Sức trẻ mãnh liệt trong bộ phim kinh điển 'Bài ca ra trận' suốt hơn nửa thế kỷ
2025/07/21 10:33
GD&TĐ - Lý tưởng “sống - chiến đấu - hi sinh vì độc lập, tự do của dân tộc” của những người trẻ đã nuôi dưỡng sức sống của bộ phim suốt hơn nửa thế kỷ qua.
Phim xoay quanh một chiến sĩ trẻ là Nam (do diễn viên Lê Dũng Nhi đóng) - một chiến sĩ trẻ dũng cảm được đưa từ chiến trường về quân y viện, đang phải đối mặt với thử thách nghiệt ngã khi đôi mắt không còn nhìn thấy ánh sáng, chỉ nghe được tiếng kêu đau đớn của các thương binh nặng xung quanh suốt ngày đêm.
Tưởng chừng như lý tưởng chiến đấu vì Tổ quốc phải gác lại nhưng những hồi ức trong sáng cùng sự chăm sóc tận tình của cô y tá xinh đẹp Mai (do diễn viên Như Quỳnh đóng) đã khơi dậy ngọn lửa ý chí trong người chiến sĩ trẻ, giúp anh vượt qua cú sốc tinh thần và cả những vết thương do chiến tranh để lại trên cơ thể để tiếp tục thực hiện lý tưởng của mình: Sống - chiến đấu - hi sinh vì độc lập, tự do dân tộc.
Bên cạnh đó, phim cũng khắc hoạ rõ nét về một thế hệ trẻ mong muốn bước ra thế giới, lĩnh hội những kiến thức mới để quay trở lại đóng góp cho quê hương, thông qua vai diễn Lê do diễn viên Thanh Loan thủ vai.
Là một bộ phim về chiến tranh, nhưng tâm điểm của “Bài Ca Ra Trận” không nằm ở những trận chiến khốc liệt mà tập trung truyền tải lòng yêu nước, nghị lực phi thường, sức mạnh của tình yêu, niềm tin và nỗ lực sống đẹp, sống có ích của những người trẻ tuổi.
Ký ức về những thước phim sống mãi trong nền điện ảnh nước nhà
Bộ phim "Bài Ca Ra Trận" không chỉ là một tác phẩm điện ảnh nổi bật mà còn là dấu ấn của sự nỗ lực trong ngành điện ảnh Việt Nam thời.
Trong ký ức của diễn viên Thanh Loan, thời gian làm phim nhựa gắn liền với những thử thách về thời tiết, đặc biệt là những cảnh quay ngoài trời.
"Chúng tôi phải phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Tạo bối cảnh mưa còn dễ dàng hơn, nhưng nắng thì rất khó kiểm soát, nhất là khi không thể 'đuổi mây' để mặt trời xuất hiện đúng lúc nên “ngày nào không có nắng là chúng tôi phải chờ vễu mặt ra”, diễn viên Thanh Loan cười hài hước và chia sẻ.
Một trong những cảnh quay đặc biệt khiến cô nhớ mãi là cảnh bên dòng sông lúc trời chập choạng tối. Đó là cảnh sử dụng kỹ thuật quay hoàng hôn với sự tương phản màu sắc mạnh mẽ trong khung hình.
Để có được bối cảnh này, ekip lúc đó phải chờ rất lâu, “phải chuẩn bị từ chiều, dàn quân như nào, góc độ ánh sáng ra làm sao để làm cho mảng chân trời hiện lên thật đẹp, dòng sông phải ánh bạc lên”, diễn viên Thanh Loan chia sẻ.
Quá trình tập luyện và chuẩn bị kỳ công nhưng diễn lại rất nhanh vì thời gian hoàng hôn ngắn ngủi, không thể quay nhiều lần.
Cũng chính từ vai diễn của bộ phim “Bài ca ra trận” mà diễn viên Thanh Loan được Nhà hát kịch Quân đội lúc bấy giờ đánh giá cao và được nhận thêm nhiều vai diễn. Chính cô cũng nhận định rằng: Bộ phim đánh dấu sự trưởng thành trong quãng đời làm nghề của mình.
Cảnh quay hoàng hôn trong bộ phim “Bài ca ra trận” khiến diễn viên Thanh Loan nhớ mãi dù đã cách đây hơn 50 năm.
Mặc dù phải đối mặt với điều kiện sản xuất thời điểm bấy giờ vô cùng khó khăn, từ sự phụ thuộc vào thời tiết đến những hạn chế về trang thiết bị, đoàn phim vẫn tạo ra một tác phẩm điện ảnh có sức sống lâu dài, để lại dấu ấn trong nền điện ảnh nước nhà.
Những thước phim ấy, dù sản xuất trong gian khó, minh chứng cho tình yêu nghề, sự kiên trì sự tận hiến của những người làm điện ảnh Việt Nam lúc đó.
Hình ảnh thế hệ trẻ với lý tưởng sống cao đẹp: Vừa cầm bút, vừa cầm súng để chiến đấu, bảo vệ và phát triển đất nước.
Trong ký ức của diễn viên Thanh Loan, một câu nói đã ăn sâu vào tâm trí thế hệ thanh niên lúc bấy giờ: "Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến đánh quân thù".
Bộ phim "Bài ca ra trận" đã khắc họa rõ nét lý tưởng sống cao đẹp của thế hệ thanh niên Việt Nam trong những năm tháng chiến tranh, khi họ gác bút lên đường ra chiến trận, sống, chiến đấu và hi sinh vì độc lập, tự do của dân tộc.
Bộ phim khắc hoạ rõ nét lý tưởng của thế hệ trẻ lúc bấy giờ.
Tuy nhiên, bộ phim không chỉ thể hiện hình ảnh những chiến sĩ trên chiến trường mà còn khắc họa một bộ phận thế hệ trẻ khác - những học sinh, sinh viên ưu tú không trực tiếp tham gia chiến đấu ở chiến trường, nhưng lại khao khát bước ra thế giới, lĩnh hội tri thức mới để quay về đóng góp cho sự nghiệp đấu tranh bảo vệ vẹn toàn lãnh thổ và chung tay xây dựng phát triển đất nước.
Dù ở trên mặt trận bom đạn hay trên mặt trận tri thức, họ đều là những người trẻ - những chiến sĩ thể hiện tinh thần đoàn kết và khát vọng cống hiến cho quê hương. Chính tinh thần đó đã giúp bộ phim có sức sống cho đến tận ngày nay.
Cảnh quay bạn bè quốc tế ăn mừng tin chiến thắng của Việt Nam trong phim “Bài ca ra trận”.
Một phân cảnh đáng nhớ trong bộ phim, khi nhân vật Lê (do diễn viên Thanh Loan thủ vai) nhận tin chiến thắng qua tivi khi đang học ở nước ngoài, lúc đó phân cảnh được quay tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội và có sự tham gia của các diễn viên quần chúng là sinh viên nước ngoài đang theo học tại Việt Nam.
Những người bạn nước ngoài cũng reo vui và chúc mừng chiến thắng, thốt lên những câu chúc mừng và cảm thán bằng cả tiếng mẹ đẻ, tất cả tạo nên một không khí như chiến thắng thực sự.
Điều này càng có ý nghĩa hơn khi phim ra mắt trước Đại thắng mùa xuân 1975 chỉ một năm, gợi nhắc đến tinh thần đoàn kết quốc tế và niềm hy vọng vào chiến thắng của Việt Nam.
Phim xoay quanh một chiến sĩ trẻ là Nam (do diễn viên Lê Dũng Nhi đóng) - một chiến sĩ trẻ dũng cảm được đưa từ chiến trường về quân y viện, đang phải đối mặt với thử thách nghiệt ngã khi đôi mắt không còn nhìn thấy ánh sáng, chỉ nghe được tiếng kêu đau đớn của các thương binh nặng xung quanh suốt ngày đêm.
Tưởng chừng như lý tưởng chiến đấu vì Tổ quốc phải gác lại nhưng những hồi ức trong sáng cùng sự chăm sóc tận tình của cô y tá xinh đẹp Mai (do diễn viên Như Quỳnh đóng) đã khơi dậy ngọn lửa ý chí trong người chiến sĩ trẻ, giúp anh vượt qua cú sốc tinh thần và cả những vết thương do chiến tranh để lại trên cơ thể để tiếp tục thực hiện lý tưởng của mình: Sống - chiến đấu - hi sinh vì độc lập, tự do dân tộc.
Bên cạnh đó, phim cũng khắc hoạ rõ nét về một thế hệ trẻ mong muốn bước ra thế giới, lĩnh hội những kiến thức mới để quay trở lại đóng góp cho quê hương, thông qua vai diễn Lê do diễn viên Thanh Loan thủ vai.
Là một bộ phim về chiến tranh, nhưng tâm điểm của “Bài Ca Ra Trận” không nằm ở những trận chiến khốc liệt mà tập trung truyền tải lòng yêu nước, nghị lực phi thường, sức mạnh của tình yêu, niềm tin và nỗ lực sống đẹp, sống có ích của những người trẻ tuổi.
Ký ức về những thước phim sống mãi trong nền điện ảnh nước nhà
Bộ phim "Bài Ca Ra Trận" không chỉ là một tác phẩm điện ảnh nổi bật mà còn là dấu ấn của sự nỗ lực trong ngành điện ảnh Việt Nam thời.
Trong ký ức của diễn viên Thanh Loan, thời gian làm phim nhựa gắn liền với những thử thách về thời tiết, đặc biệt là những cảnh quay ngoài trời.
"Chúng tôi phải phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Tạo bối cảnh mưa còn dễ dàng hơn, nhưng nắng thì rất khó kiểm soát, nhất là khi không thể 'đuổi mây' để mặt trời xuất hiện đúng lúc nên “ngày nào không có nắng là chúng tôi phải chờ vễu mặt ra”, diễn viên Thanh Loan cười hài hước và chia sẻ.
“Bài ca ra trận” là bộ phim quay nhiều bối cảnh ngoại nên đoàn làm phim phải phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết.
Một trong những cảnh quay đặc biệt khiến cô nhớ mãi là cảnh bên dòng sông lúc trời chập choạng tối. Đó là cảnh sử dụng kỹ thuật quay hoàng hôn với sự tương phản màu sắc mạnh mẽ trong khung hình.
Để có được bối cảnh này, ekip lúc đó phải chờ rất lâu, “phải chuẩn bị từ chiều, dàn quân như nào, góc độ ánh sáng ra làm sao để làm cho mảng chân trời hiện lên thật đẹp, dòng sông phải ánh bạc lên”, diễn viên Thanh Loan chia sẻ.
Quá trình tập luyện và chuẩn bị kỳ công nhưng diễn lại rất nhanh vì thời gian hoàng hôn ngắn ngủi, không thể quay nhiều lần.
Cũng chính từ vai diễn của bộ phim “Bài ca ra trận” mà diễn viên Thanh Loan được Nhà hát kịch Quân đội lúc bấy giờ đánh giá cao và được nhận thêm nhiều vai diễn. Chính cô cũng nhận định rằng: Bộ phim đánh dấu sự trưởng thành trong quãng đời làm nghề của mình.
Cảnh quay hoàng hôn trong bộ phim “Bài ca ra trận” khiến diễn viên Thanh Loan nhớ mãi dù đã cách đây hơn 50 năm.
Mặc dù phải đối mặt với điều kiện sản xuất thời điểm bấy giờ vô cùng khó khăn, từ sự phụ thuộc vào thời tiết đến những hạn chế về trang thiết bị, đoàn phim vẫn tạo ra một tác phẩm điện ảnh có sức sống lâu dài, để lại dấu ấn trong nền điện ảnh nước nhà.
Những thước phim ấy, dù sản xuất trong gian khó, minh chứng cho tình yêu nghề, sự kiên trì sự tận hiến của những người làm điện ảnh Việt Nam lúc đó.
Hình ảnh thế hệ trẻ với lý tưởng sống cao đẹp: Vừa cầm bút, vừa cầm súng để chiến đấu, bảo vệ và phát triển đất nước.
Trong ký ức của diễn viên Thanh Loan, một câu nói đã ăn sâu vào tâm trí thế hệ thanh niên lúc bấy giờ: "Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến đánh quân thù".
Bộ phim "Bài ca ra trận" đã khắc họa rõ nét lý tưởng sống cao đẹp của thế hệ thanh niên Việt Nam trong những năm tháng chiến tranh, khi họ gác bút lên đường ra chiến trận, sống, chiến đấu và hi sinh vì độc lập, tự do của dân tộc.
Bộ phim khắc hoạ rõ nét lý tưởng của thế hệ trẻ lúc bấy giờ.
Tuy nhiên, bộ phim không chỉ thể hiện hình ảnh những chiến sĩ trên chiến trường mà còn khắc họa một bộ phận thế hệ trẻ khác - những học sinh, sinh viên ưu tú không trực tiếp tham gia chiến đấu ở chiến trường, nhưng lại khao khát bước ra thế giới, lĩnh hội tri thức mới để quay về đóng góp cho sự nghiệp đấu tranh bảo vệ vẹn toàn lãnh thổ và chung tay xây dựng phát triển đất nước.
Dù ở trên mặt trận bom đạn hay trên mặt trận tri thức, họ đều là những người trẻ - những chiến sĩ thể hiện tinh thần đoàn kết và khát vọng cống hiến cho quê hương. Chính tinh thần đó đã giúp bộ phim có sức sống cho đến tận ngày nay.
Cảnh quay bạn bè quốc tế ăn mừng tin chiến thắng của Việt Nam trong phim “Bài ca ra trận”.
Một phân cảnh đáng nhớ trong bộ phim, khi nhân vật Lê (do diễn viên Thanh Loan thủ vai) nhận tin chiến thắng qua tivi khi đang học ở nước ngoài, lúc đó phân cảnh được quay tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội và có sự tham gia của các diễn viên quần chúng là sinh viên nước ngoài đang theo học tại Việt Nam.
Những người bạn nước ngoài cũng reo vui và chúc mừng chiến thắng, thốt lên những câu chúc mừng và cảm thán bằng cả tiếng mẹ đẻ, tất cả tạo nên một không khí như chiến thắng thực sự.
Điều này càng có ý nghĩa hơn khi phim ra mắt trước Đại thắng mùa xuân 1975 chỉ một năm, gợi nhắc đến tinh thần đoàn kết quốc tế và niềm hy vọng vào chiến thắng của Việt Nam.
Dự đoán điểm chuẩn các ngành về tài chính giảm từ 3-4 điểm so với năm trước
GD&TĐ - Các chuyên gia nhận định, điểm chuẩn của một số ngành thuộc lĩnh vực tài chính có thể giảm hơn so với năm 2024.
2025-07-21 07:28
Trường vùng khó ở Đắk Lắk 6 năm liền tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT 100%
GD&TĐ - Nằm ở địa bàn vùng sâu, vùng khó khăn của Đắk Lắk, nhưng 6 năm liền, Trường THPT số 1 Tôn Đức Thắng luôn duy trì chất lượng với 100% đỗ tốt nghiệp.
2025-07-21 07:27
Niềm vui từ những điểm 10 trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT ở Cao Bằng
GD&TĐ - Những điểm 10 đạt được trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng thể hiện nỗ lực của học sinh và ngành giáo dục tỉnh.
2025-07-21 07:27
Hướng tới mục tiêu bao phủ vắc-xin Rota toàn quốc vào năm 2026
GD&TĐ - Bộ Y tế và UNICEF cho biết sẽ phối hợp, thúc đẩy việc triển khai vắc-xin Rota. Từ đó, hướng tới bao phủ vắc-xin Rota toàn quốc vào năm 2026.
2025-07-21 07:25
Thêm trường thành viên Đại học Quốc gia TPHCM công bố điểm sàn
GD&TĐ - Mức 15-24 là điểm sàn Trường Đại học Quốc tế (Đại học Quốc gia TPHCM) nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT.
2025-07-21 07:24
Trước giờ bão Wipha đổ bộ: Bộ Y tế yêu cầu trực 24/24, không để dân thiếu thuốc
(CLO) Trước nguy cơ bão số 3 (tên quốc tế Wipha) gây mưa lớn, lũ quét, sạt lở tại nhiều tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, Bộ Y tế vừa phát công điện khẩn yêu cầu các địa phương và đơn vị trực thuộc kích hoạt toàn bộ hệ thống ứng trực y tế, chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, vật tư, nhân lực, sẵn sàng cấp cứu người dân khi bão đổ bộ.
2025-07-21 07:23
Cao Bằng nỗ lực xóa mù chữ, mở đường cho phát triển bền vững
GD&TĐ - Những năm qua, tỉnh Cao Bằng luôn nỗ lực đẩy mạnh công tác xóa mù chữ và phổ cập giáo dục cho đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt tại vùng khó.
2025-07-21 07:22
Nóng trong tuần: Phổ điểm thi tốt nghiệp THPT; triển khai thi hành Luật Nhà giáo
GD&TĐ - Phổ điểm thi tốt nghiệp THPT, triển khai thi hành Luật Nhà giáo, kết quả Olympic Toán quốc tế là thông tin giáo dục nổi bật tuần qua.
2025-07-21 07:19
Trợ thủ của cha mẹ trong hành trình nuôi dạy con thời hiện đại
GD&TĐ - TikToker triệu view “Sếp An Nhàn” ra mắt sách nuôi dạy con với tên gọi độc đáo “Tình huống khó - gặp bố mẹ cao thủ”.
2025-07-21 07:16
Tư vấn tuyển sinh trực tuyến 2025: Chọn nghề vững chắc, không lo thất nghiệp
GD&TĐ - Chương trình tư vấn tuyển sinh trực tuyến do Báo Giáo dục và Thời đại tổ chức sẽ mang đến thông tin thiết thực về lựa chọn nghề nghiệp.
Sức trẻ mãnh liệt trong bộ phim kinh điển 'Bài ca ra trận' suốt hơn nửa thế kỷ