GD&TĐ - Sau hơn 3 năm hoạt động, nhóm bạn trẻ Team Lee đã phục dựng và trao tặng hàng ngàn bức ảnh tới các gia đình liệt sĩ.
Những bức ảnh đang trưng bày tại triển lãm “Chân dung Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân trong Chiến dịch Điện Biên Phủ” không chỉ là lời tri ân của thế hệ trẻ, mà còn là lời nhắc nhở không bao giờ được phép lãng quên lịch sử.
Nước mắt xúc động
Sau hơn 3 năm hoạt động, nhóm bạn trẻ Team Lee đã phục dựng và trao tặng hàng ngàn bức ảnh tới các gia đình liệt sĩ. Đó không chỉ là việc làm ý nghĩa nhân văn, làm sáng tỏ đạo lý uống nước nhớ nguồn, mà còn là một hành động đẹp, gợi nhắc các giá trị của lịch sử và lòng biết ơn.
Năm 2024, Điện ảnh Quân đội nhân dân thực hiện phát sóng một bộ phim đầy cảm động mang tên “Linh ảnh” kể về việc phục chế các bức ảnh liệt sĩ mà nhóm Team Lee thực hiện. Không đơn thuần chỉ là những bức ảnh được phục dựng theo tinh thần đúng - đẹp, mà những bức ảnh còn mang giá trị thiêng liêng về tinh thần, khắc họa ý chí các liệt sĩ.
Thông qua những bức ảnh được phục dựng là câu chuyện xúc động về sự hi sinh của các anh hùng liệt sĩ, nỗi đau thương, mất mát, sự đợi chờ của các gia đình khi ngóng đợi các liệt sĩ trở về. “Linh ảnh” gửi gắm thông điệp cùng chung tay hàn gắn và chia sẻ nỗi mất mát trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời thể hiện tình cảm, trách nhiệm, nghĩa tình sâu nặng và lòng biết ơn của những người trẻ trong thời bình.
Bộ phim sau đó được trao giải Cánh diều Vàng ở hạng mục phim tài liệu. Tuy nhiên, câu chuyện không dừng lại ở một bộ phim, mà sâu xa hơn là từ hành trình tri ân tận đáy lòng của nhóm 12 bạn trẻ Team Lee - những người hùng không tên mang trên vai sứ mệnh làm sống dậy những bức hình mờ.
Quay ngược thời gian vào tháng 6/2022 - thời điểm Team Lee bắt đầu dự án phục chế di ảnh liệt sĩ, khi đó nhóm chỉ có hai người là Phùng Quang Trung và Lê Quyết Thắng. Trong một lần vô tình họ nhận được yêu cầu của một người quen biết với mong muốn phục dựng lại bức ảnh người bác là liệt sĩ.
Chỉ trong 3 buổi tối, bức ảnh hoàn thành và điều cả hai không ngờ tới - khi thấy bức chân dung, người cháu đã ôm vào lòng và khóc nức nở. “Cảnh tượng ấy thật sự chạm tới trái tim chúng tôi, cũng là lúc chúng tôi nhận thấy đây là một công việc mình cần phải làm và phải làm cách tốt nhất”, anh Phùng Quang Trung cho biết.
Sau đó, họ kêu gọi đồng nghiệp, bạn bè quen biết cùng nhau lập một nhóm vững mạnh với sứ mệnh tri ân. Cũng trong thời gian này, nhóm dự tính phục dựng 75 bức ảnh nhân kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, nhưng số lượng thực tế mà nhóm tổng hợp lên tới 10.000 yêu cầu.
Đa số các di ảnh trong tình trạng mờ nhòe, hoặc mất đi hoàn toàn các chi tiết, thậm chí nhiều liệt sĩ không có ảnh. Nhóm phải ngồi lại với các gia đình liệt sĩ, nghe chia sẻ và dần phác họa chân dung dựa trên các đặc điểm thân nhân.
Cứ thế, những bức chân dung dù các bạn trẻ chưa hề gặp mặt, lại trở nên thật gần gũi. Cứ thế, sau mỗi lần trao - nhận di ảnh, những giọt nước mắt lại rơi, những bức ảnh được ôm vào lòng, được vuốt ve như thể một con người bằng xương bằng thịt.
Nhóm Team Lee trao tặng Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ 30 bức ảnh chân dung Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Khắc ghi, trân trọng lịch sử qua mỗi bức hình
Sau hơn 3 năm hoạt động, nhóm Team Lee đã phục dựng và trao tặng hàng ngàn bức ảnh tới các gia đình liệt sĩ. Trên hành trình phục dựng ảnh, nhóm đã vinh dự hỗ trợ các khu di tích, bảo tàng trưng bày chân dung của nhiều anh hùng liệt sĩ trong những trận chiến đặc biệt.
Trong số đó phải kể tới chân dung 10 nữ thanh niên xung phong hi sinh ở Ngã ba Đồng Lộc (Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Ngã ba Đồng Lộc, Hà Tĩnh); chân dung 13 liệt sĩ ở Truông Bồn (Khu di tích quốc gia Truông Bồn, Nghệ An); chân dung 65 cán bộ, chiến sĩ biệt động Sài Gòn - Gia Định (Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định, TPHCM); chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1946 (Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Hà Nội).
Và trong những ngày này, triển lãm “Chân dung Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân trong Chiến dịch Điện Biên Phủ” đang diễn ra tại Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ, trưng bày 30 bức chân dung đặc biệt do chính các bạn trẻ nhóm Team Lee phục dựng.
Trong số đó, nhiều người đã hi sinh và ghi danh sử sách như anh hùng Phan Đình Giót, Tô Vĩnh Diện... và nhiều người là nhân chứng sống của một chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” như “vua phá bom” Cao Xuân Thọ, đại tá Chu Văn Mùi, Hoàng Đăng Vinh, người bắt sống tướng De Castries...
Từ những bức ảnh nhòe mờ, nhóm Team Lee đã phục chế thành những chân dung hoàn chỉnh.
Trao đổi với Báo GD&TĐ, bà Vũ Thị Tuyết Nga - Giám đốc Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ cho biết, các bức ảnh được phục dựng công phu, tỉ mỉ, với sắc thái sống động, ấm áp, gần gũi và chân thực đến từng chi tiết, góp phần làm sống lại hình ảnh các anh hùng, giúp thế hệ trẻ hôm nay và mai sau hiểu rõ hơn về lịch sử hào hùng của dân tộc. Toàn bộ 30 bức ảnh chân dung quý giá này được nhóm Team Lee trao tặng bảo tàng để lưu giữ, trưng bày.
“Khi tiếp nhận 30 bức ảnh chân dung, chúng tôi vô cùng xúc động vì tất cả gương mặt của các anh hùng đều có khí sắc, ánh mắt cũng như thần thái đều rất chuẩn xác. Tôi nghĩ rằng các bạn Team Lee phục dựng ảnh không đơn thuần chỉ là yêu thích mà dành cả trái tim để đem lại những bức chân dung đẹp nhất, hùng tráng nhất về các anh hùng để gửi tới công chúng”, bà Vũ Thị Tuyết Nga chia sẻ.
Thời gian 3 năm có thể chưa phải là dài, nhưng các bạn trẻ trong nhóm Team Lee luôn xác định đây là sứ mệnh, mà ở đó mỗi thành viên là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại và tương lai. Mỗi bức chân dung không chỉ là lòng biết ơn - như những đóa hoa thơm ngát lan tỏa rộng rãi, mà còn là lời tri ân, nhắc nhở thế hệ trẻ không bao giờ được phép lãng quên lịch sử.
“Chúng tôi luôn quan niệm, mỗi tác phẩm Team Lee làm ra không đơn thuần là một bức ảnh, đôi khi trong đó còn mang theo hình hài của đất nước. Mỗi anh hùng liệt sĩ, mỗi sự hi sinh đã trở thành một phần máu thịt của Tổ quốc, đã tạo nên dải đất với sự toàn vẹn lãnh thổ như ngày hôm nay. Đây cũng là thông điệp mà chúng tôi luôn muốn truyền tải qua mỗi bức di ảnh”, anh Phùng Quang Trung - đồng sáng lập Team Lee cho biết.
Nước mắt xúc động của thân nhân liệt sĩ.
Những bức ảnh đang trưng bày tại triển lãm “Chân dung Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân trong Chiến dịch Điện Biên Phủ” không chỉ là lời tri ân của thế hệ trẻ, mà còn là lời nhắc nhở không bao giờ được phép lãng quên lịch sử.
Nước mắt xúc động
Sau hơn 3 năm hoạt động, nhóm bạn trẻ Team Lee đã phục dựng và trao tặng hàng ngàn bức ảnh tới các gia đình liệt sĩ. Đó không chỉ là việc làm ý nghĩa nhân văn, làm sáng tỏ đạo lý uống nước nhớ nguồn, mà còn là một hành động đẹp, gợi nhắc các giá trị của lịch sử và lòng biết ơn.
Năm 2024, Điện ảnh Quân đội nhân dân thực hiện phát sóng một bộ phim đầy cảm động mang tên “Linh ảnh” kể về việc phục chế các bức ảnh liệt sĩ mà nhóm Team Lee thực hiện. Không đơn thuần chỉ là những bức ảnh được phục dựng theo tinh thần đúng - đẹp, mà những bức ảnh còn mang giá trị thiêng liêng về tinh thần, khắc họa ý chí các liệt sĩ.
Thông qua những bức ảnh được phục dựng là câu chuyện xúc động về sự hi sinh của các anh hùng liệt sĩ, nỗi đau thương, mất mát, sự đợi chờ của các gia đình khi ngóng đợi các liệt sĩ trở về. “Linh ảnh” gửi gắm thông điệp cùng chung tay hàn gắn và chia sẻ nỗi mất mát trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời thể hiện tình cảm, trách nhiệm, nghĩa tình sâu nặng và lòng biết ơn của những người trẻ trong thời bình.
Bộ phim sau đó được trao giải Cánh diều Vàng ở hạng mục phim tài liệu. Tuy nhiên, câu chuyện không dừng lại ở một bộ phim, mà sâu xa hơn là từ hành trình tri ân tận đáy lòng của nhóm 12 bạn trẻ Team Lee - những người hùng không tên mang trên vai sứ mệnh làm sống dậy những bức hình mờ.
Quay ngược thời gian vào tháng 6/2022 - thời điểm Team Lee bắt đầu dự án phục chế di ảnh liệt sĩ, khi đó nhóm chỉ có hai người là Phùng Quang Trung và Lê Quyết Thắng. Trong một lần vô tình họ nhận được yêu cầu của một người quen biết với mong muốn phục dựng lại bức ảnh người bác là liệt sĩ.
Chỉ trong 3 buổi tối, bức ảnh hoàn thành và điều cả hai không ngờ tới - khi thấy bức chân dung, người cháu đã ôm vào lòng và khóc nức nở. “Cảnh tượng ấy thật sự chạm tới trái tim chúng tôi, cũng là lúc chúng tôi nhận thấy đây là một công việc mình cần phải làm và phải làm cách tốt nhất”, anh Phùng Quang Trung cho biết.
Sau đó, họ kêu gọi đồng nghiệp, bạn bè quen biết cùng nhau lập một nhóm vững mạnh với sứ mệnh tri ân. Cũng trong thời gian này, nhóm dự tính phục dựng 75 bức ảnh nhân kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, nhưng số lượng thực tế mà nhóm tổng hợp lên tới 10.000 yêu cầu.
Đa số các di ảnh trong tình trạng mờ nhòe, hoặc mất đi hoàn toàn các chi tiết, thậm chí nhiều liệt sĩ không có ảnh. Nhóm phải ngồi lại với các gia đình liệt sĩ, nghe chia sẻ và dần phác họa chân dung dựa trên các đặc điểm thân nhân.
Cứ thế, những bức chân dung dù các bạn trẻ chưa hề gặp mặt, lại trở nên thật gần gũi. Cứ thế, sau mỗi lần trao - nhận di ảnh, những giọt nước mắt lại rơi, những bức ảnh được ôm vào lòng, được vuốt ve như thể một con người bằng xương bằng thịt.
Nhóm Team Lee trao tặng Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ 30 bức ảnh chân dung Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Khắc ghi, trân trọng lịch sử qua mỗi bức hình
Sau hơn 3 năm hoạt động, nhóm Team Lee đã phục dựng và trao tặng hàng ngàn bức ảnh tới các gia đình liệt sĩ. Trên hành trình phục dựng ảnh, nhóm đã vinh dự hỗ trợ các khu di tích, bảo tàng trưng bày chân dung của nhiều anh hùng liệt sĩ trong những trận chiến đặc biệt.
Trong số đó phải kể tới chân dung 10 nữ thanh niên xung phong hi sinh ở Ngã ba Đồng Lộc (Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Ngã ba Đồng Lộc, Hà Tĩnh); chân dung 13 liệt sĩ ở Truông Bồn (Khu di tích quốc gia Truông Bồn, Nghệ An); chân dung 65 cán bộ, chiến sĩ biệt động Sài Gòn - Gia Định (Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định, TPHCM); chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1946 (Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Hà Nội).
Và trong những ngày này, triển lãm “Chân dung Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân trong Chiến dịch Điện Biên Phủ” đang diễn ra tại Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ, trưng bày 30 bức chân dung đặc biệt do chính các bạn trẻ nhóm Team Lee phục dựng.
Trong số đó, nhiều người đã hi sinh và ghi danh sử sách như anh hùng Phan Đình Giót, Tô Vĩnh Diện... và nhiều người là nhân chứng sống của một chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” như “vua phá bom” Cao Xuân Thọ, đại tá Chu Văn Mùi, Hoàng Đăng Vinh, người bắt sống tướng De Castries...
Từ những bức ảnh nhòe mờ, nhóm Team Lee đã phục chế thành những chân dung hoàn chỉnh.
Trao đổi với Báo GD&TĐ, bà Vũ Thị Tuyết Nga - Giám đốc Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ cho biết, các bức ảnh được phục dựng công phu, tỉ mỉ, với sắc thái sống động, ấm áp, gần gũi và chân thực đến từng chi tiết, góp phần làm sống lại hình ảnh các anh hùng, giúp thế hệ trẻ hôm nay và mai sau hiểu rõ hơn về lịch sử hào hùng của dân tộc. Toàn bộ 30 bức ảnh chân dung quý giá này được nhóm Team Lee trao tặng bảo tàng để lưu giữ, trưng bày.
“Khi tiếp nhận 30 bức ảnh chân dung, chúng tôi vô cùng xúc động vì tất cả gương mặt của các anh hùng đều có khí sắc, ánh mắt cũng như thần thái đều rất chuẩn xác. Tôi nghĩ rằng các bạn Team Lee phục dựng ảnh không đơn thuần chỉ là yêu thích mà dành cả trái tim để đem lại những bức chân dung đẹp nhất, hùng tráng nhất về các anh hùng để gửi tới công chúng”, bà Vũ Thị Tuyết Nga chia sẻ.
Thời gian 3 năm có thể chưa phải là dài, nhưng các bạn trẻ trong nhóm Team Lee luôn xác định đây là sứ mệnh, mà ở đó mỗi thành viên là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại và tương lai. Mỗi bức chân dung không chỉ là lòng biết ơn - như những đóa hoa thơm ngát lan tỏa rộng rãi, mà còn là lời tri ân, nhắc nhở thế hệ trẻ không bao giờ được phép lãng quên lịch sử.
“Chúng tôi luôn quan niệm, mỗi tác phẩm Team Lee làm ra không đơn thuần là một bức ảnh, đôi khi trong đó còn mang theo hình hài của đất nước. Mỗi anh hùng liệt sĩ, mỗi sự hi sinh đã trở thành một phần máu thịt của Tổ quốc, đã tạo nên dải đất với sự toàn vẹn lãnh thổ như ngày hôm nay. Đây cũng là thông điệp mà chúng tôi luôn muốn truyền tải qua mỗi bức di ảnh”, anh Phùng Quang Trung - đồng sáng lập Team Lee cho biết.
Tuyển sinh đầu cấp tại Đà Nẵng: Áp lực dồn về khu đô thị mới
GD&TĐ - “Điểm nóng” tuyển sinh đầu cấp của TP Đà Nẵng có sự dịch chuyển từ các trường ở trung tâm sang trường học ở khu đô thị mới.
2025-07-25 02:24
Niềm vui của thầy và trò trường vùng khó Đắk Lắk trước thềm năm học mới
GD&TĐ - Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc (xã Dray Bhăng, tỉnh Đắk Lắk) vừa được tài trợ sửa chữa, bổ sung thiết bị dạy học thiết yếu.
2025-07-25 02:23
Kiểm soát lây nhiễm COVID-19 trong bệnh viện hiện nay như thế nào?
(CLO) Trước diễn biến dịch COVID-19 vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, Bộ Y tế vừa ban hành Hướng dẫn mới nhất về phòng và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 trong cơ sở khám, chữa bệnh.
2025-07-25 02:23
TPHCM: Đã có 10 ca sốt xuất huyết tử vong
GD&TĐ - Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM phát cảnh báo khi có 10 ca tử vong do sốt xuất huyết, tăng gần 160% so với cùng kỳ năm 2024.
2025-07-25 02:23
Sở Y tế TP HCM kiểm tra đột xuất phòng khám Khang Thịnh, phát hiện dấu hiệu 'vẽ bệnh moi tiền'
(CLO) Ngày 24/7, Sở Y Tế TP HCM cho biết vừa phối hợp kiểm tra đột xuất Phòng khám Đa khoa Khang Thịnh sau phản ánh từ người dân. Qua hồ sơ và dữ liệu nội bộ, lực lượng chức năng phát hiện nhiều dấu hiệu bất thường như lập hồ sơ mập mờ, thu phí không rõ ràng và lưu trữ hàng trăm ảnh bệnh lý không có danh tính.
2025-07-25 02:23
TPHCM ghi nhận ca đầu tiên mắc bệnh ho gà trong năm
GD&TĐ - Ngày 24/7, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM (HCDC), ca bệnh ho gà đầu tiên trong năm là trẻ nhỏ khoảng 1 tháng tuổi.
2025-07-25 02:21
4 ổ dịch sốt xuất huyết chưa được dập tại Hà Nội, nguy cơ bùng phát
(CLO) Tính đến ngày 23/7, Hà Nội ghi nhận 403 ca mắc sốt xuất huyết, giảm gần 69% so với cùng kỳ năm 2024. Tuy nhiên, thành phố vẫn còn 4 ổ dịch đang hoạt động tại Phú Xuyên, Xuân Phương, Hát Môn và Tây Hồ, mỗi nơi từ 5–7 bệnh nhân.
2025-07-24 09:15
Hoa quả nhiệt đới thơm ngon, nhưng có thể là 'mối nguy' cho làn da trẻ nhỏ
GD&TĐ -Hè đến, những loại trái cây nhiệt đới như sầu riêng, mít, nhãn… ngon miệng nhưng dễ gây hại da, đặc biệt là với làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
2025-07-24 09:10
Công bố điểm sàn 8 trường công an
(CLO) Bộ Công an công bố mức điểm sàn 70/100 với thí sinh đăng ký xét kết hợp điểm thi tốt nghiệp và kết quả bài thi đánh giá của khối ngành này.
2025-07-24 09:06
Đắk Lắk miễn phí bồi dưỡng tiếng Pháp cho học sinh, mở cơ hội du học
GD&TĐ - Đắk Lắk triển khai chương trình bồi dưỡng tiếng Pháp miễn phí cho học sinh và tập huấn giáo viên, giúp lan tỏa cơ hội học tập, du học.