Từ mái trường cũ kỹ, lời ước mong của học trò vùng biên vọng xa
2025/07/01 10:09
GD&TĐ - Học sinh vùng cao Tả Ngài Chồ chỉ mong có chỗ ở khang trang để an tâm học tập nơi biên giới đầy thiếu thốn.
Một góc sân trường.
Cơ sở vật chất xuống cấp sau hơn 20 năm sử dụng
Tả Ngài Chồ là xã vùng cao đặc biệt khó khăn ở phía Bắc huyện Mường Khương (Lào Cai), nơi 99% dân số là đồng bào Mông. Trường THCS Tả Ngài Chồ được tách từ trường PTCS vào năm 2004, đến nay đã hơn hai thập kỷ bám bản, giữ lửa con chữ nơi biên giới.
Cơ sở vật chất của trường hiện nay đã xuống cấp nghiêm trọng. Khu nhà ăn, bếp nấu, nơi ở bán trú, nhà vệ sinh… đều đã cũ kỹ, xây dựng từ những ngày đầu thành lập. Nhiều hạng mục tạm bợ, cơi nới theo kiểu “dựng tạm” chỉ để có chỗ cho thầy trò duy trì dạy và học.
Hiện trường có 332 học sinh, trong đó 77 em bán trú. Tất cả học 2 buổi/ngày trong 8 lớp. Dự kiến năm học 2025–2026, số học sinh tăng lên 349 em, khoảng 100 em ở bán trú. Ước tính đến năm 2030, nhà trường sẽ cần tới 12 phòng học và thêm khu bán trú để đáp ứng khoảng 480 học sinh – con số vượt xa khả năng hạ tầng hiện có.
“Có nhiều khó khăn, nhưng thầy cô vẫn cố gắng khắc phục. Chỉ thương các con ở bán trú, điều kiện sinh hoạt đã không còn đảm bảo. Nhà ăn, bếp nấu, chỗ ở, công trình vệ sinh đều xây từ năm 2004, quá tải và xuống cấp nghiêm trọng”, bà Trần Thu Hằng – Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ.
Cơ sở vật chất đã xuống cấp sau hơn 20 năm sử dụng.
Nỗ lực bám trường, giữ lớp giữa thiếu thốn
Trường hiện có 20 cán bộ, giáo viên, nhân viên; không ai có chỗ ở tại trường. Người gần nhất cách 15km, người xa nhất đi hơn 50km. Vì chưa có nhà công vụ nên chỉ những thầy cô có lịch trực bán trú mới ngủ lại cùng học sinh; còn lại, tất cả phải đi về mỗi ngày.
“Mình đi làm xa nhà, điều kiện khó khăn, nhưng vì thương học trò mà cố gắng bám lớp. Mỗi học sinh ở đây có hoàn cảnh riêng, mình phải gần gũi, động viên. Nhà xa thì đi mãi cũng thành quen”, thầy Lê Đức Phương tâm sự.
Vượt núi đến trường mỗi ngày là chuyện thường với học sinh Tả Ngài Chồ. Có em đi bộ hơn 10km qua rừng núi; có em đến lớp khi cha mẹ vắng nhà, thiếu cơm, thiếu áo. Thế nhưng các em vẫn chăm ngoan, đều đặn tới lớp với đôi mắt sáng và niềm tin giản dị.
“Điều con và các bạn mong nhất là khu ở bán trú được xây lại, rộng và sạch hơn. Con nghe nói ở thành phố có chỗ ở đẹp, sạch sẽ lắm. Ở đây, bọn con vẫn dùng như ở bản thôi”, em Giàng Thị Mai, lớp 7A, bẽn lẽn nói.
Nhà vệ sinh dành cho học sinh thiếu thốn.
Tấm lòng cộng đồng thắp thêm hy vọng
Dù còn nhiều khó khăn, thầy trò Tả Ngài Chồ vẫn nỗ lực xây dựng môi trường học tập tích cực. Trường duy trì các hoạt động ngoại khóa như tuyên truyền bình đẳng giới, phòng chống bạo lực học đường; mở câu lạc bộ gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc Mông, từ thêu thổ cẩm đến múa khèn, múa gậy sinh tiền.
Nhiều tổ chức xã hội đã đồng hành với nhà trường. Cách đây không lâu, Đồn Biên phòng Pha Long và đoàn công tác của báo Nhân dân từng hỗ trợ xây dựng công trình phụ, trao học bổng và quà Tết cho học sinh nghèo. Hội Chữ thập đỏ tỉnh Lào Cai cũng đã trao hơn 400 suất quà đến học sinh và người dân Tả Ngài Chồ dịp Tết 2024, trị giá hơn 300 triệu đồng.
Hằng năm, học sinh nhà trường cũng được tham gia chương trình truyền thông “Vì cuộc sống tốt đẹp hơn cho trẻ em và phụ nữ”, góp phần nâng cao nhận thức về quyền trẻ em và phòng chống tảo hôn. Một điểm trường mới tại bản Xà Khái Tủng cũng vừa được khởi công với kỳ vọng giảm áp lực nơi trường chính.
Từ mái trường cũ kỹ nơi biên giới, lời ước mong của học trò không phải điều lớn lao, chỉ cần một chốn ở tử tế, một nơi để học tập trong sạch sẽ, an toàn. Và những điều giản dị ấy, nếu có thêm bàn tay góp sức từ cộng đồng, hoàn toàn có thể trở thành hiện thực.
Tư vấn tuyển sinh trực tuyến: Định hướng tương lai khối ngành KHXH&NV
GD&TĐ - Lúc 18 giờ 30 phút, ngày 2/7, Báo GD&TĐ phối hợp cùng Trường ĐH Cửu Long tư vấn tuyển sinh trực tuyến khối ngành KHXH&NV.
18 hours ago
Tái định vị vai trò và năng lực nguồn nhân lực ngân hàng
GD&TĐ - Mô hình ngân hàng số công nghệ không triệt tiêu vai trò con người mà trở thành công cụ hỗ trợ giúp tối ưu hóa hiệu suất, nâng cao chất lượng.
18 hours ago
Chuyển đổi tất yếu kỳ thi dành cho học sinh lớp 12
GD&TĐ - Từ 1975 đến nay, giáo dục Việt Nam đã trải qua gần chục lần cải cách, đổi mới lớn về đánh giá, công nhận tốt nghiệp THPT.
18 hours ago
Tháo gỡ bất cập, tạo đà đổi mới cho giáo dục đại học
GD&TĐ - Sáng 1/7, Bộ GD&ĐT tổ chức tọa đàm lấy ý kiến dự án Luật Giáo dục đại học (sửa đổi) với sự chủ trì của Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn.
18 hours ago
Phim 'Love in Vietnam' thắp sáng màn ảnh Đà Nẵng
(CLO) Trong khuôn khổ Liên hoan Phim châu Á Đà Nẵng (DANAFF 2025), tối 1/7/2025, tại Cung hội nghị quốc tế Ariyana Đà Nẵng diễn ra buổi công chiếu đặc biệt bộ phim "Love in Vietnam". Đây là bộ phim hợp tác sản xuất đầu tiên giữa Ấn Độ và Việt Nam, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong quan hệ hợp tác văn hóa giữa hai quốc gia.
18 hours ago
Nhiều chính sách đột phá từ Luật Nhà giáo
GD&TĐ - Theo đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Phòng), Luật Nhà giáo có nhiều chính sách đột phá, góp phần nâng cao vị thế nhà giáo.
18 hours ago
Trường Đại học Luật, Đại học Huế quyết tâm trở thành cơ sở đào tạo giáo dục đại học uy tín, thương hiệu quốc tế
Trường Đại học Luật, Đại học Huế không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, phục vụ cộng đồng, cung cấp dịch vụ pháp lý, tư vấn chính sách nhằm hướng đến mục tiêu trở thành một trong những cơ sở giáo dục đại học, trung tâm nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ về lĩnh vực pháp luật của quốc gia.
18 hours ago
Hà Nội ổn định tuyển sinh đầu cấp trong bối cảnh bộ máy chính quyền mới vận hành
GD&TĐ - Công tác tuyển sinh đầu cấp tại Hà Nội diễn ra thuận lợi, ổn định, dù đơn vị hành chính và cơ cấu quản lý giáo dục đã có sự thay đổi.
18 hours ago
Hà Nội dự kiến công bố điểm thi và điểm chuẩn vào lớp 10 trong ngày 4/7
GD&TĐ - Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội dự kiến công bố điểm thi và điểm chuẩn kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2025-2026 vào ngày 4/7.
18 hours ago
Dấu ấn mùa thi
GD&TĐ - Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 khép lại với nhiều cung bậc cảm xúc, nhưng trên hết, kỳ thi được tổ chức an toàn, nghiêm túc, khách quan, gọn nhẹ và hiệu quả.
Từ mái trường cũ kỹ, lời ước mong của học trò vùng biên vọng xa