Độc đáo lễ hội Xên lẩu nó của người Thái ở Yên Châu
2025/07/13 08:38
(CLO) Xên lẩu nó là lễ hội truyền thống độc đáo, mang nhiều giá trị nhân văn, được đúc kết, lưu truyền qua nhiều thế hệ người Thái ở Yên Châu.
Bộ VHTT&DL vừa có quyết định đưa Lễ hội Xên lẩu nó của người Thái đen ở Yên Châu, tỉnh Sơn La vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Xên lẩu nó là lễ hội truyền thống độc đáo, mang nhiều giá trị nhân văn, được đúc kết, lưu truyền qua nhiều thế hệ, có giá trị to lớn trong đời sống văn hóa tinh thần, tâm linh lành mạnh của người Thái ở Yên Châu.
Đây là lễ hội lớn của người Thái, thường được tổ chức 3-5 năm/lần. Theo truyền thống, lễ hội này thường được vào mùa xuân để cảm tạ tổ tiên, thần sông, thần núi và là dịp để tạ ơn công đức của thầy cúng đã chữa bệnh cho mọi người.
Sau khi chọn được ngày tổ chức lễ hội, mọi người trong bản sẽ được báo trước 10 ngày để chuẩn bị. Đúng ngày lễ hội, từ sáng sớm, những người được thầy cúng chữa khỏi bệnh, được coi là con nuôi của thầy cúng, khắp bản trên, mường dưới mang lễ vật như: gùi gạo, gà, rượu… đến nhà thầy cúng để tạ ơn.
Lễ Xên lẩu nó truyền thống kéo dài khoảng 3 ngày 3 đêm. Trung tâm của Lễ hội là cây xăng bók (cây nêu) cao gần 3m, được kết từ các loại cây trồng xung quanh nhà như cây mía, cây móc, cây chuối đã trổ buồng, hoa ban, hoa píp…
Lễ vật dâng cúng mời thần linh có các bộ phận: đầu, đuôi, lòng, tim gan của con lợn, mỗi thứ một ít được xếp thành hình con lợn. Trên mâm lễ còn bày 3 bát gạo, 4 quả trứng gà, 7 chén rượu, trầu cau…
Sau khi bày xong mâm cúng, thầy cúng cầm bao kiếm đặt vào mâm, ngồi xuống lạy 3 lần rồi khấn mời các tạo bản, quan to trên mường Trời, các thầy cúng, thầy mo cùng xuống ăn mừng lẩu nó…
Trong lễ hội Xên lẩu nó, hai phần lễ và hội đan xen nhau với mục đích cảm ơn trời đất, thần linh, tổ tiên đã che trở cho mọi người được khỏe mạnh, mùa màng tươi tốt.
Thầy cúng thực hiện lễ cúng. Ảnh: TL
Trong 3 ngày lễ hội còn nhiều phần cúng khác cũng được thực hiện như: Tham phí hươn là lễ cúng tổ tiên; lễ cúng Đông tu xửa mời các thần linh về chứng kiến, phù hộ cho dân bản; lễ Xống một tiễn đưa các thần linh.
Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là lễ cúng các con nuôi Tam khuốn lụk liếng, đây là những người được thầy cúng chữa khỏi bệnh.
Trong nghi lễ này, các “con nuôi” sau khi mang lễ vật đến nhà thầy cúng thì chia nhau ra mỗi gia đình một chỗ, tự mổ gà, vo gạo đồ xôi để chuẩn bị cho mâm lễ dâng lên cảm tạ thầy cúng đã chữa khỏi bệnh.
Sau khi hoàn thành một phần lễ, mọi người lại cùng nhau nhảy múa xung quanh cây xăng bók với mong muốn mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, mọi người được mạnh khỏe, hạnh phúc, ấm no.
Sau ba ngày vui hội Xên lẩu nó mọi người lại trở về với cuộc sống hàng ngày, chăm chỉ lao động với niềm tin một năm mới mùa vụ mới may mắn, thuận lợi và hẹn gặp nhau trong hội Xên lẩu nó năm tới.
Mọi người tham gia lễ hội hát, múa xung quanh cây xăng bók với mong muốn mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Ảnh: TL
Theo Giám đốc Bảo tàng tỉnh Sơn La Ngô Thị Hải Yến, ở lễ hội Xên lẩu nó, nếu loại trừ đi những yếu tố mê tín dị đoan, các thầy cúng đóng vai trò quan trọng trong việc liên kết và bảo lưu các giá trị văn hóa truyền thống cộng đồng; củng cố đời sống tinh thần trong cộng đồng, làm tăng niềm tin và nghị lực sống cho mỗi con người trước thử thách, khó khăn của cuộc sống; biết hướng thiện, sống hiếu thuận với cha mẹ, vợ chồng chung thủy, vun vén gia đình, biết đối nhân xử thế và làm theo những điều ông bà răn dạy.
Bộ VHTT&DL vừa có quyết định đưa Lễ hội Xên lẩu nó của người Thái đen ở Yên Châu, tỉnh Sơn La vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Mâm lễ Xên lẩu nó theo phong tục truyền thống của người Thái đen. Ảnh: TL
Xên lẩu nó là lễ hội truyền thống độc đáo, mang nhiều giá trị nhân văn, được đúc kết, lưu truyền qua nhiều thế hệ, có giá trị to lớn trong đời sống văn hóa tinh thần, tâm linh lành mạnh của người Thái ở Yên Châu.
Đây là lễ hội lớn của người Thái, thường được tổ chức 3-5 năm/lần. Theo truyền thống, lễ hội này thường được vào mùa xuân để cảm tạ tổ tiên, thần sông, thần núi và là dịp để tạ ơn công đức của thầy cúng đã chữa bệnh cho mọi người.
Sau khi chọn được ngày tổ chức lễ hội, mọi người trong bản sẽ được báo trước 10 ngày để chuẩn bị. Đúng ngày lễ hội, từ sáng sớm, những người được thầy cúng chữa khỏi bệnh, được coi là con nuôi của thầy cúng, khắp bản trên, mường dưới mang lễ vật như: gùi gạo, gà, rượu… đến nhà thầy cúng để tạ ơn.
Lễ Xên lẩu nó truyền thống kéo dài khoảng 3 ngày 3 đêm. Trung tâm của Lễ hội là cây xăng bók (cây nêu) cao gần 3m, được kết từ các loại cây trồng xung quanh nhà như cây mía, cây móc, cây chuối đã trổ buồng, hoa ban, hoa píp…
Lễ vật dâng cúng mời thần linh có các bộ phận: đầu, đuôi, lòng, tim gan của con lợn, mỗi thứ một ít được xếp thành hình con lợn. Trên mâm lễ còn bày 3 bát gạo, 4 quả trứng gà, 7 chén rượu, trầu cau…
Sau khi bày xong mâm cúng, thầy cúng cầm bao kiếm đặt vào mâm, ngồi xuống lạy 3 lần rồi khấn mời các tạo bản, quan to trên mường Trời, các thầy cúng, thầy mo cùng xuống ăn mừng lẩu nó…
Trong lễ hội Xên lẩu nó, hai phần lễ và hội đan xen nhau với mục đích cảm ơn trời đất, thần linh, tổ tiên đã che trở cho mọi người được khỏe mạnh, mùa màng tươi tốt.
Thầy cúng thực hiện lễ cúng. Ảnh: TL
Trong 3 ngày lễ hội còn nhiều phần cúng khác cũng được thực hiện như: Tham phí hươn là lễ cúng tổ tiên; lễ cúng Đông tu xửa mời các thần linh về chứng kiến, phù hộ cho dân bản; lễ Xống một tiễn đưa các thần linh.
Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là lễ cúng các con nuôi Tam khuốn lụk liếng, đây là những người được thầy cúng chữa khỏi bệnh.
Trong nghi lễ này, các “con nuôi” sau khi mang lễ vật đến nhà thầy cúng thì chia nhau ra mỗi gia đình một chỗ, tự mổ gà, vo gạo đồ xôi để chuẩn bị cho mâm lễ dâng lên cảm tạ thầy cúng đã chữa khỏi bệnh.
Sau khi hoàn thành một phần lễ, mọi người lại cùng nhau nhảy múa xung quanh cây xăng bók với mong muốn mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, mọi người được mạnh khỏe, hạnh phúc, ấm no.
Sau ba ngày vui hội Xên lẩu nó mọi người lại trở về với cuộc sống hàng ngày, chăm chỉ lao động với niềm tin một năm mới mùa vụ mới may mắn, thuận lợi và hẹn gặp nhau trong hội Xên lẩu nó năm tới.
Mọi người tham gia lễ hội hát, múa xung quanh cây xăng bók với mong muốn mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Ảnh: TL
Theo Giám đốc Bảo tàng tỉnh Sơn La Ngô Thị Hải Yến, ở lễ hội Xên lẩu nó, nếu loại trừ đi những yếu tố mê tín dị đoan, các thầy cúng đóng vai trò quan trọng trong việc liên kết và bảo lưu các giá trị văn hóa truyền thống cộng đồng; củng cố đời sống tinh thần trong cộng đồng, làm tăng niềm tin và nghị lực sống cho mỗi con người trước thử thách, khó khăn của cuộc sống; biết hướng thiện, sống hiếu thuận với cha mẹ, vợ chồng chung thủy, vun vén gia đình, biết đối nhân xử thế và làm theo những điều ông bà răn dạy.
Bước chuyển rõ nét trong cách đánh giá năng lực học sinh
GD&TĐ - Theo TS Đồng Mạnh Cường, so với hai năm trước, phổ điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 các môn tự nhiên như Toán, Lý, Hóa, Sinh có thay đổi khá đáng kể.
2025-07-26 01:42
Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Toán
GD&TĐ - Trong Chương trình GDPT 2018, môn Toán đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển năng lực, trí tuệ, sự tưởng tượng, rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, tác phong làm việc khoa học...
2025-07-26 01:38
Phụ nữ ở trong phòng máy lạnh lâu ngày dễ mắc 5 rủi ro sức khỏe này
GD&TĐ - Điều hoà là trợ thủ đắc lực của nhiều người trong ngày hè. Tuy nhiên, ở trong phòng điều hòa quá lâu cũng không phải là điều tốt.
2025-07-26 01:37
Cơn ho gà 'tử thần': Trẻ tím tái, ngưng thở chỉ vì cha mẹ chậm một bước
(CLO) Những cơn ho tưởng như vô hại lại trở thành hồi chuông tử thần với trẻ sơ sinh. Ho gà – căn bệnh có vaccine phòng ngừa đang âm thầm quay lại, tấn công vào chính sự chủ quan của người lớn.
2025-07-26 01:36
Hoàn thiện bản thảo cuốn sách '80 năm Giáo dục Việt Nam'
GD&TĐ - Ngày 25/7, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam tổ chức hội thảo góp ý sách '80 năm Giáo dục Việt Nam'.
2025-07-26 01:35
Sụt cân nhanh bất thường, người đàn ông bàng hoàng phát hiện cùng lúc hai loại ung thư hiếm
(CLO) Người đàn ông ở Ninh Bình vừa được phẫu thuật thành công sau khi phát hiện mắc đồng thời ung thư đại tràng và ung thư trực tràng, một tình huống y khoa hiếm gặp, chỉ chiếm 2–5% trong tổng số ca ung thư đại trực tràng.
2025-07-26 01:35
Nghề nào mang lại hạnh phúc nhất thế giới?
GD&TĐ - Đó là chủ đề của bài nói chuyện với diễn giả là PGS.TS Nguyễn Thị Hiệp tại Trường Đại học Quốc tế (Đại học Quốc gia TPHCM).
2025-07-26 01:34
Trường Đại học Luật TPHCM sẽ đẩy mạnh đào tạo liên ngành
GD&TĐ - Tọa đàm về chương trình đào tạo liên ngành tại Trường Đại học Luật TPHCM gợi mở nhiều hướng đi phù hợp xu thế giáo dục hiện đại.
2025-07-26 01:33
Hai bệnh viện tại TP HCM đối mặt nguy cơ quá tải vì sốt xuất huyết tăng vọt
(CLO) Trước tình hình số ca mắc sốt xuất huyết Dengue tăng nhanh, đặc biệt tại phường An Phú (TP Hồ Chí Minh - HCM), Sở Y tế TP HCM đã cử đoàn công tác xuống kiểm tra và hỗ trợ chuyên môn khẩn cấp tại hai bệnh viện đang ghi nhận nhiều ca nặng, đối mặt nguy cơ quá tải điều trị nội trú.
2025-07-26 01:33
Phát hiện viên sủi không đủ vitamin như công bố, Bộ Y tế yêu cầu thu hồi lô hàng
(CLO) Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa yêu cầu tạm dừng lưu thông toàn quốc đối với lô viên sủi Apiroca-B sau khi phát hiện sản phẩm không đạt chất lượng như công bố.
Độc đáo lễ hội Xên lẩu nó của người Thái ở Yên Châu