Bảo vệ bản quyền sách: Người mua thông thái, sách giả sẽ tự triệt tiêu?
2025/07/11 10:43
GD&TĐ - Sách giả, sách lậu là thực trạng dù nghiêm trọng, đầy gai góc và đang lan rộng tại Việt Nam...
Trước thực trạng sách giả tràn lan, nhiều ý kiến cho rằng chế tài pháp luật không thể triệt tiêu được nạn sách giả, chỉ có người mua khi nhận diện và ý thức được tác hại của sách giả, thì khi đó sách giả mới không tồn tại.
Sách giả công khai bán như sách thật
Mới đây, tại Diễn đàn Xuất bản số 2025, ông Nguyễn Nguyên - Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành nhận định, vi phạm bản quyền luôn là vấn đề phức tạp, là nguyên nhân khiến ngành xuất bản lúc nào cũng trong trạng thái thoi thóp. Nếu bản quyền không được bảo vệ thì mọi nỗ lực phát triển đều vô nghĩa.
Câu nói của ông Nguyễn Nguyên cũng là lời cảnh báo mang ý nghĩa sống còn của ngành xuất bản. Tuy nhiên, căn nguyên từ các hoạt động vi phạm bản quyền lại vô cùng đa dạng, diễn biến ngày càng phức tạp, khiến cho việc bảo vệ bản quyền trở nên khó khăn hơn bao giờ hết, nếu không muốn nói là hết cách.
Nhà giáo, họa sĩ Triệu Khắc Lễ - nguyên Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ thuật Trung ương cho hay, cách đây mấy ngày, ông nhận được thông tin từ một đồng nghiệp phản ánh về việc trên mạng, một shop sách đang rao bán và có nhiều người đã mua bộ giáo trình “Hình họa” do ông biên soạn cách đây hơn 20 năm cho một dự án giáo trình viết theo Chương trình Hình họa, Chương trình Cao đẳng Sư phạm môn Mỹ thuật mà Bộ GD&ĐT ban hành.
“Tuy nhiên, bộ giáo trình đang được rao bán rầm rộ chỉ có bìa là thật, còn nội dung bên trong thì photo các tài liệu ở đâu đó, chắp ghép vào. Sách giả nhưng được rao bán như sách thật, với giá gần 300 nghìn đồng”, nhà giáo Triệu Khắc Lễ cho hay.
Việc sách bị làm giả, bản quyền bị xâm phạm không phải hiếm gặp. Thậm chí, nhiều tác giả, nhiều nhà xuất bản từng phàn nàn về thực trạng “hôm nay xuất bản, ngày mai đã xuất hiện sách giả”. Sách giả có giá bán thấp đã khiến sách thật không còn “đường sống”, đơn vị phát hành sách không chỉ lâm vào tình trạng điêu đứng, mà còn tuyệt vọng trước hành trình tìm lại công bằng.
Trao đổi với Báo GD&TĐ, bà Ngô Phương Thảo - Giám đốc Anbooks cho biết, bộ sách “Dạy con trong hoang mang” do Anbooks đầu tư và sở hữu quyền khai thác, được cấp phép bởi NXB Tổng hợp TPHCM từng bị làm giả và bán công khai trên các trang thương mại điện tử. Với giá chiết khấu từ 30 - 50%, sách giả hoàn toàn chiếm thế thượng phong trước sách thật.
Nói về nạn sách giả, ông Nguyễn Văn Phước - CEO First News - Trí Việt cho biết, với sách giả thì hầu hết chất lượng xấu, in mờ, nhiều trang không đọc được, vì vậy mà có giá rẻ hơn sách thật. Cuốn “Muôn kiếp nhân sinh” có giá 219 nghìn đồng, nhưng sách giả bán trên sàn Shopee chỉ với giá 111 nghìn đồng.
Đáng chú ý, theo ông Phước khi các đối tượng bán sách giả giới thiệu hình ảnh trên sàn sẽ sử dụng sách thật, khi giao hàng cho khách mới lộ ra là sách giả. “Nhiều người mua phải sách giả trên Shopee, không đổi được mới báo lại với First News. Ngoài “Muôn kiếp nhân sinh”, hàng trăm đầu sách khác của chúng tôi bị làm giả và bày bán khắp nơi”, ông Phước xác nhận.
Tại Diễn đàn Xuất bản số 2025, giới chuyên gia khẳng định sự cần thiết của việc số hóa xuất bản. Ảnh: Alpha Boôks.
Tham giá rẻ là tiếp tay cho sách giả
Theo thống kê, từ năm 2010 - 2023, chỉ riêng NXB Giáo dục Việt Nam đã phát hiện hơn 3,3 triệu cuốn sách, 100.000 đĩa CD, và gần 41 tấn bán thành phẩm sách giáo dục bị in lậu. Đặc biệt, các đường dây in lậu tinh vi như đường dây tại Đà Nẵng - TPHCM in hơn 1,64 triệu cuốn sách giáo khoa giả từ 2022 đến giữa 2025, trong đó có phiên xét xử hồi tháng 4/2025.
Trước thực trạng sách bản quyền bị xâm phạm tràn lan, ông Nguyễn Nguyên - Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành cho rằng, các đơn vị làm sách, nhà xuất bản phải coi câu chuyện đấu tranh bản quyền sách là câu chuyện của chính mình, không thể đùn đẩy cho cơ quan chức năng.
Tuy nhiên trong thực tế, việc đấu tranh bản quyền không hề đơn giản. Từ đầu năm 2025, First News đã lập vi bằng, quyết khởi kiện và làm đến cùng nhưng đến nay chưa có động tĩnh gì mới. Trong khi đó, Anbooks chỉ còn cách tổ chức thông cáo trên website cũng như trên các nền tảng mạng xã hội để độc giả được biết. Việc tiến hành lập vi bằng và theo đuổi vụ kiện đã không xảy ra vì cho rằng không thay đổi được cục diện.
Đối với phương diện cá nhân tác giả bị xâm phạm, nhà giáo - họa sĩ Triệu Khắc Lễ cho biết: “Đồng nghiệp của tôi rất bực tức và cho rằng việc làm sách giả là vi phạm pháp luật, cần tố cáo đến cơ quan chức năng. Đúng là vi phạm thật, song giờ tôi đã cao tuổi nên không có quan tâm lắm, chỉ xin lưu ý mọi người đừng có mua vì đó là sách rởm. Khách hàng không mua, bọn làm sách giả sẽ không bán được và tự phải rút lui”.
Trong khi các đơn vị bất lực trước sách giả, cơ quan chức năng vẫn luôn tìm mọi cách để ngăn chặn thì sách giả vẫn xuất hiện khắp nơi, từ vỉa hè, nhà sách nhỏ, sàn thương mại điện tử, mạng xã hội. Công nghệ làm giả ngày càng tinh vi, từ mực in, tem giả, QR code, hộp đóng được làm giống bản thật rồi được bán với chiết khấu 60 - 70% giá bìa.
Giới chuyên gia nhận định, ngoài chế tài, quy định quản lý, công nghệ kiểm soát… thì ý thức người tiêu dùng là một trong những “chốt chặn” quan trọng để đẩy lùi sách giả. Tuy nhiên, đáng tiếc là nhiều phụ huynh, bạn đọc vẫn luôn ưu tiên sách giá rẻ, bất chấp các hậu quả về bản quyền cũng như chất lượng sách.
Sách giả, sách lậu là thực trạng dù nghiêm trọng, đầy gai góc và đang lan rộng tại Việt Nam, nhưng việc bảo vệ bản quyền không chỉ gói gọn trong hệ thống luật pháp hay nhà xuất bản, mà còn là trách nhiệm của mỗi cá nhân: Người mua - người đọc. Chỉ khi thói quen được thay đổi cùng với biện pháp pháp lý mạnh mẽ, vấn nạn sách giả này mới có thể bị đẩy lùi.
Tại Diễn đàn Xuất bản số 2025, ông Nguyễn Thế Hùng - Giám đốc Công ty TNHH Điện tử Aki, cho rằng: Không thể theo tư duy “chỉ làm khi chắc chắn chống được vi phạm bản quyền” thì mới phát triển sách trên không gian số. Người trẻ hiện nay tiếp cận sách theo con đường công nghệ. Thay vì chỉ nghĩ đến ngăn chặn, hãy tập trung mang tri thức đến với độc giả theo con đường công nghệ. Khi thói quen tích cực được hình thành thì các hành vi vi phạm bản quyền tự nhiên sẽ giảm.
Bộ sách 'Hình họa' của nhà giáo - họa sĩ Triệu Khắc Lễ bị làm giả và rao bán trên mạng xã hội.
Trước thực trạng sách giả tràn lan, nhiều ý kiến cho rằng chế tài pháp luật không thể triệt tiêu được nạn sách giả, chỉ có người mua khi nhận diện và ý thức được tác hại của sách giả, thì khi đó sách giả mới không tồn tại.
Sách giả công khai bán như sách thật
Mới đây, tại Diễn đàn Xuất bản số 2025, ông Nguyễn Nguyên - Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành nhận định, vi phạm bản quyền luôn là vấn đề phức tạp, là nguyên nhân khiến ngành xuất bản lúc nào cũng trong trạng thái thoi thóp. Nếu bản quyền không được bảo vệ thì mọi nỗ lực phát triển đều vô nghĩa.
Câu nói của ông Nguyễn Nguyên cũng là lời cảnh báo mang ý nghĩa sống còn của ngành xuất bản. Tuy nhiên, căn nguyên từ các hoạt động vi phạm bản quyền lại vô cùng đa dạng, diễn biến ngày càng phức tạp, khiến cho việc bảo vệ bản quyền trở nên khó khăn hơn bao giờ hết, nếu không muốn nói là hết cách.
Nhà giáo, họa sĩ Triệu Khắc Lễ - nguyên Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ thuật Trung ương cho hay, cách đây mấy ngày, ông nhận được thông tin từ một đồng nghiệp phản ánh về việc trên mạng, một shop sách đang rao bán và có nhiều người đã mua bộ giáo trình “Hình họa” do ông biên soạn cách đây hơn 20 năm cho một dự án giáo trình viết theo Chương trình Hình họa, Chương trình Cao đẳng Sư phạm môn Mỹ thuật mà Bộ GD&ĐT ban hành.
“Tuy nhiên, bộ giáo trình đang được rao bán rầm rộ chỉ có bìa là thật, còn nội dung bên trong thì photo các tài liệu ở đâu đó, chắp ghép vào. Sách giả nhưng được rao bán như sách thật, với giá gần 300 nghìn đồng”, nhà giáo Triệu Khắc Lễ cho hay.
Việc sách bị làm giả, bản quyền bị xâm phạm không phải hiếm gặp. Thậm chí, nhiều tác giả, nhiều nhà xuất bản từng phàn nàn về thực trạng “hôm nay xuất bản, ngày mai đã xuất hiện sách giả”. Sách giả có giá bán thấp đã khiến sách thật không còn “đường sống”, đơn vị phát hành sách không chỉ lâm vào tình trạng điêu đứng, mà còn tuyệt vọng trước hành trình tìm lại công bằng.
Trao đổi với Báo GD&TĐ, bà Ngô Phương Thảo - Giám đốc Anbooks cho biết, bộ sách “Dạy con trong hoang mang” do Anbooks đầu tư và sở hữu quyền khai thác, được cấp phép bởi NXB Tổng hợp TPHCM từng bị làm giả và bán công khai trên các trang thương mại điện tử. Với giá chiết khấu từ 30 - 50%, sách giả hoàn toàn chiếm thế thượng phong trước sách thật.
Nói về nạn sách giả, ông Nguyễn Văn Phước - CEO First News - Trí Việt cho biết, với sách giả thì hầu hết chất lượng xấu, in mờ, nhiều trang không đọc được, vì vậy mà có giá rẻ hơn sách thật. Cuốn “Muôn kiếp nhân sinh” có giá 219 nghìn đồng, nhưng sách giả bán trên sàn Shopee chỉ với giá 111 nghìn đồng.
Đáng chú ý, theo ông Phước khi các đối tượng bán sách giả giới thiệu hình ảnh trên sàn sẽ sử dụng sách thật, khi giao hàng cho khách mới lộ ra là sách giả. “Nhiều người mua phải sách giả trên Shopee, không đổi được mới báo lại với First News. Ngoài “Muôn kiếp nhân sinh”, hàng trăm đầu sách khác của chúng tôi bị làm giả và bày bán khắp nơi”, ông Phước xác nhận.
Tại Diễn đàn Xuất bản số 2025, giới chuyên gia khẳng định sự cần thiết của việc số hóa xuất bản. Ảnh: Alpha Boôks.
Tham giá rẻ là tiếp tay cho sách giả
Theo thống kê, từ năm 2010 - 2023, chỉ riêng NXB Giáo dục Việt Nam đã phát hiện hơn 3,3 triệu cuốn sách, 100.000 đĩa CD, và gần 41 tấn bán thành phẩm sách giáo dục bị in lậu. Đặc biệt, các đường dây in lậu tinh vi như đường dây tại Đà Nẵng - TPHCM in hơn 1,64 triệu cuốn sách giáo khoa giả từ 2022 đến giữa 2025, trong đó có phiên xét xử hồi tháng 4/2025.
Trước thực trạng sách bản quyền bị xâm phạm tràn lan, ông Nguyễn Nguyên - Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành cho rằng, các đơn vị làm sách, nhà xuất bản phải coi câu chuyện đấu tranh bản quyền sách là câu chuyện của chính mình, không thể đùn đẩy cho cơ quan chức năng.
Tuy nhiên trong thực tế, việc đấu tranh bản quyền không hề đơn giản. Từ đầu năm 2025, First News đã lập vi bằng, quyết khởi kiện và làm đến cùng nhưng đến nay chưa có động tĩnh gì mới. Trong khi đó, Anbooks chỉ còn cách tổ chức thông cáo trên website cũng như trên các nền tảng mạng xã hội để độc giả được biết. Việc tiến hành lập vi bằng và theo đuổi vụ kiện đã không xảy ra vì cho rằng không thay đổi được cục diện.
Đối với phương diện cá nhân tác giả bị xâm phạm, nhà giáo - họa sĩ Triệu Khắc Lễ cho biết: “Đồng nghiệp của tôi rất bực tức và cho rằng việc làm sách giả là vi phạm pháp luật, cần tố cáo đến cơ quan chức năng. Đúng là vi phạm thật, song giờ tôi đã cao tuổi nên không có quan tâm lắm, chỉ xin lưu ý mọi người đừng có mua vì đó là sách rởm. Khách hàng không mua, bọn làm sách giả sẽ không bán được và tự phải rút lui”.
Trong khi các đơn vị bất lực trước sách giả, cơ quan chức năng vẫn luôn tìm mọi cách để ngăn chặn thì sách giả vẫn xuất hiện khắp nơi, từ vỉa hè, nhà sách nhỏ, sàn thương mại điện tử, mạng xã hội. Công nghệ làm giả ngày càng tinh vi, từ mực in, tem giả, QR code, hộp đóng được làm giống bản thật rồi được bán với chiết khấu 60 - 70% giá bìa.
Giới chuyên gia nhận định, ngoài chế tài, quy định quản lý, công nghệ kiểm soát… thì ý thức người tiêu dùng là một trong những “chốt chặn” quan trọng để đẩy lùi sách giả. Tuy nhiên, đáng tiếc là nhiều phụ huynh, bạn đọc vẫn luôn ưu tiên sách giá rẻ, bất chấp các hậu quả về bản quyền cũng như chất lượng sách.
Sách giả, sách lậu là thực trạng dù nghiêm trọng, đầy gai góc và đang lan rộng tại Việt Nam, nhưng việc bảo vệ bản quyền không chỉ gói gọn trong hệ thống luật pháp hay nhà xuất bản, mà còn là trách nhiệm của mỗi cá nhân: Người mua - người đọc. Chỉ khi thói quen được thay đổi cùng với biện pháp pháp lý mạnh mẽ, vấn nạn sách giả này mới có thể bị đẩy lùi.
Tại Diễn đàn Xuất bản số 2025, ông Nguyễn Thế Hùng - Giám đốc Công ty TNHH Điện tử Aki, cho rằng: Không thể theo tư duy “chỉ làm khi chắc chắn chống được vi phạm bản quyền” thì mới phát triển sách trên không gian số. Người trẻ hiện nay tiếp cận sách theo con đường công nghệ. Thay vì chỉ nghĩ đến ngăn chặn, hãy tập trung mang tri thức đến với độc giả theo con đường công nghệ. Khi thói quen tích cực được hình thành thì các hành vi vi phạm bản quyền tự nhiên sẽ giảm.
Bước chuyển rõ nét trong cách đánh giá năng lực học sinh
GD&TĐ - Theo TS Đồng Mạnh Cường, so với hai năm trước, phổ điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 các môn tự nhiên như Toán, Lý, Hóa, Sinh có thay đổi khá đáng kể.
2025-07-26 01:42
Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Toán
GD&TĐ - Trong Chương trình GDPT 2018, môn Toán đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển năng lực, trí tuệ, sự tưởng tượng, rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, tác phong làm việc khoa học...
2025-07-26 01:38
Phụ nữ ở trong phòng máy lạnh lâu ngày dễ mắc 5 rủi ro sức khỏe này
GD&TĐ - Điều hoà là trợ thủ đắc lực của nhiều người trong ngày hè. Tuy nhiên, ở trong phòng điều hòa quá lâu cũng không phải là điều tốt.
2025-07-26 01:37
Cơn ho gà 'tử thần': Trẻ tím tái, ngưng thở chỉ vì cha mẹ chậm một bước
(CLO) Những cơn ho tưởng như vô hại lại trở thành hồi chuông tử thần với trẻ sơ sinh. Ho gà – căn bệnh có vaccine phòng ngừa đang âm thầm quay lại, tấn công vào chính sự chủ quan của người lớn.
2025-07-26 01:36
Hoàn thiện bản thảo cuốn sách '80 năm Giáo dục Việt Nam'
GD&TĐ - Ngày 25/7, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam tổ chức hội thảo góp ý sách '80 năm Giáo dục Việt Nam'.
2025-07-26 01:35
Sụt cân nhanh bất thường, người đàn ông bàng hoàng phát hiện cùng lúc hai loại ung thư hiếm
(CLO) Người đàn ông ở Ninh Bình vừa được phẫu thuật thành công sau khi phát hiện mắc đồng thời ung thư đại tràng và ung thư trực tràng, một tình huống y khoa hiếm gặp, chỉ chiếm 2–5% trong tổng số ca ung thư đại trực tràng.
2025-07-26 01:35
Nghề nào mang lại hạnh phúc nhất thế giới?
GD&TĐ - Đó là chủ đề của bài nói chuyện với diễn giả là PGS.TS Nguyễn Thị Hiệp tại Trường Đại học Quốc tế (Đại học Quốc gia TPHCM).
2025-07-26 01:34
Trường Đại học Luật TPHCM sẽ đẩy mạnh đào tạo liên ngành
GD&TĐ - Tọa đàm về chương trình đào tạo liên ngành tại Trường Đại học Luật TPHCM gợi mở nhiều hướng đi phù hợp xu thế giáo dục hiện đại.
2025-07-26 01:33
Hai bệnh viện tại TP HCM đối mặt nguy cơ quá tải vì sốt xuất huyết tăng vọt
(CLO) Trước tình hình số ca mắc sốt xuất huyết Dengue tăng nhanh, đặc biệt tại phường An Phú (TP Hồ Chí Minh - HCM), Sở Y tế TP HCM đã cử đoàn công tác xuống kiểm tra và hỗ trợ chuyên môn khẩn cấp tại hai bệnh viện đang ghi nhận nhiều ca nặng, đối mặt nguy cơ quá tải điều trị nội trú.
2025-07-26 01:33
Phát hiện viên sủi không đủ vitamin như công bố, Bộ Y tế yêu cầu thu hồi lô hàng
(CLO) Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa yêu cầu tạm dừng lưu thông toàn quốc đối với lô viên sủi Apiroca-B sau khi phát hiện sản phẩm không đạt chất lượng như công bố.
Bảo vệ bản quyền sách: Người mua thông thái, sách giả sẽ tự triệt tiêu?