Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới
2025/07/13 08:39
(CLO) 18 giờ ngày 12/7/2025 (giờ Việt Nam), Ủy ban Di sản Thế giới của UNESCO chính thức thông qua đề cử Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc là Di sản Thế giới.
Sự kiện này diễn ra trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới, được tổ chức tại Paris, Pháp từ ngày 06/7 đến ngày 16/7/2025.
Quần thể di tích và danh thắng được công nhận Di sản Thế giới này trải rộng trên địa bàn ba tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng và Bắc Ninh, bao gồm tổng cộng 12 điểm di tích quan trọng. Trong đó, Quảng Ninh đóng góp 05 điểm (Thái Miếu, chùa Lân, chùa Hoa Yên, chùa Ngọa Vân, bãi cọc Yên Giang); Bắc Ninh có 02 điểm (chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Bổ Đà). Đặc biệt, thành phố Hải Phòng tự hào với 05 điểm di tích lịch sử và danh thắng tiêu biểu: chùa Côn Sơn, đền Kiếp Bạc, chùa Thanh Mai, động Kính Chủ và chùa Nhẫm Dương. Những di tích này không chỉ mang giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học đặc sắc của Việt Nam mà còn sở hữu giá trị nổi bật toàn cầu, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để được ghi danh Di sản Thế giới.
Cửu phẩm liên hoa chùa Côn Sơn
Quần thể này là minh chứng cho sự liên minh chiến lược độc đáo giữa Nhà nước (Hoàng gia nhà Trần), tôn giáo (Phật giáo Trúc Lâm) và nhân dân, tạo nên một truyền thống văn hóa có ý nghĩa toàn cầu, định hình bản sắc dân tộc và thúc đẩy hòa bình, an ninh khu vực.
Quần thể cũng khẳng định Phật giáo Trúc Lâm, được khởi xướng và phát triển bởi các thành viên Hoàng gia nhà Trần từ dãy núi Yên Tử, đã có ảnh hưởng sâu rộng đến xã hội thế tục, góp phần củng cố quốc gia, đảm bảo hòa bình và hợp tác trong khu vực.
Toàn cảnh chùa Thanh Mai
Trong số 5 điểm di tích của Hải Phòng, chùa Côn Sơn là một trong ba trung tâm nổi tiếng nhất của Phật giáo Trúc Lâm từ thời Trần, nơi cả ba vị Tam Tổ đều từng tu hành và thuyết pháp. Chùa lưu giữ nhiều cổ vật quý giá, trong đó có 3 bảo vật quốc gia được Thủ tướng Chính phủ công nhận, cùng với hệ thống di vật khảo cổ liên tục từ thời Trần đến thời Nguyễn. Lễ hội chùa Côn Sơn cũng được ghi danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Đền Kiếp Bạc là nơi thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, anh hùng dân tộc, thiên tài quân sự. Đây từng là đại bản doanh, nơi Ngài huấn luyện quân sỹ và viết những tác phẩm bất hủ. Đền là trung tâm tín ngưỡng linh thiêng bậc nhất của đất nước, với kiến trúc được tu bổ liên tục qua các thời kỳ và dấu tích khảo cổ học từ thời Trần. Lễ hội đền Kiếp Bạc cũng là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Chùa Thanh Mai, khởi dựng thời Trần trên núi Phật Tích, là đại danh lam gắn liền với Thiền sư Pháp Loa và Huyền Quang. Chùa lưu giữ nhiều cổ vật nguyên gốc, trong đó có bia “Thanh Mai Viên Thông tháp bi” là bảo vật quốc gia, ghi chép lịch sử Phật giáo Trúc Lâm.
Chùa Nhẫm Dương, khởi dựng thời Trần, từ thế kỷ 17 trở thành chốn tổ phái Tào Động Việt Nam. Nơi đây nổi bật với động Thánh Hóa có tầng văn hóa cổ sinh - khảo cổ học dày tới 4m, chứa nhiều di vật khảo cổ học từ thời tiền sử đến các thời kỳ lịch sử, khẳng định truyền thống định cư, sinh hoạt liên tục của con người.
Lễ hội quân trên sông Lục Đầu
Cuối cùng, Động Kính Chủ trên núi Dương Nham, được vua Lý Thần Tông ban tên, nổi tiếng với hệ thống hơn 50 bia ma nhai của các danh nhân văn hóa Việt Nam, ca ngợi cảnh trí thiên nhiên và ghi lại những sự kiện lịch sử hào hùng, trong đó có 2 tấm bia thời Trần của Phạm Sư Mạnh là bảo vật quốc gia.
Việc Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới là một niềm vinh dự to lớn, khẳng định giá trị văn hóa, lịch sử và tâm linh trường tồn của Việt Nam. Sự kiện này chắc chắn sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho sự phát triển du lịch và kinh tế - xã hội của các địa phương liên quan, đặc biệt là Hải Phòng, đồng thời góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam ra thế giới.
Đoàn công tác của Việt Nam tham dự Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản thế giới tại Pháp
Sự kiện này diễn ra trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới, được tổ chức tại Paris, Pháp từ ngày 06/7 đến ngày 16/7/2025.
Quần thể di tích và danh thắng được công nhận Di sản Thế giới này trải rộng trên địa bàn ba tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng và Bắc Ninh, bao gồm tổng cộng 12 điểm di tích quan trọng. Trong đó, Quảng Ninh đóng góp 05 điểm (Thái Miếu, chùa Lân, chùa Hoa Yên, chùa Ngọa Vân, bãi cọc Yên Giang); Bắc Ninh có 02 điểm (chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Bổ Đà). Đặc biệt, thành phố Hải Phòng tự hào với 05 điểm di tích lịch sử và danh thắng tiêu biểu: chùa Côn Sơn, đền Kiếp Bạc, chùa Thanh Mai, động Kính Chủ và chùa Nhẫm Dương. Những di tích này không chỉ mang giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học đặc sắc của Việt Nam mà còn sở hữu giá trị nổi bật toàn cầu, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để được ghi danh Di sản Thế giới.
Cửu phẩm liên hoa chùa Côn Sơn
Quần thể này là minh chứng cho sự liên minh chiến lược độc đáo giữa Nhà nước (Hoàng gia nhà Trần), tôn giáo (Phật giáo Trúc Lâm) và nhân dân, tạo nên một truyền thống văn hóa có ý nghĩa toàn cầu, định hình bản sắc dân tộc và thúc đẩy hòa bình, an ninh khu vực.
Quần thể cũng khẳng định Phật giáo Trúc Lâm, được khởi xướng và phát triển bởi các thành viên Hoàng gia nhà Trần từ dãy núi Yên Tử, đã có ảnh hưởng sâu rộng đến xã hội thế tục, góp phần củng cố quốc gia, đảm bảo hòa bình và hợp tác trong khu vực.
Toàn cảnh chùa Thanh Mai
Trong số 5 điểm di tích của Hải Phòng, chùa Côn Sơn là một trong ba trung tâm nổi tiếng nhất của Phật giáo Trúc Lâm từ thời Trần, nơi cả ba vị Tam Tổ đều từng tu hành và thuyết pháp. Chùa lưu giữ nhiều cổ vật quý giá, trong đó có 3 bảo vật quốc gia được Thủ tướng Chính phủ công nhận, cùng với hệ thống di vật khảo cổ liên tục từ thời Trần đến thời Nguyễn. Lễ hội chùa Côn Sơn cũng được ghi danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Đền Kiếp Bạc là nơi thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, anh hùng dân tộc, thiên tài quân sự. Đây từng là đại bản doanh, nơi Ngài huấn luyện quân sỹ và viết những tác phẩm bất hủ. Đền là trung tâm tín ngưỡng linh thiêng bậc nhất của đất nước, với kiến trúc được tu bổ liên tục qua các thời kỳ và dấu tích khảo cổ học từ thời Trần. Lễ hội đền Kiếp Bạc cũng là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Chùa Thanh Mai, khởi dựng thời Trần trên núi Phật Tích, là đại danh lam gắn liền với Thiền sư Pháp Loa và Huyền Quang. Chùa lưu giữ nhiều cổ vật nguyên gốc, trong đó có bia “Thanh Mai Viên Thông tháp bi” là bảo vật quốc gia, ghi chép lịch sử Phật giáo Trúc Lâm.
Chùa Nhẫm Dương, khởi dựng thời Trần, từ thế kỷ 17 trở thành chốn tổ phái Tào Động Việt Nam. Nơi đây nổi bật với động Thánh Hóa có tầng văn hóa cổ sinh - khảo cổ học dày tới 4m, chứa nhiều di vật khảo cổ học từ thời tiền sử đến các thời kỳ lịch sử, khẳng định truyền thống định cư, sinh hoạt liên tục của con người.
Lễ hội quân trên sông Lục Đầu
Cuối cùng, Động Kính Chủ trên núi Dương Nham, được vua Lý Thần Tông ban tên, nổi tiếng với hệ thống hơn 50 bia ma nhai của các danh nhân văn hóa Việt Nam, ca ngợi cảnh trí thiên nhiên và ghi lại những sự kiện lịch sử hào hùng, trong đó có 2 tấm bia thời Trần của Phạm Sư Mạnh là bảo vật quốc gia.
Việc Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới là một niềm vinh dự to lớn, khẳng định giá trị văn hóa, lịch sử và tâm linh trường tồn của Việt Nam. Sự kiện này chắc chắn sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho sự phát triển du lịch và kinh tế - xã hội của các địa phương liên quan, đặc biệt là Hải Phòng, đồng thời góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam ra thế giới.
Điều trị thành công viêm tụy cấp hiếm gặp ở bé gái 8 tuổi
GD&TĐ - Một bé gái 8 tuổi vừa được các bác sĩ Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long điều trị thành công bệnh viêm tụy cấp, tình trạng tiềm ẩn nguy hiểm ở trẻ em.
2025-07-25 02:30
Bảng bách phân vị giúp thí sinh thêm căn cứ dự đoán cơ hội trúng tuyển
GD&TĐ - Bảng bách phân vị có ý nghĩa gì với thí sinh và các em cần lưu ý gì khi xét tuyển đại học năm nay?
2025-07-25 02:30
Đà Nẵng cử sinh viên ngành CNTT xuống hỗ trợ các xã, phường
GD&TĐ - TP Đà Nẵng sẽ cử sinh viên ngành công nghệ thông tin hỗ trợ các xã, phường chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ.
2025-07-25 02:26
Hà Nội xây dựng cơ sở giáo dục đồng bộ, phù hợp thực tế
GD&TĐ - Việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy hành chính sẽ tạo cơ hội để Hà Nội đầu tư, xây dựng cơ sở giáo dục đồng bộ, phù hợp với nhu cầu thực tế.
2025-07-25 02:25
Hà Nội tuyển bổ sung 1.132 học sinh vào lớp 10 trường công lập
GD&TĐ - Tổng số học sinh được tuyển vào các trường theo thông báo của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội là 1.132 học sinh.
2025-07-25 02:25
Tuyển sinh đầu cấp tại Đà Nẵng: Áp lực dồn về khu đô thị mới
GD&TĐ - “Điểm nóng” tuyển sinh đầu cấp của TP Đà Nẵng có sự dịch chuyển từ các trường ở trung tâm sang trường học ở khu đô thị mới.
2025-07-25 02:24
Niềm vui của thầy và trò trường vùng khó Đắk Lắk trước thềm năm học mới
GD&TĐ - Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc (xã Dray Bhăng, tỉnh Đắk Lắk) vừa được tài trợ sửa chữa, bổ sung thiết bị dạy học thiết yếu.
2025-07-25 02:23
Kiểm soát lây nhiễm COVID-19 trong bệnh viện hiện nay như thế nào?
(CLO) Trước diễn biến dịch COVID-19 vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, Bộ Y tế vừa ban hành Hướng dẫn mới nhất về phòng và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 trong cơ sở khám, chữa bệnh.
2025-07-25 02:23
TPHCM: Đã có 10 ca sốt xuất huyết tử vong
GD&TĐ - Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM phát cảnh báo khi có 10 ca tử vong do sốt xuất huyết, tăng gần 160% so với cùng kỳ năm 2024.
2025-07-25 02:23
Sở Y tế TP HCM kiểm tra đột xuất phòng khám Khang Thịnh, phát hiện dấu hiệu 'vẽ bệnh moi tiền'
(CLO) Ngày 24/7, Sở Y Tế TP HCM cho biết vừa phối hợp kiểm tra đột xuất Phòng khám Đa khoa Khang Thịnh sau phản ánh từ người dân. Qua hồ sơ và dữ liệu nội bộ, lực lượng chức năng phát hiện nhiều dấu hiệu bất thường như lập hồ sơ mập mờ, thu phí không rõ ràng và lưu trữ hàng trăm ảnh bệnh lý không có danh tính.
Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới