Trí tuệ nhân tạo tham gia sáng tạo nghệ thuật: Vai trò nghệ sĩ ở đâu?
2025/07/04 15:00
GD&TĐ - Khi AI tham gia sáng tạo nghệ thuật, chỉn chu như ý con người muốn thì vai trò của con người ở đâu?
Toàn bộ âm thanh, nhạc nền, ca khúc trong phim “Quỷ nhập tràng” đều do AI thực hiện.
Trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng hoàn thiện, đến mức sau “câu lệnh” ngắn đã lập tức hoàn thiện một tác phẩm nghệ thuật mà mắt thường khó có thể phân định do con người hay công nghệ tạo ra.
Xóa mờ ranh giới
Vậy khi AI tham gia sáng tạo nghệ thuật, chỉn chu như ý con người muốn thì vai trò của con người ở đâu? AI có thể hoàn toàn thay thế con người hay không? Nghệ sĩ có bị thui chột khả năng sáng tạo khi quá phụ thuộc vào công nghệ AI?
Theo nhận định từ giới chuyên gia, từ khoảng đầu năm 2025, công nghệ AI đã len lỏi vào hầu hết các lĩnh vực đời sống - xã hội trên toàn thế giới. Riêng với nghệ thuật, AI hiện diện rõ nét trong nhiều tác phẩm, từ hội họa, điêu khắc đến điện ảnh, âm nhạc, văn học…
Tại Việt Nam, công chúng rất bất ngờ khi phim kinh dị “Quỷ nhập tràng” của đạo diễn Pom Nguyễn và nhà sản xuất Đoàn Nhất Trung có những phần do AI tạo dựng mà nếu không nói ra thì không ai biết. Bộ phim khởi chiếu từ đầu tháng 3/2025 và nhanh chóng có những kết quả tích cực khi đem về doanh thu gần 150 tỷ đồng.
Là tác phẩm thuộc thể loại kinh dị quy tụ các diễn viên có tiếng như: Vân Dung, Khả Như, Quang Tuấn... “Quỷ nhập tràng” không chỉ tạo ấn tượng mạnh bởi cốt truyện rùng rợn, mà còn có phần nhạc nền lẫn các ca khúc đậm chất tâm linh, được nhiều khán giả yêu thích bởi sự phù hợp và sáng tạo.
Thế nhưng, ê-kíp làm phim sau đó đã tiết lộ, nguồn gốc của những giai điệu - gồm toàn bộ nhạc phim, từ ca khúc chủ đề đến nhạc nền, giọng hát đều do AI thực hiện.
Lúc này, mạng xã hội “dậy sóng”. Người thì phê phán đoàn làm phim không chịu đầu tư cho âm nhạc, người lại khen sự sáng tạo của AI và sự tiến bộ của các nhà làm phim khi áp dụng AI vào sáng tạo. Tuy có nhiều ý kiến trái chiều nhưng kết quả 150 tỷ đồng doanh thu của “Quỷ nhập tràng” đã nói lên tất cả.
Mới đây nhất, đạo diễn trẻ Phạm Vĩnh Khương và các cộng sự ở Solentic Group đã sản xuất bộ phim “Shadow of the Wolf” hoàn toàn sử dụng công nghệ AI kết hợp AS. Mặc dù phim có thời lượng dài tới 180 phút, nhưng thời gian thực hiện chỉ vỏn vẹn trong 3 ngày và kinh phí đầu tư trọn gói chỉ là 1 chỉ vàng.
Từng khung hình, lời thoại, các pha màn hành động đều vô cùng tinh tế và chân thật, được người xem tấm tắc. Tiết lộ với báo GD&TĐ, đạo diễn Phạm Vĩnh Khương nói: “Phim được làm hoàn toàn bằng iPhone, không cần studio vật lý, tự động hóa từ dựng hình, ánh sáng, âm thanh đến nhạc nền, tạo trải nghiệm thẩm mỹ”.
Trước “Shadow of the Wolf”, Phạm Vĩnh Khương có đã nhiều bộ phim, sản phẩm âm nhạc áp dụng công nghệ AI như: MV “Chèo mở lái ra”, “Bức tranh Đại Việt”, “Mắt bão”, dự án phim “Áo trắng sau đêm trắng”… thu hút nhiều lượt xem và lan toả khắp thế giới.
Ngày 3/7, tiết lộ với GD&TĐ, đạo diễn Phạm Vĩnh Khương cho biết, anh và cộng sự vừa thành công một sáng chế độc quyền từ công nghệ có một không hai. Đó là chiếc bàn tự mở tự đóng theo lệnh con người. Điều đặc biệt, chiếc bàn được sử dụng mạch điện tử vật lý, cầu dẫn chuyền, cơ học và chip AI. Chiếc bàn được mô tả là dùng cho những người có văn hóa - vì chỉ nghe lời khi câu lệnh nhỏ nhẹ, tình cảm.
Phim 'Shadow of the Wolf' của Phạm Vĩnh Khương có thời lượng 180 phút nhưng chỉ mất 3 ngày để hoàn thiện với kinh phí 1 chỉ vàng.
AI không thể thay thế con người
Không chỉ AI được ứng dụng nhiều trong âm nhạc, điện ảnh, văn chương, trong hội họa AI tham gia sáng tạo một cách sâu sắc. Năm 2022, công chúng thế giới biết đến bức tranh “Théâtre D'opéra Spatial” của Jason Allen được Hội chợ triển lãm bang Colorado (Mỹ) trao giải nhất. Trước đó, một bức tranh mang tên “Edmond de Belamy” do AI sáng tạo được bán với giá kỷ lục 432.500 USD.
Dù tạo ra những thành quả rất lớn nhưng trên thực tế, AI là vấn đề gây tranh cãi sâu sắc nhất trong lĩnh vực nghệ thuật. Nhiều người đặt câu hỏi về vai trò sáng tạo của con người, vị trí của nghệ sĩ ở đâu khi AI “lấn sân” quá sâu vào mọi quy trình sáng tạo?.
Theo giới chuyên gia, rất khó để phân định rạch ròi các quy chuẩn đạo đức trong thời đại công nghệ AI, bởi đó là sự giao thoa giữa công nghệ và nghệ thuật, là bước tiến đột phá đối với nền nghệ thuật trên toàn thế giới. Việc ứng dụng AI giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm chi phí và mở ra hướng đi mới cho ngành công nghiệp văn hóa.
Đạo diễn Phạm Vĩnh Khương cho biết, AI có thể tham gia một cách sâu rộng trong nhiều công đoạn, từ sáng tác kịch bản, thiết kế tạo hình, đạo cụ, tuyển chọn diễn viên, sản xuất và hậu kỳ, sáng tác nhạc tự động, tạo nhạc phim, nhạc nền, bản phối, chỉnh sửa phục hồi âm thanh, làm sạch các bản thu cũ, tái tạo giọng hát nghệ sĩ…
“Dù AI tham gia sâu sắc vào sáng tạo nghệ thuật nhưng vai trò của con người không mất đi mà thay đổi và phát triển theo hướng mới. AI không thay thế hoàn toàn nghệ sĩ, mà chỉ là một công cụ hỗ trợ hữu ích. Nghệ sĩ vẫn là người sáng tạo, đưa ra những ý tưởng, những cảm xúc và thông điệp”, Phạm Vĩnh Khương nói.
Ở một chiều tích cực, AI tham gia vào sáng tạo nghệ thuật sẽ mang đến nhiều cơ hội, trong đó nổi bật là khả năng tăng cường sáng tạo, giúp nghệ sĩ thử nghiệm các phong cách mới và mở rộng khả năng sáng tác. Vì AI chỉ là một “cỗ máy” không cảm xúc nên con người phải thực hiện các công đoạn mang tính quyết định cho tác phẩm.
NSƯT Bùi Trung Hải nhận định, ứng dụng AI trong điện ảnh, trong âm nhạc hay bất kỳ sản phẩm nghệ thuật nào cũng là một bước tiến lớn về công nghệ. Nghệ sĩ, người thực hành sáng tạo ở Việt Nam cần nghiên cứu AI để sử dụng, hỗ trợ trong các sáng tác, và phải đảm bảo sự hài hoà cũng như rạch ròi giữa công nghệ - con người.
“Công nghệ AI giúp đẩy nhanh quá trình sáng tạo và mở ra những khả năng mới, nhưng không thể thay thế cảm xúc mà chỉ con người mới có. AI giúp tiết kiệm thời gian, hay thậm chí là dựng được những cảnh quay phức tạp mà bình thường cần rất nhiều công sức. Tuy nhiên, dù AI có thể giúp tái tạo các yếu tố hình ảnh và âm thanh nhưng sáng tạo nội dung vẫn phải do con người quyết định”, đạo diễn Phạm Vĩnh Khương cho biết.
Bay từ Mỹ về Việt Nam thay khớp gối, người đàn ông thoát khỏi cảnh đau khớp gối suốt 5 năm
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mới đây đã thay khớp gối thành công bằng kỹ thuật gióng trục động học không cắt gân cơ, giúp bệnh nhân Đặng Xuân Thịnh (65 tuổi - Việt Kiều Mỹ) có thể đi lại sau 1 ngày phẫu thuật.
4 hours ago
Hướng đến công bằng trong tuyển sinh
GD&TĐ - Để đáp ứng đào tạo nhân lực trong bối cảnh hội nhập, đa số trường đại học quan tâm đến xét chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trong tuyển sinh.
4 hours ago
Tập huấn phương pháp giảng dạy có lồng ghép giới cho giảng viên sư phạm
GD&TĐ - Cán bộ quản lý, giảng viên sư phạm được tập huấn về phương pháp giảng dạy có lồng ghép giới trong chương trình giảng dạy STEM.
4 hours ago
Chương trình trung học nghề tích hợp mở rộng cánh cửa phân luồng
GD&TĐ - Dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp sửa đổi có điểm đáng chú ý là chương trình trung học nghề kết hợp kiến thức văn hóa cấp THPT với đào tạo kỹ năng nghề nghiệp.
4 hours ago
Trường THCS Giảng Võ hướng tới trường học số đầu tiên ở Việt Nam
GD&TĐ - Với 3 lớp học số ngay trong năm học 2025 - 2026, Trường THCS Giảng Võ (phường Giảng Võ, Hà Nội) hướng tới trường học số đầu tiên của Việt Nam.
4 hours ago
Cơ sở vật chất khang trang của trường đại học Luật Huế
GD&TĐ - Là cơ sở đào tạo pháp luật hàng đầu khu vực miền Trung và Tây Nguyên, bên cạnh tiên phong phát triển chương trình đào tạo, Trường ĐH Luật, ĐH Huế cũng trang bị cơ sở vật chất hiện đại, đáp ứng tối đa nhu cầu của người học.
4 hours ago
Giáo dục đại học không thể duy trì tư duy cũ
GD&TĐ - Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn, giáo dục đại học không thể duy trì tư duy cũ, càng không thể chỉ đóng vai trò "đào tạo" đơn thuần.
5 hours ago
'Công ty mẹ' của UNIQLO trao học bổng toàn phần cho 12 em học sinh THPT
GD&TĐ - Đây là năm thứ ba Tập đoàn Fast Retailing triển khai tại Việt Nam, nâng tổng số học sinh nhận học bổng lên 27 em trong ba năm qua.
5 hours ago
Trí tuệ nhân tạo tham gia sáng tạo nghệ thuật: Vai trò nghệ sĩ ở đâu?
GD&TĐ - Khi AI tham gia sáng tạo nghệ thuật, chỉn chu như ý con người muốn thì vai trò của con người ở đâu?
5 hours ago
Bức tranh giáo dục ở Quảng Trị sau sáp nhập
GD&TĐ - Tỉnh Quảng Trị mới sau sáp nhập với Quảng Bình, có khoảng 938 đơn vị, trường học; đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên khoảng 31.500 người.
Trí tuệ nhân tạo tham gia sáng tạo nghệ thuật: Vai trò nghệ sĩ ở đâu?