Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng
Invalid date
GD&TĐ - Trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay, các giải pháp để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng càng đóng vai trò cấp thiết.
Những tác động của chuyển đổi số
Chuyển đổi số được thế giới và Việt Nam nhìn nhận như xu thế tất yếu không thể đảo ngược đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu đối mặt với diễn biến phức tạp của dịch bệnh và tác động mạnh của Cách mạng công nghiệp 4.0.
Hiện nay, chuyển đổi số không còn là vấn đề công nghệ mà còn là sự thay đổi nhận thức, việc chấp nhận cái mới trong tư duy; dùng công nghệ thay thế dần vai trò của con người; một hệ thống mới minh bạch, chính xác, tin cậy hơn sẽ thay thế dần trong hoạt động quản lý; những vấn đề mới cũng hình thành như: An ninh tư tưởng; an ninh chính trị thông qua không gian mạng; truyền bá tư tưởng...
Tại Việt Nam, chuyển đổi số được xem là động lực quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã xác định ba trụ cột chính: Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số, với mục tiêu đưa nước ta trở thành quốc gia số tiên tiến vào năm 2030.
Không gian mạng trong kỷ nguyên số không chỉ là môi trường lưu trữ và truyền tải thông tin, mà còn trở thành một “thế giới ảo” có ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống chính trị, kinh tế, xã hội.
Trong bối cảnh đó, Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới” xác định, bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Ðảng, đấu tranh phản bác có hiệu quả các quan điểm sai trái, thù địch là một nội dung cơ bản, hệ trọng, sống còn trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của toàn Ðảng, toàn quân, toàn dân.
Trong thời đại công nghệ số phát triển như hiện nay, các thế lực phản động thường sử dụng những kiểu chống phá Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta bằng nhiều thủ đoạn như:
Một là, chúng tập trung thiết kế, xây dựng các website, blog, facebook, fanpage giả mạo các cá nhân, cơ quan, tổ chức, cá nhân có uy tín với thủ đoạn nham hiểm là xen lẫn giữa việc đưa lại các thông tin chính thống với việc “cài cắm” những thông tin xuyên tạc, gây nhiễu, gây hiểu lầm, thậm chí là đánh tráo khái niệm.
Hai là, chúng tập trung đưa thông tin ở Việt Nam có “nhóm này, phe kia”, “tranh chấp quyền lực” dẫn đến việc “đấu đá nội bộ” hòng tạo ra sự mất đoàn kết, phân tán tư tưởng.
Ba là, một số tổ chức phản động còn lợi dụng mạng xã hội, internet để hướng dẫn biểu tình, khủng bố, tập hợp lực lượng để chống phá Đảng, Nhà nước, chính quyền.
Bốn là, xây dựng các chương trình truyền thông kêu gọi xoá bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, kêu gọi tự do ngôn luận, tự do báo chí truyền thông tạo sự nhiễu loạn tư tưởng; từ đó dẫn đến mất ổn định chính trị - xã hội, suy giảm lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.
Bên cạnh đó, chúng còn có sự liên kết, phối hợp giữa các tổ chức phản động lên các kịch bản theo kiểu “kẻ tung, người hứng” để làm méo mó hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế.
Rõ ràng là các thế lực thù địch hết sức tận dụng khoa học công nghệ để chống phá với âm mưu thủ đoạn ngày càng tinh vi, thâm độc. Do đó, muốn ứng phó có hiệu quả, cần thống nhất trong nhận thức về sự cần thiết phải nâng cao vai trò của chuyển đổi số trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay để tạo quyết tâm chính trị cao đối với vấn đề này.
Chúng ta cần xác định việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phòng chống các quan điểm sai trái, thù địch là một nhiệm vụ then chốt trong kiến tạo nền móng chuyển đổi số.
Triển khai đồng bộ nhiều giải pháp
Các đại biểu tham dự Đại hội Chi bộ Vụ Pháp chế nhiệm kỳ 2025-2027. Ảnh: Đình Tuệ.
Để bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng trong giai đoạn hiện nay, chúng ta cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp bao gồm:
Nâng cao năng lực nhận diện và đấu tranh với các quan điểm sai trái, xây dựng hệ thống thông tin chính thống mạnh mẽ, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân, ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản lý thông tin, hoàn thiện khung pháp lý nhằm kiểm soát hiệu quả không gian mạng.
Những giải pháp này không thể thực hiện riêng lẻ mà cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan Đảng, Nhà nước, lực lượng an ninh mạng, các tổ chức truyền thông và toàn thể nhân dân. Khi được triển khai một cách bài bản, đồng bộ, các giải pháp này sẽ góp phần củng cố trận địa tư tưởng, ngăn chặn kịp thời những âm mưu, thủ đoạn chống phá, từ đó bảo vệ vững chắc vai trò lãnh đạo của Đảng.
Đảng và Nhà nước cần hoàn thiện khung pháp lý; xây dựng chế tài xử lý mạnh mẽ đối với các hành vi phát tán thông tin xấu độc; bổ sung quy định về quản lý các nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới; xây dựng cơ chế bảo vệ dữ liệu cá nhân và an toàn thông tin. Tạo cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý, an ninh mạng, báo chí, truyền thông và các tổ chức chính trị - xã hội để xử lý thông tin xấu độc.
Các cơ quan báo chí cần đổi mới phương thức truyền thông, tận dụng triệt để nền tảng số để lan tỏa thông tin chính thống, phản bác luận điệu sai trái một cách nhanh chóng, hiệu quả. Tăng nội dung tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước theo hướng hiện đại, dễ tiếp cận với giới trẻ và người dùng mạng xã hội.
Với các doanh nghiệp về công nghệ cần hợp tác với các cơ quan chức năng trong việc nhận diện, xử lý các tài khoản, nội dung xuyên tạc, phản động trên không gian mạng. Nâng cao ý thức bảo mật, xây dựng hệ thống kiểm soát thông tin mạnh mẽ, bảo vệ dữ liệu cá nhân của người dùng.
Mỗi cán bộ, đảng viên cần thường xuyên tham gia các lớp tập huấn, hội thảo chuyên đề bảo vệ nền tảng tư tưởng trong thời đại số để có kiến thức và phương pháp đấu tranh hiệu quả. Thực hiện nghiêm túc quy tắc ứng xử trên mạng, không tiếp tay lan truyền tin giả, tin sai sự thật.
Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng nhận định và được Đại hội Đảng lần thứ XIII thông qua, đưa vào Nghị quyết Đại hội: “Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng, đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”. Nhiệm vụ gìn giữ, phát huy các giá trị cốt lõi trong nền tảng tư tưởng của Đảng, các thành tựu mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân đã tạo dựng, đặc biệt trong bối cảnh công nghệ phát triển là nhiệm vụ sống còn, đòi hỏi đoàn kết, đồng lòng của tất cả các đồng chí Đảng viên, và cần lan tỏa rộng rãi trong quần chúng nhân dân để tiếp tục phát huy các giá trị tốt đẹp, động lực phát triển cho các thế hệ mai sau.
Ông Nguyễn Như Hà - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ GD&ĐT). Ảnh: Đình Tuệ.
Những tác động của chuyển đổi số
Chuyển đổi số được thế giới và Việt Nam nhìn nhận như xu thế tất yếu không thể đảo ngược đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu đối mặt với diễn biến phức tạp của dịch bệnh và tác động mạnh của Cách mạng công nghiệp 4.0.
Hiện nay, chuyển đổi số không còn là vấn đề công nghệ mà còn là sự thay đổi nhận thức, việc chấp nhận cái mới trong tư duy; dùng công nghệ thay thế dần vai trò của con người; một hệ thống mới minh bạch, chính xác, tin cậy hơn sẽ thay thế dần trong hoạt động quản lý; những vấn đề mới cũng hình thành như: An ninh tư tưởng; an ninh chính trị thông qua không gian mạng; truyền bá tư tưởng...
Tại Việt Nam, chuyển đổi số được xem là động lực quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã xác định ba trụ cột chính: Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số, với mục tiêu đưa nước ta trở thành quốc gia số tiên tiến vào năm 2030.
Không gian mạng trong kỷ nguyên số không chỉ là môi trường lưu trữ và truyền tải thông tin, mà còn trở thành một “thế giới ảo” có ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống chính trị, kinh tế, xã hội.
Trong bối cảnh đó, Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới” xác định, bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Ðảng, đấu tranh phản bác có hiệu quả các quan điểm sai trái, thù địch là một nội dung cơ bản, hệ trọng, sống còn trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của toàn Ðảng, toàn quân, toàn dân.
Trong thời đại công nghệ số phát triển như hiện nay, các thế lực phản động thường sử dụng những kiểu chống phá Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta bằng nhiều thủ đoạn như:
Một là, chúng tập trung thiết kế, xây dựng các website, blog, facebook, fanpage giả mạo các cá nhân, cơ quan, tổ chức, cá nhân có uy tín với thủ đoạn nham hiểm là xen lẫn giữa việc đưa lại các thông tin chính thống với việc “cài cắm” những thông tin xuyên tạc, gây nhiễu, gây hiểu lầm, thậm chí là đánh tráo khái niệm.
Hai là, chúng tập trung đưa thông tin ở Việt Nam có “nhóm này, phe kia”, “tranh chấp quyền lực” dẫn đến việc “đấu đá nội bộ” hòng tạo ra sự mất đoàn kết, phân tán tư tưởng.
Ba là, một số tổ chức phản động còn lợi dụng mạng xã hội, internet để hướng dẫn biểu tình, khủng bố, tập hợp lực lượng để chống phá Đảng, Nhà nước, chính quyền.
Bốn là, xây dựng các chương trình truyền thông kêu gọi xoá bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, kêu gọi tự do ngôn luận, tự do báo chí truyền thông tạo sự nhiễu loạn tư tưởng; từ đó dẫn đến mất ổn định chính trị - xã hội, suy giảm lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.
Bên cạnh đó, chúng còn có sự liên kết, phối hợp giữa các tổ chức phản động lên các kịch bản theo kiểu “kẻ tung, người hứng” để làm méo mó hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế.
Rõ ràng là các thế lực thù địch hết sức tận dụng khoa học công nghệ để chống phá với âm mưu thủ đoạn ngày càng tinh vi, thâm độc. Do đó, muốn ứng phó có hiệu quả, cần thống nhất trong nhận thức về sự cần thiết phải nâng cao vai trò của chuyển đổi số trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay để tạo quyết tâm chính trị cao đối với vấn đề này.
Chúng ta cần xác định việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phòng chống các quan điểm sai trái, thù địch là một nhiệm vụ then chốt trong kiến tạo nền móng chuyển đổi số.
Triển khai đồng bộ nhiều giải pháp
Các đại biểu tham dự Đại hội Chi bộ Vụ Pháp chế nhiệm kỳ 2025-2027. Ảnh: Đình Tuệ.
Để bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng trong giai đoạn hiện nay, chúng ta cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp bao gồm:
Nâng cao năng lực nhận diện và đấu tranh với các quan điểm sai trái, xây dựng hệ thống thông tin chính thống mạnh mẽ, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân, ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản lý thông tin, hoàn thiện khung pháp lý nhằm kiểm soát hiệu quả không gian mạng.
Những giải pháp này không thể thực hiện riêng lẻ mà cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan Đảng, Nhà nước, lực lượng an ninh mạng, các tổ chức truyền thông và toàn thể nhân dân. Khi được triển khai một cách bài bản, đồng bộ, các giải pháp này sẽ góp phần củng cố trận địa tư tưởng, ngăn chặn kịp thời những âm mưu, thủ đoạn chống phá, từ đó bảo vệ vững chắc vai trò lãnh đạo của Đảng.
Đảng và Nhà nước cần hoàn thiện khung pháp lý; xây dựng chế tài xử lý mạnh mẽ đối với các hành vi phát tán thông tin xấu độc; bổ sung quy định về quản lý các nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới; xây dựng cơ chế bảo vệ dữ liệu cá nhân và an toàn thông tin. Tạo cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý, an ninh mạng, báo chí, truyền thông và các tổ chức chính trị - xã hội để xử lý thông tin xấu độc.
Các cơ quan báo chí cần đổi mới phương thức truyền thông, tận dụng triệt để nền tảng số để lan tỏa thông tin chính thống, phản bác luận điệu sai trái một cách nhanh chóng, hiệu quả. Tăng nội dung tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước theo hướng hiện đại, dễ tiếp cận với giới trẻ và người dùng mạng xã hội.
Với các doanh nghiệp về công nghệ cần hợp tác với các cơ quan chức năng trong việc nhận diện, xử lý các tài khoản, nội dung xuyên tạc, phản động trên không gian mạng. Nâng cao ý thức bảo mật, xây dựng hệ thống kiểm soát thông tin mạnh mẽ, bảo vệ dữ liệu cá nhân của người dùng.
Mỗi cán bộ, đảng viên cần thường xuyên tham gia các lớp tập huấn, hội thảo chuyên đề bảo vệ nền tảng tư tưởng trong thời đại số để có kiến thức và phương pháp đấu tranh hiệu quả. Thực hiện nghiêm túc quy tắc ứng xử trên mạng, không tiếp tay lan truyền tin giả, tin sai sự thật.
Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng nhận định và được Đại hội Đảng lần thứ XIII thông qua, đưa vào Nghị quyết Đại hội: “Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng, đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”. Nhiệm vụ gìn giữ, phát huy các giá trị cốt lõi trong nền tảng tư tưởng của Đảng, các thành tựu mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân đã tạo dựng, đặc biệt trong bối cảnh công nghệ phát triển là nhiệm vụ sống còn, đòi hỏi đoàn kết, đồng lòng của tất cả các đồng chí Đảng viên, và cần lan tỏa rộng rãi trong quần chúng nhân dân để tiếp tục phát huy các giá trị tốt đẹp, động lực phát triển cho các thế hệ mai sau.
Hà Nội tuyển bổ sung 1.132 học sinh vào lớp 10 trường công lập
GD&TĐ - Tổng số học sinh được tuyển vào các trường theo thông báo của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội là 1.132 học sinh.
2025-07-25 02:25
Tuyển sinh đầu cấp tại Đà Nẵng: Áp lực dồn về khu đô thị mới
GD&TĐ - “Điểm nóng” tuyển sinh đầu cấp của TP Đà Nẵng có sự dịch chuyển từ các trường ở trung tâm sang trường học ở khu đô thị mới.
2025-07-25 02:24
Cẩm nang định hình bản sắc văn hóa Việt trong thời đại số
GD&TĐ - “Nhận diện văn hóa trong không gian số” là một trong những công trình đầu tiên tại Việt Nam tiếp cận chuyên sâu về văn hóa trong môi trường số.
2025-07-25 02:23
Kiểm soát lây nhiễm COVID-19 trong bệnh viện hiện nay như thế nào?
(CLO) Trước diễn biến dịch COVID-19 vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, Bộ Y tế vừa ban hành Hướng dẫn mới nhất về phòng và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 trong cơ sở khám, chữa bệnh.
2025-07-25 02:23
TPHCM: Đã có 10 ca sốt xuất huyết tử vong
GD&TĐ - Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM phát cảnh báo khi có 10 ca tử vong do sốt xuất huyết, tăng gần 160% so với cùng kỳ năm 2024.
2025-07-25 02:23
Sở Y tế TP HCM kiểm tra đột xuất phòng khám Khang Thịnh, phát hiện dấu hiệu 'vẽ bệnh moi tiền'
(CLO) Ngày 24/7, Sở Y Tế TP HCM cho biết vừa phối hợp kiểm tra đột xuất Phòng khám Đa khoa Khang Thịnh sau phản ánh từ người dân. Qua hồ sơ và dữ liệu nội bộ, lực lượng chức năng phát hiện nhiều dấu hiệu bất thường như lập hồ sơ mập mờ, thu phí không rõ ràng và lưu trữ hàng trăm ảnh bệnh lý không có danh tính.
2025-07-25 02:23
TPHCM ghi nhận ca đầu tiên mắc bệnh ho gà trong năm
GD&TĐ - Ngày 24/7, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM (HCDC), ca bệnh ho gà đầu tiên trong năm là trẻ nhỏ khoảng 1 tháng tuổi.
2025-07-25 02:21
4 ổ dịch sốt xuất huyết chưa được dập tại Hà Nội, nguy cơ bùng phát
(CLO) Tính đến ngày 23/7, Hà Nội ghi nhận 403 ca mắc sốt xuất huyết, giảm gần 69% so với cùng kỳ năm 2024. Tuy nhiên, thành phố vẫn còn 4 ổ dịch đang hoạt động tại Phú Xuyên, Xuân Phương, Hát Môn và Tây Hồ, mỗi nơi từ 5–7 bệnh nhân.
2025-07-24 09:18
Văn học trẻ ‘lên tiếng’ trong Cuộc thi truyện ngắn Báo Văn nghệ 2022–2024
(CLO) Cuộc thi truyện ngắn do Báo Văn nghệ tổ chức giai đoạn 2022 - 2024 đã chính thức khép lại bằng lễ trao giải vào sáng nay 24/7/2025 tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam (Hà Nội), đánh dấu một chặng đường dài và nhiều dấu ấn trong đời sống văn học Việt Nam đương đại.
2025-07-24 09:15
Hoa quả nhiệt đới thơm ngon, nhưng có thể là 'mối nguy' cho làn da trẻ nhỏ
GD&TĐ -Hè đến, những loại trái cây nhiệt đới như sầu riêng, mít, nhãn… ngon miệng nhưng dễ gây hại da, đặc biệt là với làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng