GD&TĐ - Công nghệ giao diện não - máy tính (BCI) đang biến điều tưởng chừng là khoa học viễn tưởng thành hiện thực.
Với khả năng giải mã tín hiệu não và điều khiển thiết bị bằng ý nghĩ, BCI không chỉ mở ra hy vọng phục hồi chức năng cho người bị liệt, mà còn đặt nền móng cho một kỷ nguyên tương tác mới giữa con người và máy móc.
Công nghệ đột phá
Trung Quốc vừa đạt bước tiến quan trọng trong lĩnh vực giao diện não - máy tính (BCI) khi bệnh nhân liệt tứ chi đầu tiên đã có thể điều khiển máy tính và trò chơi điện tử chỉ bằng suy nghĩ, sau khi được cấy ghép thiết bị BCI xâm lấn không dây.
Thông tin được Trung tâm Xuất sắc về Khoa học Não bộ và Công nghệ Trí tuệ (CEBSIT), trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc công bố. Ca phẫu thuật được thực hiện vào ngày 25/3 tại Bệnh viện Hoa Sơn (Đại học Phúc Đán), sau khi Trung Quốc khởi động thử nghiệm lâm sàng thiết bị này vào đầu tháng 3.
Chỉ sau 2 - 3 tuần huấn luyện hậu phẫu, bệnh nhân đã có thể sử dụng thiết bị để điều khiển máy tính, chơi game đua xe, cờ vua và các ứng dụng khác, hoàn toàn bằng tín hiệu thần kinh từ não. Người này bị mất cả bốn chi do tai nạn điện giật cách đây 13 năm.
Thành công này đưa Trung Quốc trở thành quốc gia thứ hai trên thế giới, sau Mỹ với đại diện là Neuralink, tiến hành thử nghiệm lâm sàng công nghệ BCI xâm lấn. Thiết bị được CEBSIT phát triển có kích thước nhỏ gọn như một đồng xu, với điện cực siêu mảnh và linh hoạt gấp 100 lần so với các sản phẩm cùng loại, giúp hạn chế tổn thương mô não và duy trì kết nối ổn định trong thời gian dài.
Theo CEBSIT, hệ thống BCI dự kiến sẽ được cấp phép và thương mại hóa vào năm 2028, mang lại giải pháp công nghệ cho hàng triệu người bị chấn thương tủy sống, cụt chi hoặc mắc các bệnh thần kinh vận động nghiêm trọng.
Cùng với đó, Trung Quốc cũng ban hành các quy định định giá dịch vụ y tế liên quan đến công nghệ BCI, bao gồm phí cấy ghép và tháo gỡ thiết bị, tạo nền tảng pháp lý cho việc ứng dụng rộng rãi trong tương lai.
Bước tiếp theo, nhóm nghiên cứu sẽ thử nghiệm khả năng điều khiển cánh tay robot, cho phép bệnh nhân thực hiện các thao tác như cầm nắm vật thể - mở rộng triển vọng ứng dụng của công nghệ BCI vào cuộc sống thực.
Theo cơ sở dữ liệu nghiên cứu y sinh của Mỹ, hiện có hơn 45 thử nghiệm lâm sàng liên quan đến công nghệ BCI được triển khai, chủ yếu tập trung vào hỗ trợ điều trị các rối loạn thần kinh, phục hồi chức năng sau chấn thương não và phát triển các ứng dụng điều khiển thiết bị bằng ý nghĩ.
Ông Rajesh Rao, đồng Giám đốc Trung tâm Công nghệ Thần kinh (Đại học Washington, Mỹ), cho biết, nhiều phòng thí nghiệm đã chứng minh khả năng sử dụng BCI để điều khiển con trỏ máy tính một cách chính xác.
Trong số các đơn vị tiên phong, Neuralink, công ty do Elon Musk sáng lập, có 2 điểm đột phá. Thứ nhất là sử dụng robot để cấy các sợi điện cực linh hoạt vào não. Thứ hai là khả năng ghi nhận hoạt động của nhiều tế bào thần kinh hơn so với các thiết bị truyền thống.
Tuy nhiên, ông Rao cho rằng, lợi thế của Neuralink vẫn cần thời gian để kiểm chứng. Một số công ty đối thủ như Synchron, Blackrock Neurotech hay Onward Medical đã triển khai thử nghiệm BCI trên người với phương pháp ít xâm lấn hơn hoặc tích hợp giữa ghi nhận thần kinh và kích thích điều trị - được đánh giá là linh hoạt và thực tế hơn trong điều kiện lâm sàng.
Người mất khả năng nói có thể giao tiếp bằng ý nghĩ.
Cá nhân hóa điều trị
Ông Marco Baptista, Giám đốc khoa học của Quỹ Christopher & Dana Reeve - tổ chức hỗ trợ người bị liệt, nhận định BCI là công nghệ “đầy hứa hẹn” trong việc mở rộng khả năng phục hồi vận động. Dù chưa đầu tư cho Neuralink, ông cho biết, quỹ luôn sẵn sàng hỗ trợ những nghiên cứu “rủi ro cao, tiềm năng lớn”.
“Chúng ta chưa thể biết công nghệ nào sẽ chiến thắng. Nhưng chính những dự án táo bạo như thế này sẽ định hình tương lai phục hồi chức năng cho hàng triệu người”, ông Baptista nhấn mạnh.
Từ một ý tưởng thuộc về khoa học viễn tưởng, công nghệ BCI đang dần trở thành hiện thực, đánh dấu bước ngoặt mới trong quan hệ giữa con người và máy móc. Bằng cách giải mã tín hiệu thần kinh và chuyển chúng thành lệnh điều khiển, BCI giúp thiết lập kênh giao tiếp trực tiếp giữa não người và các thiết bị điện tử - mở ra hy vọng phục hồi chức năng cho bệnh nhân liệt, mất ngôn ngữ hoặc mắc bệnh thoái hóa thần kinh.
Theo một đánh giá chuyên sâu do Giáo sư Zhao Jizong, làm việc tại Bệnh viện Tiantan (Trung Quốc), công bố trên tạp chí Y khoa của Bệnh viện Cao đẳng Y khoa Liên hợp Bắc Kinh, BCI đang định hình lại phẫu thuật thần kinh hiện đại.
Công nghệ này đã chứng minh hiệu quả trong việc hỗ trợ bệnh nhân bị liệt vận động trở lại, giúp người mất khả năng nói có thể giao tiếp bằng ý nghĩ và thậm chí hỗ trợ điều trị bệnh Parkinson, động kinh qua các hệ thống kích thích thần kinh vòng kín.
Các thiết bị BCI hiện nay trải rộng từ tai nghe không xâm lấn đến mảng điện cực siêu nhỏ cấy trực tiếp vào não. Các loại điện cực mới, chẳng hạn chip graphene hoặc màng linh hoạt, giúp cải thiện độ phân giải tín hiệu, đồng thời giảm thiểu tổn thương mô não. Trong phẫu thuật, BCI được ứng dụng để tạo bản đồ não theo thời gian thực, giúp bác sĩ xác định chính xác vùng nhận thức và vận động cần bảo tồn trong quá trình cắt bỏ khối u.
Kết hợp với trí tuệ nhân tạo, BCI đang nhanh chóng chuyển mình từ công cụ hỗ trợ sang nền tảng can thiệp thần kinh chính xác. Các thuật toán học sâu cho phép giải mã tín hiệu thần kinh ngày càng hiệu quả, rút ngắn thời gian xử lý và cải thiện độ chính xác.
Tuy vậy, công nghệ này vẫn đối mặt nhiều thách thức như ổn định tín hiệu lâu dài, khả năng tương thích sinh học, chi phí sản xuất và các rào cản đạo đức liên quan đến quyền riêng tư, danh tính và ý chí tự chủ. Các chuyên gia kêu gọi thiết lập khung pháp lý rõ ràng để đảm bảo BCI được phát triển và sử dụng một cách minh bạch, an toàn và công bằng.
Trong tương lai gần, BCI không chỉ được kỳ vọng cá nhân hóa điều trị sau đột quỵ hay chấn thương tủy sống, mà còn mở rộng sang các lĩnh vực như giao tiếp bằng ý nghĩ, điều khiển robot và tăng cường nhận thức ở người khỏe mạnh - đặt nền móng cho một kỷ nguyên tương tác hoàn toàn mới giữa não người và thế giới số.
Công nghệ giao diện não - máy tính hỗ trợ người bị bại liệt.
Với khả năng giải mã tín hiệu não và điều khiển thiết bị bằng ý nghĩ, BCI không chỉ mở ra hy vọng phục hồi chức năng cho người bị liệt, mà còn đặt nền móng cho một kỷ nguyên tương tác mới giữa con người và máy móc.
Công nghệ đột phá
Trung Quốc vừa đạt bước tiến quan trọng trong lĩnh vực giao diện não - máy tính (BCI) khi bệnh nhân liệt tứ chi đầu tiên đã có thể điều khiển máy tính và trò chơi điện tử chỉ bằng suy nghĩ, sau khi được cấy ghép thiết bị BCI xâm lấn không dây.
Thông tin được Trung tâm Xuất sắc về Khoa học Não bộ và Công nghệ Trí tuệ (CEBSIT), trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc công bố. Ca phẫu thuật được thực hiện vào ngày 25/3 tại Bệnh viện Hoa Sơn (Đại học Phúc Đán), sau khi Trung Quốc khởi động thử nghiệm lâm sàng thiết bị này vào đầu tháng 3.
Chỉ sau 2 - 3 tuần huấn luyện hậu phẫu, bệnh nhân đã có thể sử dụng thiết bị để điều khiển máy tính, chơi game đua xe, cờ vua và các ứng dụng khác, hoàn toàn bằng tín hiệu thần kinh từ não. Người này bị mất cả bốn chi do tai nạn điện giật cách đây 13 năm.
Thành công này đưa Trung Quốc trở thành quốc gia thứ hai trên thế giới, sau Mỹ với đại diện là Neuralink, tiến hành thử nghiệm lâm sàng công nghệ BCI xâm lấn. Thiết bị được CEBSIT phát triển có kích thước nhỏ gọn như một đồng xu, với điện cực siêu mảnh và linh hoạt gấp 100 lần so với các sản phẩm cùng loại, giúp hạn chế tổn thương mô não và duy trì kết nối ổn định trong thời gian dài.
Theo CEBSIT, hệ thống BCI dự kiến sẽ được cấp phép và thương mại hóa vào năm 2028, mang lại giải pháp công nghệ cho hàng triệu người bị chấn thương tủy sống, cụt chi hoặc mắc các bệnh thần kinh vận động nghiêm trọng.
Cùng với đó, Trung Quốc cũng ban hành các quy định định giá dịch vụ y tế liên quan đến công nghệ BCI, bao gồm phí cấy ghép và tháo gỡ thiết bị, tạo nền tảng pháp lý cho việc ứng dụng rộng rãi trong tương lai.
Bước tiếp theo, nhóm nghiên cứu sẽ thử nghiệm khả năng điều khiển cánh tay robot, cho phép bệnh nhân thực hiện các thao tác như cầm nắm vật thể - mở rộng triển vọng ứng dụng của công nghệ BCI vào cuộc sống thực.
Theo cơ sở dữ liệu nghiên cứu y sinh của Mỹ, hiện có hơn 45 thử nghiệm lâm sàng liên quan đến công nghệ BCI được triển khai, chủ yếu tập trung vào hỗ trợ điều trị các rối loạn thần kinh, phục hồi chức năng sau chấn thương não và phát triển các ứng dụng điều khiển thiết bị bằng ý nghĩ.
Ông Rajesh Rao, đồng Giám đốc Trung tâm Công nghệ Thần kinh (Đại học Washington, Mỹ), cho biết, nhiều phòng thí nghiệm đã chứng minh khả năng sử dụng BCI để điều khiển con trỏ máy tính một cách chính xác.
Trong số các đơn vị tiên phong, Neuralink, công ty do Elon Musk sáng lập, có 2 điểm đột phá. Thứ nhất là sử dụng robot để cấy các sợi điện cực linh hoạt vào não. Thứ hai là khả năng ghi nhận hoạt động của nhiều tế bào thần kinh hơn so với các thiết bị truyền thống.
Tuy nhiên, ông Rao cho rằng, lợi thế của Neuralink vẫn cần thời gian để kiểm chứng. Một số công ty đối thủ như Synchron, Blackrock Neurotech hay Onward Medical đã triển khai thử nghiệm BCI trên người với phương pháp ít xâm lấn hơn hoặc tích hợp giữa ghi nhận thần kinh và kích thích điều trị - được đánh giá là linh hoạt và thực tế hơn trong điều kiện lâm sàng.
Người mất khả năng nói có thể giao tiếp bằng ý nghĩ.
Cá nhân hóa điều trị
Ông Marco Baptista, Giám đốc khoa học của Quỹ Christopher & Dana Reeve - tổ chức hỗ trợ người bị liệt, nhận định BCI là công nghệ “đầy hứa hẹn” trong việc mở rộng khả năng phục hồi vận động. Dù chưa đầu tư cho Neuralink, ông cho biết, quỹ luôn sẵn sàng hỗ trợ những nghiên cứu “rủi ro cao, tiềm năng lớn”.
“Chúng ta chưa thể biết công nghệ nào sẽ chiến thắng. Nhưng chính những dự án táo bạo như thế này sẽ định hình tương lai phục hồi chức năng cho hàng triệu người”, ông Baptista nhấn mạnh.
Từ một ý tưởng thuộc về khoa học viễn tưởng, công nghệ BCI đang dần trở thành hiện thực, đánh dấu bước ngoặt mới trong quan hệ giữa con người và máy móc. Bằng cách giải mã tín hiệu thần kinh và chuyển chúng thành lệnh điều khiển, BCI giúp thiết lập kênh giao tiếp trực tiếp giữa não người và các thiết bị điện tử - mở ra hy vọng phục hồi chức năng cho bệnh nhân liệt, mất ngôn ngữ hoặc mắc bệnh thoái hóa thần kinh.
Theo một đánh giá chuyên sâu do Giáo sư Zhao Jizong, làm việc tại Bệnh viện Tiantan (Trung Quốc), công bố trên tạp chí Y khoa của Bệnh viện Cao đẳng Y khoa Liên hợp Bắc Kinh, BCI đang định hình lại phẫu thuật thần kinh hiện đại.
Công nghệ này đã chứng minh hiệu quả trong việc hỗ trợ bệnh nhân bị liệt vận động trở lại, giúp người mất khả năng nói có thể giao tiếp bằng ý nghĩ và thậm chí hỗ trợ điều trị bệnh Parkinson, động kinh qua các hệ thống kích thích thần kinh vòng kín.
Các thiết bị BCI hiện nay trải rộng từ tai nghe không xâm lấn đến mảng điện cực siêu nhỏ cấy trực tiếp vào não. Các loại điện cực mới, chẳng hạn chip graphene hoặc màng linh hoạt, giúp cải thiện độ phân giải tín hiệu, đồng thời giảm thiểu tổn thương mô não. Trong phẫu thuật, BCI được ứng dụng để tạo bản đồ não theo thời gian thực, giúp bác sĩ xác định chính xác vùng nhận thức và vận động cần bảo tồn trong quá trình cắt bỏ khối u.
Kết hợp với trí tuệ nhân tạo, BCI đang nhanh chóng chuyển mình từ công cụ hỗ trợ sang nền tảng can thiệp thần kinh chính xác. Các thuật toán học sâu cho phép giải mã tín hiệu thần kinh ngày càng hiệu quả, rút ngắn thời gian xử lý và cải thiện độ chính xác.
Tuy vậy, công nghệ này vẫn đối mặt nhiều thách thức như ổn định tín hiệu lâu dài, khả năng tương thích sinh học, chi phí sản xuất và các rào cản đạo đức liên quan đến quyền riêng tư, danh tính và ý chí tự chủ. Các chuyên gia kêu gọi thiết lập khung pháp lý rõ ràng để đảm bảo BCI được phát triển và sử dụng một cách minh bạch, an toàn và công bằng.
Trong tương lai gần, BCI không chỉ được kỳ vọng cá nhân hóa điều trị sau đột quỵ hay chấn thương tủy sống, mà còn mở rộng sang các lĩnh vực như giao tiếp bằng ý nghĩ, điều khiển robot và tăng cường nhận thức ở người khỏe mạnh - đặt nền móng cho một kỷ nguyên tương tác hoàn toàn mới giữa não người và thế giới số.
Cẩm nang định hình bản sắc văn hóa Việt trong thời đại số
GD&TĐ - “Nhận diện văn hóa trong không gian số” là một trong những công trình đầu tiên tại Việt Nam tiếp cận chuyên sâu về văn hóa trong môi trường số.
2025-07-25 02:23
Kiểm soát lây nhiễm COVID-19 trong bệnh viện hiện nay như thế nào?
(CLO) Trước diễn biến dịch COVID-19 vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, Bộ Y tế vừa ban hành Hướng dẫn mới nhất về phòng và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 trong cơ sở khám, chữa bệnh.
2025-07-25 02:23
TPHCM: Đã có 10 ca sốt xuất huyết tử vong
GD&TĐ - Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM phát cảnh báo khi có 10 ca tử vong do sốt xuất huyết, tăng gần 160% so với cùng kỳ năm 2024.
2025-07-25 02:23
Sở Y tế TP HCM kiểm tra đột xuất phòng khám Khang Thịnh, phát hiện dấu hiệu 'vẽ bệnh moi tiền'
(CLO) Ngày 24/7, Sở Y Tế TP HCM cho biết vừa phối hợp kiểm tra đột xuất Phòng khám Đa khoa Khang Thịnh sau phản ánh từ người dân. Qua hồ sơ và dữ liệu nội bộ, lực lượng chức năng phát hiện nhiều dấu hiệu bất thường như lập hồ sơ mập mờ, thu phí không rõ ràng và lưu trữ hàng trăm ảnh bệnh lý không có danh tính.
2025-07-25 02:23
TPHCM ghi nhận ca đầu tiên mắc bệnh ho gà trong năm
GD&TĐ - Ngày 24/7, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM (HCDC), ca bệnh ho gà đầu tiên trong năm là trẻ nhỏ khoảng 1 tháng tuổi.
2025-07-25 02:21
4 ổ dịch sốt xuất huyết chưa được dập tại Hà Nội, nguy cơ bùng phát
(CLO) Tính đến ngày 23/7, Hà Nội ghi nhận 403 ca mắc sốt xuất huyết, giảm gần 69% so với cùng kỳ năm 2024. Tuy nhiên, thành phố vẫn còn 4 ổ dịch đang hoạt động tại Phú Xuyên, Xuân Phương, Hát Môn và Tây Hồ, mỗi nơi từ 5–7 bệnh nhân.
2025-07-24 09:18
Văn học trẻ ‘lên tiếng’ trong Cuộc thi truyện ngắn Báo Văn nghệ 2022–2024
(CLO) Cuộc thi truyện ngắn do Báo Văn nghệ tổ chức giai đoạn 2022 - 2024 đã chính thức khép lại bằng lễ trao giải vào sáng nay 24/7/2025 tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam (Hà Nội), đánh dấu một chặng đường dài và nhiều dấu ấn trong đời sống văn học Việt Nam đương đại.
2025-07-24 09:15
Hoa quả nhiệt đới thơm ngon, nhưng có thể là 'mối nguy' cho làn da trẻ nhỏ
GD&TĐ -Hè đến, những loại trái cây nhiệt đới như sầu riêng, mít, nhãn… ngon miệng nhưng dễ gây hại da, đặc biệt là với làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
2025-07-24 09:10
Công bố điểm sàn 8 trường công an
(CLO) Bộ Công an công bố mức điểm sàn 70/100 với thí sinh đăng ký xét kết hợp điểm thi tốt nghiệp và kết quả bài thi đánh giá của khối ngành này.
2025-07-24 09:06
Đắk Lắk miễn phí bồi dưỡng tiếng Pháp cho học sinh, mở cơ hội du học
GD&TĐ - Đắk Lắk triển khai chương trình bồi dưỡng tiếng Pháp miễn phí cho học sinh và tập huấn giáo viên, giúp lan tỏa cơ hội học tập, du học.