GD&TĐ - Khi tiếng sấm đầu năm vang vọng khắp núi rừng, đồng bào Ơ Đu (xã Nga My, Nghệ An) sẽ tổ chức nghi lễ đón tiếng sấm và mừng năm mới.
Dấu hiệu của đất trời và sự khởi đầu
Đồng bào dân tộc Ơ Đu (còn gọi là Tày Hạt) sinh sống chủ yếu tại bản Văng Môn, xã Nga My (Nghệ An). Sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của người dân Ơ Đu khá đa dạng và phong phú với nhiều nghi lễ độc đáo như lễ cúng năm, lễ đón tiếng sấm, lễ truyền sắc...
Ông Lo Văn Cường, thầy mo ở bản Văng Môn (xã Nga My, Nghệ An) cho biết, đồng bào Ơ Đu sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt, săn bắt và chăn nuôi. Ngày xưa, tổ tiên sinh sống biệt lập trong rừng sâu và chưa có lịch nên lấy tiếng sấm đầu tiên vào mùa Xuân làm dấu hiệu khởi đầu năm mới.
Lễ đón tiếng sấm được tổ chức để cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, bản làng bình yên và mọi người nhiều sức khỏe. Đây là dịp để con cháu, anh em, họ hàng làm ăn xa trở về quê hương, cùng nhau hướng về cội nguồn.
Lễ hội thường diễn ra trong 2-3 ngày. Sáng sớm đầu tiên sau ngày có tiếng sấm, khi thầy mo của bản đánh chiêng thông báo, dân bản sẽ nhanh chóng mang các vật dụng sinh hoạt và những quả trứng gà ra suối Nậm Ngân để rửa sạch.
Mọi người cùng rửa mặt, chân tay, gội đầu để trôi đi những đen đủi, phiền muộn của năm cũ. Những quả trứng gà được rửa sạch bằng dòng nước mát mang theo ước mong về sự sinh sôi, phát triển.
Bên dòng suối thiêng, người dân thăm hỏi, chúc nhau những điều tốt đẹp, sức khỏe dẻo dai để chuẩn bị cho một mùa nương rẫy mới.
Người dân chung vui bên chum rượu cần. (Ảnh: Đình Tuần).
Sau nghi thức thanh tẩy, dân bản tập trung về địa điểm trung tâm để tiến hành các lễ thức cúng bái. Nghi thức đầu tiên là cúng bản. Thầy mo, với vai trò chủ lễ, sẽ đọc lời khấn thông báo và xin phép thổ địa, thần suối, thần rừng cho phép dân làng được tổ chức lễ hội.
Tiếp đó là nghi thức cúng thần Sấm và cúng làm vía cho dân bản. Lễ vật dâng cúng đều là những món ăn truyền thống được trao truyền qua nhiều thế hệ.
Theo ông Lo Văn Cường, các lễ vật được bày biện trên 2 chiếc mâm đan bằng mây tre, lót lá chuối rừng để thể hiện lòng thành kính. Lễ vật bao gồm đầu lợn luộc, cá suối nướng, cơm lam màu tím, rượu trắng đựng trong ống nứa, rêu đá, canh măng, gà luộc, xôi nếp, mọc cá… Tất cả đều do người dân trong bản cùng nhau đóng góp.
Gìn giữ và phát huy di sản
Trong tiếng khấn nguyện của thầy mo, cộng đồng người Ơ Đu bày tỏ lòng tri ân đến tổ tiên, những người có công tạo lập bản làng, đồng thời cầu mong thần Sấm và tổ tiên ban cho bản làng sự ấm no, bình yên, mùa màng tươi tốt.
Sau lễ cúng, thầy mo sẽ thực hiện nghi thức làm vía, đặt tên và buộc những sợi chỉ đen vào cổ tay cho mọi người với ý nghĩa cầu mong sức khỏe và may mắn.
Hoàn tất phần lễ, cả cộng đồng bước vào phần hội với không khí tưng bừng, náo nhiệt. Các trò chơi dân gian, những điệu nhảy sạp, tiếng hát, tiếng chiêng vang vọng khắp núi rừng, thể hiện tinh thần đoàn kết, vui vẻ của người dân.
Sau nghi thức lễ, người dân sum vầy bên mâm cơm. (Ảnh: Đình Tuân).
Ông Lo Văn Thái - Trưởng bản Văng Môn, xã Nga My cho biết, lễ đón tiếng sấm là một nghi lễ không thể thiếu của đồng bào Ơ Đu. Hàng năm, chỉ tổ chức nhỏ tại các hộ gia đình, nhưng cứ khoảng 3 năm bản sẽ tổ chức quy mô lớn hơn với sự tham gia của tất cả người dân trong bản.
Tồn hàng trăm năm, lễ đón tiếng sấm mang đậm sắc thái văn hóa đặc trưng. Tiếng sấm vang lên báo hiệu cho mùa gieo trồng bắt đầu, tiếng sấm còn là mốc thời gian để đồng bào thực hiện những việc trọng đại trong gia đình, dòng họ và kể cả công việc chung của cộng đồng.
Bản thân người Ơ Đu từ khi sinh ra cho đến lúc chết đi cũng phải chờ tiếng sấm, theo người dân chỉ khi có tiếng sấm vang lên thì linh hồn người đã khuất mới được siêu thoát.
Cuối tháng 6/2025, Bộ VH,TT&DL quyết định công nhận "Lễ đón tiếng sấm đầu năm của dân tộc Ơ Đu (ở xã Nga My, Nghệ An) là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Đây là sự ghi nhận xứng đáng cho những nỗ lực bảo tồn văn hóa của cộng đồng và cũng là niềm tự hào của người dân Ơ Đu nói riêng và tỉnh Nghệ An nói chung.
Những năm qua, được sự quan tâm của Nhà nước và các cấp chính quyền, đời sống văn hóa, tinh thần của bà con ngày càng được nâng cao. Đặc biệt, người Ơ Đu luôn có ý thức sâu sắc trong việc gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa độc đáo của đồng bào mình.
Trong dịp này, Bộ VH,TT&DL cũng công nhận Chữ Thái ở Nghệ An và Nghệ thuật Trống tế Yên Thành, Nghệ An là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Nghệ An có 14 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; trong đó, Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào tháng 11/2014.
Người dân Ơ Đu tổ chức lễ đón tiếng sấm đầu năm. (Ảnh: Đình Tuân).
Dấu hiệu của đất trời và sự khởi đầu
Đồng bào dân tộc Ơ Đu (còn gọi là Tày Hạt) sinh sống chủ yếu tại bản Văng Môn, xã Nga My (Nghệ An). Sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của người dân Ơ Đu khá đa dạng và phong phú với nhiều nghi lễ độc đáo như lễ cúng năm, lễ đón tiếng sấm, lễ truyền sắc...
Ông Lo Văn Cường, thầy mo ở bản Văng Môn (xã Nga My, Nghệ An) cho biết, đồng bào Ơ Đu sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt, săn bắt và chăn nuôi. Ngày xưa, tổ tiên sinh sống biệt lập trong rừng sâu và chưa có lịch nên lấy tiếng sấm đầu tiên vào mùa Xuân làm dấu hiệu khởi đầu năm mới.
Lễ đón tiếng sấm được tổ chức để cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, bản làng bình yên và mọi người nhiều sức khỏe. Đây là dịp để con cháu, anh em, họ hàng làm ăn xa trở về quê hương, cùng nhau hướng về cội nguồn.
Lễ hội thường diễn ra trong 2-3 ngày. Sáng sớm đầu tiên sau ngày có tiếng sấm, khi thầy mo của bản đánh chiêng thông báo, dân bản sẽ nhanh chóng mang các vật dụng sinh hoạt và những quả trứng gà ra suối Nậm Ngân để rửa sạch.
Mọi người cùng rửa mặt, chân tay, gội đầu để trôi đi những đen đủi, phiền muộn của năm cũ. Những quả trứng gà được rửa sạch bằng dòng nước mát mang theo ước mong về sự sinh sôi, phát triển.
Bên dòng suối thiêng, người dân thăm hỏi, chúc nhau những điều tốt đẹp, sức khỏe dẻo dai để chuẩn bị cho một mùa nương rẫy mới.
Người dân chung vui bên chum rượu cần. (Ảnh: Đình Tuần).
Sau nghi thức thanh tẩy, dân bản tập trung về địa điểm trung tâm để tiến hành các lễ thức cúng bái. Nghi thức đầu tiên là cúng bản. Thầy mo, với vai trò chủ lễ, sẽ đọc lời khấn thông báo và xin phép thổ địa, thần suối, thần rừng cho phép dân làng được tổ chức lễ hội.
Tiếp đó là nghi thức cúng thần Sấm và cúng làm vía cho dân bản. Lễ vật dâng cúng đều là những món ăn truyền thống được trao truyền qua nhiều thế hệ.
Theo ông Lo Văn Cường, các lễ vật được bày biện trên 2 chiếc mâm đan bằng mây tre, lót lá chuối rừng để thể hiện lòng thành kính. Lễ vật bao gồm đầu lợn luộc, cá suối nướng, cơm lam màu tím, rượu trắng đựng trong ống nứa, rêu đá, canh măng, gà luộc, xôi nếp, mọc cá… Tất cả đều do người dân trong bản cùng nhau đóng góp.
Gìn giữ và phát huy di sản
Trong tiếng khấn nguyện của thầy mo, cộng đồng người Ơ Đu bày tỏ lòng tri ân đến tổ tiên, những người có công tạo lập bản làng, đồng thời cầu mong thần Sấm và tổ tiên ban cho bản làng sự ấm no, bình yên, mùa màng tươi tốt.
Sau lễ cúng, thầy mo sẽ thực hiện nghi thức làm vía, đặt tên và buộc những sợi chỉ đen vào cổ tay cho mọi người với ý nghĩa cầu mong sức khỏe và may mắn.
Hoàn tất phần lễ, cả cộng đồng bước vào phần hội với không khí tưng bừng, náo nhiệt. Các trò chơi dân gian, những điệu nhảy sạp, tiếng hát, tiếng chiêng vang vọng khắp núi rừng, thể hiện tinh thần đoàn kết, vui vẻ của người dân.
Sau nghi thức lễ, người dân sum vầy bên mâm cơm. (Ảnh: Đình Tuân).
Ông Lo Văn Thái - Trưởng bản Văng Môn, xã Nga My cho biết, lễ đón tiếng sấm là một nghi lễ không thể thiếu của đồng bào Ơ Đu. Hàng năm, chỉ tổ chức nhỏ tại các hộ gia đình, nhưng cứ khoảng 3 năm bản sẽ tổ chức quy mô lớn hơn với sự tham gia của tất cả người dân trong bản.
Tồn hàng trăm năm, lễ đón tiếng sấm mang đậm sắc thái văn hóa đặc trưng. Tiếng sấm vang lên báo hiệu cho mùa gieo trồng bắt đầu, tiếng sấm còn là mốc thời gian để đồng bào thực hiện những việc trọng đại trong gia đình, dòng họ và kể cả công việc chung của cộng đồng.
Bản thân người Ơ Đu từ khi sinh ra cho đến lúc chết đi cũng phải chờ tiếng sấm, theo người dân chỉ khi có tiếng sấm vang lên thì linh hồn người đã khuất mới được siêu thoát.
Cuối tháng 6/2025, Bộ VH,TT&DL quyết định công nhận "Lễ đón tiếng sấm đầu năm của dân tộc Ơ Đu (ở xã Nga My, Nghệ An) là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Đây là sự ghi nhận xứng đáng cho những nỗ lực bảo tồn văn hóa của cộng đồng và cũng là niềm tự hào của người dân Ơ Đu nói riêng và tỉnh Nghệ An nói chung.
Những năm qua, được sự quan tâm của Nhà nước và các cấp chính quyền, đời sống văn hóa, tinh thần của bà con ngày càng được nâng cao. Đặc biệt, người Ơ Đu luôn có ý thức sâu sắc trong việc gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa độc đáo của đồng bào mình.
Trong dịp này, Bộ VH,TT&DL cũng công nhận Chữ Thái ở Nghệ An và Nghệ thuật Trống tế Yên Thành, Nghệ An là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Nghệ An có 14 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; trong đó, Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào tháng 11/2014.
Tuyển sinh đầu cấp tại Đà Nẵng: Áp lực dồn về khu đô thị mới
GD&TĐ - “Điểm nóng” tuyển sinh đầu cấp của TP Đà Nẵng có sự dịch chuyển từ các trường ở trung tâm sang trường học ở khu đô thị mới.
2025-07-25 02:24
Niềm vui của thầy và trò trường vùng khó Đắk Lắk trước thềm năm học mới
GD&TĐ - Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc (xã Dray Bhăng, tỉnh Đắk Lắk) vừa được tài trợ sửa chữa, bổ sung thiết bị dạy học thiết yếu.
2025-07-25 02:23
Kiểm soát lây nhiễm COVID-19 trong bệnh viện hiện nay như thế nào?
(CLO) Trước diễn biến dịch COVID-19 vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, Bộ Y tế vừa ban hành Hướng dẫn mới nhất về phòng và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 trong cơ sở khám, chữa bệnh.
2025-07-25 02:23
TPHCM: Đã có 10 ca sốt xuất huyết tử vong
GD&TĐ - Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM phát cảnh báo khi có 10 ca tử vong do sốt xuất huyết, tăng gần 160% so với cùng kỳ năm 2024.
2025-07-25 02:23
Sở Y tế TP HCM kiểm tra đột xuất phòng khám Khang Thịnh, phát hiện dấu hiệu 'vẽ bệnh moi tiền'
(CLO) Ngày 24/7, Sở Y Tế TP HCM cho biết vừa phối hợp kiểm tra đột xuất Phòng khám Đa khoa Khang Thịnh sau phản ánh từ người dân. Qua hồ sơ và dữ liệu nội bộ, lực lượng chức năng phát hiện nhiều dấu hiệu bất thường như lập hồ sơ mập mờ, thu phí không rõ ràng và lưu trữ hàng trăm ảnh bệnh lý không có danh tính.
2025-07-25 02:23
TPHCM ghi nhận ca đầu tiên mắc bệnh ho gà trong năm
GD&TĐ - Ngày 24/7, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM (HCDC), ca bệnh ho gà đầu tiên trong năm là trẻ nhỏ khoảng 1 tháng tuổi.
2025-07-25 02:21
4 ổ dịch sốt xuất huyết chưa được dập tại Hà Nội, nguy cơ bùng phát
(CLO) Tính đến ngày 23/7, Hà Nội ghi nhận 403 ca mắc sốt xuất huyết, giảm gần 69% so với cùng kỳ năm 2024. Tuy nhiên, thành phố vẫn còn 4 ổ dịch đang hoạt động tại Phú Xuyên, Xuân Phương, Hát Môn và Tây Hồ, mỗi nơi từ 5–7 bệnh nhân.
2025-07-24 09:15
Hoa quả nhiệt đới thơm ngon, nhưng có thể là 'mối nguy' cho làn da trẻ nhỏ
GD&TĐ -Hè đến, những loại trái cây nhiệt đới như sầu riêng, mít, nhãn… ngon miệng nhưng dễ gây hại da, đặc biệt là với làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
2025-07-24 09:10
Công bố điểm sàn 8 trường công an
(CLO) Bộ Công an công bố mức điểm sàn 70/100 với thí sinh đăng ký xét kết hợp điểm thi tốt nghiệp và kết quả bài thi đánh giá của khối ngành này.
2025-07-24 09:06
Đắk Lắk miễn phí bồi dưỡng tiếng Pháp cho học sinh, mở cơ hội du học
GD&TĐ - Đắk Lắk triển khai chương trình bồi dưỡng tiếng Pháp miễn phí cho học sinh và tập huấn giáo viên, giúp lan tỏa cơ hội học tập, du học.