GD&TĐ - Theo trang web StatCounter, lần đầu tiên sau gần một thập kỷ, thị phần của “gã khổng lồ tìm kiếm” Google Search giảm vào quý cuối năm 2024, khi đạt 89,34%.
Lý do là sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo (AI) khiến thói quen người dùng dần thay đổi.
Lợi thế của AI
Nhà sáng lập International Blockchain Consulting Group - Mario Nawfal lần đầu chia sẻ thông tin này trên tài khoản X (trước đây là Twitter) của mình rằng: “Tại sao phải tìm kiếm các liên kết khi bạn có thể chỉ cần Grok nó và đi thẳng vào vấn đề?”.
Sau đó, tỷ phú Elon Musk đã đăng lại điều này, thêm chú thích: “AI sẽ loại bỏ tìm kiếm @grok” và ông nhận định, AI sẽ làm thay đổi toàn bộ cách chúng ta tìm kiếm thông tin trên Internet. Các công cụ tìm kiếm truyền thống như Google có thể sớm trở thành quá khứ khi AI phát triển đủ mạnh để cung cấp câu trả lời chính xác, nhanh gọn và cá nhân hóa hơn.
Tỷ phú Elon Musk cho rằng, với sự ra đời của các chatbot ngày càng thông minh như Grok, người dùng sẽ không còn cần phải bấm qua hàng loạt liên kết hay đối mặt với kết quả tìm kiếm lộn xộn như hiện nay. Thay vào đó, chỉ với một câu hỏi đơn giản, AI có thể trả lời trực tiếp, thậm chí giải thích sâu hơn theo ngữ cảnh và nhu cầu cụ thể của từng cá nhân. Xu hướng này sẽ dần phổ biến và trở thành chuẩn mực mới cho việc tra cứu thông tin.
Thực tế, các chuyên gia công nghệ cho rằng, tìm kiếm bằng AI thực sự có thể thuận tiện hơn so với việc sàng lọc qua các kết quả tìm kiếm dựa trên trang web. Google đôi khi cố gắng đưa kết quả tốt nhất lên trang đầu của công cụ tìm kiếm.
Tuy nhiên, nhiều “chuyên gia SEO” vẫn gian lận hệ thống kết quả chỉ để đưa trang web của họ lên đầu. Ngoài ra, một vấn đề khác là kết quả được tài trợ, có thể gây nhầm lẫn cho những người chỉ muốn có câu trả lời tốt nhất cho các truy vấn của họ.
Mặt khác, tìm kiếm AI cũng không hoàn hảo. Chúng ta đã thấy một số câu trả lời AI bất hợp lý từ Google. Vì vậy, nếu chỉ dựa vào kết quả, người dùng không thể hoàn toàn tin tưởng vào câu trả lời do hệ thống đưa ra.
Thay vào đó, người dùng luôn phải yêu cầu hệ thống cung cấp nguồn để có thể tự mình xác định xem câu trả lời là đúng hay sai. Đây có thể là một vấn đề nếu người dùng không thực hiện bước xác minh và hoàn toàn tin tưởng vào câu trả lời của AI.
Quan trọng hơn, các công ty AI đang đầu tư hàng tỷ USD vào nghiên cứu và phát triển. Vì vậy, nếu không trả phí để sử dụng, người dùng sẽ phải xem hàng loạt quảng cáo khi sử dụng tìm kiếm AI.
Xu hướng tìm kiếm bằng các công cụ AI như Perplexity đang ngày càng thịnh hành. Ảnh: INT
Những công cụ tìm kiếm được ưa chuộng
Một khảo sát của The Information thực hiện cuối năm ngoái cho thấy, 55% người tham gia cho biết đang sử dụng chatbot thay vì công cụ tìm kiếm thông thường cho các truy vấn hằng ngày. Tận dụng xu thế này, các đối thủ lớn trong ngành AI đang chạy đua để nâng cấp khả năng tìm kiếm thông tin thời gian thực cho chatbot của mình.
Một trong những công cụ tìm kiếm được ưa chuộng hiện nay là Perplexity. Công cụ này vượt trội với khả năng tìm kiếm từ nhiều nguồn như video, blog đến bài viết chuyên sâu trong thời gian ngắn, trình bày nội dung theo từng gạch đầu dòng một cách dễ hiểu.
Nếu người dùng đang làm nghiên cứu hay luận án, Perplexity sẽ hỗ trợ tốt với khả năng đọc hiểu ngữ cảnh. Từ đó, cho phép người dùng đặt câu hỏi liên tục và sắp xếp các cuộc hội thoại theo nhóm để dễ lưu trữ.
Theo đánh giá, Perplexity đưa ra trải nghiệm tìm kiếm bằng AI toàn diện. Tuy nhiên, chatbot vẫn chưa nhạy với những sự kiện đang diễn ra, ví dụ như điểm số một trận đấu. Công ty mẹ của Perplexity từng bị kiện vì sử dụng nội dung từ báo chí mà không trả phí.
Dù đưa thông tin từ nhiều nguồn, Perplexity bị nghi ngờ về tính chính xác. Thậm chí, công cụ đã bị đánh giá đưa nội dung thiếu trung thực và đạo văn. Người dùng sẽ cần kiểm chứng những chi tiết quan trọng nếu muốn trích dẫn.
Trong khi đó, AI Overview là tính năng được tích hợp trực tiếp vào trang tìm kiếm của Google, mang đến sự kết hợp giữa công cụ tìm kiếm truyền thống và trí tuệ nhân tạo trên cùng một nền tảng.
Khi người dùng đặt câu hỏi, chatbot sẽ đính kèm bản tóm tắt của một vài nguồn liên quan ở đầu danh sách hiển thị, tăng tính tiện lợi trong trải nghiệm. Ngoài ra, AI Overview giúp khơi mở ý tưởng khá tốt với khả năng đề xuất đa dạng nội dung như hình ảnh, liên kết, video.
Với nguồn dữ liệu khổng lồ từ các website thương mại điện tử, đánh giá người dùng, Google Shopping, Maps, YouTube, Ads… Google AI Overview hoạt động vượt trội trong các truy vấn mang tính thương mại và giao dịch.
Người dùng có thể nhờ công cụ đánh giá, so sánh giữa nhiều sản phẩm để đưa ra lựa chọn tối ưu. Công cụ chỉ hiển thị khi đã kiểm chứng được thông tin của mình. Điểm trừ lớn nhất của công cụ là người dùng không thể đặt câu hỏi tiếp theo, hay giao tiếp với chatbot để phát triển thêm ý tưởng.
Ngược lại với Google AI Overview, ChatGPT của OpenAI có bộ nhớ ấn tượng, phù hợp với những câu hỏi mở, đáp ứng nhu cầu khai thác thêm từ ý tưởng có sẵn. Khả năng ghi nhớ các cuộc hội thoại trước, cũng như sở thích, đặc điểm của người dùng giúp chatbot nhanh chóng hiểu được ngữ cảnh vấn đề.
Kết quả mà ChatGPT mang đến khá cập nhật và chính xác với thời gian thực, như giá vàng, thời tiết, thị trường. Đi kèm theo từng dòng văn bản là nguồn dẫn minh bạch, cho người dùng kiểm tra độ tin cậy của thông tin.
Tuy nhiên, khả năng trả lời sâu của ChatGPT cũng mang lại tác dụng ngược khi người dùng đặt những câu hỏi đơn giản, hay mang tính thương mại. Phần mềm sẽ đưa ra giải thích có phần quá chi tiết, nhưng lại không áp dụng thực tế được như Google AI Overview.
Tỷ phú Elon Musk từng cảnh báo rằng, khả năng AI trở nên thông minh hơn con người và trở thành mối đe dọa thực sự với nhân loại là có thật, dù xác suất đưa ra chỉ khoảng 20%. Dự đoán của Musk là 1 - 2 năm tới, AI sẽ vượt qua trí tuệ con người và tới năm 2029 hoặc 2030, có thể đạt tới trình độ “thông minh hơn tổng hợp toàn nhân loại”.
Để chuẩn bị cho tương lai này, Musk đã lập nên xAI - công ty chuyên về trí tuệ nhân tạo - và phát triển chatbot Grok. Phiên bản mới nhất, Grok 3, được giới thiệu là chatbot “thông minh nhất trên Trái đất” với khả năng hiểu sâu các khái niệm toán học, khoa học và lập trình, thậm chí vượt trội hơn cả những đối thủ sừng sỏ trong lĩnh vực này.
Thị phần của Google Search đã giảm xuống dưới 90% vào cuối năm 2024. Ảnh: INT
Lý do là sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo (AI) khiến thói quen người dùng dần thay đổi.
Lợi thế của AI
Nhà sáng lập International Blockchain Consulting Group - Mario Nawfal lần đầu chia sẻ thông tin này trên tài khoản X (trước đây là Twitter) của mình rằng: “Tại sao phải tìm kiếm các liên kết khi bạn có thể chỉ cần Grok nó và đi thẳng vào vấn đề?”.
Sau đó, tỷ phú Elon Musk đã đăng lại điều này, thêm chú thích: “AI sẽ loại bỏ tìm kiếm @grok” và ông nhận định, AI sẽ làm thay đổi toàn bộ cách chúng ta tìm kiếm thông tin trên Internet. Các công cụ tìm kiếm truyền thống như Google có thể sớm trở thành quá khứ khi AI phát triển đủ mạnh để cung cấp câu trả lời chính xác, nhanh gọn và cá nhân hóa hơn.
Tỷ phú Elon Musk cho rằng, với sự ra đời của các chatbot ngày càng thông minh như Grok, người dùng sẽ không còn cần phải bấm qua hàng loạt liên kết hay đối mặt với kết quả tìm kiếm lộn xộn như hiện nay. Thay vào đó, chỉ với một câu hỏi đơn giản, AI có thể trả lời trực tiếp, thậm chí giải thích sâu hơn theo ngữ cảnh và nhu cầu cụ thể của từng cá nhân. Xu hướng này sẽ dần phổ biến và trở thành chuẩn mực mới cho việc tra cứu thông tin.
Thực tế, các chuyên gia công nghệ cho rằng, tìm kiếm bằng AI thực sự có thể thuận tiện hơn so với việc sàng lọc qua các kết quả tìm kiếm dựa trên trang web. Google đôi khi cố gắng đưa kết quả tốt nhất lên trang đầu của công cụ tìm kiếm.
Tuy nhiên, nhiều “chuyên gia SEO” vẫn gian lận hệ thống kết quả chỉ để đưa trang web của họ lên đầu. Ngoài ra, một vấn đề khác là kết quả được tài trợ, có thể gây nhầm lẫn cho những người chỉ muốn có câu trả lời tốt nhất cho các truy vấn của họ.
Mặt khác, tìm kiếm AI cũng không hoàn hảo. Chúng ta đã thấy một số câu trả lời AI bất hợp lý từ Google. Vì vậy, nếu chỉ dựa vào kết quả, người dùng không thể hoàn toàn tin tưởng vào câu trả lời do hệ thống đưa ra.
Thay vào đó, người dùng luôn phải yêu cầu hệ thống cung cấp nguồn để có thể tự mình xác định xem câu trả lời là đúng hay sai. Đây có thể là một vấn đề nếu người dùng không thực hiện bước xác minh và hoàn toàn tin tưởng vào câu trả lời của AI.
Quan trọng hơn, các công ty AI đang đầu tư hàng tỷ USD vào nghiên cứu và phát triển. Vì vậy, nếu không trả phí để sử dụng, người dùng sẽ phải xem hàng loạt quảng cáo khi sử dụng tìm kiếm AI.
Xu hướng tìm kiếm bằng các công cụ AI như Perplexity đang ngày càng thịnh hành. Ảnh: INT
Những công cụ tìm kiếm được ưa chuộng
Một khảo sát của The Information thực hiện cuối năm ngoái cho thấy, 55% người tham gia cho biết đang sử dụng chatbot thay vì công cụ tìm kiếm thông thường cho các truy vấn hằng ngày. Tận dụng xu thế này, các đối thủ lớn trong ngành AI đang chạy đua để nâng cấp khả năng tìm kiếm thông tin thời gian thực cho chatbot của mình.
Một trong những công cụ tìm kiếm được ưa chuộng hiện nay là Perplexity. Công cụ này vượt trội với khả năng tìm kiếm từ nhiều nguồn như video, blog đến bài viết chuyên sâu trong thời gian ngắn, trình bày nội dung theo từng gạch đầu dòng một cách dễ hiểu.
Nếu người dùng đang làm nghiên cứu hay luận án, Perplexity sẽ hỗ trợ tốt với khả năng đọc hiểu ngữ cảnh. Từ đó, cho phép người dùng đặt câu hỏi liên tục và sắp xếp các cuộc hội thoại theo nhóm để dễ lưu trữ.
Theo đánh giá, Perplexity đưa ra trải nghiệm tìm kiếm bằng AI toàn diện. Tuy nhiên, chatbot vẫn chưa nhạy với những sự kiện đang diễn ra, ví dụ như điểm số một trận đấu. Công ty mẹ của Perplexity từng bị kiện vì sử dụng nội dung từ báo chí mà không trả phí.
Dù đưa thông tin từ nhiều nguồn, Perplexity bị nghi ngờ về tính chính xác. Thậm chí, công cụ đã bị đánh giá đưa nội dung thiếu trung thực và đạo văn. Người dùng sẽ cần kiểm chứng những chi tiết quan trọng nếu muốn trích dẫn.
Trong khi đó, AI Overview là tính năng được tích hợp trực tiếp vào trang tìm kiếm của Google, mang đến sự kết hợp giữa công cụ tìm kiếm truyền thống và trí tuệ nhân tạo trên cùng một nền tảng.
Khi người dùng đặt câu hỏi, chatbot sẽ đính kèm bản tóm tắt của một vài nguồn liên quan ở đầu danh sách hiển thị, tăng tính tiện lợi trong trải nghiệm. Ngoài ra, AI Overview giúp khơi mở ý tưởng khá tốt với khả năng đề xuất đa dạng nội dung như hình ảnh, liên kết, video.
Với nguồn dữ liệu khổng lồ từ các website thương mại điện tử, đánh giá người dùng, Google Shopping, Maps, YouTube, Ads… Google AI Overview hoạt động vượt trội trong các truy vấn mang tính thương mại và giao dịch.
Người dùng có thể nhờ công cụ đánh giá, so sánh giữa nhiều sản phẩm để đưa ra lựa chọn tối ưu. Công cụ chỉ hiển thị khi đã kiểm chứng được thông tin của mình. Điểm trừ lớn nhất của công cụ là người dùng không thể đặt câu hỏi tiếp theo, hay giao tiếp với chatbot để phát triển thêm ý tưởng.
Ngược lại với Google AI Overview, ChatGPT của OpenAI có bộ nhớ ấn tượng, phù hợp với những câu hỏi mở, đáp ứng nhu cầu khai thác thêm từ ý tưởng có sẵn. Khả năng ghi nhớ các cuộc hội thoại trước, cũng như sở thích, đặc điểm của người dùng giúp chatbot nhanh chóng hiểu được ngữ cảnh vấn đề.
Kết quả mà ChatGPT mang đến khá cập nhật và chính xác với thời gian thực, như giá vàng, thời tiết, thị trường. Đi kèm theo từng dòng văn bản là nguồn dẫn minh bạch, cho người dùng kiểm tra độ tin cậy của thông tin.
Tuy nhiên, khả năng trả lời sâu của ChatGPT cũng mang lại tác dụng ngược khi người dùng đặt những câu hỏi đơn giản, hay mang tính thương mại. Phần mềm sẽ đưa ra giải thích có phần quá chi tiết, nhưng lại không áp dụng thực tế được như Google AI Overview.
Tỷ phú Elon Musk từng cảnh báo rằng, khả năng AI trở nên thông minh hơn con người và trở thành mối đe dọa thực sự với nhân loại là có thật, dù xác suất đưa ra chỉ khoảng 20%. Dự đoán của Musk là 1 - 2 năm tới, AI sẽ vượt qua trí tuệ con người và tới năm 2029 hoặc 2030, có thể đạt tới trình độ “thông minh hơn tổng hợp toàn nhân loại”.
Để chuẩn bị cho tương lai này, Musk đã lập nên xAI - công ty chuyên về trí tuệ nhân tạo - và phát triển chatbot Grok. Phiên bản mới nhất, Grok 3, được giới thiệu là chatbot “thông minh nhất trên Trái đất” với khả năng hiểu sâu các khái niệm toán học, khoa học và lập trình, thậm chí vượt trội hơn cả những đối thủ sừng sỏ trong lĩnh vực này.
Trường học TPHCM ra mắt câu lạc bộ Khoa học - Khơi nguồn sáng tạo
GD&TĐ - Ngày 23/7, Trường Tiểu học Phú Thọ (phường Phú Thọ, TPHCM) ra mắt câu lạc bộ Khoa học - Khơi nguồn sáng tạo năm học 2025-2026.
2025-07-23 09:38
Nỗ lực dạy tiếng Việt cho trẻ người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1
GD&TĐ - Trường TH Phan Thanh 1 (Lâm Đồng) nỗ lực triển khai chương trình dạy chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số, chuẩn bị vào lớp 1.
2025-07-23 09:37
LogicLab nhận thẩm định chương trình học từ Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
GD&TĐ -Trong khuôn khổ Ngày hội Sáng tạo 2025, LogicLab đã ký kết hợp tác chiến lược với Bricks 4 Kidz® Hoa Kỳ.
2025-07-23 09:33
“Sợ thất nghiệp” vì học cao đẳng
(CLO) Giữa cơn "sốt" tuyển sinh đại học, hàng triệu phụ huynh và thí sinh vẫn đang chênh vênh với câu hỏi cũ kỹ: Liệu tấm bằng cao đẳng có đủ sức mở lối tương lai, hay chỉ là con đường dẫn đến thất nghiệp? Định kiến ăn sâu đang bóp nghẹt những lựa chọn cơ hội việc làm tiềm năng và mức lương hấp dẫn.
2025-07-23 09:31
Điểm sàn xét tuyển Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội năm 2025
GD&TĐ - Ngày 23/7, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội thông báo ngưỡng đảm bảo chất lượng và quy đổi tương đương giữa các phương án tuyển sinh.
2025-07-23 09:28
Trường Đại học Bình Dương lấy điểm sàn 15 cho hầu hết các ngành
GD&TĐ - Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu (điểm sàn) của Trường Đại học Bình Dương (TPHCM) dao động từ 15 - 19 điểm tùy ngành, phương thức.
2025-07-23 09:27
Bê bối giáo dục y khoa chấn động Ấn Độ
GD&TĐ - Đối với công chúng Ấn Độ, vụ bê bối này đã để lại một vết nhơ sâu sắc về sự xuống cấp đạo đức trong hệ thống giáo dục.
2025-07-23 09:25
Điểm sàn nhóm ngành đào tạo giáo viên năm 2025: Bảo đảm đủ nguồn tuyển, chất lượng
GD&TĐ - Đại diện các trường ghi nhận, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) nhóm ngành đào tạo giáo viên năm 2025 phù hợp với thực tiễn; vừa bảo đảm đủ nguồn tuyển, vừa giữ được chất lượng cho nhóm ngành này.
2025-07-23 09:23
Bí quyết học tập của các thí sinh đạt 10 điểm môn Toán
GD&TĐ - Để đạt kết quả ấn tượng tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, các thí sinh đều có cho mình chiến lược học tập và kế hoạch ôn luyện rõ ràng.
2025-07-23 08:47
Chọn ngành bền vững giữa kỷ nguyên AI: Quản trị Nhân lực tại HSU - 95% sinh viên có việc làm trước khi ra trường
Khi doanh nghiệp cần những người không chỉ hiểu con người mà còn biết kết nối con người với công nghệ để thúc đẩy hiệu suất, giữ chân nhân tài và xây dựng tổ chức phát triển bền vững, vai trò của ngành Nhân sự ngày càng trở nên thiết yếu. Tại Trường Đại học Hoa Sen (HSU), sinh viên ngành Quản trị Nhân lực được đào tạo theo chuẩn quốc tế, phát triển năng lực toàn diện và bám sát nhu cầu thực tiễn.