Chuyên gia khí tượng cảnh báo mưa cực đoan, sạt lở sau bão số 3
Invalid date
(CLO) Theo bà Nguyễn Thanh Bình – dự báo viên Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, bão số 3 sẽ gây mưa rất lớn trong đêm nay đến sáng mai. Nguy cơ sạt lở đất đặc biệt cao, không chỉ trong bão mà cả sau khi mưa đã ngớt.
Sáng 21/7, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết bão số 3 đã vượt qua bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc) và tiến vào phía Bắc vịnh Bắc Bộ. Theo ghi nhận lúc 12 giờ trưa, tâm bão cách Quảng Ninh khoảng 140km, Hải Phòng 280km; sức gió mạnh cấp 9–10, giật cấp 12. Dự báo trong đêm nay, bão sẽ tiếp tục mạnh lên cấp 10–11, giật cấp 14, hướng vào vùng biển từ Hải Phòng đến Thanh Hóa.
Phân tích về diễn biến và tác động của bão, bà Nguyễn Thanh Bình – dự báo viên chính, Phòng Dự báo số trị viễn thám (Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia) – cho biết: “Bão số 3 đã có sự thay đổi trong đêm qua. Sau khi đổ bộ vào phía nam Trung Quốc, bão đã vượt qua bán đảo Lôi Châu và tiến xuống vịnh Bắc Bộ vào sáng sớm nay.”
Theo bà Bình, thời điểm qua bán đảo Lôi Châu, bão có xu hướng giảm tốc độ, nhưng đến trưa nay đã tăng dần lên mức trung bình khoảng 15km/h, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc. “Hiện tại, hoàn lưu mây bão đã bao phủ toàn bộ khu vực Đông Bắc Bộ. Tuy nhiên, do phần mây đối lưu dày còn ở phạm vi hẹp, nên tại các tỉnh đồng bằng như Hà Nội trong sáng nay trời chỉ âm u, mưa chưa nhiều,” bà nói.
Bà Nguyễn Thanh Bình – dự báo viên chính, Phòng Dự báo số trị viễn thám (Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia).
Chuyên gia khí tượng này đặc biệt nhấn mạnh: khi bão tiến sát bờ trong tối và đêm nay, cấu trúc mây sẽ ổn định hơn và gây mưa lớn trên diện rộng. Dự kiến từ đêm nay đến sáng mai, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sẽ bước vào giai đoạn mưa lớn nhất do bão. Các tỉnh vùng núi như Thanh Hóa, Nghệ An là trọng tâm mưa cực đoan.
Bà Bình cũng cảnh báo thêm một nguy cơ thường bị chủ quan là hiện tượng sạt lở đất sau bão. Theo bà, “người dân thường chỉ lo sạt lở trong lúc mưa lớn, nhưng trên thực tế, sau khi bão tan, thời tiết vẫn tiếp tục có mưa rải rác, nền đất đã yếu và ngấm nước lâu ngày nên nguy cơ sạt lở càng cao. Đã từng có nhiều trường hợp xảy ra sạt lở nghiêm trọng dù mưa đã giảm.”
Mưa lớn có thể gây ngập lụt, thậm chí là lũ quét, sạt lở đất (ảnh minh họa).
Theo đó, Cơ quan khí tượng cũng đã phát đi bản tin dự báo do ảnh hưởng của hoàn lưu bão từ tối và đêm 21/7, vùng ven biển từ Quảng Ninh đến Nghệ An có gió mạnh dần lên cấp 7–9, vùng gần tâm bão cấp 10–11, giật cấp 14. Trong đất liền các tỉnh Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình và Thanh Hóa, gió có thể đạt cấp 6, giật cấp 7–8. Gió mạnh cấp 10–11 đủ sức làm đổ cây cối, cột điện, tốc mái nhà, gây thiệt hại nặng.
Từ đêm nay đến ngày 23/7, khu vực Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An sẽ có mưa to đến rất to, phổ biến 200–350mm, có nơi trên 600mm. Các khu vực khác ở Bắc Bộ và Hà Tĩnh mưa vừa đến to, có nơi mưa rất to với lượng phổ biến 100–200mm, cục bộ có nơi trên 300mm. Cảnh báo nguy cơ xảy ra mưa lớn cường suất cao (>150mm/3 giờ), gây lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi và ngập úng ở vùng trũng thấp.
Sáng 21/7, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết bão số 3 đã vượt qua bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc) và tiến vào phía Bắc vịnh Bắc Bộ. Theo ghi nhận lúc 12 giờ trưa, tâm bão cách Quảng Ninh khoảng 140km, Hải Phòng 280km; sức gió mạnh cấp 9–10, giật cấp 12. Dự báo trong đêm nay, bão sẽ tiếp tục mạnh lên cấp 10–11, giật cấp 14, hướng vào vùng biển từ Hải Phòng đến Thanh Hóa.
Vào lúc 12 giờ trưa, tâm bão cách Quảng Ninh khoảng 140km, Hải Phòng 280km; sức gió mạnh cấp 9–10, giật cấp 12.
Phân tích về diễn biến và tác động của bão, bà Nguyễn Thanh Bình – dự báo viên chính, Phòng Dự báo số trị viễn thám (Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia) – cho biết: “Bão số 3 đã có sự thay đổi trong đêm qua. Sau khi đổ bộ vào phía nam Trung Quốc, bão đã vượt qua bán đảo Lôi Châu và tiến xuống vịnh Bắc Bộ vào sáng sớm nay.”
Theo bà Bình, thời điểm qua bán đảo Lôi Châu, bão có xu hướng giảm tốc độ, nhưng đến trưa nay đã tăng dần lên mức trung bình khoảng 15km/h, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc. “Hiện tại, hoàn lưu mây bão đã bao phủ toàn bộ khu vực Đông Bắc Bộ. Tuy nhiên, do phần mây đối lưu dày còn ở phạm vi hẹp, nên tại các tỉnh đồng bằng như Hà Nội trong sáng nay trời chỉ âm u, mưa chưa nhiều,” bà nói.
Bà Nguyễn Thanh Bình – dự báo viên chính, Phòng Dự báo số trị viễn thám (Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia).
Chuyên gia khí tượng này đặc biệt nhấn mạnh: khi bão tiến sát bờ trong tối và đêm nay, cấu trúc mây sẽ ổn định hơn và gây mưa lớn trên diện rộng. Dự kiến từ đêm nay đến sáng mai, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sẽ bước vào giai đoạn mưa lớn nhất do bão. Các tỉnh vùng núi như Thanh Hóa, Nghệ An là trọng tâm mưa cực đoan.
Bà Bình cũng cảnh báo thêm một nguy cơ thường bị chủ quan là hiện tượng sạt lở đất sau bão. Theo bà, “người dân thường chỉ lo sạt lở trong lúc mưa lớn, nhưng trên thực tế, sau khi bão tan, thời tiết vẫn tiếp tục có mưa rải rác, nền đất đã yếu và ngấm nước lâu ngày nên nguy cơ sạt lở càng cao. Đã từng có nhiều trường hợp xảy ra sạt lở nghiêm trọng dù mưa đã giảm.”
Mưa lớn có thể gây ngập lụt, thậm chí là lũ quét, sạt lở đất (ảnh minh họa).
Theo đó, Cơ quan khí tượng cũng đã phát đi bản tin dự báo do ảnh hưởng của hoàn lưu bão từ tối và đêm 21/7, vùng ven biển từ Quảng Ninh đến Nghệ An có gió mạnh dần lên cấp 7–9, vùng gần tâm bão cấp 10–11, giật cấp 14. Trong đất liền các tỉnh Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình và Thanh Hóa, gió có thể đạt cấp 6, giật cấp 7–8. Gió mạnh cấp 10–11 đủ sức làm đổ cây cối, cột điện, tốc mái nhà, gây thiệt hại nặng.
Từ đêm nay đến ngày 23/7, khu vực Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An sẽ có mưa to đến rất to, phổ biến 200–350mm, có nơi trên 600mm. Các khu vực khác ở Bắc Bộ và Hà Tĩnh mưa vừa đến to, có nơi mưa rất to với lượng phổ biến 100–200mm, cục bộ có nơi trên 300mm. Cảnh báo nguy cơ xảy ra mưa lớn cường suất cao (>150mm/3 giờ), gây lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi và ngập úng ở vùng trũng thấp.
Bắc Ninh quyết tâm trở thành "thủ phủ" giáo dục đại học
(CLO) Với tầm nhìn chiến lược về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, tỉnh Bắc Ninh đang tích cực thu hút các trường đại học uy tín đầu tư xây dựng cơ sở tại địa phương. Đây là động thái mạnh mẽ nhằm đưa Bắc Ninh trở thành một trung tâm giáo dục đại học hàng đầu khu vực, đồng thời tạo động lực thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển bền vững.
2025-07-23 03:39
Hành trình tìm lại sự sống kỳ diệu của bé 2 tuổi bị ngưng tim
GD&TĐ - Sau 2 tuần nằm cấp cứu và điều trị tại bệnh viện, bé M., bị ngưng tim đã có thể đi lại, ăn uống bình thường và không để lại di chứng thần kinh.
2025-07-23 03:38
Đại học Huế công bố điểm sàn tuyển sinh đại học năm 2025
GD&TĐ - Ngày 22/7, Hội đồng tuyển sinh Đại học Huế công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2025.
2025-07-23 03:38
Nhật Bản: Trẻ em thiếu dinh dưỡng vì lạm phát
GD&TĐ - Khảo sát mới đây của tổ chức phi lợi nhuận Good Neighbors Japan cho thấy, trẻ em Nhật Bản thiếu ăn trong kỳ nghỉ hè do giá thực phẩm và chi phí sinh hoạt tăng cao, gây nguy cơ suy dinh dưỡng.
2025-07-23 03:35
Vì sao điểm sàn xét tuyển giảm sâu?
GD&TĐ - Nhiều trường đại học, bao gồm trường công lập và tư thục, đã công bố ngưỡng điểm nhận hồ sơ xét tuyển (điểm sàn).
2025-07-23 03:34
Điều kiện để chuyển hạng chức danh sang giáo viên THCS hạng II mới?
GD&TĐ - Độc giả hỏi về điều kiện để chuyển hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS.
2025-07-23 03:33
Trường ĐH Mở Hà Nội quy đổi tương đương điểm trúng tuyển giữa các phương thức
GD&TĐ - Trường ĐH Mở Hà Nội thông báo bảng quy đổi tương đương giữa các phương thức xét tuyển đại học chính quy năm 2025.
2025-07-23 03:32
Đại học Bách Khoa TP Hồ Chí Minh giữ nguyên công thức xét tuyển, không quy đổi giữa các tổ hợp
(CLO) Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh) vừa khẳng định giữ nguyên công thức quy đổi điểm đã công bố trước đó trong phương án tuyển sinh năm 2025.
2025-07-23 03:32
Trường ĐH Mở Hà Nội quy đổi tương đương điểm trúng tuyển giữa các phương
GD&TĐ - Trường ĐH Mở Hà Nội thông báo bảng quy đổi tương đương giữa các phương thức xét tuyển đại học chính quy năm 2025.
2025-07-23 03:31
Học viện Hàng không Việt Nam sẽ mở cơ sở tại Bắc Ninh
GD&TĐ - Ngày 22/7, Học viện Hàng không Việt Nam (TPHCM) làm việc với UBND tỉnh Bắc Ninh, chính thức đề xuất xây dựng cơ sở đào tạo mới tại xã Đại Lai.
Chuyên gia khí tượng cảnh báo mưa cực đoan, sạt lở sau bão số 3