Người trẻ kể chuyện văn hóa truyền thống theo cách của mình
2025/07/19 08:23
(CLO) Trong thời đại công nghệ số, khi mạng xã hội và các nền tảng truyền thông trở thành “sân khấu” chính của giới trẻ, một nhóm bạn trẻ từ 20 đến 30 tuổi đã chọn cách kể chuyện văn hóa truyền thống theo lối riêng nhưng rất gần gũi, sáng tạo và đầy cảm hứng.
Đó là tinh thần cốt lõi của dự án “Xin chào Việt Nam” – một sáng kiến truyền thông văn hóa đa nền tảng được khởi động từ tháng 3/2024, với mục tiêu lan tỏa và gìn giữ những giá trị lịch sử, văn hóa dân tộc theo cách gần gũi với thế hệ trẻ.
Không quảng bá rầm rộ, không đi theo lối mòn giáo điều, “Xin chào Việt Nam” chọn cách tiếp cận công chúng qua những sản phẩm truyền thông sáng tạo, được đầu tư nghiêm túc về nội dung và hình ảnh. Dưới góc nhìn của những người trẻ yêu văn hóa dân tộc, các câu chuyện lịch sử, nghệ thuật truyền thống hay những nét đẹp vùng miền… được tái hiện sinh động, dễ tiếp cận và đặc biệt là phù hợp với thị hiếu của giới trẻ ngày nay.
Anh Phạm Đức Long – Giám đốc sản xuất của dự án chia sẻ: “Chúng tôi tin rằng những giá trị văn hóa truyền thống là thứ định hình nên bản sắc và con người Việt Nam. Đó là cách nghĩ, cách sống, cách chúng ta giao tiếp với thế giới. Vì vậy, chúng tôi chọn cách quay trở lại với cội nguồn văn hóa để lý giải chiều sâu bản sắc Việt”.
Trên tinh thần đó, “Xin chào Việt Nam” đã xây dựng một hệ sinh thái nội dung phong phú, gồm các nhóm chủ đề lớn như: lịch sử, văn hóa di sản, ẩm thực và du lịch. Các mảng nội dung không hoạt động riêng rẽ mà bổ trợ, tương tác lẫn nhau, tạo nên trải nghiệm văn hóa toàn diện cho người xem.
Một trong những điểm nhấn nổi bật của dự án là mảng văn hóa di sản. Những loại hình nghệ thuật truyền thống như chèo, tuồng, múa rối được tái hiện bằng góc nhìn trẻ trung nhưng vẫn giữ nguyên tinh thần tôn trọng di sản. Những thước phim biến hóa, sáng tạo từ nghệ thuật truyền thống chẳng hạn clip “biến hình nhân vật chèo” trên TikTok đã gây bất ngờ và thu hút hàng trăm nghìn lượt xem.
Bạn Trần Đức Thuận (Thanh Hóa) cho biết: “Mình vốn không quan tâm đến nghệ thuật truyền thống, nhưng một lần vô tình xem clip biến hình nhân vật chèo trên TikTok đã phải dừng lại xem đến cuối. Từ đó, mình bắt đầu theo dõi fanpage, đọc các bài viết và thấy tự hào về những giá trị di sản của dân tộc”.
Không giới hạn trên một nền tảng cố định, dự án “Xin chào Việt Nam” hiện diện rộng rãi trên nhiều kênh: website, Facebook, TikTok, Instagram, YouTube, Threads… Sự lan tỏa mạnh mẽ của các video, bài viết và sản phẩm số đã cho thấy hiệu quả rõ rệt: từ việc khơi gợi sự quan tâm của người trẻ với nghệ thuật truyền thống, cho đến thay đổi hành vi tiếp nhận văn hóa.
Anh Phạm Đức Long nói thêm, tất cả nội dung dự án đều bắt đầu từ nền tảng thông tin chính xác, được nghiên cứu kỹ lưỡng và có sự tham vấn từ các tổ chức chuyên môn để đảm bảo giữ gìn “lề lối, lòng bản” của văn hóa dân tộc. Chính điều này đã tạo được lòng tin từ cả công chúng và giới nghệ thuật.
Bởi vậy, tác động của “Xin chào Việt Nam” không chỉ dừng ở mức độ nhận thức. Theo thống kê từ một số nhà hát truyền thống đã hợp tác với dự án, lượng khán giả đến rạp đã tăng rõ rệt. Có nơi trước đây mỗi tháng chỉ diễn một vở, nay tăng lên ba đến bốn vở. Tỷ lệ khán giả tăng từ 30% đến hàng trăm phần trăm – một con số đầy khích lệ trong bối cảnh nghệ thuật truyền thống từng “loay hoay” tìm khán giả.
Phương Mỹ Chi chiến thắng ở tứ kết Sing! Asia 2025 với ca khúc “Bóng phù hoa“. Ảnh: NSCC
Một minh chứng rõ nét cho sức lan tỏa ấy là sự hợp tác giữa dự án “Xin chào Việt Nam” với Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam. Bà Lê Cẩm Nhung – Trưởng phòng Truyền thông và Đối ngoại của bảo tàng cho biết: “Để đa dạng hóa hình thức quảng bá và thu hút giới trẻ, chúng tôi quyết định kết hợp với “Xin chào Việt Nam”. Những video như 'Bảo tàng Phụ nữ – Chuyện chưa kể', 'Giải mã 3 hiện vật đặc biệt', 'Bí ẩn quả thông trên nắp hầm chữ A', hay chương trình 'Huyền thoại tuổi thanh xuân'… đã thu hút hàng trăm nghìn lượt thích, chia sẻ. Nhờ đó, lượng khách đến bảo tàng tăng khoảng 20% so với trước đây”.
Không dừng lại phạm vi trong nước, nhóm thực hiện “Xin chào Việt Nam” đang lên kế hoạch phát triển các chuyên mục nội dung bằng tiếng Anh, hướng tới cộng đồng quốc tế, đặc biệt là người Việt xa quê và bạn bè quốc tế yêu mến văn hóa Việt Nam. Đây sẽ là bước đi quan trọng để những câu chuyện truyền thống tiếp tục được kể bằng một “ngôn ngữ toàn cầu” nhưng vẫn giữ tinh thần bản sắc Việt.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa khiến văn hóa truyền thống dễ bị lãng quên hoặc “trôi dạt” giữa dòng chảy hiện đại, những sáng kiến như “Xin chào Việt Nam” là minh chứng sống động cho thấy: văn hóa dân tộc vẫn có sức sống mạnh mẽ, miễn là nó được kể lại một cách chân thành, sáng tạo và đúng tinh thần thời đại.
Đó là tinh thần cốt lõi của dự án “Xin chào Việt Nam” – một sáng kiến truyền thông văn hóa đa nền tảng được khởi động từ tháng 3/2024, với mục tiêu lan tỏa và gìn giữ những giá trị lịch sử, văn hóa dân tộc theo cách gần gũi với thế hệ trẻ.
Không quảng bá rầm rộ, không đi theo lối mòn giáo điều, “Xin chào Việt Nam” chọn cách tiếp cận công chúng qua những sản phẩm truyền thông sáng tạo, được đầu tư nghiêm túc về nội dung và hình ảnh. Dưới góc nhìn của những người trẻ yêu văn hóa dân tộc, các câu chuyện lịch sử, nghệ thuật truyền thống hay những nét đẹp vùng miền… được tái hiện sinh động, dễ tiếp cận và đặc biệt là phù hợp với thị hiếu của giới trẻ ngày nay.
Dự án “Xin chào Việt Nam” tiếp cận công chúng trên nhiều nền tảng với nhiều hình thức để mang lại hiệu quả tốt nhất. Ảnh: Chụp màn hình
Anh Phạm Đức Long – Giám đốc sản xuất của dự án chia sẻ: “Chúng tôi tin rằng những giá trị văn hóa truyền thống là thứ định hình nên bản sắc và con người Việt Nam. Đó là cách nghĩ, cách sống, cách chúng ta giao tiếp với thế giới. Vì vậy, chúng tôi chọn cách quay trở lại với cội nguồn văn hóa để lý giải chiều sâu bản sắc Việt”.
Trên tinh thần đó, “Xin chào Việt Nam” đã xây dựng một hệ sinh thái nội dung phong phú, gồm các nhóm chủ đề lớn như: lịch sử, văn hóa di sản, ẩm thực và du lịch. Các mảng nội dung không hoạt động riêng rẽ mà bổ trợ, tương tác lẫn nhau, tạo nên trải nghiệm văn hóa toàn diện cho người xem.
Một trong những điểm nhấn nổi bật của dự án là mảng văn hóa di sản. Những loại hình nghệ thuật truyền thống như chèo, tuồng, múa rối được tái hiện bằng góc nhìn trẻ trung nhưng vẫn giữ nguyên tinh thần tôn trọng di sản. Những thước phim biến hóa, sáng tạo từ nghệ thuật truyền thống chẳng hạn clip “biến hình nhân vật chèo” trên TikTok đã gây bất ngờ và thu hút hàng trăm nghìn lượt xem.
Bạn Trần Đức Thuận (Thanh Hóa) cho biết: “Mình vốn không quan tâm đến nghệ thuật truyền thống, nhưng một lần vô tình xem clip biến hình nhân vật chèo trên TikTok đã phải dừng lại xem đến cuối. Từ đó, mình bắt đầu theo dõi fanpage, đọc các bài viết và thấy tự hào về những giá trị di sản của dân tộc”.
Không giới hạn trên một nền tảng cố định, dự án “Xin chào Việt Nam” hiện diện rộng rãi trên nhiều kênh: website, Facebook, TikTok, Instagram, YouTube, Threads… Sự lan tỏa mạnh mẽ của các video, bài viết và sản phẩm số đã cho thấy hiệu quả rõ rệt: từ việc khơi gợi sự quan tâm của người trẻ với nghệ thuật truyền thống, cho đến thay đổi hành vi tiếp nhận văn hóa.
Anh Phạm Đức Long nói thêm, tất cả nội dung dự án đều bắt đầu từ nền tảng thông tin chính xác, được nghiên cứu kỹ lưỡng và có sự tham vấn từ các tổ chức chuyên môn để đảm bảo giữ gìn “lề lối, lòng bản” của văn hóa dân tộc. Chính điều này đã tạo được lòng tin từ cả công chúng và giới nghệ thuật.
Bởi vậy, tác động của “Xin chào Việt Nam” không chỉ dừng ở mức độ nhận thức. Theo thống kê từ một số nhà hát truyền thống đã hợp tác với dự án, lượng khán giả đến rạp đã tăng rõ rệt. Có nơi trước đây mỗi tháng chỉ diễn một vở, nay tăng lên ba đến bốn vở. Tỷ lệ khán giả tăng từ 30% đến hàng trăm phần trăm – một con số đầy khích lệ trong bối cảnh nghệ thuật truyền thống từng “loay hoay” tìm khán giả.
Phương Mỹ Chi chiến thắng ở tứ kết Sing! Asia 2025 với ca khúc “Bóng phù hoa“. Ảnh: NSCC
Một minh chứng rõ nét cho sức lan tỏa ấy là sự hợp tác giữa dự án “Xin chào Việt Nam” với Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam. Bà Lê Cẩm Nhung – Trưởng phòng Truyền thông và Đối ngoại của bảo tàng cho biết: “Để đa dạng hóa hình thức quảng bá và thu hút giới trẻ, chúng tôi quyết định kết hợp với “Xin chào Việt Nam”. Những video như 'Bảo tàng Phụ nữ – Chuyện chưa kể', 'Giải mã 3 hiện vật đặc biệt', 'Bí ẩn quả thông trên nắp hầm chữ A', hay chương trình 'Huyền thoại tuổi thanh xuân'… đã thu hút hàng trăm nghìn lượt thích, chia sẻ. Nhờ đó, lượng khách đến bảo tàng tăng khoảng 20% so với trước đây”.
Không dừng lại phạm vi trong nước, nhóm thực hiện “Xin chào Việt Nam” đang lên kế hoạch phát triển các chuyên mục nội dung bằng tiếng Anh, hướng tới cộng đồng quốc tế, đặc biệt là người Việt xa quê và bạn bè quốc tế yêu mến văn hóa Việt Nam. Đây sẽ là bước đi quan trọng để những câu chuyện truyền thống tiếp tục được kể bằng một “ngôn ngữ toàn cầu” nhưng vẫn giữ tinh thần bản sắc Việt.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa khiến văn hóa truyền thống dễ bị lãng quên hoặc “trôi dạt” giữa dòng chảy hiện đại, những sáng kiến như “Xin chào Việt Nam” là minh chứng sống động cho thấy: văn hóa dân tộc vẫn có sức sống mạnh mẽ, miễn là nó được kể lại một cách chân thành, sáng tạo và đúng tinh thần thời đại.
Bác sĩ chỉ rõ 10 bệnh răng miệng thường gặp nhất, phòng ngừa ra sao?
GD&TĐ - Bệnh về răng miệng xảy ra dù nặng hay nhẹ cũng ảnh hưởng nhất định tới sức khỏe của người bệnh.
2025-07-21 03:03
Cách đuổi nhện ra khỏi nhà hoàn toàn tự nhiên, không phải ai cũng biết
GD&TĐ - Nếu bạn không muốn nhện xâm phạm không gian sống của mình, nhưng cũng không muốn giết chúng, thì dưới đây là phương pháp hiệu quả để xua đuổi chúng.
2025-07-21 03:02
Ngành giáo dục 34 tỉnh, thành sau sáp nhập: Tập trung ổn định đội ngũ
GD&TĐ - Sau sáp nhập địa phương, quy mô, cơ cấu giáo dục có sự biến động.
2025-07-21 02:59
Dạy học ‘viết sâu” trong Ngữ văn
GD&TĐ - Muốn hình thành tư duy độc lập, khả năng kết nối, phản tư, học sinh phải viết sâu hơn, sống thật hơn với trải nghiệm đọc, cảm xúc của mình.
2025-07-21 02:58
Lưu ý thí sinh những điểm mới trong tuyển sinh đại học năm 2025
GD&TĐ - Dự báo điểm chuẩn giảm nhẹ, ông Nguyễn Phú Khánh, Phó Hiệu trưởng ĐH Phenikaa còn lưu ý thí sinh những điểm mới trong tuyển sinh đại học năm 2025.
2025-07-21 02:44
Bộ GD&ĐT thăm hỏi các nạn nhân vụ lật tàu tại Quảng Ninh
GD&TĐ - Lãnh đạo Bộ GD&ĐT chia buồn sâu sắc tới gia đình có người bị thương vong, đặc biệt là học sinh và trẻ nhỏ trong vụ lật tàu tại Quảng Ninh.
2025-07-21 02:38
Sức khỏe nạn nhân sống sót trong vụ lật tàu ở Quảng Ninh
GD&TĐ - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh đang điều trị cho 9 nạn nhân, đa số trong tình trạng ổn định.
2025-07-21 02:18
Thông báo điểm kỳ thi đánh giá của Bộ Công an 2025
(CLO) Hội đồng tuyển sinh các trường công an vừa thông báo kết quả điểm Kỳ thi đánh giá của Bộ Công an năm 2025 và thời hạn nhận Đơn phúc khảo.
2025-07-21 02:16
Ngày đầu tiên vào lớp 1: Cột mốc yêu thương của con và cha mẹ
(CLO) Buổi sáng đầu tiên đến trường tiểu học, những đứa trẻ háo hức bước vào hành trình mới, còn cha mẹ đứng lại phía sau, lặng thầm dõi theo từng bước chân của con với những cái vẫy tay, những ánh nhìn đầy yêu thương.
2025-07-21 02:15
Ngành Giáo dục Bắc Ninh chủ động ứng phó với bão
GD&TĐ - Sở GD&ĐT tỉnh Bắc Ninh vừa có văn bản gửi các đơn vị trực thuộc về việc ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão.
Người trẻ kể chuyện văn hóa truyền thống theo cách của mình