Để biểu diễn nghệ thuật đi đầu trong phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô...
Invalid date
TTTĐ - Để đưa ngành nghệ thuật biểu diễn phát triển mạnh mẽ, đi đầu trong chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô, NSND Tấn Minh - Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long đưa ra những giải pháp sâu sắc và thiết thực tại Đại hội Đảng bộ cơ quan Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội nhiệm kì 2025 - 2030.
Tài sản, nguồn lực to lớn
Theo NSND Tấn Minh, Hà Nội có vị trí đặc biệt - là Thủ đô; trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế; là nơi lưu giữ nhiều kho tàng văn hóa vật thể, văn hóa phi vật thể đồ sộ, đa dạng và phong phú gắn với lịch sử hình thành, xây dựng, đấu tranh, phát triển đất nước.
Trong phát triển công nghiệp văn hóa, ngành nghệ thuật biểu diễn giữ vai trò đặc biệt - vừa là nơi bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc, vừa là lực lượng nòng cốt tạo ra sản phẩm văn hóa có giá trị cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế.
Từ vị trí đắc địa, đặc biệt, lợi thế riêng biệt của Thủ đô Hà Nội; nhất là trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật nói chung, vị thế và đóng góp của nghệ thuật biểu diễn nói riêng đối với thành phố Hà Nội; yêu cầu đặt ra phải đầu tư cho các nhà hát Thủ đô đủ năng lực để hoàn thành được nhiệm vụ đưa ngành nghệ thuật biểu diễn đi đầu trong chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Tiết mục nghệ thuật tại Đại hội
"Thực tế cho thấy, ngành nghệ thuật biểu diễn hiện nay vẫn đang đối mặt với không ít thách thức: Sản phẩm biểu diễn thiếu tính cạnh tranh, ứng dụng công nghệ còn hạn chế, việc thu hút khán giả trẻ chưa hiệu quả…
Trong giai đoạn này, vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng cần được phát huy mạnh mẽ hơn nữa để đưa ra những giải pháp đột phá, phù hợp với xu thế và tiềm năng của thời đại mới. Khi văn hóa phát triển thì các lĩnh vực khác cũng sẽ phát triển và có lợi ích như chính trị, xã hội, kinh tế, đem lại giá trị gia tăng cho các sản phẩm làng nghề, thủ công mỹ nghệ, ẩm thực, thời trang, du lịch, giáo dục, khoa học công nghệ…
Phát triển công nghiệp văn hoá cũng thúc đẩy việc phát triển chuyển đổi số, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ mới vào lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn. Phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô chính là văn hóa đã trở thành một tài sản, nguồn lực to lớn", NSND Tấn Minh nhấn mạnh.
Cần kết hợp cùng công nghệ - khoa học để trở nên đa dạng
Để có thể đưa ngành nghệ thuật biểu diễn phát triển mạnh mẽ, đi đầu trong chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô, theo anh cần có những giải pháp cụ thể.
Đó là: Cần có sự phát triển đồng bộ từ yếu tố con người đến cơ sở hạ tầng, hiện nay Hà Nội chưa có nhà hát xứng tầm để hiện thực hóa chủ trương phát triển công nghiệp văn hóa, công nghiệp sáng tạo, chưa có nhà hát tầm cỡ mang biểu tượng của Thủ đô, hầu hết các nhà hát của Hà Nội có quy mô khá nhỏ, từ 100 - 600 chỗ ngồi.
Vì vậy, Hà Nội cần có nhà hát tầm cỡ hơn nữa đáp ứng sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và nhu cầu thưởng thức ngày càng khắt khe của khán giả.
Tiếp theo, NSND Tấn Minh cho rằng cần hiện đại hóa cở sở hạ tầng cùng trang thiết bị cho các đơn vị nghệ thuật của Thủ đô Hà Nội là điều vô cùng cần thiết.
Nghệ thuật biểu diễn cần phải được kết hợp cùng công nghệ - khoa học để trở nên đa dạng hơn, phong phú hơn và hấp dẫn hơn. Những ý tưởng sáng tạo sẽ gặp không ít trở ngại nếu không có trang thiết bị âm thanh, ánh sáng, sân khấu... hiện đại, đáp ứng nhu cầu của ê kíp sáng tạo.
Theo anh, cần áp dụng công nghệ số, điện tử và truyền thông đa phương tiện để tạo ra các biểu diễn nghệ thuật độc đáo cũng như sử dụng ánh sáng, âm thanh, video, hình ảnh và hiệu ứng đặc biệt (công nghệ trình chiếu hình ảnh đồ họa (Mapping), công nghệ thực tế ảo tăng cường (Augmented Reality - AR), công nghệ thực tế mở rộng (Extended Reality - EX) để tạo ra trải nghiệm thị giác và âm thanh độc đáo.
Chúng ta cũng cần sử dụng công nghệ thực tế mở rộng và ảo hóa để tạo ra trải nghiệm biểu diễn tương tác và tham gia độc đáo cho khán giả. Khán giả có thể tham gia vào câu chuyện và tương tác với các nghệ sĩ và môi trường biểu diễn.
Sự kết hợp giữa nghệ thuật biểu diễn và khoa học công nghệ chắc chắn sẽ đem đến cho khán giả những trải nghiệm ấn tượng khó quên, kéo khán giả đến với nghệ thuật.
Hà Nội cũng cần đa dạng hóa các hình thức nghệ thuật, tự do hoá tư tưởng và tạo điều kiện hỗ trợ cho các nghệ sĩ trẻ có những thể nghiệm mới sáng tạo, đột phá.
Chúng ta cần mạnh dạn loại bỏ các chương trình mang hơi thở cũ kỹ, không phù hợp thời đại, đưa ra bộ tiêu chuẩn đổi mới cho các chương trình nghệ thuật thuộc đa dạng các loại hình nghệ thuật trên địa bàn thành phố. Có những chương trình biểu diễn thường xuyên (hàng tuần, hàng ngày...) được đầu tư bài bản và chuyên nghiệp về chất lượng nghệ thuật, ảnh hưởng truyền thống và áp dụng công nghệ cao.
Hà Nội phải nâng cấp chất lượng âm nhạc trong các chương trình nghệ thuật; tránh việc sử dụng các bản phối cũ kỹ, chất lượng âm thanh thấp, dùng bộ tiếng quá cũ hay tư duy phối khí dàn dựng mang tính mô phỏng, trùng lặp, bắt chước một cách quá an toàn và xưa cũ; mạnh dạn ứng dụng các xu hướng âm nhạc mới của thế giới, âm nhạc điện tử... kết hợp cùng với các chất liệu âm nhạc truyền thống; liên tục cập nhật những xu hướng mới trên thế giới, học hỏi và sáp nhập, hiệu chỉnh cho phù hợp với văn hoá và truyền thống.
Hà Nội cần có những chương trình giao lưu nghệ thuật biểu diễn / công nghệ biểu diễn giữa các nước trong khu vực và cùng với các nước hàng đầu thế giới trong ngành công nghiệp giải trí, tổ chức những hội chợ, triển lãm, workshop về thiết bị, công nghệ biểu diễn, biến những công nghệ biểu diễn mới như công nghệ trình chiếu hình ảnh đồ họa (Mapping), công nghệ thực tế ảo tăng cường (Augmented Reality - AR), công nghệ thực tế mở rộng (Extended Reality - EX)... trở nên quen thuộc và đa dạng sử dụng trong các chương trình nghệ thuật.
Đồng thời, chúng ta cần tổ chức các khoá học miễn phí, có phí, đào tạo chuyên sâu... được thành phố tổ chức, dưới sự đồng hành của các chuyên gia trong và ngoài nước, nhằm mục đích nâng cấp nhận thức và khả năng ứng dụng công nghệ của các ban ngành địa phương.
Một giải pháp tiếp theo mà NSND Tấn Minh đề ra là tiến hành các cuộc đánh giá chi tiết về tình hình ngành nghệ thuật biểu diễn hiện tại trong thành phố, xác định những khía cạnh chưa hiệu quả và điểm yếu của các chương trình nghệ thuật đang tổ chức; nghiên cứu các xu hướng, công nghệ và phong cách biểu diễn mới để xác định các giải pháp đột phá và đổi mới.
Trong việc thúc đẩy sự sáng tạo và đa dạng trong việc phát triển nội dung biểu diễn, chúng ta cũng cần khuyến khích sự hợp tác đa phương diện giữa nghệ sĩ, nhà sản xuất và nhà thiết kế thuộc các lĩnh vực khác nhau như âm nhạc, thời trang, hội họa, nghệ thuật đương đại, múa, sân khấu, trình diễn ánh sáng… để tạo ra những trải nghiệm biểu diễn độc đáo và sáng tạo. Áp dụng công nghệ và phương tiện truyền thông hiện đại để tăng cường tương tác và tương tác giữa nghệ sĩ và khán giả.
Hà Nội cũng cần xây dựng hệ thống giáo dục và đào tạo. Đẩy mạnh các chương trình đào tạo nghệ sĩ và nhân viên quản lý nghệ thuật để nâng cao chất lượng biểu diễn và quản lý chương trình; hợp tác với các trường đại học và tổ chức nghệ thuật để phát triển các khóa học và chương trình học tập liên quan.
Cuối cùng, theo NSND Tấn Minh chúng ta cũng cần tạo quỹ hỗ trợ để tài trợ cho những dự án nghệ thuật trẻ và sáng tạo. Hoạt động này mang tính thường niên và nên có ban thẩm định là những người trẻ, tiên phong và có tư duy thay đổi mạnh mẽ, sáng tạo trong lĩnh vực nghệ thuật.
Tài sản, nguồn lực to lớn
Theo NSND Tấn Minh, Hà Nội có vị trí đặc biệt - là Thủ đô; trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế; là nơi lưu giữ nhiều kho tàng văn hóa vật thể, văn hóa phi vật thể đồ sộ, đa dạng và phong phú gắn với lịch sử hình thành, xây dựng, đấu tranh, phát triển đất nước.
NSND Huỳnh Tấn Minh - Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long tham luận về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội
Trong phát triển công nghiệp văn hóa, ngành nghệ thuật biểu diễn giữ vai trò đặc biệt - vừa là nơi bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc, vừa là lực lượng nòng cốt tạo ra sản phẩm văn hóa có giá trị cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế.
Từ vị trí đắc địa, đặc biệt, lợi thế riêng biệt của Thủ đô Hà Nội; nhất là trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật nói chung, vị thế và đóng góp của nghệ thuật biểu diễn nói riêng đối với thành phố Hà Nội; yêu cầu đặt ra phải đầu tư cho các nhà hát Thủ đô đủ năng lực để hoàn thành được nhiệm vụ đưa ngành nghệ thuật biểu diễn đi đầu trong chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Tiết mục nghệ thuật tại Đại hội
"Thực tế cho thấy, ngành nghệ thuật biểu diễn hiện nay vẫn đang đối mặt với không ít thách thức: Sản phẩm biểu diễn thiếu tính cạnh tranh, ứng dụng công nghệ còn hạn chế, việc thu hút khán giả trẻ chưa hiệu quả…
Trong giai đoạn này, vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng cần được phát huy mạnh mẽ hơn nữa để đưa ra những giải pháp đột phá, phù hợp với xu thế và tiềm năng của thời đại mới. Khi văn hóa phát triển thì các lĩnh vực khác cũng sẽ phát triển và có lợi ích như chính trị, xã hội, kinh tế, đem lại giá trị gia tăng cho các sản phẩm làng nghề, thủ công mỹ nghệ, ẩm thực, thời trang, du lịch, giáo dục, khoa học công nghệ…
Phát triển công nghiệp văn hoá cũng thúc đẩy việc phát triển chuyển đổi số, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ mới vào lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn. Phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô chính là văn hóa đã trở thành một tài sản, nguồn lực to lớn", NSND Tấn Minh nhấn mạnh.
Cần kết hợp cùng công nghệ - khoa học để trở nên đa dạng
Để có thể đưa ngành nghệ thuật biểu diễn phát triển mạnh mẽ, đi đầu trong chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô, theo anh cần có những giải pháp cụ thể.
Đó là: Cần có sự phát triển đồng bộ từ yếu tố con người đến cơ sở hạ tầng, hiện nay Hà Nội chưa có nhà hát xứng tầm để hiện thực hóa chủ trương phát triển công nghiệp văn hóa, công nghiệp sáng tạo, chưa có nhà hát tầm cỡ mang biểu tượng của Thủ đô, hầu hết các nhà hát của Hà Nội có quy mô khá nhỏ, từ 100 - 600 chỗ ngồi.
Vì vậy, Hà Nội cần có nhà hát tầm cỡ hơn nữa đáp ứng sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và nhu cầu thưởng thức ngày càng khắt khe của khán giả.
Tiếp theo, NSND Tấn Minh cho rằng cần hiện đại hóa cở sở hạ tầng cùng trang thiết bị cho các đơn vị nghệ thuật của Thủ đô Hà Nội là điều vô cùng cần thiết.
Nghệ thuật biểu diễn cần phải được kết hợp cùng công nghệ - khoa học để trở nên đa dạng hơn, phong phú hơn và hấp dẫn hơn. Những ý tưởng sáng tạo sẽ gặp không ít trở ngại nếu không có trang thiết bị âm thanh, ánh sáng, sân khấu... hiện đại, đáp ứng nhu cầu của ê kíp sáng tạo.
Theo anh, cần áp dụng công nghệ số, điện tử và truyền thông đa phương tiện để tạo ra các biểu diễn nghệ thuật độc đáo cũng như sử dụng ánh sáng, âm thanh, video, hình ảnh và hiệu ứng đặc biệt (công nghệ trình chiếu hình ảnh đồ họa (Mapping), công nghệ thực tế ảo tăng cường (Augmented Reality - AR), công nghệ thực tế mở rộng (Extended Reality - EX) để tạo ra trải nghiệm thị giác và âm thanh độc đáo.
Chúng ta cũng cần sử dụng công nghệ thực tế mở rộng và ảo hóa để tạo ra trải nghiệm biểu diễn tương tác và tham gia độc đáo cho khán giả. Khán giả có thể tham gia vào câu chuyện và tương tác với các nghệ sĩ và môi trường biểu diễn.
Sự kết hợp giữa nghệ thuật biểu diễn và khoa học công nghệ chắc chắn sẽ đem đến cho khán giả những trải nghiệm ấn tượng khó quên, kéo khán giả đến với nghệ thuật.
Hà Nội cũng cần đa dạng hóa các hình thức nghệ thuật, tự do hoá tư tưởng và tạo điều kiện hỗ trợ cho các nghệ sĩ trẻ có những thể nghiệm mới sáng tạo, đột phá.
Chúng ta cần mạnh dạn loại bỏ các chương trình mang hơi thở cũ kỹ, không phù hợp thời đại, đưa ra bộ tiêu chuẩn đổi mới cho các chương trình nghệ thuật thuộc đa dạng các loại hình nghệ thuật trên địa bàn thành phố. Có những chương trình biểu diễn thường xuyên (hàng tuần, hàng ngày...) được đầu tư bài bản và chuyên nghiệp về chất lượng nghệ thuật, ảnh hưởng truyền thống và áp dụng công nghệ cao.
Hà Nội phải nâng cấp chất lượng âm nhạc trong các chương trình nghệ thuật; tránh việc sử dụng các bản phối cũ kỹ, chất lượng âm thanh thấp, dùng bộ tiếng quá cũ hay tư duy phối khí dàn dựng mang tính mô phỏng, trùng lặp, bắt chước một cách quá an toàn và xưa cũ; mạnh dạn ứng dụng các xu hướng âm nhạc mới của thế giới, âm nhạc điện tử... kết hợp cùng với các chất liệu âm nhạc truyền thống; liên tục cập nhật những xu hướng mới trên thế giới, học hỏi và sáp nhập, hiệu chỉnh cho phù hợp với văn hoá và truyền thống.
Hà Nội cần có những chương trình giao lưu nghệ thuật biểu diễn / công nghệ biểu diễn giữa các nước trong khu vực và cùng với các nước hàng đầu thế giới trong ngành công nghiệp giải trí, tổ chức những hội chợ, triển lãm, workshop về thiết bị, công nghệ biểu diễn, biến những công nghệ biểu diễn mới như công nghệ trình chiếu hình ảnh đồ họa (Mapping), công nghệ thực tế ảo tăng cường (Augmented Reality - AR), công nghệ thực tế mở rộng (Extended Reality - EX)... trở nên quen thuộc và đa dạng sử dụng trong các chương trình nghệ thuật.
Đồng thời, chúng ta cần tổ chức các khoá học miễn phí, có phí, đào tạo chuyên sâu... được thành phố tổ chức, dưới sự đồng hành của các chuyên gia trong và ngoài nước, nhằm mục đích nâng cấp nhận thức và khả năng ứng dụng công nghệ của các ban ngành địa phương.
Một giải pháp tiếp theo mà NSND Tấn Minh đề ra là tiến hành các cuộc đánh giá chi tiết về tình hình ngành nghệ thuật biểu diễn hiện tại trong thành phố, xác định những khía cạnh chưa hiệu quả và điểm yếu của các chương trình nghệ thuật đang tổ chức; nghiên cứu các xu hướng, công nghệ và phong cách biểu diễn mới để xác định các giải pháp đột phá và đổi mới.
Trong việc thúc đẩy sự sáng tạo và đa dạng trong việc phát triển nội dung biểu diễn, chúng ta cũng cần khuyến khích sự hợp tác đa phương diện giữa nghệ sĩ, nhà sản xuất và nhà thiết kế thuộc các lĩnh vực khác nhau như âm nhạc, thời trang, hội họa, nghệ thuật đương đại, múa, sân khấu, trình diễn ánh sáng… để tạo ra những trải nghiệm biểu diễn độc đáo và sáng tạo. Áp dụng công nghệ và phương tiện truyền thông hiện đại để tăng cường tương tác và tương tác giữa nghệ sĩ và khán giả.
Hà Nội cũng cần xây dựng hệ thống giáo dục và đào tạo. Đẩy mạnh các chương trình đào tạo nghệ sĩ và nhân viên quản lý nghệ thuật để nâng cao chất lượng biểu diễn và quản lý chương trình; hợp tác với các trường đại học và tổ chức nghệ thuật để phát triển các khóa học và chương trình học tập liên quan.
Cuối cùng, theo NSND Tấn Minh chúng ta cũng cần tạo quỹ hỗ trợ để tài trợ cho những dự án nghệ thuật trẻ và sáng tạo. Hoạt động này mang tính thường niên và nên có ban thẩm định là những người trẻ, tiên phong và có tư duy thay đổi mạnh mẽ, sáng tạo trong lĩnh vực nghệ thuật.
GD&TĐ - Ngành Y khoa và Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Dược TPHCM lấy điểm sàn xét tuyển cao nhất ở mức 22, theo thông báo của nhà trường sáng 23/7.
2025-07-23 09:38
Trường học TPHCM ra mắt câu lạc bộ Khoa học - Khơi nguồn sáng tạo
GD&TĐ - Ngày 23/7, Trường Tiểu học Phú Thọ (phường Phú Thọ, TPHCM) ra mắt câu lạc bộ Khoa học - Khơi nguồn sáng tạo năm học 2025-2026.
2025-07-23 09:38
Nỗ lực dạy tiếng Việt cho trẻ người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1
GD&TĐ - Trường TH Phan Thanh 1 (Lâm Đồng) nỗ lực triển khai chương trình dạy chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số, chuẩn bị vào lớp 1.
2025-07-23 09:37
LogicLab nhận thẩm định chương trình học từ Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
GD&TĐ -Trong khuôn khổ Ngày hội Sáng tạo 2025, LogicLab đã ký kết hợp tác chiến lược với Bricks 4 Kidz® Hoa Kỳ.
2025-07-23 09:33
“Sợ thất nghiệp” vì học cao đẳng
(CLO) Giữa cơn "sốt" tuyển sinh đại học, hàng triệu phụ huynh và thí sinh vẫn đang chênh vênh với câu hỏi cũ kỹ: Liệu tấm bằng cao đẳng có đủ sức mở lối tương lai, hay chỉ là con đường dẫn đến thất nghiệp? Định kiến ăn sâu đang bóp nghẹt những lựa chọn cơ hội việc làm tiềm năng và mức lương hấp dẫn.
2025-07-23 09:31
Điểm sàn xét tuyển Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội năm 2025
GD&TĐ - Ngày 23/7, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội thông báo ngưỡng đảm bảo chất lượng và quy đổi tương đương giữa các phương án tuyển sinh.
2025-07-23 09:28
Trường Đại học Bình Dương lấy điểm sàn 15 cho hầu hết các ngành
GD&TĐ - Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu (điểm sàn) của Trường Đại học Bình Dương (TPHCM) dao động từ 15 - 19 điểm tùy ngành, phương thức.
2025-07-23 09:27
Bê bối giáo dục y khoa chấn động Ấn Độ
GD&TĐ - Đối với công chúng Ấn Độ, vụ bê bối này đã để lại một vết nhơ sâu sắc về sự xuống cấp đạo đức trong hệ thống giáo dục.
2025-07-23 09:25
Điểm sàn nhóm ngành đào tạo giáo viên năm 2025: Bảo đảm đủ nguồn tuyển, chất lượng
GD&TĐ - Đại diện các trường ghi nhận, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) nhóm ngành đào tạo giáo viên năm 2025 phù hợp với thực tiễn; vừa bảo đảm đủ nguồn tuyển, vừa giữ được chất lượng cho nhóm ngành này.
2025-07-23 09:23
Bí quyết học tập của các thí sinh đạt 10 điểm môn Toán
GD&TĐ - Để đạt kết quả ấn tượng tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, các thí sinh đều có cho mình chiến lược học tập và kế hoạch ôn luyện rõ ràng.
Để biểu diễn nghệ thuật đi đầu trong phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô...