Gìn giữ giá trị văn hóa địa phương trong vận hành mô hình chính quyền 2 cấp
2025/07/17 16:32
(NB&CL) Văn hoá địa phương vốn bám rễ sâu trong cộng đồng làng xã là một lợi thế rất lớn khi vận hành mô hình chính quyền 2 cấp. Một vấn đề đặt ra với chính quyền địa phương hai cấp là làm thế nào để gìn giữ, bảo vệ, phát huy các giá trị văn hoá địa phương khi đơn vị hành chính thay đổi. Câu chuyện giao quyền cho cấp xã, đào tạo cán bộ chuyên trách về vấn đề này… là yêu cầu cấp thiết.
Từ “đơn vị phối hợp” cấp xã trở thành “chủ thể thực thi”…
Sau sáp nhập, cả nước từ 63 tỉnh, thành phố còn 34 tỉnh, thành phố; số xã từ 10.035 giảm xuống còn 3.321… TS. Nguyễn Văn Đáp - Phó Giám đốc Sở VHTTDL Bắc Ninh cho rằng, việc vận hành chính quyền 2 cấp không chỉ là thay đổi cơ cấu, mà còn là một sự tái định vị vai trò của cấp xã.
Ông Đáp đưa ra sự phân vai rõ nét của cấp xã là từ “đơn vị phối hợp” sẽ trở thành “chủ thể thực thi”, điều đó đòi hỏi cấp xã không chỉ về mặt hành chính, mà còn phải nâng lên một tầm cao mới là quản lý văn hóa một cách chuyên nghiệp, bài bản và gắn chặt với cộng đồng. Thậm chí, tầm quan trọng của cấp xã còn được định hình bởi nhiều năm qua, việc duy trì và phát huy giá trị các di sản văn hoá có sự đóng góp quan trọng của chính quyền cấp huyện – nơi từng là “cầu nối” giữa tỉnh và cơ sở, đồng thời trực tiếp tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, truyền dạy, liên hoan... Chính quyền cấp huyện không còn nữa, thì trọng trách chuyển về cấp xã, cấp gần dân nhất, nơi di sản thực sự đang sống…
Trọng trách này đi kèm với nhiều áp lực là không tránh khỏi khi trên thực tế hiện nay nhiều xã chưa đủ năng lực tổ chức các hoạt động văn hóa độc lập, thiếu cán bộ chuyên trách có trình độ, ngân sách phân tán hoặc chưa được phân quyền rõ ràng, cơ sở vật chất cho sinh hoạt văn hóa cộng đồng còn hạn chế, đặc biệt là thiếu hẳn đội ngũ hỗ trợ chuyên môn trong bảo tồn di sản phi vật thể. Và đáng nói là, tình trạng này sẽ dẫn đến việc nhiều giá trị văn hóa phi vật thể dù đang được cộng đồng gìn giữ, vẫn rơi vào thế “tự phát”, thiếu định hướng lâu dài, hoặc bị mai một dần vì không có ai dẫn dắt, tổ chức.
Chính vì vậy, hiện đang rất cần một cái nhìn tổng thể mang tính chiến lược của các nhà quản lý, để việc thay đổi địa giới thật sự mở ra những cánh cửa rộng lớn, tạo điều kiện cho văn hóa từng vùng đất cất cánh, không chỉ nâng cao đời sống tinh thần cho người dân mà còn tạo sinh kế làm giàu đời sống vật chất cho cộng đồng… Nhưng tất nhiên, để thực hiện được điều này, cần nhiều giải pháp mang tính căn cơ, đồng bộ của chính quyền hai cấp.
Lưu giữ ký ức và kiến tạo tương lai văn hóa
Câu chuyện “trao quyền cho cấp xã” mà ông Nguyễn Văn Đáp đưa ra là một trong những giải pháp bởi đã đến lúc cấp xã không thể chỉ làm “văn hóa phong trào” như trước, mà cần chuyển sang vai trò “quản trị di sản” một cách chuyên nghiệp hơn khi không còn cấp huyện nữa.
“Trong bối cảnh vận hành chính quyền hai cấp đã trở thành thực tế, yêu cầu đặt ra không phải là “liệu xã có đủ năng lực?”, mà là “chúng ta sẽ làm gì để giúp xã đủ năng lực? Chính quyền xã, nếu được chuyên nghiệp hóa, trao quyền thực chất và đồng hành đúng lúc thì hoàn toàn có thể trở thành hạt nhân bền vững trong sự nghiệp gìn giữ, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể ở địa phương” - ông Đáp nhấn mạnh.
Trong quản lý di sản, càng gần dân thì càng hiệu quả, miễn là xã được trao đủ quyền và được trang bị đầy đủ kỹ năng. Ở góc độ thể chế, ông Đáp cũng đặt ra rằng một xã có di sản đã được ghi danh thì cần ít nhất một người hiểu rõ loại hình đó, biết cách lập kế hoạch hoạt động, đề xuất ngân sách và huy động được nguồn lực xã hội hóa để tổ chức thực hiện. Song song đó, tỉnh cần ban hành cơ chế, chính sách rõ ràng về phân quyền cho xã trong quản lý văn hóa.
Đặc biệt, cần thúc đẩy các mô hình xã hội hóa và cộng đồng tự quản trong bảo tồn di sản, như các câu lạc bộ Quan họ, nhóm Ca trù, đội trò chơi dân gian, nghệ nhân dân gian… Chính quyền xã đóng vai trò là người kiến tạo môi trường, khuyến khích phong trào, hỗ trợ hành chính, không làm thay mà “trao quyền” cho chính người dân.
Những cộng đồng này không chỉ giúp giữ gìn kỹ năng, tri thức dân gian, mà còn tạo nên sinh khí văn hóa từ chính đời sống thường nhật, không lệ thuộc vào các sự kiện lớn mới có dịp biểu diễn. Nếu được khuyến khích và kết nối tốt, các nhóm này còn có thể trở thành đối tác của các trường học, đơn vị du lịch, hoặc thậm chí tạo ra sinh kế từ chính di sản mình gìn giữ. Không thể có bảo tồn di sản bền vững nếu thiếu đi chủ thể cộng đồng và thiếu sự dẫn dắt đúng đắn từ chính quyền cơ sở.
Lễ hội Đu Tiên ở TP. Huế. Nguồn: ITN.
Tất nhiên, không thể thực hiện hiệu quả nếu cán bộ văn hóa xã vẫn chỉ là kiêm nhiệm, thiếu nghiệp vụ chuyên môn, hoặc không được tiếp cận các công cụ quản lý hiện đại. Do vậy, vị Phó Giám đốc Sở VHTTDL Bắc Ninh cũng đặt ra yêu cầu đào tạo kĩ năng, nâng cao trách nhiệm của cấp chính quyền. Bài toán con người là bài toán then chốt nên bước đi cấp thiết hiện nay là chuyên nghiệp hóa đội ngũ cán bộ văn hóa cấp xã. Cần có chính sách tuyển dụng hoặc đào tạo lại cán bộ văn hóa chuyên trách theo hướng gắn với thực tiễn di sản địa phương.
Đồng quan điểm này, PGS. TS. Bùi Hoài Sơn cũng cho rằng cần phát triển đội ngũ cán bộ văn hóa cấp xã có năng lực chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm và quan trọng hơn hết là tâm huyết với cộng đồng. Đội ngũ này chính là “người gác cửa” của văn hóa địa phương – họ không chỉ quản lý, mà phải là người khơi gợi, kết nối, tổ chức và truyền cảm hứng để người dân tham gia, sáng tạo, gìn giữ giá trị văn hóa.
Ông Sơn phân tích, việc đào tạo, bồi dưỡng và có chế độ đãi ngộ phù hợp cho lực lượng này là việc không thể chậm trễ. Song hành với đó là việc khơi dậy sức mạnh cộng đồng.
PGS.TS. Bùi Hoài Sơn cũng đưa ra giải pháp thêm là, cần mạnh dạn thí điểm các mô hình quản trị văn hóa mới ở cấp xã: kết hợp giữa Nhà nước – tư nhân – cộng đồng – tổ chức xã hội. Mỗi bên có thế mạnh riêng: Nhà nước tạo cơ chế, tư nhân đầu tư, cộng đồng gìn giữ, nghệ sĩ sáng tạo.
Sự phối hợp linh hoạt này sẽ tạo ra một hệ sinh thái văn hóa đa dạng, tự chủ và bền vững – đúng với tinh thần đổi mới thể chế mà Đảng và Nhà nước đang thúc đẩy. Cấp xã đang đứng trước một bước ngoặt lịch sử. Đầu tư đúng, đầu tư đủ và đầu tư thông minh, cấp xã sẽ không chỉ là nơi lưu giữ ký ức – mà còn là nơi kiến tạo tương lai văn hóa cho cả dân tộc.
“Văn hóa chỉ thực sự sống khi có sự tham gia của chính người dân – những nghệ nhân thầm lặng, những người giữ hồn dân ca, điệu múa, món ăn, trò chơi dân gian; những văn nghệ sĩ sáng tạo gắn bó với quê hương; những tổ chức xã hội sẵn sàng đồng hành. Mỗi người dân là một hạt giống, mỗi cộng đồng là một mảnh đất – nếu có bàn tay chăm sóc đúng cách, sẽ nảy mầm thành vườn hoa văn hóa đầy sức sống…” – PGS. TS. Bùi Hoài Sơn nhận định.
Từ “đơn vị phối hợp” cấp xã trở thành “chủ thể thực thi”…
Sau sáp nhập, cả nước từ 63 tỉnh, thành phố còn 34 tỉnh, thành phố; số xã từ 10.035 giảm xuống còn 3.321… TS. Nguyễn Văn Đáp - Phó Giám đốc Sở VHTTDL Bắc Ninh cho rằng, việc vận hành chính quyền 2 cấp không chỉ là thay đổi cơ cấu, mà còn là một sự tái định vị vai trò của cấp xã.
Ông Đáp đưa ra sự phân vai rõ nét của cấp xã là từ “đơn vị phối hợp” sẽ trở thành “chủ thể thực thi”, điều đó đòi hỏi cấp xã không chỉ về mặt hành chính, mà còn phải nâng lên một tầm cao mới là quản lý văn hóa một cách chuyên nghiệp, bài bản và gắn chặt với cộng đồng. Thậm chí, tầm quan trọng của cấp xã còn được định hình bởi nhiều năm qua, việc duy trì và phát huy giá trị các di sản văn hoá có sự đóng góp quan trọng của chính quyền cấp huyện – nơi từng là “cầu nối” giữa tỉnh và cơ sở, đồng thời trực tiếp tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, truyền dạy, liên hoan... Chính quyền cấp huyện không còn nữa, thì trọng trách chuyển về cấp xã, cấp gần dân nhất, nơi di sản thực sự đang sống…
Trọng trách này đi kèm với nhiều áp lực là không tránh khỏi khi trên thực tế hiện nay nhiều xã chưa đủ năng lực tổ chức các hoạt động văn hóa độc lập, thiếu cán bộ chuyên trách có trình độ, ngân sách phân tán hoặc chưa được phân quyền rõ ràng, cơ sở vật chất cho sinh hoạt văn hóa cộng đồng còn hạn chế, đặc biệt là thiếu hẳn đội ngũ hỗ trợ chuyên môn trong bảo tồn di sản phi vật thể. Và đáng nói là, tình trạng này sẽ dẫn đến việc nhiều giá trị văn hóa phi vật thể dù đang được cộng đồng gìn giữ, vẫn rơi vào thế “tự phát”, thiếu định hướng lâu dài, hoặc bị mai một dần vì không có ai dẫn dắt, tổ chức.
Các di sản văn hóa - Ca trù, Đờn ca tài tử Nam Bộ, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Quan họ Bắc Ninh
Chính vì vậy, hiện đang rất cần một cái nhìn tổng thể mang tính chiến lược của các nhà quản lý, để việc thay đổi địa giới thật sự mở ra những cánh cửa rộng lớn, tạo điều kiện cho văn hóa từng vùng đất cất cánh, không chỉ nâng cao đời sống tinh thần cho người dân mà còn tạo sinh kế làm giàu đời sống vật chất cho cộng đồng… Nhưng tất nhiên, để thực hiện được điều này, cần nhiều giải pháp mang tính căn cơ, đồng bộ của chính quyền hai cấp.
Lưu giữ ký ức và kiến tạo tương lai văn hóa
Câu chuyện “trao quyền cho cấp xã” mà ông Nguyễn Văn Đáp đưa ra là một trong những giải pháp bởi đã đến lúc cấp xã không thể chỉ làm “văn hóa phong trào” như trước, mà cần chuyển sang vai trò “quản trị di sản” một cách chuyên nghiệp hơn khi không còn cấp huyện nữa.
“Trong bối cảnh vận hành chính quyền hai cấp đã trở thành thực tế, yêu cầu đặt ra không phải là “liệu xã có đủ năng lực?”, mà là “chúng ta sẽ làm gì để giúp xã đủ năng lực? Chính quyền xã, nếu được chuyên nghiệp hóa, trao quyền thực chất và đồng hành đúng lúc thì hoàn toàn có thể trở thành hạt nhân bền vững trong sự nghiệp gìn giữ, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể ở địa phương” - ông Đáp nhấn mạnh.
Trong quản lý di sản, càng gần dân thì càng hiệu quả, miễn là xã được trao đủ quyền và được trang bị đầy đủ kỹ năng. Ở góc độ thể chế, ông Đáp cũng đặt ra rằng một xã có di sản đã được ghi danh thì cần ít nhất một người hiểu rõ loại hình đó, biết cách lập kế hoạch hoạt động, đề xuất ngân sách và huy động được nguồn lực xã hội hóa để tổ chức thực hiện. Song song đó, tỉnh cần ban hành cơ chế, chính sách rõ ràng về phân quyền cho xã trong quản lý văn hóa.
Đặc biệt, cần thúc đẩy các mô hình xã hội hóa và cộng đồng tự quản trong bảo tồn di sản, như các câu lạc bộ Quan họ, nhóm Ca trù, đội trò chơi dân gian, nghệ nhân dân gian… Chính quyền xã đóng vai trò là người kiến tạo môi trường, khuyến khích phong trào, hỗ trợ hành chính, không làm thay mà “trao quyền” cho chính người dân.
Những cộng đồng này không chỉ giúp giữ gìn kỹ năng, tri thức dân gian, mà còn tạo nên sinh khí văn hóa từ chính đời sống thường nhật, không lệ thuộc vào các sự kiện lớn mới có dịp biểu diễn. Nếu được khuyến khích và kết nối tốt, các nhóm này còn có thể trở thành đối tác của các trường học, đơn vị du lịch, hoặc thậm chí tạo ra sinh kế từ chính di sản mình gìn giữ. Không thể có bảo tồn di sản bền vững nếu thiếu đi chủ thể cộng đồng và thiếu sự dẫn dắt đúng đắn từ chính quyền cơ sở.
Lễ hội Đu Tiên ở TP. Huế. Nguồn: ITN.
Tất nhiên, không thể thực hiện hiệu quả nếu cán bộ văn hóa xã vẫn chỉ là kiêm nhiệm, thiếu nghiệp vụ chuyên môn, hoặc không được tiếp cận các công cụ quản lý hiện đại. Do vậy, vị Phó Giám đốc Sở VHTTDL Bắc Ninh cũng đặt ra yêu cầu đào tạo kĩ năng, nâng cao trách nhiệm của cấp chính quyền. Bài toán con người là bài toán then chốt nên bước đi cấp thiết hiện nay là chuyên nghiệp hóa đội ngũ cán bộ văn hóa cấp xã. Cần có chính sách tuyển dụng hoặc đào tạo lại cán bộ văn hóa chuyên trách theo hướng gắn với thực tiễn di sản địa phương.
Đồng quan điểm này, PGS. TS. Bùi Hoài Sơn cũng cho rằng cần phát triển đội ngũ cán bộ văn hóa cấp xã có năng lực chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm và quan trọng hơn hết là tâm huyết với cộng đồng. Đội ngũ này chính là “người gác cửa” của văn hóa địa phương – họ không chỉ quản lý, mà phải là người khơi gợi, kết nối, tổ chức và truyền cảm hứng để người dân tham gia, sáng tạo, gìn giữ giá trị văn hóa.
Ông Sơn phân tích, việc đào tạo, bồi dưỡng và có chế độ đãi ngộ phù hợp cho lực lượng này là việc không thể chậm trễ. Song hành với đó là việc khơi dậy sức mạnh cộng đồng.
PGS.TS. Bùi Hoài Sơn cũng đưa ra giải pháp thêm là, cần mạnh dạn thí điểm các mô hình quản trị văn hóa mới ở cấp xã: kết hợp giữa Nhà nước – tư nhân – cộng đồng – tổ chức xã hội. Mỗi bên có thế mạnh riêng: Nhà nước tạo cơ chế, tư nhân đầu tư, cộng đồng gìn giữ, nghệ sĩ sáng tạo.
Sự phối hợp linh hoạt này sẽ tạo ra một hệ sinh thái văn hóa đa dạng, tự chủ và bền vững – đúng với tinh thần đổi mới thể chế mà Đảng và Nhà nước đang thúc đẩy. Cấp xã đang đứng trước một bước ngoặt lịch sử. Đầu tư đúng, đầu tư đủ và đầu tư thông minh, cấp xã sẽ không chỉ là nơi lưu giữ ký ức – mà còn là nơi kiến tạo tương lai văn hóa cho cả dân tộc.
“Văn hóa chỉ thực sự sống khi có sự tham gia của chính người dân – những nghệ nhân thầm lặng, những người giữ hồn dân ca, điệu múa, món ăn, trò chơi dân gian; những văn nghệ sĩ sáng tạo gắn bó với quê hương; những tổ chức xã hội sẵn sàng đồng hành. Mỗi người dân là một hạt giống, mỗi cộng đồng là một mảnh đất – nếu có bàn tay chăm sóc đúng cách, sẽ nảy mầm thành vườn hoa văn hóa đầy sức sống…” – PGS. TS. Bùi Hoài Sơn nhận định.
Bảo đảm hiệu lực thi hành của Luật Nhà giáo kể từ ngày 1/1/2026
GD&TĐ - Luật Nhà giáo được ban hành là điều kiện quan trọng, căn cứ pháp lý cao nhất để triển khai các chính sách nhà giáo và phát triển đội ngũ.
12 hours ago
Kinh nghiệm quý cho đổi mới giáo dục
GD&TĐ - Kết quả thi tốt nghiệp THPT 2025 đã mang lại nhiều niềm hứng khởi cho những ai quan tâm đến đổi mới giáo dục.
12 hours ago
Cứu thành công bé 6 tháng tuổi ngừng tuần hoàn do sốc phản vệ
GD&TĐ - Bệnh nhi 6 tháng tuổi ở Phú Thọ bị sốc phản vệ kháng sinh, xuất hiện tím tái rồi đột ngột ngừng tuần hoàn.
12 hours ago
Không học thêm tràn lan, nam sinh chuyên Anh là thủ khoa kép toàn quốc
(CLO) Nguyễn Việt Hưng, chàng trai đến từ lớp 12 chuyên Anh, Trường THPT Chuyên Chu Văn An (Hà Nội), đã xuất sắc ghi tên mình vào lịch sử mùa thi năm nay khi trở thành thủ khoa kép toàn quốc với thành tích đáng nể: 29,75 điểm khối A01 và 29 điểm khối D01.
12 hours ago
Hà Tĩnh đạt tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT 99,83%
GD&TĐ - Hà Tĩnh đạt tỷ lệ đỗ tốt nghiệp 99,83%, xếp thứ 3 cả nước về điểm thi. 37 trường có tỷ lệ đỗ 100%, 341 bài thi đạt điểm 10.
13 hours ago
Ánh sáng con chữ nơi rẻo cao
GD&TĐ - Khi trời vừa sập tối cũng là lúc những bước chân lại rộn ràng hướng về lớp học đặc biệt.
13 hours ago
Chiến thuật đăng ký xét tuyển khi không cần lựa chọn phương thức
GD&TĐ - Năm 2025, thí sinh không cần cân nhắc để lựa chọn phương thức xét tuyển sinh phù hợp mà có thể tham gia đăng ký cùng lúc nhiều phương thức.
13 hours ago
ĐH Cần Thơ có quyết định quan trọng cho sinh viên tại khu vực Sóc Trăng (cũ)
GD&TĐ - Cơ hội học đại học chính quy tại Sóc Trăng (cũ) với chương trình, bằng cấp như tại Cần Thơ, tuyển sinh đến ngày 28/7/2025.
13 hours ago
Nữ hiệu trưởng dạy xoá mù cho học viên người dân tộc
GD&TĐ - Ngoài làm công tác quản lý ở trường, nhà giáo Hoàng Thị Chinh lại tranh thủ cùng đồng nghiệp tham gia dạy lớp xoá mù chữ.
13 hours ago
Giáo dục Cao Bằng thích ứng đổi mới, vun đắp ước mơ vùng cao
GD&TĐ - Báo GD&TĐ phỏng vấn bà Nguyễn Ngọc Thư, Giám đốc Sở GD&ĐT Cao Bằng về định hướng phát triển giáo dục khi vận hành chính quyền 2 cấp.
Gìn giữ giá trị văn hóa địa phương trong vận hành mô hình chính quyền 2 cấp