiệu trưởng nhà trường vượt hơn 30km đường rừng, đến buôn Đrăng Phôk vào một buổi trưa oi ả. Sau một vòng tìm kiếm nhưng không gặp, ông Hiền quyết định băng rừng đến rẫy của gia đình chị H’Biar Ksơr - mẹ học sinh Y Rô Bin Ksơr (lớp 9).
Vừa thấy ông Hiền, chị H’Biar và em gái đang cuốc cỏ liền lễ phép cúi chào: “Em chào thầy. Thầy tìm cháu Rô Bin phải không? Cháu đi bẫy chim với bạn, chiều mới về”.
Chị H’Biar từng là học trò cũ của ông Hiền, rất ngoan và lễ phép. Theo chị H’Biar, cuộc sống nơi đây còn khó khăn. Dù được hỗ trợ học tập nhưng việc xa nhà, thiếu người làm rẫy khiến nhiều gia đình không mặn mà chuyện cho con đi học. “Rô Bin mấy tuần nay không chịu đi học, cứ đòi vào rừng bẫy chim với bạn. Thầy cô động viên mãi, cháu chỉ ra lớp vài hôm rồi bỏ về”, chị buồn rầu chia sẻ.
Rời nhà chị H’Biar, ông Hiền tiếp tục hành trình trên chiếc xe máy cũ của anh Y Nê K’nul để tìm con trai anh là Xividi K’nul - học sinh cùng lớp Rô Bin. “Các cháu giờ khó bảo lắm, cứ rủ nhau vào rừng suốt. Hôm trước, thầy cô vào tận nơi thì mấy đứa lại trốn sang rẫy khác. Chiều nay tôi sẽ đi tìm và chở cháu lên trường”, anh Y Nê thở dài.
Học sinh được ôn tập phụ đạo thêm ngoài giờ. Ảnh: Thành Tâm
Giữ học trò bằng tình thương
Gắn bó hơn 20 năm với sự nghiệp giáo dục tại vùng biên giới Buôn Đôn, ông Nguyễn Phùng Hiền hiểu rằng, thay đổi nhận thức với việc học của phụ huynh và học sinh nơi đây là hành trình đầy gian nan. Vì vậy, ông cùng tập thể giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Buôn Đôn luôn nhận thêm trách nhiệm vừa là thầy, vừa là cha, mẹ thứ hai để nâng bước các em đến trường. Tất cả giáo viên nhà trường cũng tự nguyện ôn tập miễn phí cho học sinh, dồn hết tâm huyết trong từng tiết dạy, buổi phụ đạo.
Sau gần một tuần nghỉ học, em Y Khe Ly Niê (lớp 9) đã trở lại lớp. Em chia sẻ: “Nhà em cách trường hơn 30km, đường khó đi. Khi thầy Hiền, thầy Vinh đến tận rẫy gặp cha mẹ nên em thấy mình có lỗi. Em quyết tâm ôn tập để thi vào lớp 10”.
Khi quay lại trường, em được thầy cô kèm cặp từng chút. Với môn Ngữ văn, các thầy cô luyện cho nhóm 4 bạn thường xuyên nghỉ học cách viết đoạn văn, sửa lỗi câu chữ. Với môn Toán, nhà trường tăng cường giải đề theo dạng bài từ dễ đến trung bình. Môn Ngoại ngữ được hỗ trợ cả từ vựng đến kỹ năng làm bài.
Không đăng ký thi vào Trường Phổ thông Dân tộc nội trú N’Trang Lơng, em Y Bịch H’Ra vẫn tham gia lớp phụ đạo. Em cho biết: “Dù được tuyển thẳng vào THPT trên địa bàn huyện, nhưng vì nghỉ học nhiều nên em học thêm để nắm chắc kiến thức. Hơn nữa, thầy cô xem chúng em như con trong nhà, đến lớp thấy thân quen như ở nhà”.
Ông Đỗ Ngọc Anh - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Buôn Đôn nhấn mạnh: “Việc làm của thầy Nguyễn Phùng Hiền và các thầy cô Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Buôn Đôn không chỉ là trách nhiệm nghề nghiệp, mà còn minh chứng cho tình yêu nghề, yêu trò và khát vọng gieo mầm tri thức nơi buôn làng”.
Ông cho biết, phòng sẽ biểu dương, nhân rộng những tấm gương thầy cô tâm huyết, nhằm lan tỏa động lực để giáo viên thêm vững tin gắn bó, học sinh cố gắng vượt khó đến trường vì tương lai tươi sáng.
Trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025 - 2026, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Buôn Đôn có 20/39 học sinh đăng ký thi vào Trường THPT Dân tộc nội trú N’Trang Lơng (TP Buôn Ma Thuột). Số còn lại thuộc đối tượng tuyển thẳng vào Trường THPT Buôn Đôn và THPT Trần Đại Nghĩa. Tuy nhiên, một số em đã đăng ký học nghề vì muốn có điều kiện vừa học, vừa làm để hỗ trợ gia đình.
Buôn Đrăng Phôk có hơn 130 hộ dân với trên 500 nhân khẩu, trong đó chủ yếu đồng bào Ê Đê, M’Nông, Lào, Nùng. Việc học của con em nơi đây vẫn khó khăn khi chỉ có điểm trường tiểu học và mầm non, từ THCS trở lên, các em phải vượt trên 25km để đến trường học tập.
Hà Nội tuyển bổ sung 1.132 học sinh vào lớp 10 trường công lập
GD&TĐ - Tổng số học sinh được tuyển vào các trường theo thông báo của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội là 1.132 học sinh.
2025-07-25 02:25
Tuyển sinh đầu cấp tại Đà Nẵng: Áp lực dồn về khu đô thị mới
GD&TĐ - “Điểm nóng” tuyển sinh đầu cấp của TP Đà Nẵng có sự dịch chuyển từ các trường ở trung tâm sang trường học ở khu đô thị mới.
2025-07-25 02:24
Cẩm nang định hình bản sắc văn hóa Việt trong thời đại số
GD&TĐ - “Nhận diện văn hóa trong không gian số” là một trong những công trình đầu tiên tại Việt Nam tiếp cận chuyên sâu về văn hóa trong môi trường số.
2025-07-25 02:23
Kiểm soát lây nhiễm COVID-19 trong bệnh viện hiện nay như thế nào?
(CLO) Trước diễn biến dịch COVID-19 vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, Bộ Y tế vừa ban hành Hướng dẫn mới nhất về phòng và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 trong cơ sở khám, chữa bệnh.
2025-07-25 02:23
TPHCM: Đã có 10 ca sốt xuất huyết tử vong
GD&TĐ - Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM phát cảnh báo khi có 10 ca tử vong do sốt xuất huyết, tăng gần 160% so với cùng kỳ năm 2024.
2025-07-25 02:23
Sở Y tế TP HCM kiểm tra đột xuất phòng khám Khang Thịnh, phát hiện dấu hiệu 'vẽ bệnh moi tiền'
(CLO) Ngày 24/7, Sở Y Tế TP HCM cho biết vừa phối hợp kiểm tra đột xuất Phòng khám Đa khoa Khang Thịnh sau phản ánh từ người dân. Qua hồ sơ và dữ liệu nội bộ, lực lượng chức năng phát hiện nhiều dấu hiệu bất thường như lập hồ sơ mập mờ, thu phí không rõ ràng và lưu trữ hàng trăm ảnh bệnh lý không có danh tính.
2025-07-25 02:23
TPHCM ghi nhận ca đầu tiên mắc bệnh ho gà trong năm
GD&TĐ - Ngày 24/7, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM (HCDC), ca bệnh ho gà đầu tiên trong năm là trẻ nhỏ khoảng 1 tháng tuổi.
2025-07-25 02:21
4 ổ dịch sốt xuất huyết chưa được dập tại Hà Nội, nguy cơ bùng phát
(CLO) Tính đến ngày 23/7, Hà Nội ghi nhận 403 ca mắc sốt xuất huyết, giảm gần 69% so với cùng kỳ năm 2024. Tuy nhiên, thành phố vẫn còn 4 ổ dịch đang hoạt động tại Phú Xuyên, Xuân Phương, Hát Môn và Tây Hồ, mỗi nơi từ 5–7 bệnh nhân.
2025-07-24 09:18
Văn học trẻ ‘lên tiếng’ trong Cuộc thi truyện ngắn Báo Văn nghệ 2022–2024
(CLO) Cuộc thi truyện ngắn do Báo Văn nghệ tổ chức giai đoạn 2022 - 2024 đã chính thức khép lại bằng lễ trao giải vào sáng nay 24/7/2025 tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam (Hà Nội), đánh dấu một chặng đường dài và nhiều dấu ấn trong đời sống văn học Việt Nam đương đại.
2025-07-24 09:15
Hoa quả nhiệt đới thơm ngon, nhưng có thể là 'mối nguy' cho làn da trẻ nhỏ
GD&TĐ -Hè đến, những loại trái cây nhiệt đới như sầu riêng, mít, nhãn… ngon miệng nhưng dễ gây hại da, đặc biệt là với làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.