TTTĐ - "Bán anh em xa, mua láng giềng gần", câu nói của người xưa vẫn rất quý giá và cần thiết với đời sống đô thị hiện đại. Nhất là tại nơi đa phần mọi người đều từ nhiều miền Tổ quốc về sinh sống, lập nghiệp như Hà Nội, mối quan hệ xóm giềng trở thành một phần và ảnh hưởng khá nhiều tới cuộc sống của mỗi người dân. Ứng xử sao cho hài hòa với hàng xóm là chúng ta vừa tạo dựng môi trường sống thoải mái cho bản thân vừa góp phần xây dựng văn hóa người Hà Nội.
Nóng giận thì... mất bình tĩnh
Đi làm về, anh Nam vội mở cửa sổ, bật quạt lên cho mát. Bỗng đập vào mắt anh là cục nóng điều hòa của nhà hàng xóm mới lắp chĩa ngay vào cửa sổ nhà anh. Con ngách nhỏ tầm hai mét nên độ nóng phả ra càng khiến anh cảm thấy ngột ngạt.
Nhà có mỗi cái cửa sổ mở ra cho thoáng, giờ lại có như không, thậm chí còn bị hơi nóng hầm hập tỏa sang, cái nóng trong người anh bốc lên như lò lửa. Lập tức, anh Nam chạy sang nhà hàng xóm, đập cửa thùm thùm, gần như quát lên: "Anh chị có não hay không mà lắp cục nóng điều hòa chĩa ngay vào cửa sổ nhà tôi thế hả"?
Anh Trung - hàng xóm nhà anh Nam chạy ra, mặt hằm hằm nộ khí xung thiên, cũng hét lên: "Có việc gì anh từ từ nói, sao làm như phường vô học vậy"?
"Anh bảo ai vô học? Thế anh lắp cái điều hòa như cái hỏa lò chĩa sang đúng cửa sổ nhà tôi thế kia thì có học chắc"?, anh Nam cũng không vừa. Anh Trung càng gân cổ lên: "Mùa hè người ta đóng cửa sổ vào bật điều hòa cho mát, anh mở ra làm gì"?
Không chịu nổi lối nói ngang phè ấy, anh Nam bật lại: "Anh nói nghe hay nhỉ? Cửa nhà tôi, tôi chả mở thì sao, mở cũng phải xin phép anh à"?
"Tôi không bảo anh phải xin phép nhưng mùa hè người ta thường đóng cửa bật điều hòa, anh mở ra thế nóng thì anh phải chịu thôi", anh Trung thủng thẳng.
Anh Nam càng điên tiết, nói một tràng: "Có phải mùa nào cũng đóng cửa kín mít được đâu. Anh không thấy làm như thế là rất chướng à? Ngay lập tức anh phải gỡ cái cục nóng điều hòa đó đi, không thì anh đừng trách tôi. Anh cứ thử tưởng tượng tầng 3 nhà tôi cũng lắp mấy cái cục nóng chĩa sang nhà anh, anh có chịu nổi không? Ở phố, nhà cửa san sát thế này, phải nhìn nhau mà sống chứ. Anh xem có nhà nào ngang ngược như nhà anh không"?
Anh Trung vẫn khăng khăng: "Điều hòa nhà tôi vừa lắp xong sáng nay, giờ mà gỡ ra thì hỏng hết à? Với lại, anh nhìn xem, giờ lắp đâu cũng chĩa sang nhà khác, tôi chỉ có thể lắp lên sân thượng thôi. Ròng dây mấy mét lên, anh tính ra xem vật tư hết bao tiền? Có khi công tháo lắp với ống đồng còn đắt hơn cả máy".
"Đắt rẻ là chuyện nhà anh. Anh có tháo không thì bảo?", anh Nam cũng cứng rắn không kém.
Anh Trung bực lắm, định giơ nắm đấm lên nhưng nhìn thấy anh Nam cao hơn mét tám, nặng cỡ trăm cân, cởi trần trùng trục, như đấu sĩ Sumo, mỗi lần vung tay vung chân từng tảng thịt lại rung lên thì cũng trờn trợn.
Anh Trung chủ động dịu giọng trước: "Để mai tôi gọi thợ, chứ giờ này chắc chẳng ai đến cho nữa".
Anh Nam cũng vẫn sưng mặt lên: "Là do tôi không phải trước nhưng anh cũng đừng để tôi phải nóng lên nữa đấy".
Anh Trung cười hì hì. Hôm sau, cục nóng điều hòa nhà anh Trung được tháo lắp đi chỗ khác. Từ đấy, người ta thấy thi thoảng anh Trung và anh Nam lại rủ nhau đi... uống bia giải nhiệt. Những lúc vui, hai anh thường kể lại chuyện "sự tích chiếc điều hòa" ấy và cùng cười xòa.
Hàng xóm láng giềng cùng nhau thực hiện công việc chung của ngõ xóm để tăng tình đoàn kết, sẻ chia, trách nhiệm với không gian chung (Ảnh minh họa)
Hàng xóm láng giềng cùng nhau thực hiện công việc chung của ngõ xóm để tăng tình đoàn kết, sẻ chia, trách nhiệm với không gian chung (Ảnh minh họa)
"Hôm ấy tôi mà không chủ động "xuống nước" chắc phải đánh nhau to ấy chứ nhỉ", anh Trung cười. Anh Nam trợn mắt lên: "Anh nhìn anh xem có đánh được tôi không? Nói thế chứ, lúc ấy tôi đã định rồi, nếu anh không tháo thì tôi... cũng kệ anh thôi". "Hả, sao anh không nói sớm", anh Trung ngạc nhiên.
"Thế tôi nói thì anh không tháo à? Nói thế thôi chứ hàng xóm ở với nhau bao năm, ai lại nỡ...", anh Nam cười xòa.
Câu chuyện của anh Trung, anh Nam được mọi người trong xóm truyền tai nhau về "một sự nhịn, chín sự lành" và nhắc nhở nhau mỗi người biết điều một chút, bớt nóng giận đi một chút và suy nghĩ cho người khác một chút thì mối quan hệ hàng xóm láng giềng sẽ tốt đẹp, bền chặt hơn.
Giữ gìn không khí chung
Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta luôn gặp phải những tình huống, những va chạm mà nếu không khéo xử lí sẽ gây phiền phức cho chính bản thân cũng như ảnh hưởng đến không khí chung. Đặc biệt, với những tổ dân phố, những ngõ xóm với mật độ dân cư đông đúc và diện tích chật hẹp, trong bối cảnh "chín người mười làng", mỗi người có công việc riêng, cuộc sống riêng và những áp lực của đô thị, "chính bỏ làm mười" thực sự rất quan trọng.
Câu chuyện của anh Trung, anh Nam bên trên cho thấy nếu biết hóa giải thì chuyện to thành nhỏ, chuyện nhỏ thành không có gì. Dù vậy, lắp cục nóng điều hòa chĩa sang nhà nhau chỉ là một trong vô vàn những va chạm mà chúng ta có thể gặp phải hàng ngày và không phải ai cũng đủ bình tĩnh hay đủ suy nghĩ thấu đáo để ứng xử một cách hài hòa, hợp lý trước những mâu thuẫn nhiều khi xuất phát từ những việc khá nhỏ nhặt.
Bà Lâm (quận Hoàng Mai, Hà Nội) cho rằng trong tất cả những tình huống phát sinh mâu thuẫn, điều quan trọng đầu tiên phải nghĩ đến là giải quyết xong thì sẽ mang lại hiệu quả gì. Bà lấy ví dụ, ở xóm của bà có nhóm Zzalo chung. Ngoài việc thông báo những công việc chung của xóm, nhóm rất hay nhận được những câu... chửi đổng của những gia đình bị người khác vứt rác trước cửa.
Khi có tin nhắn ấy, người ủng hộ thì vào nói đế vài câu. Người không ủng hộ thì nhắc nhở rằng đây là nhóm chung, không nên bực tức nói năng văng mạng vô văn hóa. Tệ hơn nữa, có lúc người nhắn cứ nhắn, người vứt rác không nhận, không trả lời, người thấy khó chịu thì kẽo kẹt đi theo xóa những tin nhắn chửi bới đi.
Cuối cùng, thay vì mắng người vứt rác thì những người trong nhóm lại mắng mỏ lẫn nhau. Điều này vừa gây mất đoàn kết vừa không giải quyết được gốc rễ vấn đề.
Để tình nghĩa xóm giềng được trọn vẹn...
Chị Yến (quận Thanh Xuân, Hà Nội) cũng đồng tình với ý kiến này và nhấn mạnh: "Với những ngõ xóm đông như Hà Nội, việc phát sinh những mâu thuẫn nhỏ sẽ là thường xuyên, liên tục. Điều quan trọng là những người cùng sống với nhau trong không gian ấy phải xác định đặt hòa khí, tình cảm hàng xóm, láng giềng lên trên hết".
Chị Yến bày tỏ quan điểm nếu là hành vi vứt rác trước cửa nhà, thay vì chụp qua camera rồi chửi đổng, người bị vứt rác hãy chịu khó bỏ thời gian tìm hiểu quy luật, "đứng canh" và trao đổi nhẹ nhàng nhưng cương quyết với những người thường xuyên vi phạm. Nếu họ vẫn tái phạm thì có thể đề nghị họp tổ dân phố, họp xóm để cùng bàn bạc, nhắc nhở.
"Vứt rác đúng giờ, đúng nơi quy định và nâng cao tuyên truyền về ý thức giữ gìn không gian chung, người lớn nêu gương cho trẻ con, mọi người đều biết vì cái chung thì mới giải quyết được vấn đề", chị Yến nhấn mạnh.
Mùa hè Hà Nội đã chính thức bắt đầu với những ngày nắng nóng kéo dài. Việc lắp điều hòa không ý tứ, vứt rác không đúng giờ, không đúng nơi quy định, tưới cây hắt nước sang quần áo, vật dụng nhà hàng xóm và vô vàn những sơ ý khác có thể xảy ra.
Nếu ai đó cứ cố tình làm và người khác bị ảnh hưởng cũng nóng giận, mất bình tĩnh mà "xử cho đến cùng" thì chưa chắc đã hạn chế được tuyệt đối mâu thuẫn mà có khi còn làm tình cảm láng giềng sứt mẻ.
Ứng xử sao cho hài hòa, tốt cho mình nhưng cũng lợi cho người, có như thế chúng ta mới xây dựng được mối quan hệ thân thiết, vui vẻ giữa những người cùng chung không gian sống và tiếp tục duy trì, phát triển những kết quả tốt đẹp mà người Hà Nội cùng nhau vun đắp bấy lâu.
Nóng giận thì... mất bình tĩnh
Đi làm về, anh Nam vội mở cửa sổ, bật quạt lên cho mát. Bỗng đập vào mắt anh là cục nóng điều hòa của nhà hàng xóm mới lắp chĩa ngay vào cửa sổ nhà anh. Con ngách nhỏ tầm hai mét nên độ nóng phả ra càng khiến anh cảm thấy ngột ngạt.
Nhà có mỗi cái cửa sổ mở ra cho thoáng, giờ lại có như không, thậm chí còn bị hơi nóng hầm hập tỏa sang, cái nóng trong người anh bốc lên như lò lửa. Lập tức, anh Nam chạy sang nhà hàng xóm, đập cửa thùm thùm, gần như quát lên: "Anh chị có não hay không mà lắp cục nóng điều hòa chĩa ngay vào cửa sổ nhà tôi thế hả"?
Anh Trung - hàng xóm nhà anh Nam chạy ra, mặt hằm hằm nộ khí xung thiên, cũng hét lên: "Có việc gì anh từ từ nói, sao làm như phường vô học vậy"?
"Anh bảo ai vô học? Thế anh lắp cái điều hòa như cái hỏa lò chĩa sang đúng cửa sổ nhà tôi thế kia thì có học chắc"?, anh Nam cũng không vừa. Anh Trung càng gân cổ lên: "Mùa hè người ta đóng cửa sổ vào bật điều hòa cho mát, anh mở ra làm gì"?
Không chịu nổi lối nói ngang phè ấy, anh Nam bật lại: "Anh nói nghe hay nhỉ? Cửa nhà tôi, tôi chả mở thì sao, mở cũng phải xin phép anh à"?
"Tôi không bảo anh phải xin phép nhưng mùa hè người ta thường đóng cửa bật điều hòa, anh mở ra thế nóng thì anh phải chịu thôi", anh Trung thủng thẳng.
Trong cái nóng của mùa hè, việc lắp đặt dàn nóng của điều hòa cũng cần phải ý tứ để tránh ảnh hưởng đến người khác (Ảnh minh họa)
Anh Nam càng điên tiết, nói một tràng: "Có phải mùa nào cũng đóng cửa kín mít được đâu. Anh không thấy làm như thế là rất chướng à? Ngay lập tức anh phải gỡ cái cục nóng điều hòa đó đi, không thì anh đừng trách tôi. Anh cứ thử tưởng tượng tầng 3 nhà tôi cũng lắp mấy cái cục nóng chĩa sang nhà anh, anh có chịu nổi không? Ở phố, nhà cửa san sát thế này, phải nhìn nhau mà sống chứ. Anh xem có nhà nào ngang ngược như nhà anh không"?
Anh Trung vẫn khăng khăng: "Điều hòa nhà tôi vừa lắp xong sáng nay, giờ mà gỡ ra thì hỏng hết à? Với lại, anh nhìn xem, giờ lắp đâu cũng chĩa sang nhà khác, tôi chỉ có thể lắp lên sân thượng thôi. Ròng dây mấy mét lên, anh tính ra xem vật tư hết bao tiền? Có khi công tháo lắp với ống đồng còn đắt hơn cả máy".
"Đắt rẻ là chuyện nhà anh. Anh có tháo không thì bảo?", anh Nam cũng cứng rắn không kém.
Anh Trung bực lắm, định giơ nắm đấm lên nhưng nhìn thấy anh Nam cao hơn mét tám, nặng cỡ trăm cân, cởi trần trùng trục, như đấu sĩ Sumo, mỗi lần vung tay vung chân từng tảng thịt lại rung lên thì cũng trờn trợn.
Anh Trung chủ động dịu giọng trước: "Để mai tôi gọi thợ, chứ giờ này chắc chẳng ai đến cho nữa".
Anh Nam cũng vẫn sưng mặt lên: "Là do tôi không phải trước nhưng anh cũng đừng để tôi phải nóng lên nữa đấy".
Anh Trung cười hì hì. Hôm sau, cục nóng điều hòa nhà anh Trung được tháo lắp đi chỗ khác. Từ đấy, người ta thấy thi thoảng anh Trung và anh Nam lại rủ nhau đi... uống bia giải nhiệt. Những lúc vui, hai anh thường kể lại chuyện "sự tích chiếc điều hòa" ấy và cùng cười xòa.
Hàng xóm láng giềng cùng nhau thực hiện công việc chung của ngõ xóm để tăng tình đoàn kết, sẻ chia, trách nhiệm với không gian chung (Ảnh minh họa)
Hàng xóm láng giềng cùng nhau thực hiện công việc chung của ngõ xóm để tăng tình đoàn kết, sẻ chia, trách nhiệm với không gian chung (Ảnh minh họa)
"Hôm ấy tôi mà không chủ động "xuống nước" chắc phải đánh nhau to ấy chứ nhỉ", anh Trung cười. Anh Nam trợn mắt lên: "Anh nhìn anh xem có đánh được tôi không? Nói thế chứ, lúc ấy tôi đã định rồi, nếu anh không tháo thì tôi... cũng kệ anh thôi". "Hả, sao anh không nói sớm", anh Trung ngạc nhiên.
"Thế tôi nói thì anh không tháo à? Nói thế thôi chứ hàng xóm ở với nhau bao năm, ai lại nỡ...", anh Nam cười xòa.
Câu chuyện của anh Trung, anh Nam được mọi người trong xóm truyền tai nhau về "một sự nhịn, chín sự lành" và nhắc nhở nhau mỗi người biết điều một chút, bớt nóng giận đi một chút và suy nghĩ cho người khác một chút thì mối quan hệ hàng xóm láng giềng sẽ tốt đẹp, bền chặt hơn.
Giữ gìn không khí chung
Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta luôn gặp phải những tình huống, những va chạm mà nếu không khéo xử lí sẽ gây phiền phức cho chính bản thân cũng như ảnh hưởng đến không khí chung. Đặc biệt, với những tổ dân phố, những ngõ xóm với mật độ dân cư đông đúc và diện tích chật hẹp, trong bối cảnh "chín người mười làng", mỗi người có công việc riêng, cuộc sống riêng và những áp lực của đô thị, "chính bỏ làm mười" thực sự rất quan trọng.
Câu chuyện của anh Trung, anh Nam bên trên cho thấy nếu biết hóa giải thì chuyện to thành nhỏ, chuyện nhỏ thành không có gì. Dù vậy, lắp cục nóng điều hòa chĩa sang nhà nhau chỉ là một trong vô vàn những va chạm mà chúng ta có thể gặp phải hàng ngày và không phải ai cũng đủ bình tĩnh hay đủ suy nghĩ thấu đáo để ứng xử một cách hài hòa, hợp lý trước những mâu thuẫn nhiều khi xuất phát từ những việc khá nhỏ nhặt.
Bà Lâm (quận Hoàng Mai, Hà Nội) cho rằng trong tất cả những tình huống phát sinh mâu thuẫn, điều quan trọng đầu tiên phải nghĩ đến là giải quyết xong thì sẽ mang lại hiệu quả gì. Bà lấy ví dụ, ở xóm của bà có nhóm Zzalo chung. Ngoài việc thông báo những công việc chung của xóm, nhóm rất hay nhận được những câu... chửi đổng của những gia đình bị người khác vứt rác trước cửa.
Khi có tin nhắn ấy, người ủng hộ thì vào nói đế vài câu. Người không ủng hộ thì nhắc nhở rằng đây là nhóm chung, không nên bực tức nói năng văng mạng vô văn hóa. Tệ hơn nữa, có lúc người nhắn cứ nhắn, người vứt rác không nhận, không trả lời, người thấy khó chịu thì kẽo kẹt đi theo xóa những tin nhắn chửi bới đi.
Cuối cùng, thay vì mắng người vứt rác thì những người trong nhóm lại mắng mỏ lẫn nhau. Điều này vừa gây mất đoàn kết vừa không giải quyết được gốc rễ vấn đề.
Để tình nghĩa xóm giềng được trọn vẹn...
Chị Yến (quận Thanh Xuân, Hà Nội) cũng đồng tình với ý kiến này và nhấn mạnh: "Với những ngõ xóm đông như Hà Nội, việc phát sinh những mâu thuẫn nhỏ sẽ là thường xuyên, liên tục. Điều quan trọng là những người cùng sống với nhau trong không gian ấy phải xác định đặt hòa khí, tình cảm hàng xóm, láng giềng lên trên hết".
Chị Yến bày tỏ quan điểm nếu là hành vi vứt rác trước cửa nhà, thay vì chụp qua camera rồi chửi đổng, người bị vứt rác hãy chịu khó bỏ thời gian tìm hiểu quy luật, "đứng canh" và trao đổi nhẹ nhàng nhưng cương quyết với những người thường xuyên vi phạm. Nếu họ vẫn tái phạm thì có thể đề nghị họp tổ dân phố, họp xóm để cùng bàn bạc, nhắc nhở.
"Vứt rác đúng giờ, đúng nơi quy định và nâng cao tuyên truyền về ý thức giữ gìn không gian chung, người lớn nêu gương cho trẻ con, mọi người đều biết vì cái chung thì mới giải quyết được vấn đề", chị Yến nhấn mạnh.
Mùa hè Hà Nội đã chính thức bắt đầu với những ngày nắng nóng kéo dài. Việc lắp điều hòa không ý tứ, vứt rác không đúng giờ, không đúng nơi quy định, tưới cây hắt nước sang quần áo, vật dụng nhà hàng xóm và vô vàn những sơ ý khác có thể xảy ra.
Nếu ai đó cứ cố tình làm và người khác bị ảnh hưởng cũng nóng giận, mất bình tĩnh mà "xử cho đến cùng" thì chưa chắc đã hạn chế được tuyệt đối mâu thuẫn mà có khi còn làm tình cảm láng giềng sứt mẻ.
Ứng xử sao cho hài hòa, tốt cho mình nhưng cũng lợi cho người, có như thế chúng ta mới xây dựng được mối quan hệ thân thiết, vui vẻ giữa những người cùng chung không gian sống và tiếp tục duy trì, phát triển những kết quả tốt đẹp mà người Hà Nội cùng nhau vun đắp bấy lâu.
Hà Nội tuyển bổ sung 1.132 học sinh vào lớp 10 trường công lập
GD&TĐ - Tổng số học sinh được tuyển vào các trường theo thông báo của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội là 1.132 học sinh.
2025-07-25 02:25
Tuyển sinh đầu cấp tại Đà Nẵng: Áp lực dồn về khu đô thị mới
GD&TĐ - “Điểm nóng” tuyển sinh đầu cấp của TP Đà Nẵng có sự dịch chuyển từ các trường ở trung tâm sang trường học ở khu đô thị mới.
2025-07-25 02:24
Cẩm nang định hình bản sắc văn hóa Việt trong thời đại số
GD&TĐ - “Nhận diện văn hóa trong không gian số” là một trong những công trình đầu tiên tại Việt Nam tiếp cận chuyên sâu về văn hóa trong môi trường số.
2025-07-25 02:23
Kiểm soát lây nhiễm COVID-19 trong bệnh viện hiện nay như thế nào?
(CLO) Trước diễn biến dịch COVID-19 vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, Bộ Y tế vừa ban hành Hướng dẫn mới nhất về phòng và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 trong cơ sở khám, chữa bệnh.
2025-07-25 02:23
TPHCM: Đã có 10 ca sốt xuất huyết tử vong
GD&TĐ - Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM phát cảnh báo khi có 10 ca tử vong do sốt xuất huyết, tăng gần 160% so với cùng kỳ năm 2024.
2025-07-25 02:23
Sở Y tế TP HCM kiểm tra đột xuất phòng khám Khang Thịnh, phát hiện dấu hiệu 'vẽ bệnh moi tiền'
(CLO) Ngày 24/7, Sở Y Tế TP HCM cho biết vừa phối hợp kiểm tra đột xuất Phòng khám Đa khoa Khang Thịnh sau phản ánh từ người dân. Qua hồ sơ và dữ liệu nội bộ, lực lượng chức năng phát hiện nhiều dấu hiệu bất thường như lập hồ sơ mập mờ, thu phí không rõ ràng và lưu trữ hàng trăm ảnh bệnh lý không có danh tính.
2025-07-25 02:23
TPHCM ghi nhận ca đầu tiên mắc bệnh ho gà trong năm
GD&TĐ - Ngày 24/7, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM (HCDC), ca bệnh ho gà đầu tiên trong năm là trẻ nhỏ khoảng 1 tháng tuổi.
2025-07-25 02:21
4 ổ dịch sốt xuất huyết chưa được dập tại Hà Nội, nguy cơ bùng phát
(CLO) Tính đến ngày 23/7, Hà Nội ghi nhận 403 ca mắc sốt xuất huyết, giảm gần 69% so với cùng kỳ năm 2024. Tuy nhiên, thành phố vẫn còn 4 ổ dịch đang hoạt động tại Phú Xuyên, Xuân Phương, Hát Môn và Tây Hồ, mỗi nơi từ 5–7 bệnh nhân.
2025-07-24 09:18
Văn học trẻ ‘lên tiếng’ trong Cuộc thi truyện ngắn Báo Văn nghệ 2022–2024
(CLO) Cuộc thi truyện ngắn do Báo Văn nghệ tổ chức giai đoạn 2022 - 2024 đã chính thức khép lại bằng lễ trao giải vào sáng nay 24/7/2025 tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam (Hà Nội), đánh dấu một chặng đường dài và nhiều dấu ấn trong đời sống văn học Việt Nam đương đại.
2025-07-24 09:15
Hoa quả nhiệt đới thơm ngon, nhưng có thể là 'mối nguy' cho làn da trẻ nhỏ
GD&TĐ -Hè đến, những loại trái cây nhiệt đới như sầu riêng, mít, nhãn… ngon miệng nhưng dễ gây hại da, đặc biệt là với làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.